Các nhà trí thức phải chịu trách nhiệm về những gì mà mình đã viết, vì viết là không phải viết cho hiện tại, mà, quan trọng hơn nhiều, viết cho các thế hệ mai sau! Lưu ý rằng khi nói vậy thì ngộ cũng kg ngoại nệ, hehe...
Nói đến ‘sự hạn chế của cái đgl* tiếng Hán Việt’ chắc có ‘nhà đại bút’ (tay bút... vĩ đại) nào đó muốn... TROLL tui!, hehe, nhưng công bằng mà nói thì tiếng Anh hay tiếng Việt... cũng có sự hạn chế của nó vậy!, mà ở đây chỉ nói về vụ ‘Hán Việt’...
Ở đời này có thứ tiếng gọi là ‘Hán Việt’ không?, thiết nghĩ là không. Dễ đưa ra vài ví dụ là các phát âm mà ta nghe nhang nhác từ tiếng Tàu như ‘chư pô’, ‘tài khơ’, 'khơ khơ’... trên các phim ‘Tây du ký’ hay trong bài hát ‘Don’t go’ (xem dưới), thì người Việt phát âm là ‘sư phụ’, ‘đại ca’ và ‘ca ca’ (tức là thầy hay anh), đó là ‘tiếng Việt’ chứ không phải ‘Hán-Việt’! (H.1)..., hay dễ thấy hơn, cái tên ‘Min’ mà người Đức gọi cho nữ ca sĩ Nguyễn Minh Hằng (trong bài hát ‘Ghen Cô Vy’, xem dưới), vì người Đức không phát âm được các từ ‘Nguyễn’ hay ‘Hằng’, nên họ phải phát âm là ‘Min’ cho nó dễ, vậy ‘Min’ có phải là cái thứ tiếng... ‘Đức Việt’!, hahaha...
Tôi có làm ‘dự án’ trong hơn... 30 năm mà cả Tây, ta hay Tàu đều gọi đơn giản chỉ có ‘một từ’ là ‘project’*, và chúng tôi làm cả đời và chỉ cần biết có vậy! Vd như ‘Dự án 12’ (hay ‘Cuộc chiến cô lập’!, phim hành động Mỹ) hay ‘Dự án bảo vệ rừng đầu nguồn’... mà ở VN có thể bị... đảo ngược thành ‘Dự án 21’ hay ‘Dự án phá rừng’ (Sóc Sơn, Đăk Đoa...), hahaha...
Nhưng, khi được ‘nhập khẩu’ vào Vịt Lam, vì cái ‘Háng rộng’ của ai đó nên từ ‘project’ đã bị làm biến tướng ra cả đống Háng như ‘chương trình’, ‘kế hoạch’, ‘đề án’, ‘dự án’, rồi ‘dự án khả thi/tiền khả thi’ hay ‘luận chứng kinh tế kỹ thuật’ gì gì đó làm tụi Tây hoa mắt chóng mặt..., chưa kể việc các ‘học giả’ hay các ‘dáo sư Lờ’ phải chúi đầu vào mấy cuốn ‘Từ điển Hán Việt’ để tìm hiểu ‘dự’ là cái cmn gì? và ‘án’ là cái cmn gì?, trong khi tiếng Tây chỉ đơn giản có một từ là ‘project’!, hahaha...
Tương tự cho từ ‘Triết học’... Nhớ lại, rất buồn cười, mà nghiêm túc chứ không có buồn cười gì hết!, đó là tôi có hỏi sinh viên:
-'Triết' là gì?... ‘Kinh tế’ là gì?
Đ...éo em nào biết!, thậm chí 30 năm sau mấy em tuy đã già rồi nhưng cũng... đéo biết!, thiệt!
Đại để là cũng có em tra đủ loại ‘Từ điển Hán Việt’, rồi tìm ra từ ‘triết’ nằm ‘minh triết’, hay từ ‘kinh tế’ nằm trong ‘kinh bang tế thế’!, hahaha... Nhưng có thể nói là em học trò đó... hơi bị sai về ‘Phương pháp tiếp cận’, bởi vì với các ‘từ đơn’ như ‘φιλοσοφία’ (philosophia) hay ‘οἰκονομία’ (economia) gì gì đó thì mấy ông như Socrat, Platon hay Aristot biết cái chóa gì về ‘Từ Hán Việt của... Tàu khựa’ mà - vào tk 5-4TCN - vẫn đề ra đươc ‘Triết học’ hay ‘Kinh tế học’!... Sau này, môn ‘Kinh tế học’ được triết gia kiêm nhà kinh tế học Adam Smith hoàn chỉnh vào năm 1776...
Thế mà, mãi 140 năm sau ‘Adam Smith’, tức là vào năm 1910, ở bên Tàu, Trần Chân (đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp) còn đi học ở bên Nhật, cũng vào khoảng thời gian đó, Tôn Trung Sơn lang thang hết khóa ‘training’ này đến ‘training’ khác từ Mỹ đến Nhật*... Và mãi đến 160 năm sau, tức là vào 1941 thì Kim Dung mới bắt đầu vào học trường Tây để học tiếng... Anh (khoa học phương Tây)..., còn Cổ Long thì gần 20 năm sau đó, tức đến năm 1957 mới được học tiếng... Anh!... Tóm lại, lấy ví dụ về những nhân vật đỉnh đỉnh đại danh như Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Kim Dung hay Cổ Long... để ta biết rằng:
-Trước năm 1949, TQ không hề có ‘Triết học’ hay ‘Kinh tế học’ với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập, đừng có tra ‘Từ điển Hán Việt của mấy ông Vịt lấy Tàu làm gốc’ làm gì cho nó... vô ích!
Thật vậy, thằng ‘em vàng’ của nó, mãi cho đến thời ‘Tự Đức-vn’*, tức là đã vào nửa cuối tk19 rồi mà vẫn còn ôm đít Tàu và bảo rằng... ‘thơm’!... Và nếu không nhầm thì nay là ‘thời @’ rồi mà vẫn còn vô số những kẻ... ‘hưởi đít Tàu’ như vậy!... (H.2)
Mẹ nó!, cái gì mà ‘Thất thập nhị hiền hà hiền hà đức; nhị thập bát tú hà tú hà tinh’*... Mẹ nó!, Việt Nam mình không có người ‘hiền’, ‘đức’ hay sao mà phải lặn lội tìm mãi bên xứ Tàu?... Mẹ nó!, Việt Nam mình không có người ‘tuấn tú’, ‘tinh tường’ mà chỉ có toàn là kẻ... ‘lú’ hay sao!... Mẹ nó!, cái đầu óc hủ lậu như vậy mà không bị mất nước... trà đá mới là lạ!...
Mẹ nó!, VN mình không có nhạc hay hay sao mà hết ca tụng ‘Phụng cầu kỳ hoàng’ đến ‘Tiếu ngạo giang hồ’!... Mẹ nó!, VN mình hết ‘thánh’ rồi sao mà phải đem hết ca tụng Văn Thánh đến Võ Thánh*!... Mẹ nó!, VN mình hết quân sư giỏi rồi sao mà hết ca tụng Trương Lương đến Khổng Minh Gia Cát Lượng!... Mẹ nó!, VN mình hết tướng tài rồi sao mà hết ca tụng Quan Công đến thằng cha Lã Bố!... Mẹ nó!, VN mình hết người biết thưởng thức âm nhạc rồi sao mà cứ ca tụng hết Bá Nha đến Tử Kỳ!... Mẹ nó!, (người) VN mình kg biết yêu sao mà hết Ngưu Lang đến Chức Nữ!... Mẹ nó!, VN mình hết người đẹp trai rồi sao mà cứ ca tụng hết Phan An đến Tống Ngọc!... Mẹ nó!, VN mình hết người đẹp rồi sao mà hết ca tụng Tây Thi đến Dương Quý Phi*!...
Merde nó!
Lưu ý rằng người Tàu (cũng như người Việt) hiện nay dùng từ rất ‘đơn giản’! (xem Hình 3, 'phát biểu của Macxim Gorki'). Thật vậy...
Trước đây, vào tháng 10/2017, nữ ca sĩ VN Chi Pu hát với bài hát có 'tên đơn giản-đéo Hán Việt' là ‘TỪ HÔM NAY’ và vân vân..., đã làm sau này cô đạt được 4 giải danh giá trên trang mạng âm nhạc Fobres châu Á, Fobres VN, TikTok và Youtube (2020)... VN có bài hát với cái 'tên đơn giản-đéo Hán Việt' là ‘GHEN CÔ VY’ đã được trang mạng âm nhạc toàn cầu TikTok bình chọn là ‘Bài hát của năm’ (2020):
Còn vào tháng 8/2020, ở bên Tàu có một bài hát với lời rất 'đơn giản' là ‘EM ĐỪNG ĐI’ mà cách đây 2 tháng được bình chọn là ‘hot’ nhất trên TikTok:
...Lời bình: ‘Such a nice and very touch to the soul of this song and lyric’ (Than T), ‘Прекрасная песня душа плачет даже не зная слов!’ (Арман Амбарян, tui kg biết tiếng Nga, ai dịch được thì cứ dịch!, hehe), hay ‘THẬT SỰ NHẠC HOA CÓ NHIỀU BÀI THÂM THÚY VÀ SÂU SẮC, PHẢI TƯ DUY MỚI HIỂU! (Nắng Ấm TV)...
Lời Việt:
Ngồi hát bài hát ngày xưa/Gọi tên em trong đêm mưa buồn/Lời hát với tất cả tình yêu anh gửi trao/Mai đây em ra đi xa mãi/Em sẽ chẳng đi đâu người ơi/Ta bên nhau yêu mãi muôn đời/Nhưng số kiếp không cho mình yêu mãi thôi/Đành hẹn lại người ơi duyên ta kiếp nào.[Chorus:]
Em đừng đi
Em phải đi
Anh chờ em
Mãi muôn đời
Duyên trời đã
Chia tình ta
Nay đành thôi
Duyên lỡ rồi...
‘TỪ HÔM NAY’ là gì?, đơn giản là... ‘FEEL LIKE OOH’!, ‘GHEN CÔ VY’ là gì?, đơn giản là ‘GHEN CoV’ hay ‘WASHING HAND’..., còn ‘EM ĐỪNG ĐI’ là gì?, đơn giản là ‘DON’T GO’, hehe...
Khi ‘Em đừng đi’ của Tàu được truyền đến Việt Nam thì bài hát này còn có lời 'chế' là (Phạm Trường):
-Đi nhậu ko...
Có mồi chi...
Thịt cầy tơ...
Uống cái gì...
Chai riệu đế...
Với thùng bia...
Đợi một lát...
Tớ qua liền!...
...Hehe, cần... đéo gì phải Hán-Việt mới... ngon!...
À mà quên chưa kể, ở Ban Mê có quán cà phê MU (Manchester United) và quán nhậu Cà Chớn - tên không Hán, rất Việt, rất đơn giản nhưng cũng rất... dễ nhớ, đặc biệt là cà phê MU rất ngon!, xem H.3, ‘bẫy chim’, hehe...
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. ‘đgl’ = được gọi là, hay ‘i.e’ = có nghĩa là..., là kiểu viết tắt trong Toán học.
2. Project: Từ ‘dự án’ có kèm theo các cụm từ như ‘lập dự án, thực hiện dự án, đánh giá dự án (cuối kỳ) và kết thúc/mở rộng dự án’ (make, implement, evaluate and finish/expand), tạm hiểu là các giai đoạn của một chu trình dự án (project cycle).
3. Tây Thi, Dương Quý Phi: hai trong số bốn cái lờ của Tàu là ‘lạc nhạn, trầm ngư, tu hoa, bế nguyệt’ (chim sa, cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn).
4. ‘Thất thập nhị hiền hà hiền hà đức; nhị thập bát tú hà tú hà tinh’ nghĩa là 72 người hiền, ai là hiền, ai là đức; 28 tinh tú, sao nào là tinh, sao nào là tú... Nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy cũng cho rằng Án Nại là tác giả của đề thi hóc búa ở khoa thi Hương tại trường thi Nghệ An khi ông làm Chánh chủ khảo tại đây (năm 1852!, thời Tự Đức). (baodanang-vn)
5. Tôn Trung Sơn lang thang hết khóa ‘training’ này đến ‘training’ khác từ Mỹ đến Nhật: xem phim ‘Bodyguards and Assassins’ (Vệ sĩ và sát thủ), diễn viên Chân Tử Đan, Cung Lê, Chung Lệ Đề, đặc biệt, Trương Hàm Dư đóng vai Tôn Trung Sơn:
https://www.youtube.com/watch?v=BFc9oyg6aXA6. 'Tự Đức-vn’: Sau này có vua Bảo Đại vừa ‘tú’ lại vừa ‘tinh’ vì được học ‘Ngôn ngữ và văn minh Pháp’, từ 1922-1925, tuy nhiên, vì ‘Phật độ ai đó chứ không độ ông’ nên ông không gặp thời... lắm!
7. Văn Thánh, Võ Thánh: tức Khổng Tử và Quan Công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét