Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

1111. Phân tích từ ‘cẩu’ và ‘lư’... (Thư giãn)

Từ khác với chữ...; chữ là chữ a, chữ b, chữ c...; nhiều chữ ráp lại thành từ, nhiều từ góp lại thành cụm từ, trong đó có các danh từ kép, tương tự cho động từ, tính từ, trạng từ... Tuy nhiên, theo thói quen ta hay nói ‘từ’ là 'chữ' cũng không sao!...
Stt khác với entry... Stt (status) tức là dòng trạng thái, thường dùng trong fb hay ‘tuýt’, còn entry là bài viết, thường dùng trong blog... Có một số học ‘giả’ hay nhà ‘Háng rộng’, một số thôi, khi đăng tải stt do ‘ẩu’ nên ‘thường’ viết có nhiều chỗ sai chính tả cơ bản...; ngoài ra, những ‘không thấp nhân’ (tức... cao nhân) này cũng ‘ẩu’ trong các dấu ‘chấm’, ‘phẩy’, ‘ba chấm’, ‘dấu cách’... làm bài viết bị mất giá trị, và điều này dễ làm người đọc không quan tâm và bật qua stt khác!...
Nhân tiện, đáng lẽ ông... Buồi Hèn nên giúp thế hệ trẻ điều này, hơn là vẽ ra cái thứ chữ ‘cụk cặk’ để tiếng Việt có thể ‘tích hợp’ vào tiếng Lạ!... Và nhân tiện, khi ai đó gọi nước 'Lạ', nước 'đối phương' hay nước 'bên kia biên giới' thì kẻ đó mặc nhiên thừa nhận là Tê Cu ở một hành tinh lạ, hay nói một cách khác là không có tên trên bản đồ thế giới!...

*
Những từ thường bị viết sai là như dưới đây..., và về vụ ‘hỏi-ngã’ thì người Bắc... luôn phát âm đúng!, nhưng thường sai về âm l/n, ch/tr...; về ‘cơ bản’ thì có thể thoát Háng, à quên, thoát sai!, nếu chúng ta chú ý phân biệt danh từ và động từ (hay tính từ, trạng từ)... Vd như: bổng và bỗng, đả và đã, củ và cũ, mở và mỡ, sửa và sữa, lổ và lỗ, cẩu và cẫu...
‘BỔNG’ là danh từ, từ Việt-Hán!, viết dấu hỏi, như Đả cẩu bổng pháp, Như ý kim cô bổng...; còn ‘BỖNG’ là tính từ hay trạng từ (‘bỗng nhiên’, 'bỗng dưng muốn khóc'...), trừ 'trầm bổng'..., luôn viết dấu ngã...
‘CỦ’ là danh từ, viết dấu hỏi, như củ khoai, củ sắn, (ngủm) củ tỏi, ‘củ lẳng’ (từ lóng, là củ... cặk), ‘một củ’ (hay ‘một chai’, từ lóng, là một triệu)...; còn ‘CŨ’ là tính từ, trong ‘cũ mới’, luôn viết dấu ngã...
‘ĐẢ’, 99,99% là động từ, từ Việt-Hán!, viết dấu hỏi, vd như ‘Cách không đả ngưu thần công’, ‘Đả cẩu bỗng pháp’...; còn 'ĐÃ' là một 'trợ động từ' để chỉ quá khứ, chỉ có trong tiếng Việt!, là thán từ..., như trong 'đã quá!' hay trong 'Đã không yêu thì thôi'*... 
‘MỠ’ là danh từ, như dầu mỡ, mỡ heo, ‘thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ’..., viết dấu ngã...; còn ‘MỞ’ là động từ, như mở cửa, (lời) mở đầu, mở nước/tắt nước..., luôn viết dấu hỏi...
‘SỮA’ là danh từ, như vú sữa, sữa bò, sữa Ông Thọ, sữa Vinamilk..., viết dấu ngã...; còn ‘SỬA’ là động từ như sửa xe, sửa bài, sửa chữa nhà cửa..., luôn viết dấu hỏi...
‘LỖ’ 99,99% là danh từ, như Lỗ Đen, lỗ tai, lỗ đít, ăn lông ở lỗ (trần truồng) hay lời lỗ..., luôn viết dấu ngã; hiếm thấy hay không thấy trường hợp 'lổ' viết dấu hỏi!...

*
‘CẨU’ đều viết dấu hỏi, ngay cả trường hợp là danh từ hay động từ, và nếu không nhầm thì trong tiếng Việt không có từ ‘cẫu’ dấu ngã!...
'.XIN...
    ........
Hởi đấng anh hào sao vẫn tịnh
Nào trang tuấn kiệt còn mơ tĩnh
Sơn hà bão lửa có tường minh
Xã tắc cuồng phong rằng tỏ định
Hạnh phúc nào đâu chỉ hão mình
Sang giàu hỏi được mấy phần vinh
Con Hùng cháu Lạc bây
giờ tỉnh
Để được cường oai... cùng hợp tính.
......
     ...ĐỪNG..
        ......
Lắm của dư tiền ra não tịnh
Bơ đời lặng sống miền yên tĩnh
Chuyên bàn đến chuyện hiển cùng vinh
Rõ kệ bao lời ta cứ tỉnh
Sáng bảnh tung mền dạo ngã minh
Chiều hôm đóng cửa ăn là chính
Giàu sang mặc hưởng phận riêng mình 
Khổ não phần ai....người ấy định .
.....
  Thanh SÆ¡n.19.02.2019'Danh từ ‘cẩu’ thường dùng để chỉ bọn chóa, bọn xấu, bọn khốn (H.1, hình chôm fbker K Bình Phương), nhất là bọn cướp, giới quan lại tham nhũng, bọn bán nước... trà đá..., như:
Cẩu đầu đao, dùng nhiều nhất trong phim Bao Thanh Thiên...
Cẩu nô tài, dùng nhiều trong truyện/phim Lộc đỉnh ký, Khang Hi vi hành...
Cẩu hoàng đế, dùng nhiều trong truyện/phim Lộc đỉnh ký, Khang Hi vi hành, Thủy hử...
Cẩu quan, dùng nhiều trong truyện/phim Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký, Khang Hi vi hành, Thủy hử...
Cẩu tạp chủng, dùng để chỉ con không rõ cha rõ mẹ, dùng nhiều trong truyện Lộc đỉnh ký (Vi Tiểu Bảo), Hiệp khách hành (Thạch Phá Thiên)...
Cẩu tặc được dùng nhiều trong các tác phẩm dã sử, kiếm hiệp, xã hội đen/giang hồ... của Tàu...
Cẩu trệ, trong ‘loài cẩu trệ’ (chó heo), ý khinh bỉ...
...Ngoài ra còn có ‘cẩu’ trong ‘Đả cẩu bổng pháp’, ‘Thiên cẩu nuốt mặt trời’ (hiện tượng nhật thực; dùng trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’ - đoạn Tạ Tốn quyết đấu với Thành Khôn sau lưng núi Thiếu Thất)...; trong ‘linh cẩu’ (con lang!), ‘hải cẩu’, ‘Tung Cẩu’ (dùng bởi một số fbker); tiếng miền Nam có từ ‘cẩu’ trong câu ‘cậu ấy cẩu nói vậy!’ (cẩu là đại từ nhân xưng, ngôi thứ ba số ít); phương Tây có từ ‘son of bitch’ là đồ chó đẻ...
Trong hình ảnh có thể có: thá»±c vật, cây và ngoài trờiĐặc biệt, từ ‘cẩu nam nữ’ thường dùng để chỉ các cặp đực-cái có mối ‘quan hệ trong tối’ (quan hệ không trong sáng), được dùng lặp đi lặp lại dùng trong Ỷ thiên đồ long ký, Lộc đỉnh ký, Phong nhũ phì đồn (Mạc Ngôn)... và nhiều chuyện... văn học dân gian khác như vụ ‘Hotgirl Thanh Hóa’ hay vụ ‘25.000 đô/chịch’ (H.2)...

*
...Động từ ‘cẩu’ như trong xe cẩu, cần cẩu, hay cẩu xực*, cẩu quan tài, hiện đại nhất là... ‘cẩu lư hương’...
Nhân tiện, ‘lư’ là danh từ, từ Việt-Hán!, chủ yếu là cái lư...; ngoài ra còn có trong thảo lư (túp lều tranh), con lư (con ‘la’!, hay ‘con bà chằn’ là một loại sên biển)...; có thể là danh từ riêng như trong Hoa Lư*, Lư Tuấn Nghĩa, Bá Lư*...; cũng có trong ‘lắc lư’ nhưng trong trường hợp này ‘lư’ không phải là tính từ mà là một dạng nói ‘láy’ trong tiếng Việt!...

...Để có thể vừa dùng từ ‘cẩu’ như là danh từ và động từ thì người ta có thể nói:
- 'Bọn cẩu nó cẩu cái lư' gì gì đó...
Cẩu có thể là cẩu đực hay cẩu cái, vì thể tùy trường hợp để cho... hay, người ta có thể gọi tên ai đó là Cẩu Văn Lư hay Cẩu Thị Lư Hương, hehe...

'Gánh sông núi trên vai.'...‘Thượng đế’, hay nói hẹp hơn, ‘thần thánh’ là đấng vô hình, nên không biết Ngài hay Đức Thánh Trần... nếu viết Lịch sử Việt thì có cần bên Lạ... duyệt hay không?, có khỏe đến nỗi vác nổi ‘sông núi trên vai’* hay không?..., hay có vật chết ai không?, nhưng có một fbker mới bình đùa với 'cô Mèo' là:
- Thánh mới... vật một nường Cẩu Thị Lư Hương rồi!
Hehe...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Bá Lư: Pallet, cầu thủ đội tuyển Ý, một cách phiên âm Việt-Hán kiểu kiếm hiệp trong mùa Euro 2016 vui nhưng hơi bị... khó hiểu của Gia Cát Lạng/Tư Mã Hán - 'phóng viên' báo Bóng đá!
2.       Cẩu xực: đánh nhau bằng cách dùng... mõm cắn vào người khác... ‘Mike Tyson cắn tai Evander Holyfield trong trận tái đấu ngày 28/6/1997 là sự kiện chấn động làng quyền Anh thế giới. Không ai nghĩ, một võ sĩ chuyên nghiệp, thậm chí được xếp vào hàng huyền thoại như Tyson có thể hành xử như vậy trên sàn đấu... Cú cắn của Tyson được cho là màn trả đũa vết rách bên mắt phải mà Holyfield húc đầu vào anh ở hiệp hai, trong một lần dồn Tyson vào góc võ đài... Đến hiệp 11 của trận đấu năm 1996, Tyson bị knock-out lần thứ hai và bị xử thua...’ (vnexpress-net)
3.       Đã không yêu thì thôi, nhạc Hoài An, trình bày Minh Tuyết: https://www.youtube.com/watch?v=SprdE5L6lWI
4.       Hoa Lư: Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng giải thích đây là quá trình Việt hoá Hán ngữ buổi đầu. Có thể đây là viết theo văn phạm tiếng Việt. Cảnh quan Hoa Lư là một vùng toàn núi đá vôi, có rất nhiều lau lách mà gọi tên là Hoa Lư...; (còn) mang nghĩa là cổng làng hoa, cái lò hoa, đồ nấu cơm có hoa, là đồ đựng lúa hay là miệng con lừa hoa, v..v... Tùy theo chữ viết và cách lý giải khác nhau nghĩa nào cũng có cái hay cái thâm thúy của bậc tiền nhân, song Hoa Lư cho đến nay thường được hiểu là HOA LAU. (wikipedia)
5.       Sông núi trên vai: ...Thật thú vị, dịch giả sẽ thấy Google cho nổi lên một bài thơ mang tiêu đề ‘THE COUNTRY AT MY SHOULDER’ của Moniza Alvi - một nhà thơ trẻ người Pakistan sinh sống ở Anh được làm năm 1993 và bài thơ đã giúp cô dành giải thưởng thơ... Bài thơ này nói về trách nhiệm của nhà thơ, của công dân đối với đất nước, đối với ‘núi sông’. Từ ‘núi sông’ được cô diễn tả bằng từ rất phổ thông, ai cũng có thể dùng được cả ‘country’. Cô dùng mạo từ xác định ‘the’ để đề cập đến quê hương cô, quê hương - đất nước Pakistan (của) cô. Là người con xa nước, Moniza Alvi vẫn còn thấy có trách nhiệm đối với quê hương, và cô đã dùng giới từ ‘at’ thay vì ‘on’ (tất nhiên dùng ‘ON’ vẫn không sai). Nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình với núi sông nhà thơ lập lại 2 lần cụm từ “Country at my shoulder". Lời bình bài thơ này có đoạn: ‘Country at my shoulder’ is repeated twice in the poem. To have something ‘on’ one’s shoulder might suggest a great weight of responsibility’... (fb Nguyen Minh Trang)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét