Mùi Lạ bay lên,
đứng lại nhìn
Cá nổi mấy con, nằm trắng phéo
Về kể em nghe, mấy chuyện buồn
Cá nổi mấy con, nằm trắng phéo
Về kể em nghe, mấy chuyện buồn
---------
Gót chân Achilles (Achilles' Heel) là một thuật ngữ hay thành
ngữ dùng để chỉ ‘tử huyệt’ hay chỗ ‘sơ hở chết người’ của một người, rộng hơn
là của một chế độ (HÌNH 1)... Achilles được sinh
ra với mình đồng da sắt, chỉ có ở gót chân là thịt mềm, nên bị chàng Paris bắn
chết* trong ‘Trận chiến thành Troya’ xảy ra vào khoảng năm 1184TCN... Ở ta, xưa
người ta xem vụ ‘Trọng Thủy-Mỵ Châu’, hay nay dường như nhiều người đang xem vụ
‘Khu đặc 99’ hay ‘Nụt Animal’ là ‘Gót chân Achilles của...VN’!...
Đọc câu ‘Khổng Tử
là ‘TỘI ĐỒ’ của dân tộc Trung Hoa’, như nói về cầu thủ Adisak của Thái Lan (HÌNH 2), tôi thấm ý, tức cười: ‘Triết gia Lê Minh
nói toàn bộ văn nhân Khổng-Nho đều là lũ ngốc; sau hơn 2000 năm ngụp đầu trong
cái hũ tương văn hóa Khổng-Nho người Trung Quốc đã đánh mất toàn bộ cái “tôi”,
vì thế không thể xây dựng được triết học của Trung Quốc; TỘI ÁC hơn 2000 năm qua đều tập trung ở một
chữ Lễ, tức chế độ mọi người mãi mãi không bình đẳng’ hay ‘Năm 2010, Trung tướng Lưu Á Châu nói
Nho giáo CÓ TỘI với TQ. Lưu Hiểu Ba nhận
xét các lời dạy của đức Khổng chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí
tuệ lớn’ (Nguyễn Hải
Hoành)... Dường như ‘Gót chân Achilles của Tê Cu’ chủ yếu là ‘tệ sùng bái cá nhân’
và vụ ‘người dân không được biết sự thật, tức là hầu hết chỉ biết được... SỰ GIẢ’ mà được cho lệnh-cung-cấp bởi các đấng... ‘thế thiên hành đạo’ qua câu châm
ngôn: ‘Nói dối một lần chỉ là nói dối, nhưng nói dối một
ngàn lần sẽ thành sự thật - A lie told once remains a lie, but a lie told a
thousand times becomes the truth’ (Goebbels*)...
Có nhiều bài viết
về ‘Gót chân Achilles của Tê Cu’, chẳng hạn như của David Shambaugh*,
Carl Thayer, Lưu Hiểu Ba/Lưu Á Châu*, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang Di*, Nguyễn
Hải Hoành... Dưới đây xin giới thiệu nguyên văn bài viết của Nguyễn Hải Hoành
đăng trên trang web ‘Nghiên cứu quốc tế’, có lược bớt vài đoạn vì... dài quá,
tiêu đề do tôi đặt...
*
TỘI ĐỒ KHỬ TỔNG
* Số phận long đong của học thuyết Khổng Tử
Khổng Tử và học thuyết của ông - Nho giáo - từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.
Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”.
Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp hóa chế độ phong kiến chuyên chế, cung cấp cho nó một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng (nhận định của Lưu Hiểu Ba). Đổng nêu ra đạo lý trị quốc của Nho giáo, kiến nghị bãi bỏ mọi học thuyết, độc tôn Nho giáo. Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị đó. Kết quả Nho giáo được chính trị hóa và nâng cấp thành cương lĩnh trị quốc, công cụ văn hóa bảo vệ chế độ phong kiến - Lưu Hiểu Ba coi đây là bi kịch lớn nhất của nền văn minh Trung Quốc.
Đời Tống, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hi tiếp thu các học thuyết khác, xây dựng nên hệ thống Lý Học Nho gia. Chu Hi (1130-1200) làm chú giải cho 4 bộ sách Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, nhờ thế bộ Tứ thư (4 kinh điển Nho giáo) này trở thành sách giáo khoa các thí sinh dự thi khoa cử buộc phải học. Luận Ngữ chép lời Khổng Tử được coi là kinh thánh của Nho giáo. Tể tướng Triệu Phổ đời Bắc Tống từng nói “Chỉ dùng nửa bộ Luận Ngữ là có thể trị được cả thiên hạ”.
Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Trung Quốc và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản.
Sau khi tiếp xúc phương Tây, giới trí thức Trung Quốc hiểu ra Nho giáo là trở ngại chủ yếu kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc yếu hèn lạc hậu và bị phương Tây bắt nạt. Từ phong trào Ngũ Tứ (1921) học thuyết Khổng Tử bị chửi bới, vùi dập, đến phong trào “Phê Lâm phê Khổng” do Mao Trạch Đông phát động (1974) thì hầu như bị xóa bỏ.
Giới học giả quốc tế không đánh giá cao đức Khổng. Hegel nhận xét Trung Quốc không có triết học, lời Khổng Tử trong Luận Ngữ chỉ là những đạo lý thường thức không có gì mới. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta mà không thay đổi quan điểm thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng.
Sau cải cách mở cửa, Chính phủ TQ lặng lẽ cho phép phục hồi dần Khổng Tử dưới cái tên nghiên cứu Quốc học, tức nghiên cứu phục hồi văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Nho giáo là cốt lõi. Từ đó Cơn sốt Khổng Tử bắt đầu nóng dần.
...Trên vấn đề đánh giá Nho giáo, giới học giả Trung Quốc vẫn chia hai phái chống nhau: phái tự do và phái bảo thủ văn hóa, chủ yếu đả kích nhau về lý luận. Điển hình là cuốn Chó không nhà - Tôi đọc Luận ngữ của Lý Linh (5/2007) - gáo nước lạnh dội lên những cái đầu đang sốt Khổng Tử. Lý Linh chứng minh Khổng Tử không phải là thánh nhân, ngài có cống hiến chính về mặt giáo dục và đạo đức; Đức Khổng ngày nay ta biết chỉ là Khổng Tử “nhân tạo”, được tâng bốc tới mức không thể giả tạo hơn. Năm 2010, Trung tướng Lưu Á Châu Chính ủy ĐH Quốc phòng Trung Quốc nói Nho giáo có tội với Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba nhận xét các lời dạy của đức Khổng chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn.
Từ năm 2010, CT Hồ Cẩm Đào bắt đầu dè dặt sử dụng một số lời Khổng Tử, như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản... Tuy vậy đa số dân Trung Quốc chưa ủng hộ phục hồi Khổng Tử. Điển hình là việc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc dựng pho tượng lớn đức Khổng bằng đồng đen trên quảng trường Thiên An Môn (1/2011) bị dư luận phản đối tới mức hơn 3 tháng sau phải lặng lẽ cất tượng vào trong Viện. Việc này chính quyền Trung Quốc không nói gì, điều đó cho thấy “cơn sốt Khổng Tử” đang hạ nhiệt dần.
* Gió đổi chiều
Nho giáo dạy người ta tuân theo quy tắc đạo đức Tam cương Ngũ thường. Tam cương là trật tự của ba mối quan hệ xã hội: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, yêu cầu bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con tuyệt đối phục tùng cha, vợ tuyệt đối phục tùng chồng. Ngũ thường là 5 phép ứng xử Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, trong đó Nhân và Lễ được coi là cốt lõi. Theo giải thích, chữ Nhân 仁gồm “nhân”(亻, người) ghép với “nhị” (二, hai), có nghĩa là quan tâm mọi người hơn quan tâm bản thân, tức đề cao chủ nghĩa tập thể, đả phá chủ nghĩa cá nhân (ngược với giai cấp tư sản). Lễ là nói phép giao tiếp, chủ yếu giao tiếp với người trên, tức quy củ trật tự trên dưới, phải nghe theo người trên.
Thực tế cho thấy Tam cương Ngũ thường của Nho giáo tạo ra một xã hội toàn những người chỉ biết làm nô lệ, mù quáng vâng lời tầng lớp cai trị, không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nhờ vậy Nho giáo đã đem lại sự ổn định cho xã hội phong kiến, giúp tầng lớp thống trị tha hồ áp bức bóc lột nhân dân, vì thế xưa nay các chế độ độc tài chuyên chế ở Trung Quốc đều tin dùng Nho giáo. Lý Linh nói: Một khi được nhà cầm quyền tin dùng thì Khổng Tử từ thân phận con chó lang thang sẽ trở thành con chó gác cửa cho kẻ cầm quyền.
Người Trung Quốc luôn tôn trọng kinh nghiệm của tiền nhân, tức những cái thuộc về truyền thống, coi là chỗ dựa tốt nhất để tránh mọi rối loạn xã hội, nhất là truyền thống trung hiếu. Trung thành với cấp trên, giữ trật tự trên dưới là điều kiện tiên quyết cho xã hội ổn định. Trung quân, hiện nay là trung với ĐCSTQ, được coi là ái quốc; ngược lại là phản quốc.
...Triết gia Lê Minh nói toàn bộ văn nhân Khổng-Nho đều là lũ ngốc; sau hơn 2000 năm ngụp đầu trong cái hũ tương văn hóa Khổng-Nho người Trung Quốc đã đánh mất toàn bộ cái “tôi”, vì thế không thể xây dựng được triết học của Trung Quốc; tội ác hơn 2000 năm qua đều tập trung ở một chữ Lễ, tức chế độ mọi người mãi mãi không bình đẳng (Lễ chế).
Nhà Trung Quốc học người Đức Michael Schuman nói ĐCSTQ cần tới sự ủng hộ của Nho giáo, nhưng đề cao Nho giáo cũng có rủi ro, vì Khổng Tử bảo vệ chế độ đẳng cấp xã hội, chủ trương xã hội hài hòa và phản đối nổi loạn nhưng cũng yêu cầu chính quyền phải công bằng chính trực, minh bạch, suốt đời Khổng Tử phê phán quyền lực.
* Vài nhận xét bước đầu
...Hơn 100 năm nay Khổng Tử bị chính người Trung Quốc vùi dập tới mức khó có thể sống lại. Văn hóa truyền thống Trung Quốc chẳng có gì để quá tự hào. Mao Trạch Đông nhận định văn hóa truyền thống Trung Quốc có tính chất phong kiến và phản động, cần loại bỏ. Suốt mấy chục năm qua, giới học giả Trung Quốc vẫn chưa phản bác được nhận định của bà Thatcher “100 năm nữa người Trung Quốc cũng không có tư tưởng mới nào”. Một nhà văn Trung Quốc nhận xét câu này điểm trúng huyệt của Trung Quốc, một triết gia Trung Quốc cảm ơn bà Thatcher đã nói như vậy. Lưu Á Châu nói Trung Quốc chưa hề có nhà tư tưởng. Cũng thế, giới nhà văn Trung Quốc chưa phản bác được ý kiến “Văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi” do một nhà Hán học người Đức nêu ra năm 2006.
Năm 2013, nhà văn nổi tiếng Trương Hiền Lượng nói hiện nay người Trung Quốc thiếu nơi quy y (ý nói thiếu niềm tin)... Xã hội Trung Quốc đang khủng hoảng đức tin, đời sống tinh thần và tâm linh trống rỗng, cần chấn chỉnh. Nhưng dựng dậy cái thây ma Khổng Tử sẽ chẳng giúp gì cho việc ấy...
Khổng Tử và học thuyết của ông - Nho giáo - từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.
Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”.
Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp hóa chế độ phong kiến chuyên chế, cung cấp cho nó một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng (nhận định của Lưu Hiểu Ba). Đổng nêu ra đạo lý trị quốc của Nho giáo, kiến nghị bãi bỏ mọi học thuyết, độc tôn Nho giáo. Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị đó. Kết quả Nho giáo được chính trị hóa và nâng cấp thành cương lĩnh trị quốc, công cụ văn hóa bảo vệ chế độ phong kiến - Lưu Hiểu Ba coi đây là bi kịch lớn nhất của nền văn minh Trung Quốc.
Đời Tống, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hi tiếp thu các học thuyết khác, xây dựng nên hệ thống Lý Học Nho gia. Chu Hi (1130-1200) làm chú giải cho 4 bộ sách Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, nhờ thế bộ Tứ thư (4 kinh điển Nho giáo) này trở thành sách giáo khoa các thí sinh dự thi khoa cử buộc phải học. Luận Ngữ chép lời Khổng Tử được coi là kinh thánh của Nho giáo. Tể tướng Triệu Phổ đời Bắc Tống từng nói “Chỉ dùng nửa bộ Luận Ngữ là có thể trị được cả thiên hạ”.
Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Trung Quốc và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản.
Sau khi tiếp xúc phương Tây, giới trí thức Trung Quốc hiểu ra Nho giáo là trở ngại chủ yếu kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc yếu hèn lạc hậu và bị phương Tây bắt nạt. Từ phong trào Ngũ Tứ (1921) học thuyết Khổng Tử bị chửi bới, vùi dập, đến phong trào “Phê Lâm phê Khổng” do Mao Trạch Đông phát động (1974) thì hầu như bị xóa bỏ.
Giới học giả quốc tế không đánh giá cao đức Khổng. Hegel nhận xét Trung Quốc không có triết học, lời Khổng Tử trong Luận Ngữ chỉ là những đạo lý thường thức không có gì mới. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta mà không thay đổi quan điểm thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng.
Sau cải cách mở cửa, Chính phủ TQ lặng lẽ cho phép phục hồi dần Khổng Tử dưới cái tên nghiên cứu Quốc học, tức nghiên cứu phục hồi văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Nho giáo là cốt lõi. Từ đó Cơn sốt Khổng Tử bắt đầu nóng dần.
...Trên vấn đề đánh giá Nho giáo, giới học giả Trung Quốc vẫn chia hai phái chống nhau: phái tự do và phái bảo thủ văn hóa, chủ yếu đả kích nhau về lý luận. Điển hình là cuốn Chó không nhà - Tôi đọc Luận ngữ của Lý Linh (5/2007) - gáo nước lạnh dội lên những cái đầu đang sốt Khổng Tử. Lý Linh chứng minh Khổng Tử không phải là thánh nhân, ngài có cống hiến chính về mặt giáo dục và đạo đức; Đức Khổng ngày nay ta biết chỉ là Khổng Tử “nhân tạo”, được tâng bốc tới mức không thể giả tạo hơn. Năm 2010, Trung tướng Lưu Á Châu Chính ủy ĐH Quốc phòng Trung Quốc nói Nho giáo có tội với Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba nhận xét các lời dạy của đức Khổng chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn.
Từ năm 2010, CT Hồ Cẩm Đào bắt đầu dè dặt sử dụng một số lời Khổng Tử, như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản... Tuy vậy đa số dân Trung Quốc chưa ủng hộ phục hồi Khổng Tử. Điển hình là việc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc dựng pho tượng lớn đức Khổng bằng đồng đen trên quảng trường Thiên An Môn (1/2011) bị dư luận phản đối tới mức hơn 3 tháng sau phải lặng lẽ cất tượng vào trong Viện. Việc này chính quyền Trung Quốc không nói gì, điều đó cho thấy “cơn sốt Khổng Tử” đang hạ nhiệt dần.
* Gió đổi chiều
Nho giáo dạy người ta tuân theo quy tắc đạo đức Tam cương Ngũ thường. Tam cương là trật tự của ba mối quan hệ xã hội: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, yêu cầu bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con tuyệt đối phục tùng cha, vợ tuyệt đối phục tùng chồng. Ngũ thường là 5 phép ứng xử Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, trong đó Nhân và Lễ được coi là cốt lõi. Theo giải thích, chữ Nhân 仁gồm “nhân”(亻, người) ghép với “nhị” (二, hai), có nghĩa là quan tâm mọi người hơn quan tâm bản thân, tức đề cao chủ nghĩa tập thể, đả phá chủ nghĩa cá nhân (ngược với giai cấp tư sản). Lễ là nói phép giao tiếp, chủ yếu giao tiếp với người trên, tức quy củ trật tự trên dưới, phải nghe theo người trên.
Thực tế cho thấy Tam cương Ngũ thường của Nho giáo tạo ra một xã hội toàn những người chỉ biết làm nô lệ, mù quáng vâng lời tầng lớp cai trị, không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nhờ vậy Nho giáo đã đem lại sự ổn định cho xã hội phong kiến, giúp tầng lớp thống trị tha hồ áp bức bóc lột nhân dân, vì thế xưa nay các chế độ độc tài chuyên chế ở Trung Quốc đều tin dùng Nho giáo. Lý Linh nói: Một khi được nhà cầm quyền tin dùng thì Khổng Tử từ thân phận con chó lang thang sẽ trở thành con chó gác cửa cho kẻ cầm quyền.
Người Trung Quốc luôn tôn trọng kinh nghiệm của tiền nhân, tức những cái thuộc về truyền thống, coi là chỗ dựa tốt nhất để tránh mọi rối loạn xã hội, nhất là truyền thống trung hiếu. Trung thành với cấp trên, giữ trật tự trên dưới là điều kiện tiên quyết cho xã hội ổn định. Trung quân, hiện nay là trung với ĐCSTQ, được coi là ái quốc; ngược lại là phản quốc.
...Triết gia Lê Minh nói toàn bộ văn nhân Khổng-Nho đều là lũ ngốc; sau hơn 2000 năm ngụp đầu trong cái hũ tương văn hóa Khổng-Nho người Trung Quốc đã đánh mất toàn bộ cái “tôi”, vì thế không thể xây dựng được triết học của Trung Quốc; tội ác hơn 2000 năm qua đều tập trung ở một chữ Lễ, tức chế độ mọi người mãi mãi không bình đẳng (Lễ chế).
Nhà Trung Quốc học người Đức Michael Schuman nói ĐCSTQ cần tới sự ủng hộ của Nho giáo, nhưng đề cao Nho giáo cũng có rủi ro, vì Khổng Tử bảo vệ chế độ đẳng cấp xã hội, chủ trương xã hội hài hòa và phản đối nổi loạn nhưng cũng yêu cầu chính quyền phải công bằng chính trực, minh bạch, suốt đời Khổng Tử phê phán quyền lực.
* Vài nhận xét bước đầu
...Hơn 100 năm nay Khổng Tử bị chính người Trung Quốc vùi dập tới mức khó có thể sống lại. Văn hóa truyền thống Trung Quốc chẳng có gì để quá tự hào. Mao Trạch Đông nhận định văn hóa truyền thống Trung Quốc có tính chất phong kiến và phản động, cần loại bỏ. Suốt mấy chục năm qua, giới học giả Trung Quốc vẫn chưa phản bác được nhận định của bà Thatcher “100 năm nữa người Trung Quốc cũng không có tư tưởng mới nào”. Một nhà văn Trung Quốc nhận xét câu này điểm trúng huyệt của Trung Quốc, một triết gia Trung Quốc cảm ơn bà Thatcher đã nói như vậy. Lưu Á Châu nói Trung Quốc chưa hề có nhà tư tưởng. Cũng thế, giới nhà văn Trung Quốc chưa phản bác được ý kiến “Văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi” do một nhà Hán học người Đức nêu ra năm 2006.
Năm 2013, nhà văn nổi tiếng Trương Hiền Lượng nói hiện nay người Trung Quốc thiếu nơi quy y (ý nói thiếu niềm tin)... Xã hội Trung Quốc đang khủng hoảng đức tin, đời sống tinh thần và tâm linh trống rỗng, cần chấn chỉnh. Nhưng dựng dậy cái thây ma Khổng Tử sẽ chẳng giúp gì cho việc ấy...
N.H.H.
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu; ngày 25/4/2016
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu; ngày 25/4/2016
***
Xưa nay, thậm chí
nay, ở xứ Vịt vẫn còn có không ít ‘Vịt giả’ đang ‘Nam mô a di đà... Khử Tổng’
như ‘thánh’... Park Hang Seo, hehe... (HÌNH 3); nhưng các học giả
phương Tây lại nghĩ hoàn toàn khác, như Lebniz*, Hegel, Thatcher (Thủ tướng Anh), Schuman (nhà Trung Quốc
học)..., chẳng hạn như Hegel nhận xét ‘Trung Quốc không có triết học, lời Khổng Tử trong Luận Ngữ chỉ là những
đạo lý thường thức không có gì mới’...
...Khi qua
Singapore, đất nước với 74.2% là người Tàu (Hải ngoại Hoa nhân); gặp họ, tôi
hỏi ‘Where are you from?’ (ý hỏi ‘quốc tịch’) thì 10 người hết... 10 người đều
trả lời một cách tự hào là ‘I am Singaporian’ (Tôi là người Singapore)... Tôi
lại hỏi:
- Ở đây có đền thờ
Khổng Tử không?
- Có, có chứ, nhưng
ở một xó xỉnh nào đó... tôi cũng không biết nữa!
Hahaha...
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. Chuyện ‘Gót chân Achilles’:
Ở Thiên đình, nữ thần Bất hòa Eris đã ném trái táo vàng cho ba nữ thần đẹp nhất
là Athena, Venus và Hera... Chàng Paris của thành Troia - thiên tài nhìn phụ
nữ, được thần Zeus chọn làm giám khảo. Được Venus hứa là sẽ tặng nàng Helen của
xứ Athens - bông hồng đẹp nhất thế gian, chàng đã trao quả táo vàng cho Venus,
từ đó, nữ thần Venus đẹp nhất vũ trụ. Nhưng Helen là gái đã có chồng là vua
Menelaus của xứ Sparta (thuộc Athens), nàng bỏ vua mà trốn theo chàng Paris. Và
thế là cuộc chiến giữa Athens và Troia bùng nổ... Danh tướng của Athens là
Achilles đã lấy em họ của Hector là nữ tù binh Briseis, và đã yêu. Nhưng tại
thành Troia, Hector lại giết em họ của Achilles là Patroclus. Achilles lại tìm
giết Hector. Rồi xác của Hector được trả về thành Troia, cùng với người yêu của
Achilles được trả tự do. Rồi quân Athens bỗng… tự nguyện rút lui!... Đêm ấy, cả
thành Troia say sưa men chiến thắng, với con ngựa gỗ khổng lồ - chiến lợi phẩm
thu được từ trận chiến ngày hôm đó - được đưa vào thành Troia, mà trong bụng nó
có một toán quân Athens, cùng với Achilles và Odysseus. Nửa đêm, khi quân Troia
đang ngủ say, thì họ chui ra khỏi bụng ngựa, phối hợp với đoàn quân Athens từ
một eo biển bí mật, ồ ạt tiến vào. Thành Troia thất thủ, vua Priam chết trong
tức tưởi, các bức tượng thánh thần rủ nhau đổ ập dưới chân người. Khi cơn lửa
ngập thành, Achilles chạy đôn chạy đáo đi tìm thiên thần bé nhỏ của mình. Và
trong cơn gặp gỡ mê đắm, chàng đã bị Paris bắn trúng gót chân mà chết đứng... Xem
thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/06/828-cac-ai-ma-au-xua-va-nay.html
2.
Goebbels, 1897-1945, Bộ trưởng ‘4T’ (thông tin tuyên truyền) của Đức
quốc xã thời Đệ nhị thế chiến.
3.
‘Gót chân Achilles của TQ’ (David Shambaugh), xem
thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/07/590-trung-quoc-khong-thuc-su-manh.html
4.
‘Gót chân Achilles của TQ’ (Lưu Á Châu), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html
5.
‘Gót chân Achilles của TQ’ (Nguyễn Quang Di, fb Hoang Huu
Thanh): https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1090705857757042&set=a.231529663674670&type=3&theater
6.
Lebniz, 1646-1716, nhà toán học Đức, người sáng tạo ra ‘Phép
tính tích phân’ (cũng với Newton).
7. Thành Troya: Thành
cổ thứ 6 hay thứ 7, ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, theo nhà khảo cổ học Schliemann...,
xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/05/569-loi-cua-con-ngua-thanh-troia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét