Còn nữa, ‘naughty’ là nghịch ngợm, dân Việt là ‘Thiên hạ đệ nhất nghịch ngợm’, hehe...; thật vậy, ngoài vụ ‘lờ cao’
hay ‘lờ thấp’, ‘lờ to' hay ‘lờ nhỏ’ (viết hoa hay không viết hoa) ở vùng Đồng bằng
sông Hồng, ‘trục trặc’ hay ‘cục cặc’ ở ông Buồi Hìn..., thì, chỉ riêng các giới
từ ‘lên’, ‘xuống’, ‘vô’, ‘ra’... mà người Việt đã đùa cả bãi rồi, như: 1) Cặp vợ
chồng đến nộp đơn ly hôn. Vài ngày sau tòa mời hai bên đến để giải quyết... Thấy
cô vợ vừa bước vào phòng, cô thư ký tòa hỏi: Chồng chị có lên không?. Người vợ
đáp: Chồng tôi lâu lắm rồi không lên. Chứ lên được thì tôi ly hôn làm gì! (fb
Tuyen Hoang)..., hay, 2) Ở Cần Thơ, Cà Mau, thì tòa hỏi: Chồng chị có xuống
không?. Cô vợ trả lời: Có lên được đâu mà xuống!... Còn ở Vũng Tàu, Nha Trang hay
Huế thì lại hỏi: Chồng chị có ra không? (Namtac Nguyen)... Ha..ha..ha..., 'bó cu chấm com'! (H.1)
Lại
có vụ mấy con ‘virus Vỗ Háng’ (WUHAN VIRUS) nói ‘Tiếng Việt là thứ tiếng của kẻ
‘xâm lược’, đặc biệt là có tên Đoàn Lên Gân nói là ‘phải học tiếng Háng để làm
trong sáng tiếng Việt’ (!), nhưng câu chuyện ‘sờ sơ sơ’ hay ‘sờ nhiệt tình’ dưới
đây cho thấy tiếng Việt là... tổ sư cha của tiếng Tàu*!
*
"SỜ VÀ XỜ: S & X" (H.2)
Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này. Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”. Do vậy, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường... Để dễ phân biệt, giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Thế nhưng, các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X. Và, từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên (GV) viết "sáng kiến kinh nghiệm", trong đó: GV vẽ thêm vào chữ S để thành hình một con chim, và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng”. Còn chữ X, GV vẽ thêm đôi cánh trông giống con bướm, và X được gọi là “sờ bướm”, cũng có nghĩa là “sờ nhẹ”. Từ đó, giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:
Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này. Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”. Do vậy, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường... Để dễ phân biệt, giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Thế nhưng, các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X. Và, từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên (GV) viết "sáng kiến kinh nghiệm", trong đó: GV vẽ thêm vào chữ S để thành hình một con chim, và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng”. Còn chữ X, GV vẽ thêm đôi cánh trông giống con bướm, và X được gọi là “sờ bướm”, cũng có nghĩa là “sờ nhẹ”. Từ đó, giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:
GV hỏi: Sờ chim là sờ gì?
Các em: Sờ chim là sờ nặng ạ!
GV hỏi: Sờ bướm là sờ gì?
Các em: Sờ bướm là sờ nhẹ ạ!
...GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoanh tròn chữ X. Lúc này
chữ X nằm bên trong vòng tròn, còn chữ S nằm ngoài vòng tròn.
GV hỏi: Sờ trong là sờ gì?
Các em: Sờ trong là sờ bướm ạ!
GV hỏi: Sờ ngoài là sờ gì?
Các em: Sờ ngoài là sờ chim ạ!
...Áp dụng vào các câu, từ cụ thể.
GV hỏi: Sung sướng là sờ gì ?
Các em: Sung sướng là sờ chim ạ!
GV hỏi: Xấu xa là sờ gì?
Các em: Xấu xa là sờ bướm ạ!
GV hỏi: Sản xuất là sờ gì?
Các em: Sản xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ!
...Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như:
Sẵn sàng là sờ chim
Xa xỉ là sờ bướm
Xuyên suốt là sờ cả bướm, sờ cả chim
Sâu sắc là sờ chim
Xinh xắn là sờ bướm
Xuất sắc là sờ cả bướm, sờ cả chim
Sáng suốt là sờ chim
Xao xuyến là sờ bướm
Xài sang là sờ cả bướm, sờ cả chim
Lịch sự là sờ chim
...Vân.. vân... Cứ thế, các em
phân biệt rất rõ S và X. Tuy nhiên, có một em lại hỏi:
"Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng là Sếp, còn mẹ em thường gọi thủ trưởng là Xếp. Vậy thủ trưởng là sờ gì ạ
?". Thầy (suy nghĩ một lúc) rồi trả lời: "Đã là thủ trưởng rồi thì sờ
gì mà chẳng được! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm lãnh đạo đấy các em ạ!".
ST. Đăng trên fb Nguyễn Văn Hùng: https://www.facebook.com/search/top/?q=nguy%E1%BB%85n%20v%C4%83n%20h%C3%B9ng%2C%20x%20v%C3%A0%20s&epa=SEARCH_BOX
ST. Đăng trên fb Nguyễn Văn Hùng: https://www.facebook.com/search/top/?q=nguy%E1%BB%85n%20v%C4%83n%20h%C3%B9ng%2C%20x%20v%C3%A0%20s&epa=SEARCH_BOX
*
...Trước giờ giao thừa năm nay, VTV có truyền hình trực tiếp một cuộc gặp mặt (‘Quê hương
mùa đoàn tụ’) với sự tham dự của nhạc sư Thái Thị Liên (mẹ của Đặng Thái Sơn), ‘danh
họa Bùi Xuân Phái’ (vợ), nhạc sĩ Phạm Tuyên (tác giả bài ‘Tiếng súng đã vang
trên bầu trời biên giới’), nhạc sĩ Văn Ký (tác giả bài ‘Bài ca hy vọng’), nhạc
sĩ Huy Tuấn (giám khảo chương trình Vietnam’s Got Talent), nhạc sĩ Trần Tiến, đặc
biệt là có nghệ sĩ Nguyên Lê* mà được Huy Tuấn gọi là ‘Triết gia âm nhạc’ (!)...,
nhưng nghe cả buổi thì chỉ có ‘ông Phun Tạm’ lên phát biểu ‘chả cái gì ra cái
gì’ mà lại ‘nổ’ như bom ‘B52-dài 600m’!, nên bị một nàng phê bình là: ‘Đang yên đang lành tự dưng
vô chùa (Ba Vàng) làm chi cho Vong nó nhập hử bác?’ (fb Hc Mạc Sầu), có fbker khác lại
bình rằng ‘Ăn nói u mê như vậy thì chỉ có nước về quê làm bảo vệ cho... ‘nhà
máy cháo’*!
Lại
có ông Thích Nhừ Tật* là chuyên gia phát
biểu bậy bạ, ban đầu là về vụ ‘ông Rốt xâm lược’ (Alexandre de Rhodes), lúc đó
ổng hơi bị người ta ‘khin’ rồi!; nay lại thêm vụ ‘Ông Valentine xâm lược’ nữa*,
thế là người ta liền ‘chê chê hẳn, khin khin hẳn’, mà có người gọi ổng là
ông Thích Khùn Khùn!
‘Khùn khùn’ là gì?, là very ‘sờ-tiêu-pít’, mà ‘sờ’ này là ‘sờ
sơ sơ’ hay ‘sờ nhiệt tình’?
-Sờ rất... nhiệt tình!
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. Nguyên Lê: Được đánh giá là ‘triết gia âm nhạc’ (Huy
Tuấn), Nguyên Lê là ‘người đi đầu trong việc kết hợp Jazz với âm nhạc truyền
thống’... nổi tiếng thế giới!... “Tôi là người Pháp gốc Việt. Tôi không biết
nói tiếng Việt. Nhưng nghe cha nói tiếng Việt và nghe những làn điệu quê cha,
tôi chợt hiểu ra rằng: Tôi là người Việt Nam..." (Nguyên Lê,
tuoitrethudo-com)
2. Nhà
máy cháo: Trước đây, Thái Bình là một tỉnh nghèo và có mật độ dân số cao nhất
Việt Nam (1138 người/km2), nên người dân ở đây thường có các câu rất
thực tế như ‘Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy’, hay rất ‘hoàn cảnh’
như ‘Thái Bình có cái cầu Bo, có NHÀ MÁY CHÁO có lò đúc muôi’ (muôi = cái vá hay cái
muỗng to)... Mấy năm nay, nhờ có ‘Đường 10’ nối liền từ khu vực Đền Trần (Nam
Định) đến cảng Hải Phòng nên ‘bộ mặt’ của Thái Bình trông rất khác xưa!
3. Ông
Valentine xâm lược: “Valetine là biến thể của chuyện tình vụng trộm giữa linh
mục và giáo dân, là phương tiện để xâm lược của phương Tây” (Thích Nhật Từ,
saigonpick-com)
4. Thích
Nhừ Tật (viết lái): Nhật 釰: cùn, lụt; Từ 邪:
gian trá, cong lệch, còn có
nghĩa là "ác" (Google)... Nhật Từ là cái đồ ‘vừa cùn vừa ác’ (!)
(theo fb Nguyễn-Chương Mt)
5. Tiếng Việt là... tổ sư cha của tiếng Tàu: ‘...Hãy học ngoại ngữ đi rồi các bạn sẽ
thấy tiếng Việt thật là giàu đẹp, tiếng Việt muôn năm; đm, trong
số những thứ tiếng là tiếng địa phương phiên bản cuk suk và ngu ngục hóa của
tiếng Tàu thì tiếng Việt phải nói là tử tế nhất rồi!; đéo
phải tiếng nào cũng đạt được cảnh giới nông cạn mà không ngu và loạn xị ngậu
như tiếng Việt đâu!; tôi bắt đầu tin ngày xưa Đại
Việt đi triều cống thiên triều trình độ bọn Cao Ly với bọn Phù Tang chấp vào
mắt rồi đấy uhuhu’ (fb Katharine Bui)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét