H’Hen
Niê là người Việt đầu tiên lọt vào ‘top-5 người đẹp nhất thế giới’ (HÌNH 1)...,
trong khi nước Lạ tự hào là mình có ‘Tứ đại mỹ nhân’ nhưng rất thường không lọt được vào ‘top-5 thế giới’, chẳng hạn như năm 2015 không lọt được vào ‘top-20' (thời Lan Khuê, ‘Miss World 2015’), hay năm nay Hoa hậu
TQ Meisu Qin không những không được lọt được vào ‘top’ gì cả, thậm
chí còn... ‘xú’ quá đến nỗi không được ai nhắc đến*! (HÌNH 2)... Cho nên mọi 'khái niệm Lạ' xưa nay cần phải được suy xét... một cách tỉnh táo và cẩn thận!
Có
người nói ‘tiếng Háng’ dịch sang tiếng Việt nhiều khi không đủ nghĩa: chuyện
quá bình thường!, ví dụ như 2600 năm nay chả ai hiểu được ‘đạo’ là cái cmn gì!,
bởi ‘đạo mà nói ra được thì không phải là đạo’!, vì thế mà có một số đạo sĩ đặt
nick của mình là Hà Túc Đạo, Mạc Ngôn hay Thuyết Bất Đắc, trong đó, Hà Túc Đạo
= không có gì đáng nói, Mạc Ngôn = không nói gì, còn Thuyết Bất Đắc là... nói
không được!, hahaha...; bởi ngay tiếng Việt hay nhiều ngoại ngữ khác nhiều khi
ta cũng hiểu không đủ nghĩa, ví dụ như trong cuộc thi ‘Hoa hậu Hoàn vũ 2018’ có
từ tiếng Anh là ‘too politically correct’* mà thông dịch viên ‘không hiểu’
nên dịch là ‘nói về... quá nhiều’ (thực ra là ‘phản ứng thái quá’, ‘thực hiện quá đà’...),
làm H’Hen cũng ‘không hiểu’ theo mà trả lời lệch trọng tâm câu hỏi...
Xưa
nay, việc cố tình dịch một số tiếng ra ‘tiếng Việt-Hán’* nhiều khi không làm
trong sáng tiếng Việt, mà ngược lại làm ‘mù mờ’ nghĩa của nó.
Ví
dụ như Karl Marx = Mã Khắc Tư thì ai cũng biết rồi!, hahaha...; hay Jack Ma =
Mã Vân, họ Mã thì ok, nhưng ‘Jack’ chả có nghĩa cmn gì là 'Vân' cả!;
hay mới đây
dịch ‘con rắn’*... Meng Wanzhou = Mạnh Vãn Chu (HÌNH 3, hehe), họ Mạnh thì ok,
nhưng ‘Wanzhou' chả có nghĩa cmn gì là 'Vãn' hay 'Chu' cả!...
*
Dưới
đây là một stt mà tôi bình là: ‘Bài này viết hay’, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
TÊN
HỌ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Chúng ta biết rằng
tiếng Ê Đê thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay-Polynesia. Tên của
người Ê Đê đứng trước, còn họ thì đứng sau, do đó hoa hậu này có họ là Niê, còn
tên là H'Hen. Hiện nay Niê là một trong hai họ lớn của người Ê Đê (họ còn lại là
Mlô). Từ hai dòng họ này hình thành nhiều phân họ kép khác.
Vào thời nguyên thủy, người Ê Đê không có họ riêng, để phân biệt nam nữ người ta thường dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho tên nam giới (thí dụ như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi…), còn đối với nữ giới thì dùng từ Hơbia (nghĩa là Nàng), thí dụ: Hơbia Blao hay Hơbia Ju…
Ngày nay, tên người nữ thường được đệm bằng mẫu tự H như chúng ta đã thấy trong tên của H'Hen. Mẫu tự H này có nguồn gốc từ chữ Hubaya sri devi trong tiếng Phạn, nghĩa là "các Nàng", về sau rút âm gọn thành "Hơ-bia" để chỉ các phụ nữ có địa vị cao sang chưa lập gia đình. Chính Y Jut Hwing (tác giả bộ chữ Ê Đê hiện nay) và thầy giáo Y Jut đã lấy mẫu tự H làm âm đệm cho tên của nữ giới Ê Đê. Riêng nam giới thì có thêm mẫu tự Y phía trước tên. Y là danh xưng Thượng đế (hay Đức Chúa Trời Giê-hô-va) trong tiếng Do Thái, được viết dưới dạng bốn mẫu tự יהוה (YHWH) và được gọi là Tetragrammaton.
(Xin nói thêm, khi đã lập gia đình, nếu có con, vợ chồng người Ê Đê thường xưng hô với nhau bằng cách gọi theo tên con. Thí dụ “Ma Thuột” có nghĩa là “Cha thằng Thuột”. Cái tên “Buôn Ma Thuột” có nghĩa là “Làng của cha thằng Thuột”. Nếu gọi “Ban Mê Thuột” hay "Ban Mế Thuột" thì đây là cách gọi của người Lào, có nghĩa là… “Làng của mẹ thằng Thuột”! Thuột là tên của một tù trưởng ngày xưa, người ta còn gọi ông là "Ama Thuột", còn "Mế Thuột" là tên vợ của tù trưởng Thuột).
Vào thời nguyên thủy, người Ê Đê không có họ riêng, để phân biệt nam nữ người ta thường dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho tên nam giới (thí dụ như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi…), còn đối với nữ giới thì dùng từ Hơbia (nghĩa là Nàng), thí dụ: Hơbia Blao hay Hơbia Ju…
Ngày nay, tên người nữ thường được đệm bằng mẫu tự H như chúng ta đã thấy trong tên của H'Hen. Mẫu tự H này có nguồn gốc từ chữ Hubaya sri devi trong tiếng Phạn, nghĩa là "các Nàng", về sau rút âm gọn thành "Hơ-bia" để chỉ các phụ nữ có địa vị cao sang chưa lập gia đình. Chính Y Jut Hwing (tác giả bộ chữ Ê Đê hiện nay) và thầy giáo Y Jut đã lấy mẫu tự H làm âm đệm cho tên của nữ giới Ê Đê. Riêng nam giới thì có thêm mẫu tự Y phía trước tên. Y là danh xưng Thượng đế (hay Đức Chúa Trời Giê-hô-va) trong tiếng Do Thái, được viết dưới dạng bốn mẫu tự יהוה (YHWH) và được gọi là Tetragrammaton.
(Xin nói thêm, khi đã lập gia đình, nếu có con, vợ chồng người Ê Đê thường xưng hô với nhau bằng cách gọi theo tên con. Thí dụ “Ma Thuột” có nghĩa là “Cha thằng Thuột”. Cái tên “Buôn Ma Thuột” có nghĩa là “Làng của cha thằng Thuột”. Nếu gọi “Ban Mê Thuột” hay "Ban Mế Thuột" thì đây là cách gọi của người Lào, có nghĩa là… “Làng của mẹ thằng Thuột”! Thuột là tên của một tù trưởng ngày xưa, người ta còn gọi ông là "Ama Thuột", còn "Mế Thuột" là tên vợ của tù trưởng Thuột).
Vương Trung Hiếu
9/1/2018
https://www.facebook.com/100000747720029/posts/2278114065556829/
*
Ví
dụ như vụ dịch tên tiếng Việt-Mông là Vàng Dúng Lùng = Vương Chính Đức*,
tức họ ‘Vàng' của ‘dân tộc’ ta bị dịch sang tiếng Háng là họ ‘Vương' hay họ ‘Hoàng’
cho nó... uy!, sau này nổi hứng ‘Khiêu Vũ’ lên mà nhận tổ quy tông là con cháu của
tướng Vương Tiễn thời Tần Thủy Hoàng, hay con cháu của lão Đông tà Hoàng Dược
Sư vào thời Tống-Kim!, hahaha...
H’Hen
Niê có họ là Niê, còn tên là H'Hen...
Tiếng
Việt là tiếng Việt, tự nó có nghĩa của nó, hoặc tự nó có cái độc lập, cái hay
riêng của nó, đừng có lộn xộn thò... Háng vào!, hehe...
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. ‘Con rắn' “Made in China 2025": Canada bắt Giám Đốc tài chánh Công Ty Huawei Technologis (hôm 5/12) là lưỡi dao đâm trúng con tim của
con rắn “Made in China 2025” của TCB... Trong đó, ‘con rắn’ là từ dùng của
blogger ‘khanh3721’ trên blogspot.
2.
Hoa hậu TQ quá... xú: Khi chụp cạnh các
nhan sắc chuẩn hoa hậu khác, Meisu Qin càng bộc lộ vẻ ngoài "chỉ đạt mức
ưa nhìn như hot girl", theo bình luận của cư dân mạng... Trong khi Hoa hậu
H'Hen Niê của Việt Nam được dư luận quốc tế khen ngợi vì vẻ đẹp khỏe khoắn và
cá tính, thì đại diện Trung Quốc Meisu Qin gây thất vọng với nhan sắc kém nổi bật...
(news-zing-vn)
3.
Tiếng Việt-Hán: Thật ra không có ‘tiếng
Hán-Việt’ mà chỉ có ‘tiếng Việt-Hán’ là TIẾNG VIỆT (tiếng Nôm)... Thời ‘Hàn Thuyên’
(giữa tk 13) tiếng Nôm được viết theo ký tự ‘Con Cua’ của người Hán, vào đầu những
năm 1600 được viết theo ký tự La-tinh và sau đó được gọi là ‘Chữ Quốc ngữ’.
4.
Vàng Dúng Lùng = Vương Chính Đức,
xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/07/1042-mot-bai-viet-rat-hay-ve-ha-giang.html
5. Vụ ‘politically
correct’ tại cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2018: Cụ thể trong phần thi ứng xử,
MC Steve Harvey đặt câu hỏi cho H'Hen Niê: "The MeToo movement has sparked a global conversation. In response, some have said
that the world has become too politically correct. Do you think the MeToo
movement has gone too far?" (Tạm dịch: Phong trào MeToo đã làm nổ ra cuộc
tranh luận trên toàn cầu. Đáp lại, một số người cho rằng thế giới đã trở nên
'quá đúng đắn về chính trị'. Bạn có nghĩ phong trào #MeToo đã đi quá xa?)... Theo
dân rành ngoại ngữ, "Quá đúng đắn về chính trị" là thuật ngữ
trong tiếng Anh chỉ những chính sách, biện pháp chống nạn phân biệt đối xử,
kỳ thị trong xã hội được ‘thực hiện quá đà’, không có lý do xác đáng.
Trong những năm gần đây, MeToo - phong trào chống lạm dụng tình dục
phát triển rầm rộ. Ở VN, phong trào này bùng nổ qua một vài vụ việc. Tuy
nhiên, hiện tại phong trào này đang trở nên quá đà và có phần biến chất. Vậy
mà phiên dịch viên của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 lại dịch câu hỏi
này là: "Phong trào MeToo đã làm thế giới ‘nói chuyện về nhiều’. Em có
nghĩ là phong trào #MeToo đã nói quá không?"... Việc người phiên dịch dịch
câu hỏi khác hẳn với ý đồ do ban giám khảo đặt ra khiến đại diện VN có câu
trả lời chưa đúng trọng tâm (!)... Xem thêm: https://2sao.vn/hhen-nie-truot-top-3-miss-universe-fans-do-loi-phien-dich-n-171879.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét