Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

329. Bàn về các loại ‘vô’ và triết lý Việt


LTS: Bài này chỉ viết cho 'vui' trong thế giới blogspot và đang được chỉnh sửa.

Nhân tiện có lời bình của bạn Bình Địa Mộc ‘bác Bàng ơi, còn như "vô miên/vô vi" và một số "vô... " khác mà ta hay dùng nhất là trong thơ thì nghĩa nó là gì?, tất nhiên Mộc cũng hiểu nhưng không cặn kẻ bằng bác, nhờ bác giải thích hộ!’, Lá Bàng chỉ bàn mấy dòng quanh chữ ‘vô’ mà thôi.
*
Trong blog này đã có nhắc đến hư vô, vô thường, vô minh, vô vi… (entry 328, 305, 285, 248, 197, đường dẫn cho ở dưới), mình không nhắc lại nữa.
Đối với mình, ‘vô’ gì cũng là vô, đại ý là cũng xoáy quanh các từ như ‘sắc sắc không không’, ‘dịch biến’ hay ‘cát bụi’...
Dĩ nhiên chữ ‘vô’ trong triết hoàn toàn khác với chữ ‘vô’ trong các từ như vô tình, vô cảm, vô lương tâm… mà chỉ có nghĩa đơn thuần là ‘không’.
*
Ngoài ra, cũng xin nhắc đến Kinh Dịch một tí, để tiết kiệm thời gian, mình xin trích entry 305 như sau: 
‘Kinh Dịch trong tiếng Anh viết đơn giản là ‘the Book of Changes’ (cuốn sách nghiên cứu về sự biến đổi)… Trong phép tính tổ hợp, có thể hình dung là với 2 chữ a, b (lưỡng nghi) ta sẽ xếp được 4 cặp đôi (tứ tượng) là aa, ab, ba và bb (=22), nếu thêm a, b vào nữa thì ta sẽ có có 8 cặp 'ba' (bát quái) là aaa, aab, aba, abb, baa, bab, bba và bbb (=23). Tương tự, với 8 chữ a,b,c,d,e,f,g,h, ta có thể xếp được 64 cặp đôi (=26)… Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường'.
*
 
Vô vi được nhắc nhiều trong triết học Trung Hoa cổ đại, đại biểu xuất sắc của nó là Lão Tử và Trang Tử, nó cũng tiềm ẩn trong Thiền học, Phật học, Kinh Thánh, Kinh Cô-ran… trước hay sau đó.
Nói dễ hiểu, vô vi là trạng thái ‘không động’ uyên nguyên (= ban đầu) của một sự vật/hiện tượng, được diễn qua các câu khá phổ biến sau: ‘đạo khả đạo, phi thường đạo’ (tạm dịch: đạo mà nói được thì không phải là đạo) hay ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ (tạm dịch: lấy không động để đối phó với mọi biến động), 'địch không động, ta không động, địch động, ta động trước' (Giác Viễn); cũng có thể hiểu vô vi là trạng thái ‘trung dung’ mà không nghiêng về thị hay phi (đúng hay sai)…
Một trong những biến thể của vô vi, hư vô, vô thường… được các ‘danh nhân’ của Tàu chuyển hóa thành ‘tiêu dao’ hay xuất thế (không màng đến thế sự) qua các nhân vật như Lý Bạch (ôm trăng mà chết), Phạm Lãi (dẫn Tây Thi ra hoang đảo mà tận hưởng tình khúc âm-dương), Dương Quá - Tiểu Long Nữ hay Trương Vô Kỵ - Triệu Minh (tuyệt tích giang hồ), Lệnh Hồ Xung (vô chiêu thắng hữu chiêu, tiếu ngạo), Hồng Thất Công/Mạc Đại tiên sinh (thần long ẩn hiện), Quỷ Cốc tiên sinh, Hoàng Thạch Công, Phong Thanh Dương (ẩn sĩ), Kim Dung (phiêu diêu, hư vô, tình yêu), Mạc Ngôn ('phong nhũ phì đồn')…
*
Tuy nhiên, ta hãy quên đi các từ như hư vô, vô thường, vô vi, vô minh hay vô niệm… đi. Lý do là cả ngàn năm, nước ta hết bị ‘Bắc thuộc’ rồi tiếp theo bị nghiện ‘Tứ Thư, Ngũ Kinh’, đâm ra hồi đó vô tình thấy cái gì của Tàu cũng... thần thánh hết!, híc.. híc...
Và chả hiểu tại sao, gần như cả thế kỷ 20, các nhà trí thức Việt đổ xô nhau nghiên cứu các loại ‘vô’ của... Tây/Tàu, rồi dường như quên mất là ông cha ta còn hiểu chữ ‘vô’ tốt hơn họ nữa đấy.
Mình nói không quá, Đạo Hạnh Thiền sư có nói: ‘Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cùng (cũng) không’!, tạm hiểu là cái gì có là đã có ngay từ đầu, còn những gì về sau chỉ là sự biến hóa khôn lường của cái ban đầu mà thôi. Câu này ý nghĩa sâu xa chả kém gì các câu nói nổi tiếng của các triết gia Tây/Tàu.
Nếu nói gần xa chuyện 'xuất thế' thì ta đã có sự thể hiện của các ‘danh nhân’ Việt (chưa bàn đến đúng/sai) qua các thiên tình sử nổi tiếng của Trần Khắc Chung - Huyền Trân công chúa (hưởng tình khúc âm-dương ngoài biển khơi) hay Tú Uyên - Giáng Kiều (cuối đời sống nơi ‘cõi tiên’), Từ Thức (ăn ở với tiên, về lại trần gian, rồi biệt tích), Lan và Điệp (Lan đi tu, kết cuộc đau khổ)…, rồi Chu Văn An (Tiều Ẩn), Nguyễn Bỉnh Khiêm (thú nhàn), Nguyễn Công Trứ (chữ nhàn, chữ tình), ngoài ra còn có các thi, văn, nhạc sĩ hay nhà nghiên cứu khác như Bùi Giáng (điên trong cái tỉnh), Đỗ Long Vân (phi-không-thời-gian), Văn Cao (thiên thai), Phạm Duy (sống trong lòng người đẹp Tô Châu), Trịnh Công Sơn (cát bụi, một cõi đi về), Thanh Tùng (giọt nắng bên thềm), Trương Quý Hải (khoảnh khắc)…
*
Ngoài ra, có vô số triết gia phương Tây, chưa chắc họ đã biết đến các loại ‘vô’ nói trên nhưng cũng cống hiến cho nhân loại nhiều triết lý vĩ đại, chẳng hạn như Homere, Aristotle, Socrates, Shakepeare, Newton, Descartes, Einstein, Puskin, Goethe, Dostoievski, Hemingway…
*

Nói chung, sông Hằng chứa vô số hạt cát và mỗi hạt cát đại diện cho cả sông Hằng, nhìn một chiếc lá rơi ta có thể cảm nhận được cả thế giới…, nên chân lý ở đâu cũng là chân lý, nó không nhất thiết phải xuất phát từ Tàu, Ấn Độ hay Ba Tư…
*
Nếu Lá Bàng được tiên nữ ban cho 3 điều ước thì một trong những điều ước là: Ước gì các bậc cao nhân sẽ làm rõ ràng và rõ ràng hơn nữa triết lý thuần Việt mà trong đó các triết lý khác chỉ được xem là cơ sở để nghiên cứu/kế thừa hay chỉ được xem là ‘thứ yếu’ mà thôi, nếu được vậy thì các blogger con cháu sẽ vui mừng xiết bao…
*
Và cũng có vài blogger mong có định nghĩa chính xác của các từ ‘vô’ nói trên, mình có trả lời là:
‘Ta không cần định nghĩa tuyệt đối chính xác, 
vì có 100 người thì có 100 định nghĩa khác nhau, làm rối cả thế giới,
ta chỉ cần hiểu tương đối bản chất của vô thường là được rồi, 
rồi ta tự đi xây dựng... lâu đài tình ái của riêng ta, 
mặc kệ các triết gia, ha ha ha’.
-------------------------------
Các entry có liên quan:
http://nhagomlabang.blogspot.com/search/label/kim%20dung
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/04/197-tra-loi-cac-blogger-ve-triet.html http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/284-trang-tu-thoi-nay.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/232-khi-bui-giang-ien.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/242-may-dong-ve-trinh-cong-son.html  
Và các tài liệu tham khảo khác.

31 nhận xét:

  1. mưa đọc và tìm trong mỗi bài viết của anh- những "tâm sự" a gửi gắm vào trong bài viết ấy-
    nhưng khó quá ah ...vậy là đọc lại và lại tìm ..
    hiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Mấy cái 'vô' này thuộc loại nuốt không vô, Tiểu nữ cứ xem như là... thuốc Bắc đê, LB đã pha thêm đường rồi đóa, hì..., chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. Chào anh Lá Bàng .
    Một chữ VÔ tuy là không nhưng vốn đã và đang CÓ .
    Cao hơn nữa Vô Vi , tuy không làm mà vốn đã làm rồi vậy , thì thử hỏi như mây chiều trôi , ánh hoàng hôn buông sắp tắt và cũng có nghĩa bình minh đang réo gọi bên kia ...
    Ngay sự vô thường ( không thường còn , không tồn tại vĩnh cửu )
    vẫn tồn tại vĩnh cửu đấy anh ơi .
    Lạm bàn cho hết trưa Xuân ấm nồng ...
    Thân mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng:
      "Thế là thế thế thế thôi
      Không không có có, có rồi lại không"
      Hì..., cám ơn bạn HĐ, chiều vui vô thường nhé.

      Xóa
  3. Anh Lá Bàng ơi !!!!ơi .chắc anh quên mất tiêu luôn rồi nguoikhongconucuoi phải không.???...
    Em qua thăm anh LB chúc anh luôn có thật nhiều niềm vui anh nhé. TKN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À à, nhớ NKNNC chứ, em đổi nick nên phải vài lần mới nhớ nick mới được, đang ở ĐT hay SG?, lâu quá kg gặp, chiều ngọt ngào nhé.

      Xóa
  4. Còn cái từ: "vô tư đi" nữa chứ!!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Anh Gom Lá ơi, anh nói vô đủ thứ vô hết vậy cho P.N Vô vườn nhà anh gom lá bàng đem về nhà nấu bánh chưng nhé, thấy anh đăng hình bánh chưng thèm quá hà...hi...hi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, vườn nhà anh có rất nhiều lá vú sữa, chôm chôm, mít, khế, ớt, bơ, sầu riêng, hoa giấy..., tha hồ mà gom, trừ lá bàng, hì.. hì..., cám ơn bạn TP, chúc chiều vui.

      Xóa
  6. vô tình quen bác lá bàng
    ngỡ sân trường một chiều lan man chiều
    bửa sau gặp bác buồn thiu
    vô miên vô cảm vô liều lượng nên ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, nhiều vô quá, nhưng thơ hay lắm, LB chỉ biết vô nhà xem tivi thui, cám ơn bác Mộc nhé, chiều vui.

      Xóa
  7. Bác Bàng nè, nhiều khi Mộc nghĩ mình cũng thuộc loại giỏi rồi bởi đã tưởng tượng ra những điều vô lý để viết thành entry có lý, hay làm những câu thơ khác người bắt người ta đọc đi đọc lại vài lần để xem thử thơ Mộc có vần điệu gì không, thưa có, thế là giỏi phải không bác, nhưng ngẫm lại toàn bộ lượng chữ, lượng kiến thức trong đầu óc bác viết ra cả thế giới đông tây kim cổ thật vĩ đại so với thế giới blog vốn ... chém gió nầy đấy, và Mộc thắc mắc không biết mần răng mà bác giữ chữ ấy, nội dung ấy, cốt truyện ấy trong đầu mình mà không bị thất lạc, không biến màu, biến mùi ... bác có người bảo vệ hay giữ ... kho gì không hả, bật mí cái coi, hì hì hì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. À, LB thích ĐÙA thôi, nhờ lời bình của Mộc để viết thôi...
      À, còn mấy tư liệu mình viết ở trên chủ yếu là nhờ 5 năm đi bộ đội-TNXP, 5 năm sinh viên + một cái luận văn 'triết học' để tốt nghiệp nữa, híc...
      Để nhớ nhiều, mình bắt buộc phải xóa hoàn toàn bộ óc của mình!, và đây là một bí mật, kg thể bật mí được, hì...
      Chiều vui nhé.

      Xóa
  8. ChuồnchuồnỚt Nhỏ3:38 PMReply
    Em vô nhà Lá Bàng comment toàn bị mất comment ! Em giận Lá Bàng òi !

    Nha Gom La Bang VN5:18 PMEdit
    +ChuồnchuồnỚt Nhỏ À, để LB copy comment này vào nha, anh Bình Địa Mộc vào bình rẹt rẹt mà, hì.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh, LB viết Chung, rồi Chân, rồi Chung, đó được gọi là 'điểm mù' (từ trong y học), người 20t đôi khi cũng có đó, người lớn tuổi thì thường xuyên hơn, hì...
      Uh, hôm nào nhậu một bữa nhé, cám ơn đã ghé nhà, tối vui.

      Xóa
    2. Tối gọi 3 lần mà o thấy trả lời . Tay bận hay môi bận đây haha . Ngủ ngon nha .

      Xóa
    3. À, đến 9.30 mới thấy cuộc nhỡ, nghĩ rằng tối rồi gọi lại không tiện. Chúc anh ngủ ngon nhé.

      Xóa

  10. Mình đang bỏ đi nhiều thứ để chọn chữ VÔ...Bài viết của Lá Bàng thật ý nghĩa. Thanks!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuyệt quá, quên tất cả để nhớ từ đầu, cám ơn TV nghen, hẹn gặp nhiều, ngày mới tốt lành.

      Xóa
    2. Không quên để rồi lại nhớ đâu. Quên hẳn Lá Bàng ạ! Biết cuộc sống là vô thường rồi vậy mà vẫn mãi khóc, cười...Ngốc chi ngốc tệ. Nhỉ?

      Xóa
    3. Ừ, đôi khi ta thấy ta ngốc tệ, mà người biết là mình ngôc 'là người biết' đóa, hì...

      Xóa
    4. Vô nhà Thủy Vũ kg được, TV ui, híc...

      Xóa
    5. Lạ nhỉ! Mình luôn mở cửa mà. Để mình xem lại. Dầu sao cũng cám ơn LB đã muốn ghé qua.:-)

      Xóa
    6. Bạn vào Google, gõ thuyginga2009.blogspot.com là xem được. :-)

      Xóa
    7. À, máy laptop của LB đang bị lỗi, ngày mai mới ghé nhà TV được nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa