Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

1250. 'A Lin, gọi tên người yêu’... (Thư giãn)

Chàng ‘Aline’ của tôi đã ra đi vì Cô Vy... Tuy nhiên, tôi biết là ông đã 75 tuổi rồi, trước sau gì ta cũng... tử, tử cách này hay cách khác, ôi sống ở đời mà làm gì: vô nghĩa!... Con người (bị) sinh ra ở đời buộc phải chiến đấu được-mất để tồn tại, như cuộc chiến giữa con sói và con người, nó không phải là một thứ ‘Tình yêu & Cuộc sống’ (Love of Life) hơi bị lãng mạn của Jack London, mà phải nói là ‘Tình yêu và Tham vọng’, trong đó những ‘con sói’ lớn, nhỏ đang lởn vởn quanh đây, đang chực chờ ăn thịt ta, như Cô Vy, Nazi, Chinazi hay Lão Tạp..., nếu ta bị 'sờ tiêu pít' (tạm hiểu là bị 'đao' hay lú lẫn) hay... không chịu 'ở nhà để... cứu thế giới’! (- mà thiết nghĩ sẽ là ‘luật sống của muôn đời’!)...
Để tự... cứu mình, con người đã sáng tạo ra ‘linh hồn’ với những (xứ) ‘cực lạc’ và ‘địa ngục’, mà có người hỏi rằng ‘trên thiên đàng có... toilet không?’, ‘có... cà phê không?’, ‘có... nhậu không?', ‘thế lên trên đó để làm thế chó gì?': bí đao chấm com!, cụ thể là có người ‘thờ... Tàu’ mang ‘bốn ông khựa’ là Lão, Trang, Khổng, Mạnh (Lờ, Tờ, Cờ, Mờ) và cả bãi cũng ‘bốn thứ bã’ Vinh, Hoa, Phú, Quý lên ‘trển’ để mà... ‘cho chó ăn chè’!: sống ở cõi ta bà này khổ chưa đủ sao!, mà còn đòi sống nữa!!!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bảnVà với ‘Aline’ (H.1) cùng với những Trịnh, Phạm, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lam Phương, Evis Phương..., ta sẽ thấy mấy... thằng khựa ‘Lờ, Tờ, Cờ, Mờ’ nói trên chả là cái... cụk cặk gì đối với họ!, như dưới đây.
*
Đại khái là vào khoảng năm 1966-67, ở miền Nam mới có máy Cassette, ti-vi đen trắng, máy chụp hình đen trắng, điện thoại bàn, xe Honda ‘Đam’/‘67’ và... bộ ‘English For Today’...
Năm 1973, buổi tối, bên ly cà phê Ban Mê đậm đặc, với cây đàn Guitar, điệu Slow Rock, chúng tôi... rống lên một cách khoái trá và đầy nhiệt huyết tuổi trẻ - mặc dù vừa mới hoàn hồn sau cuộc chiến đẫm máu ‘Mùa hè đỏ lửa’, từ tháng 3/72 đến 1/73, chủ yếu là từ Quảng Trị đến Huế, trong đó chúng tôi trực tiếp hay gián tiếp là nạn nhân (sẽ nói sau): 
-Ngồi họa hình người tình trên bãi cát vàng
Hình dáng em ngoan nụ cười ôi mến thương
Rồi trời mịt mù làn mưa rồi xóa nhòa
Hình dáng nên thơ chìm dần trong bão mưa
Rồi anh sẽ hét, sẽ hét lên, 
hét lên, gọi tên người yêu...
A LIN!!!
*Aline-Gọi tên người tình, lời Việt: Phạm Duy, tb: Evis Phương: https://www.youtube.com/watch?v=55cxFEVCXRk
Khi đó, chúng tôi đang học ‘cấp 3’, trong trường dạy cả 2 thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Pháp (sinh ngữ phụ), nên đều có thể hát cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mang máng:
-“ALINE”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré
Oh, j’avais trop de peine
Je me suis assis... (Aline,
Christophe)

Ngoài ra, còn có của Christophe:
-Cho tôi quên đi nỗi ưu phiền, cuộc đời/Cho tôi xin sống mãi trong tình yêu/Cho tôi mang cánh chim chiều lạc loài/Cho tôi nghe câu hát lên tuyệt vời… (‘Main dans la main’, Cho quên thú đau thương, LV: Nam Lộc),
-Chút ánh sáng cho cuộc đời/Cất tiếng hát cho một người/Có mắt biếc soi nụ cười/Tươi như cánh hoa tình ái/Đã biết nói yêu một lần/Sẽ thấy đớn đau thật gần/Sẽ thấy nắng phai nhạt dần... (‘Les amoureux qui passent’, Một thời để yêu, LV: Nam Lộc), hay:
-Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau/Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu/Nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu… 
*Mal-Cơn đau tình ái, LV: Phạm Duy, tb: Evis Phương-Thanh Lan:  https://www.youtube.com/watch?v=boPDQ-KRqsw
Vân.. vân...

Sau ‘Mùa hè đỏ lửa’, khi còn ngây thơ và ngu hơn con... bò tót, tôi không còn được ở nhà với ba mẹ anh em nữa, mà phải ra đi, đi biệt tăm, vì ‘lệnh Tổng động viên’ (phải sửa khai sinh lại cho nhỏ tuổi, hồi đó gọi là ‘trốn quân dịch’)...
Đến lớp nhạc, thầy Quang Dũng, cỡ 30 tuổi, hỏi:
-Em muốn học nhạc Classic hay nhạc Thời trang?
-Dạ, nhạc Thời trang ạ...
Và tất nhiên là tôi còn có nhiều thầy khác trước và sau ‘Quang Dũng’, nên một cách trực tiếp hay gián tiếp... đối với cả những Evis Phương, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... rồi Khánh Ly, Miên Đức Thắng (tôi đã gặp trực tiếp rồi, hehe):
-Xin cảm ơn!

Chắc các bạn không biết rằng Phạm Duy đã từng có ‘hợp tác’ - về mặt tinh thần - với Christophe!
Không những là nhạc sĩ, ca sĩ lừng danh, Christophe (tên thật là Daniel Bevilacqua, sinh 1945) còn là chuyên gia về Guitar và Harmonica, ‘Aline’ là sáng tác đầu tiên! của Christophe vào năm 1965 khi ông 20 tuổi với hơn một triệu ‘đĩa Christophe’ đã được phát hành và tiêu thụ, và về sau bài hát này đã trở thành bất tử!...
‘Sau đó “Aline” du nhập vào Việt Nam được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “Gọi Tên Người Yêu” do ca sĩ Elvis Phương thu âm và phát hành đầu tiên đã từng làm rung động bao trái tim của giới yêu nhạc Pháp ở thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông - Sài Gòn thời đó...
Ngày 23/11/2013, ông đến Sài Gòn trình diễn ở rạp hát Hòa Bình do tổ chức từ thiện “Poussières De Vie” bảo trợ’ (dotchuoinon-com)...
Nên, dĩ nhiên là Christophe có gặp một số thành viên (hay hậu duệ) của ban nhạc Phượng Hoàng, các ca sĩ/nhạc sĩ Ánh Tuyết, Đồng Lan, Thế Sơn, Don Hồ hay Bảo Chấn!...

Quay lại chuyện học nhạc...
Nhạc Classic (cổ điển) thì chắc ai cũng biết, chẳng hạn như cuốn ‘Carulli’ gồm có 36 bài...
Còn nhạc Thời trang là gì? Dĩ nhiên nó không phải là loại ‘Sonat’, ‘Carulli’, ‘Romance’, ‘nhạc tiền chiến’ hay ‘nhạc sến’ (Bolero)..., mà thường là ‘nhạc trẻ’ hay ‘nhạc thời thượng’ kể cả đông-tây, như: Chiều tà (Serenata), Giàn thiên lý đã xa, Love Story, Mùa thu lá bay, Mưa hồng, Romeo & Juliet, Vết thù trên lưng ngựa hoang..., trong đó, bài ‘ALINE’ của Christophe hay ‘Vết thù trên lưng ngựa hoang’ chính là điển hình của nhạc Thời trang trước 1975!...
Nhân tiện, tuy ở trên nói ông thầy ‘cỡ 30 tuổi’ vậy chứ nếu còn sống thì nay ‘ổng’ cũng 80-90 rồi, cũng cỡ ‘Nguyễn Ánh 9’ rồi!... Và lúc đó đi ‘xem xi nê’ (tiếng miền Nam) có ‘tứ Long’ là Địch Long, Thành Long, Lý Tiểu Long và Lương Tiểu Long, chưa kể Khương Đại Vệ, thì nay đã trên dưới 70 rồi, có người đã đi buôn muối rồi!, híc.. híc...
Như vậy, Evis Phương rất nổi tiếng với ít nhất 2 bản nhạc Thời trang nói trên: ‘Aline’ và đặc biệt là ‘Vết thù trên lưng ngựa hoang’ - anh vừa hát vừa huýt sáo rất hay:

*
Tất nhiên, tôi kể đến đây là... hết, nhưng còn tí... tí nữa...
Như đã nói ở trên, cách gọi ‘nhạc Thời trang’ trước năm 1975 thì nay gọi là ‘nhạc trẻ’ hay ‘nhạc pop’... Tạm nói, K-pop’ (nhạc trẻ Hàn Quốc) là một trong những tiền thân của ‘V-pop’ (nhạc trẻ VN) - trong đó có bài ‘Ghen Cô Vy’ được thể ra ‘Vũ điệu rửa tay’ lừng danh thế giới!...
Ảnh của Jack Ng.Và tại sao qua vụ ‘A LIN’, tôi nói... mấy ông khựa L-T-K-M chỉ là đồ... cụk cặk? Vì nay thế giới đang chìm vào cơn tuyệt đại đau khổ và hỗn loạn (kể cả VN), thì có mấy ‘ông’ cứ lên mạng hết Lờ, tới Tờ, rồi Cờ hay Mờ, hay ‘Tiểu Long Nữ và Dương Quá’!... mà chả đem lại cái... déll cho sự ‘không phụ thuộc nước Lạ’ của dân Việt! (H.2), xin lỗi, đừng lải nhải nữa, ‘bổn phủ xin nói thẳng’, hễ thấy ‘Lờ, Tờ, Cờ, Mờ’ là bổn phủ sẽ 'bật qua trang khác' ngay!, vì ‘Cờ’ hay ‘Lờ’, cái ‘Lon(g) Coca’ hay cái thằng ‘Dương-Dê35’ này thì ta đây đã quá... biết rồi!
Và để tô vẽ cho mấy cái bài viết về ‘Lờ, Tờ, Cờ, Mờ’, ‘thiền khựa’ hay ‘đạo sĩ khựa’..., các vị mới chọn đưa hình minh họa của mấy thằng... Tàu vào, cầm cây phất trần, đứng ưỡn... trym ra, trông giống y như lão Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần!, thiệt!

Tuy nhiên, hoàn toàn ngược lại, khi nói về thế giới hiện đại, về thời sự nay, nhất là để đùa, để khẳng định hay có liên quan đến chữ ‘great’ (ổn, hay, tốt, tuyệt, tuyệt vời, trên cả tuyệt vời...), thì có rất rất nhiều vị lại chèn ‘hình ông Trump’ vào!
Ông Trump có gì hấp dẫn! Là con người, ổng đôi khi có thể có đúng hay sai, có thể ‘say’ hay tỉnh, có thể yên-định hay đồng bóng, có thể vì tôi hay vì chúng ta, có thể được hay mất lòng lề này hay lề nọ: ‘bổn phủ không quan tâm’!
Nhưng, điều mà ‘bổn phủ’ quan tâm là: Tại sao họ lại không chọn hình của mấy ông ‘Lờ, Tờ, Cờ, Mờ’, Putin, Markel hay giáo chủ Tạp?, vì họ là người... chết!
Không có mô tả ảnh.‘Người chết’? Ý nói họ nhiều khi như cái... cục đất cho... Ngọc Trinh cạp, nhưng ông Trump - không cần biết là tà hay chính, đối với rất rất nhiều 'fbker', ít nhất là trong cặp mắt của đại đa số người Việt!, ổng rất sống: là một bậc 'cân quắc tu mi', í lộn bà Thái Vân Anh rồi, mà là một đấng 'tu mi nam tử' rất hấp vẫn và sống động! (H.3), hehe...
‘Bổn phủ’ nói quá ư! Không, bài hát V-pop ‘Ghen Cô Vy’ nổi tiếng thế giới của VN, không được quý vị - lề phải hay lề trái, kể cả VTV! - đặt vào mồm của Markel, Trudeau, Putin, Ủn hay giáo chủ Tạp, mà đặt ngay vào mồm của... ông Trump - cả hát lẫn ‘dance’!
*Ông Trump hát ‘Ghen Cô Vy’: https://www.youtube.com/watch?v=IwUb4a0rUPI
*Ông Trump nhảy ‘Vũ điệu Rửa Tay’: https://www.youtube.com/watch?v=-v7dC80Ayf4
Hahaha...

Nói như vậy thì có thể bị... núi đá đè chết (ném đá)!, nhưng Chí Tài có nói về 'vụ nam-nữ' là:
-‘Người đè người có bao giờ chết đâu’!
Hehe...
Tuy nhiên, đối với Christophe, ‘ca khúc “Aline” kể về nỗi niềm của một người đàn ông đánh mất người yêu và chìm đắm trong quá khứ, không thể thoát ra’:
-Trên bãi cát, bờ biển dài, tôi vẽ
Khuôn mặt em, diễm lệ, mỉm cười
Chợt bão giông xóa mất dấu của người
Tôi bật khóc: 'Aline! Xin trở lại!'... (st)

Còn đối với ‘bổn phủ’, vì là một người hầu như suốt đời sống trong... đau khổ, nên suốt đời ta chỉ nhớ được có một lời nhạc của Christophe:
-Mal! Au fond du coeur oui j'ai mal. Mal! 
ĐAU! TỪ ĐÁY TRÁI TIM, ÔI TA BUỒN ĐAU!
ÔI, ĐAU!...

H...ết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét