Vì vậy,
chớ mang cái ‘của Lạ’ hay cái ‘cục Đại’ về mà xào tới, xào lui, xào khô, xào ướt, xào cả... ngàn năm,
nhưng tiếc rằng ‘nó’ thua những gì của ông cha ta rất xa!...
Nay
đang có vụ ‘Đất nước mình xxx quá phải không anh’, trong đó ‘xxx’ là một tính từ...
Thực ra, câu này không phải là bởi nữ... tổ sư Trần Thị Lam hay đệ tử đời thứ xxx của cổ
là 'cô Chu'... Chỉ Nhược, mà nếu không nhầm thì bắt đầu từ một bài thơ của một fbker tên là Trần Tuấn!, mần vào
ngày 19/9/2013 (hình mới thấy đây đâu mất rồi!, híc, à, có rồi!, H.1)..., 'dân mạng’ cứ lấy thế mà ‘điền
vào chỗ trống’ là có thể trở thành... đại thi hào!, hehe... Rộng hơn, mấy ngàn
năm nay dân ta cũng chả sáng tạo gì mấy, hầu như là cứ lấy cái ‘của Lạ’ về, rồi ‘điền
vào chỗ trống’, rồi tự xưng là triết gia, là cao nhân, đạo sĩ, là dị sĩ kỳ
nhân, là dân ‘tế điên hành độ’, ‘trí tệ đỉnh cô’, là giác ngộ như mấy ông sư
Thích, là ‘rực rỡ’ hay ‘xxx đến thế là cùng’, v..v..., cái đống này cũng nhiều như rạ!...:
Cái ‘của Lạ’ có gì hay ho?
Tôi có dịp đi lang thang nhiều nơi bên Hàn Quốc, tuyệt không thấy cái gì mang hơi hướm của ‘Tàu’!... Thấy người Hàn rất hay mang các chuyện ‘cổ tích-dân tộc’ của họ mà làm thành các điểm du lịch, điều này chứng tỏ rằng họ rất có lòng ‘tự trọng dân tộc’!... Đặc biệt là ghé đó nhằm trước Tết ÂL (trước ngày 28/1/2017), tôi cố tình chú ý thử người Hàn có chuẩn bị ăn Tết (Tàu) gì không, câu trả lời là ‘NO’...; lưu ý rằng dân Hàn có khoảng 25% là không theo đạo, số còn lại có 53% theo đạo Chúa (Thiên Chúa và Tin Lành) và 47% theo đạo Phật và các đạo khác..., ngày mồng một Tết thì đa số họ, nhất là các cặp ‘nam thanh nữ tú’ thường đi ‘nhà thờ để thưởng ngoạn... vú sữa’, mà trên cái thế giái này thì chỉ có dân ta và dân Tàu là ‘đi chùa và hái cmn lộc’ mà thôi!
Còn Việt Nam!... Có người nói: ‘Thế
giới rất sợ tiếng Việt bởi nó khó hiểu vì có rất nhiều từ ‘ám chỉ’!, như dưới đây.
Ta
hay nói ‘Tử Cấm Thành’ thay vì ‘Kinh thành Huế’, nói ‘Ngũ Hành Sơn’ thay vì ‘hòn
Non Nước’, ‘Ải Nam Quan’ thay vì ‘Ải Bắc’, ‘Bản Ước Thác’ (Bǎnyuē) thay vì
‘Thác Bản Giốc’, ‘Vương Chính Đức’ thay vì ‘Vàng Dúng Lùng’ hay ‘Vương Chí Sình’
thay vì ‘Vàng Seo Lử’ (các vua Mèo)... là sai lầm nghiêm trọng!... Vì một lý do
‘xxx’ nào đó mà xưa nay các vị... hủ nho đã quá thiên ‘Tàu’!, điều này không bàn ở đây,
tuy nhiên, cũng vì thế mà dân ta - thay vì hiểu theo ngữ cảnh ‘Tàu’ - mới...
sáng tạo ra các vụ sau đây.
Tại
sao Chu Lai? Cuối năm 1964, tướng Mỹ Victor Krulak* đến kiểm tra việc xây dựng
sân bay ‘Vũng Quýt’ (Dung Quất, Quảng Nam giáp Quảng Ngãi, khởi xướng bởi McNamara),
thấy tiến độ thi công quá chậm, ông bèn quát lên ‘Chu-lai!, Chu-lai!’ (July), nghĩa là
‘vào tháng Bảy phải xong!’, từ đó ta có cái tên Chu Lai*!
Tại
sao Quy Nhơn? Truyền thuyết rằng, thời 'ông Rốt' gì gì đó, có một ông Tây yêu và muốn lấy một
cô gái Việt, nhưng cha mẹ cô ấy lấn cấn không đồng ý, họ cật vấn: ‘Đứa thì cao!,
đứa thì thấp!..., nếu hai đứa muốn... hun nhau thì làm sao?’, anh ta trả lời:
‘Thì khi đó con sẽ ‘quỳ’ xuống, còn vợ con sẽ ‘nhón’ lên’, từ đó ta có tên gọi
Quy Nhơn*!, hehe...
Tại
sao Đà Nẵng? Ngày xưa, người dân Huế thường vượt qua đèo Biển Mây (Hải Vân)
mất cả đêm (vận tốc trung bình của người đi bộ đường thường là 4km/h, đường rừng
là khoảng trên dưới 2km/h), đến rạng sáng mới đến Đà Nẵng, thấy mặt trời... rực
rỡ, họ mừng quá reo lên ‘Đã nắng lên rồi!’, từ đó mà ta có tên gọi ‘Đà Nẵng’!
Tại
sao Nha Trang? ‘Năm 1891 (đến 1943), nhà vi khuẩn học Yersin quyết định đến sống
tại Nha Trang’ (thời Toàn quyền De Lanessan)...; có một lần đứng từ biển nhìn
vào đất liền, thấy căn nhà màu trắng của mình, ông bèn chỉ và nói - với các nhà
buôn nước ngoài khác - không có dấu là ‘nha trang’, ý nói căn nhà trắng đó là
nhà của tôi..., từ đó ta có cái tên Nha Trang*!, v..v...
Mấy câu chuyện trên cho thấy không có cái ‘của Lạ’ nào trong đó cả!, nên cái ‘của Lạ’ có gì hay ho? (H.2, 'giải cứu tôm hùm')
*
Và... Người
miền Nam hay nói ‘XỊ’ là một trăm ngàn, ‘CHAI’ là một triệu - trong khi người miền Bắc
gọi là ‘CỦ’, vd ‘lương tôi mỗi tháng 5 chai’ hay ‘tôi xin việc làm cho con hết
600 củ’...
...Thời
Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt..., quân đội Mông Cổ có ‘thập phu trưởng’, ‘bách
phu trưởng’, ‘thiên phu trưởng’ và 'vạn phu trưởng’, tức trưởng của mười, trăm,
ngàn hay một ‘VẠN’ quân, chứ không có chức ‘triệu’!, vd như người ta hay nói ‘Lưu Bị đem 70 vạn quân
đi trả thù ‘Lục Tốn’, ‘Tào Tháo đem 70 vạn quân đánh Đông Ngô’ (thực ra chỉ có
22 vạn!), hay ‘giặc Lạ xua 60 vạn quân sang tấn công nước ta’ (chưa kể 30 vạn
dân binh, từ ngày 17/2/1979)... Chuyện có vậy mà trải qua mấy thời Tống,
Nguyên, Minh, Thanh và... Hậu Thanh, nay vẫn có không ít ông Bự Thiệt ở xứ
Rùa X chỉ biết đọc đến con số ‘VẠN’, chứ nói đến số hàng triệu thì... ‘điếc’!, siệt!
Nhân tiện... Trịnh nói ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ là chỉ có tính hình tượng thôi, mà sự thật thì 1) bọn chúng chỉ đô hộ ‘không liên tục’ và chỉ trên dưới ‘một nửa’ quãng thời gian ấy, vì ‘sử ta viết thì phải hỏi ý kiến sử gia Tàu’, nên nhiều quãng thời gian ‘nổi dậy/độc lập’ kéo dài của những Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, ‘Triệu Việt Vương’, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương, Họ Khúc, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền và nhiều nữa nữa đã bị các ‘giả sư’ Tàu và ‘thế lực thờ địch’ dìm đi rất nhiều!, 2) giặc Tàu chủ yếu là đô hộ Giao Chỉ, chứ hiếm khi tiến quá khu ‘Hoành Sơn nhất đái’ (Quảng Bình, Nguyễn Bình Khiêm gọi vào năm 1558), vì qua đó là bị quân của nước Cau-Dừa (Lâm Ấp, sau này thuộc Cham-pa) liên minh với quân Lạc Việt* đánh cho ‘sặc gạch’!, và nhiều nhiều nữa nữa...
Ngoài ra, người ta hay nói ‘Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Hậu Thanh’ gì gì đó thì hết một ‘nửa’ thời gian này thì Tàu bị mất nước*, hơn nữa bọn chúng cứ qua khỏi Lạng Sơn thì bị dân ta đánh cho ‘ỉa cứt trong quần’ (trong đó ta có đánh quân Mông Cổ và quân Thanh chứ không chỉ giặc ‘Tàu’), hơn nữa nữa, nay 'nó' lại đang bị loạn ‘giặc C’ (COROCHINA, H.3) 'đè' cho... tắt thở!, nên lấy thế đéll gì mà đô hộ Việt Nam!
Quay lại vụ 'củ Trump'..., minh họa cụ thể
là:
-Vạn
mốt nhân công không được trả lương từ 2 tháng qua đã được Tổng công ty đường sắt
Việt Nam (VNR) mang ra làm con tin trong lời đe dọa ‘sẽ dừng chạy tàu toàn quốc’.
Vietsub nguyên do: Không có tiền thì gặm cùi tay để tuần đường, gác chắn được
chắc. Cao tốc Bến Lức-Long Thành vừa được báo cáo sẽ stop khi thiệt hại ở 2 gói
thầu đã lên tới 70 triệu USD. Nguyên do, vietsub: Tổng công ty Đường cao tốc Việt
Nam (VEC) không có tiền trả nhà thầu. Và 70 CỦ TRUMP đó xxx...
(Nb Đào Tuấn)
...Lời bình: Củ Trump, hahaha...
Tạp Đại Đế chỉ có ‘vạn... tệ nhân dân’, chứ không có vụ ‘CỦ TRUMP’!
Vậy cái
‘củ Lạ’ có gì hay ho?
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Chu Lai là một căn cứ hải quân của Mỹ ở vịnh Dung Quất, Việt Nam... (Cuối
năm 1964) Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương: tướng Krulak đã
quan sát căn cứ này trong tháng July (tháng bảy), sau đó nó được chuyển từ ‘July’
sang tiếng Việt thành Chu Lai... Cũng có thể tên ‘Châu Lai’ (gần Châu Ổ) có từ
thời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), trong bài thơ sau: Ngó về Cửa Đợi thương ôi!/Hòn
Nồm nằm dưới mồ côi một mình/Tam Ấp, Hà Bứa có rạn trời sinh/Bàng Than, Cửa Lở
luôn kinh An Hòa/Châu Lai, Châu Ổ bao xa/Trước mũi Vũng Quýt, thiệt là Thống
Binh (Tìm tòi & cảm nhận, NXB Văn hóa Thông tin, 2001)... (theo
Tripatlas-com)
2.
LÂM ẤP LIÊN MINH LẠC VIỆT NỔI DẬY ĐÁNH
ĐUỔI ĐÔ HỘ TRUNG HOA (Nguyễn Văn Diễn):
http://lethuongdan.blogspot.com/2017/01/lam-ap-lien-minh-lac-viet-noi-day-anh.html
3.
Nha Trang (giả thiết 2): Bắt nguồn từ tiếng
cổ của người dân tộc Chăm. Nha Trang xưa kia nằm ở trung tâm nền văn hóa Chăm-pa
và từ "Nha Trang" được cho là biến thể từ "Eatrang",
"Yatrang" hay "Jatrang". Theo tiếng thổ âm của người Chăm,
"ea", "ya" hay "ja" đều có nghĩa là "dòng
sông", còn "trang" có nghĩa là "lau sậy"... Về sau, người
Việt đọc chệch thành Nha Trang cho tiện miệng thay vì đọc âm đôi "ea"
hay "ya" như tiếng cổ... (ngoisao-net)
4.
Quy Nhơn: Tháng 3/1471, sau khi đánh chiếm
thành Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tông sát nhập vùng đất mới chiếm vào đạo Quảng Nam.
Đạo Quảng Nam gồm ba phủ, chín huyện là phủ Thăng Hoa, phủ Tư Nghĩa và phủ Hoài
Nhơn... Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn...
(facebook-com/notes/quy-nhon-land)
5. Trung
Hoa bị thống trị trên 'một nửa lịch sử': Trong 900 năm gần đây..., những nhóm người ít ỏi lại thống trị Trung Hoa tổng cộng gần 600
năm: Kim 108 năm (1126-1234), Mông 134 năm (1234-1368), Mãn 267 năm (1644-191),
trong đó có 72 năm (bị ‘đô hộ’ bởi) châu Âu (1839-1911), và hiện nay, từ năm
1949, gần 70 năm dưới ách tham tàn của bọn xxx... (fb Nguyễn Văn Hùng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét