Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

1243. Kền kền đại vương... hát trên những xác người (Thư giãn)

-‘Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn/Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con/Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá/Chiều đi qua Bãi Dâu*, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em...’ là một bài hát của Trịnh Công Sơn, trình bày Khánh Ly: https://www.youtube.com/watch?v=AS-ZqbBbSfE
Không có mô tả ảnh.Nay, cụ thể là nhân loại có 4 tỉ người đang sống nửa đau nửa khổ trong không khí ‘cách ly’ (H.1) vì con ‘Vi-rút Vũ Hán’ (Ghen Cô Vy) hay con ‘Chinese Virus’ (Trump)... Cụ thể hơn, fbker Trương Văn Khoa viết: Báo Thanh Niên... giật tít “Trung Quốc xuất khẩu gần 4 tỷ khẩu trang, đạt doanh thu khủng” khi nhân loại đang có TRÊN... 80.000 XÁC NGƯỜI*!!!
Hahaha... huhuhu...  hahaha, cười trong nước mắt, bởi thời Cô Vy, nói đến ‘hát trên những xác người’ là làm ta nghĩ ngay đến lũ KỀN KỀN chuyên ăn xác chết!
---
Hát trên những xác người?... Nếu không nhầm, bài ‘Singing Over The Dead’ này là Trịnh nói về ‘vụ Tết Mậu Thân 1968’*!, xem chú dẫn. Tuy nhiên, ta chỉ theo dấu chân Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thôi, vì nơi nào Trịnh hay Khánh Ly đến thì ta cũng... đến, hehe, siệt!
Trịnh vốn sinh ra tại Ban Mê Thuột, nhưng lại chuyển về Huế năm 5 tuổi: ‘Trịnh Công Sơn chào đời ngày 28/2/1939 tại xã Lạc Giao, Ban Mê Thuột, tỉnh Daklak. Hai năm trước, bố mẹ anh lên đây lập nghiệp. Năm sau, sinh con trai đầu lòng, không nuôi được. Năm tiếp theo, Sơn chào đời, coi như con trưởng. Gia đình về lại Huế năm 1943' (thegioibantin-com)... Lạc Giao là ở đâu? Thuộc trung tâm Ban Mê Thuột, nay ‘Đình Lạc Giao’ ở ngay giao lộ ‘Phan Bội Châu-Y Jut’, kế bên có một cái trường Tàu (trường Dục Anh trước 75) - nơi mà hàng đêm có bán món ‘cháo vịt’ và ‘bánh canh giò heo’ nổi tiếng...
Năm 1973, ta ghé Lạc Giao và tối hôm đó đi ăn ‘cháo vịt’..., và sau đó nhiều lần đi ăn ‘bánh canh’ ở đó để xem thử là ‘Trịnh Công Sơn có... giống ta không?’, mọi người ở đấy đều bảo là... ‘giống y như đúc!’, huhu, thế nà... xong phim dồi, ‘còn gì nữa đâu mà khóc với sầu’!... Năm sau, Khánh Ly cũng ghé Ban Mê Thuột và biểu diễn ở Trường TH Tổng Hợp BMT (hình như trước Tết); nàng hơi nhỏ con, không cao lắm, mặc cái quần Jean có ‘2 dây đeo vai’, áo thun trắng...; hôm ấy, ngoài người đệm đàn là nghệ sĩ ‘Guitar điện’ nổi tiếng Quang Dũng cũng là một trong những thầy dạy nhạc của ta, còn có sự hiện diện của ca sĩ Miên Đức Thắng mà ta rất thích nghe ổng hát giọng ‘vo tròn-ngân xa’ những bản nhạc phản chiến hay... da cu, à quên, du ca, hehe...
Trịnh đã đến Kon Tum nhiều lần, có lẽ lần cuối là vào năm 1997!...Nếu đứng từ cầu Đăk Bla nhìn về hướng Ban Mê thì khu ‘phía bên trái-bên kia cầu’ là ‘căn nhà bà con họ Trịnh’ của ông...; năm 2007, nhân một chuyến đi công tác, ta có đến căn nhà này; bà chủ ra tiếp (lúc đó ‘chị’ cỡ trên dưới 50 tuổi, không biết có liên quan gì đến Trịnh Thị Tuyết Mai hay không!); ta thấy trên tường có treo hình ‘Trịnh Công Sơn đứng chụp chung với 6-7 thành viên trong nhà’, Trịnh trông ốm, nhỏ con, cao khoảng 1,6m, mặc áo jacket, trông khá.. điêu tàn, hehe (Trịnh bao giờ cũng... vậy!)... Và kể từ đó, ta đã... một đi không trở lại, híc... 
Vâng, đã đến Kon Tum nhiều lần (cũng như nhà thơ Vũ Hữu Định đã từng đến Gia Lai để viết ‘Phố núi cao phố núi trời gần/Phố xá không xa nên phố tình thân/Ði dăm phút đã về chốn cũ...’ vậy!), nên ngoài ‘địa danh Hát trên những xác người’, Trịnh còn rất rành những địa danh ở miền Trung, như trong: ‘Tôi có người yêu chết trận Pleime. Tôi có người yêu ở chiến khu Đ, chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội, chết vội vàng dọc theo biên giới... Tôi có người yêu chết trận Chu-Prông. Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông, chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng, chết lạnh lùng mình cháy như than... Tôi có người yêu chết trận A-Sao... Tôi có người yêu chết trận Ba-Gia' (Tình ca người mất trí)..., trong đó:
-A Sao, Ba Gia, Bãi Dâu, Chuprong, Iadrang hay Pleime* trong nhạc ‘Trịnh’, 'Phạm’... là tên của các trận chiến ‘rất khốc liệt với đầy những xác người’ ở miền Trung và Tây Nguyên trong ‘Vietnam War’!
---
Nhân tiện, dưới đây là hồi ký về trận chiến Ban Mê Thuột - rạng sáng 10/3/1975.
‘HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI’
3 giờ kém 10, một tiếng ‘chíu’, ‘ùm’, rồi cách đó khoảng 1km, bầu trời chợt lóe sáng lên, và ‘chíu’, ‘ùm’, đó là đợt pháo kích đầu tiên tấn công vào thị xã, tiếng pháo câu vòng cung bắt đầu từ trung tâm thị xã rồi tiến dần ra sân bay, rồi có tiếng trực thăng ‘bịch.. bịch.. bịch…’, viên tướng vùng đã bỏ chạy... 5 giờ sáng, ông cậu leo lên sân thượng và chạy xuống báo tin:
-Căn nhà của mình đã bị trúng quả pháo kích (đầu tiên) và đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
6 giờ sáng, gia đình cậu mở cách cửa sắt ra, nhìn xéo xéo qua góc bên phải, trước cái ‘băng-ga-lô’, nhiều toán lính đứng túm tụm lo lắng nhìn ra ngoài, mấy phút sau đó, ‘ối trời ơi’, cua bò lỏm ngỏm khắp thị xã, đó là những chiếc T54, to, chạy lù lù trên đường, trông giống như những con cua khổng lồ. Mấy người lính kia lập tức rút sâu vào băng-ga-lô, một số bỏ chạy xuống suối, vứt cả súng ống, vứt cả áo quần, chỉ còn một cái quần đùi (hay với áo may-dô), áo quần lính bị vứt rải rác khắp 2 bên lề của đường đi xuống suối.
Cậu bé lúc đó còn vô tư, chả quan tâm đến cái gì cả, cậu bé không biết: căn nhà, cả một gia tài của đời người, đã bị cháy rụi, cậu bé không biết: xuất phát từ đâu mà những con cua khổng lồ bỗng thình lình xuất hiện trong thị xã, cậu bé không biết: tại sao những người lính phải vất hết tất cả mọi thứ, mà chỉ mặc quần đùi bỏ chạy xuống suối! Cậu chỉ lo lắng đến một cái, đó là nàng ra sao rồi, sáng nào, chiều nào, tối nào, cậu cũng leo lên sân thượng, mắt dõi về một phương trời xa, luôn mồm lẩm bẩm:
- Em bé, em đâu rồi? Em có sao không?
Và cậu cứ lẩm bẩm hát: 
-Đời anh sẽ đẹp vì có em/Ngày dài sẽ làm mình nhớ thêm/Biển xanh cát trắng, sóng hòa nhịp ái ân/Không còn những chiều bâng khuâng...
Vâng, đời anh chắc chắn đang không đẹp vì thiếu em, vâng, ngày đêm anh luôn nghĩ về em, nhớ về em, mặc kệ cái sống, mặc kệ cái chết, mặc kệ chiến tranh, anh chỉ biết là khi nào anh có thể gặp lại em để ‘sóng’ có thể hòa nhịp ái ân...
...Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, trận chiến nào cũng có lúc kết thúc, vài ngày sau, cậu bé đã tìm đến ngôi nhà của nàng. Ngôi nhà trông rất hoang tàn và trống vắng, chỉ có mấy chú bộ đội trực chung quanh, cậu bé vào nhà lục lọi, chỉ thấy sách vở áo quần vứt bừa bãi đây đó, cúi xuống, cậu bé nhặt được một tấm hình của nàng, cậu vội lấy cất vào túi áo...Bây giờ cậu thì đang ở lại vùng ‘giải phóng’, còn nàng thì biết ở phương nào, đất nước vẫn còn tiếp tục chiến tranh và bị chia cắt, ‘không biết sau này anh có gặp lại em nữa hay không?’, về nhà, cậu đã lấy một tờ giấy Crô-ky khổ A4, mặc dù không biết vẽ, cậu đã dùng bút chì và miệt mài vẽ lại khuôn mặt của nàng... Đài BBC đã phát thanh là hầu như tất cả những người dân ở thị xã đã chết!, vì thế cậu phải chạy Honda ‘Đam’ về quê ở Đà Nẵng cách đó gần ngàn cây số để thông báo với ông bà, chú bác và họ hàng là ‘chúng tôi vẫn còn sống’ để cho họ yên tâm. Trên đường đi từ Ban Mê qua Gia Lai rồi An Khê, hầu như tất cả các cây cầu đều bị đánh sập, nhiều xác lính chết nằm ngổn ngang trên đường, không có ai chôn cất, bị ‘phình trương’ lên trong lúc vẫn mặc quân phục và đang bốc lên mùi hôi thối… Trên đèo An Khê hay đèo Rù Rì lộng gió, cậu đã nhiều lần thét to vang cả núi rừng:
- Em ơi, bây giờ em ở đâu?...

*
Kền kền?... Trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’, tại Lục Liễu Sơn Trang, dưới cái hầm sâu, Trương Vô Kỵ dùng ‘Cửu dương thần công’ vận vào ‘tiếu huyện’ giữa lòng bàn chân Triệu Minh, nàng bị... ‘nhột’ quá mà phải ‘bó hai chân chấm com’ và dâng cái ấy, í lộn, mở nắp hầm cho tên tiểu tử Trương... Sau này, các nhà tâm lý học phân tích rằng đó không phải là tính thần thông của ‘Càn khôn đại na di’, mà là cái ‘Yony’ đã có tác động thần hiệu đến Trương Vô Kỵ, buộc chàng sau này phải làm động tác ‘vẽ lông mày cho ái thê’: Triệu Minh chính là con KỀN KỀN mái!, cũng chứng tỏ rằng cái... lon Coca của nàng rất là lợi hại:
-Cầu xin trời đất cho âm hộ
Cúi lạy ngàn cao, âm hộ em! 
Hehe... Quay lại thời Hy Lạp cổ đại, ‘kền kền’ là một hình tượng để nói về tính dục, đặc biệt là ‘thiên tính tình dục của phụ nữ’: ‘Zeus và Hera trong thần thoại Hy Lạp cũng từng chất vấn Tiresias (một kẻ lưỡng tính - androgyme) rằng ‘nam hay nữ khoái cảm hơn trong tính dục?’. Tiresias trả lời rằng, nếu khoái cảm chia làm mười phần, thì người phụ nữ có đến chín, nam giới chỉ có một... Đọc lại lịch sử thời Phục hưng, ta thấy do ám ảnh từ cuốn sách ‘Đức cha của nhà thơ’, Leonardo Da Vinci đã bị ám kỷ huyền thoại chim kền kền mái đẻ con không cần chim trống. Sau này, L. da Vinci thường huyễn tưởng ông là con trai của một con chim kền kền mái không có cha. “Kết hợp với kí ức đó, theo cách duy nhất cho phép ông có những ấn tượng sớm như cách tái hiện, một âm vang lạc thú cảm thấy khi chiếm hữu vú mẹ”.  Như vậy, trong giấc mơ sơ khai về dục tính của loài người, thiên tính nữ đã bao trùm và có sức sống mãnh liệt qua nhiều thế kỷ...’ (tapchisonghuong-com)

Tuy nhiên, đầu thời đại ‘tiên-huyền’ (cntb, khởi đầu ở Hà Lan và Anh, đầu tk 17), KỀN KỀN mới được chỉ đích danh là ‘con vật ăn xác chết’: ‘200 năm trước, nước Mỹ còn là những vùng núi, những sa mạc kéo dài. Đây đó những đàn bò Bison lang thang, những bóng diều hâu từ trời cao vụt xuống mặt đất bắt mồi hay đàn kền kền to bự lảng vảng chờ ăn xác chết. Các thị trấn có người ở thường nhỏ xinh và xuất hiện bất thình lình trên đường và được giới thiệu bằng một nghĩa địa lạnh lẽo hay bảng gỗ với những câu đe dọa hài hước như “hỡi khách lạ, anh không được chào đón ở đây’ (phunuonline-com)..., hình ảnh này gợi nhớ đến anh chàng cao bồi Lucky Luke - anh hùng dân gian Mỹ, gắn liền với lời bài hát ‘I'm a poor lonesome cow-boy. And a long far way from home: Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc, rong ruổi trên đường dài xa quê hương, mà đường về nhà còn xa'... 
Ở VN, nay từ ‘kền kền’ đã trở nên rất phổ biến trong báo chí, internet.., như ‘Thịt bẩn giá bèo và những con “kền kền” chuyên săn lợn chết’ (báo Tiêu dùng) dùng để nói về bọn đầu nậu (kể cả thương lái Tàu) chuyên bán thịt heo chết cho dân ăn!, hay ‘Đà Nẵng, nơi những “con kền kền” ăn trên xác người (Báo Tiếng Dân) nói về vụ các nhóm lợi ích (Bộ Kim Tiêm) toa rập nhau sản xuất và/hay bán thuốc giả cho dân!, đặc biệt là vụ Pharma, v..v...

***
Vào lúc 0g rạng sáng ngày hôm nay, 8/4/2020, dân Vỗ Háng đã được... dạng háng (ra đường) nhưng vẫn phải đeo khẩu trang, tuy nhiên, con virus Corona có thể gọi là con ‘VIRUS X’, trong đó, X là 'ẩn số', vì:
-Fox News: Điều kinh khủng đã xảy ra khi Hàn Quốc phát hiện 51 ca nhiễm virus Corona vừa xuất viện đã bị TÁI PHÁT DƯƠNG TÍNH TRỞ LẠI! (fb Trương Văn Khoa)
Nhưng có fbker lại chúc mừng dân Vỗ Háng với câu sau đây:
Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang ngồi-Những con Trym Vũ Hán lại... dạng háng... phọt đi muôn nơi! (H.2). Hahaha...

...Viết đến đây, ta lại nhận được tin:
‘KỀN KỀN’
Tại sao lúc nhận viện trợ của Ý thì TQ lại không sử dụng nhỉ! Lúc đó TQ đang thiếu thốn đồ bảo hộ gay gắt mà! Chắc là không sử dụng được, chỉ có 1 khả năng duy nhất vậy thôi! Vậy sao không vứt trả vào mặt cái thằng viện trợ nhỉ! Chắc sợ thế giới chửi là vô ơn và bất lịch sự!... Đợi đến bây giờ bán lại cho Ý thu tiền thì cũng giống như Ý viện trợ tiền cho TQ thôi. Chẳng có gì là bất nhân bất nghĩa cả! Còn Ý thì khi nhận ra mua lại lô hàng vô dụng đã viện trợ cho TQ đã bầm gan tím ruột mà không dám hả họng kêu trời!... Ác giả ác báo kêu mà ai thương... (Thuyết âm mưu mùa dịch*, có cách nào khác để giải thích không nhỉ?, đúng là Tàu vừa đểu vừa thâm, Ý còn lâu mới theo được! Hay tin TQ ép Ý mua lại đồ viện trợ là tin giả!) (NHŨN NÃO, fb Nguyễn Trung Tú)

...Tất nhiên VN không cần phải nói kiểu Háng Rộng là ‘Ác giả ác báo’ gì gì đó, mà lại nói ‘hay’ hơn nhiều:
-Đám cưới người ta, đám ma nhà mình!
Tương tự như chuyện ‘Con cáo và chùm nho’ hay câu ‘ăn không được thì đạp đổ’, câu GATO (ghen ăn tức ở) này ý nói là thấy người ta thành công thì mình ghen tức, trù cho người ta ‘tử’ mới hả dạ!... Rộng hơn, một trong những thủ đoạn thâm độc nhất của bọn ‘kền kền’ là tìm đủ mọi cách... dơ bẩn nhất để thu hết tinh hoa/tài nguyên của người ta/các nước về 'thiên quốc', đến lúc thiên hạ cần thì ‘ép giá’ và ‘ra điều kiện’:
-Mầy phải ‘nâng cần’ và nghe lời tao, thỉnh thoảng mầy có thể giả vờ vung tay thật mạnh và nói... nhè nhẹ là... ‘rất lấy làm quan ngại’, nếu không thì thế giới này 7,5 tỉ dân sẽ toàn là... 'xác người' mà chỉ còn lại có... 1,4 tỉ dân thôi đấy nhé!

Ai mà ghê vậy?, ‘Kền Kền đại vương - Tê Cu'!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứngỐi giời ơi!, To Cu bố mầy còn coi nhẹ như sợi lông... xoắn thôi (H.3), í lộn, lông hồng, huống gì là cái thèn cha... Tê Cu!

H...ết!
---------
Chú dẫn:
1.       A Sao, Ba Gia, Bãi Dâu, Chuprong, Iadrang hay Pleime: A Sao còn có tên là thung lũng A Sầu hay A So, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên (!)... Ba Gia nay là một thị trấn thuộc huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi... Bãi Dâu: ‘Bài hát này, Trịnh Công Sơn sáng tác khi chứng kiến cảnh một bà mẹ quá đau lòng với cái chết của con, dẫn đến mất trí. Bà cứ đi sau quan tài đứa con của mình, vừa vỗ tay, vừa cười, vừa khóc. Và, ông chứng kiến cả người cha già ôm xác con lạnh giá với đôi mắt vô hồn tại Bãi Dâu -  một địa danh ở phía Đông TP. Huế, gần bờ biển..., Tết Mậu Thân 1968’ (baodansinh-vn)... Pleime, Chuprong và Iadrang là các địa danh nổi tiếng trong ‘Chiến tranh VN’, nơi xảy ra các trận chiến lớn ở GL vào tháng 11/1965...
2.       Thế giới có hơn 80.000 người chết (tin mới nhất!): Tổng số tử vong Mỹ tới 12.722 người, càng ngày càng gần 2 quốc gia bị tổn hại nhân mạng nặng nhất thế giới: Tây Ban Nha ( 13.798), Ý (17.927)... Tại Pháp, con số tử vong đã vượt 10.000... Tại Anh..., con số tử vong tăng nhanh một cách đáng lo ngại, với tổng số 6.159 người chết. Nhật Bổn đã ban hành tình trạng khẩn cấp tại 6 vùng, 40% dân số... Ngày nay không ai để ý tới các thống kê của Trung+, vì mọi người đều biết đó là những thống kê rất xa với sự thực... Trên thế giới, số tử vong đã vượt qua con số 80.000... (24 GIỜ TANG TÓC, fb Từ Thức)
3.       Thuyết âm mưu: "Khi thế giới vẫn đang trong cơn ngủ say không biết gì về mối nguy hiểm của virus Vũ Hán, thì một thống kê trong dữ liệu hải quan của TQ - Tôi nghĩ mọi người Mỹ sẽ thấy sốc - là từ ngày 24/1 đến cuối tháng 2 TQ đã mua 2,2 tỷ khẩu trang”... "Chúng ta biết rằng TQ đã biết về virus Vũ Hán ngay từ giữa tháng 12. Nhưng mãi đến 5-6 tuần sau chúng ta mới biết. Họ che giấu thế giới về mối nguy hiểm của dịch bệnh và thậm chí (cho phép) công dân Trung Quốc mang virus ‘bay tới bay lui’ khắp nơi trên thế giới. Từ dữ liệu có thể thấy đây là một vấn đề RẤT NGHIÊM TRỌNG!"... (fb Đỗ Minh Tuấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét