LTS: Người viết ‘đã’ không
thích gì lắm ông Nietzsche nầy (khi đọc một số tác phẩm của ông, thời trẻ),
nhưng tình cờ trong một lần uống cà phê vào tuần trước, LB nghe người ta nhắc
đến ông nhiều lần, vì thế, LB tự tìm hiểu và viết ra một số ghi nhận của mình, và
entry này LB viết tốn công bằng entry ‘Phi-Kim Dung và tình yêu’, nếu được các
blogger tham khảo thì LB cũng cảm thấy có chút vui. Và bài viết này đang được chỉnh sửa. Trân trọng.
Ta hát cho chiều - tiếng vĩ cầm xưa vọng
lại
Ta gửi cho chiều - những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều - mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều - nắng ấm rụng trong tim.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1. Ai là triết gia vĩ đại
nhất?
2. Cuộc đời của Nietzsche
3. Ý của Nietzsche muốn nói
cái gì?
3.1
Sự phản kháng của con người trước cái được gọi là đấng-không-thể-biết
3.2
‘Thượng đế đã chết’
3.3
Một ‘Zarathoustra’ ngang cơ với thượng đế
4. Một số đánh giá của hậu thế
5. Khi nào ta có được tâm hồn
như trẻ thơ?
6. Đàn bà là vũ trụ của đàn
ông
7. Hạnh phúc gần gũi
8. Cái nhìn hiện thực của
‘lão bá tánh’.
9. Bá chủ vũ trụ và kết luận..
9. Bá chủ vũ trụ và kết luận..
1. Ai là triết gia vĩ đại nhất?
LB thường nghe nói: Aristoteles là
thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại: ‘Socrates đem triết lý cho nhân loại, còn
Aristoteles đem khoa học cho nhân loại’. Dalai Lama (14) là thánh của thế kỷ 20.
Dostoievski (tương tự cho Lev Tolstoi): các tác phẩm của ông là những viên ngọc quý nhất của nhân loại. Đỗ
Long Vân được Bùi Giáng nhận định là: ‘…Ông đã nói xong, và những dư vang vô số
sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong
những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây
Phương’. Einstein là bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại nhưng ông lại rất ngưỡng
mộ triết gia Spinoza. Henry Miller được Phạm Công Thiện cho là vĩ đại nhất:
‘Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller’. Kim Dung đã cho
ta đáp án của mọi nghi vấn cơ bản trong triết học và cuộc sống, và tư tưởng của ông sẽ
sống mãi trong nền văn hóa của nhân loại. Lenin (tương tự cho Marx-Engels) là
thiên tài của những thiên tài. Newton
là thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại: ‘Tự nhiên im lìm trong bóng tối. Chúa
bảo rằng Newton
ra đời! Và ánh sáng bừng lên khắp lối’. Nietzsche được nhà văn Emil Ludwig đánh
giá là ‘một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau
Goethe đến nay’. Phật (tương tự cho
Trang Tử/Khổng Tử) là triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại. Shakespeare được
nhà thơ Johann Herder tán
dương rằng có ‘tài năng viết kịch như thần thánh’. Socrates là là
sư tổ của triết học phương Tây, được học giả Renan đánh giá ‘là người có trí
tuệ nhất trong (mọi) thời đại’. Spinoza là triết gia được người Hà Lan ngưỡng
mộ nhất: ‘Ông được coi là một trong những nhà duy lý vĩ đại nhất của triết học
thế kỷ 17, và là người đã đặt nền móng cho thời kỳ Khai sáng của thế kỷ
18'…
Vậy ai là thiên tài vĩ đại nhất, ai
là triết gia vĩ đại nhất? Chắc chắn là Nietzsche sẽ ‘giết’ khái niệm ‘vĩ đại’,
rồi chính ông cũng bị rơi vào nghịch lý: ông cũng dùng hai chữ ‘vĩ đại’! Một minh họa nôm na hơn, có người
gọi ‘108 vị hảo hán Lương Sơn Bạc là anh hùng’, nhưng cũng có người nói ‘đó là
các tội phạm hình sự’, có người gọi Tôn Ngộ Không là 'Tề Thiên Đại Thánh', nhưng cũng có người gọi y là 'thằng giữ ngựa' (Bật Mã Ôn):
Mọi khái niệm đều tự nó dẫn đến cái
sai, không lọai trừ chúng là của ai.
Và đây cũng là trọng tâm của bài viết.
Và đây cũng là trọng tâm của bài viết.
2. Cuộc đời của Nietzsche
Nietzsche, sinh 1844, tử 1900, tại
Phổ (nước Đức ngày nay), là triết gia ‘lật đổ giá trị’ mà cuộc đời của ông có
thể chia làm 5 giai đoạn chính:
- Là
con của một dòng họ có nhiều nhà thần học (Tin Lành), cha là mục sư mất
khi cậu lên 5 tuổi, cậu bé đã bị rơi vào một thế giới ngẫu nhiên mà ‘những
xung khắc không giải quyết giữa đức tính và lòng tin ở cha mẹ đã tồn tại
nơi đứa con và tạo ra lịch sử cả cuộc đau khổ nội tâm của nó’ (‘Sự vật
nhân bản’), tương tự cho ‘Hoelderlin, cũng là con vị mục sư như ông cũng
không tín ngưỡng như ông, cũng là nhà thơ và nhà tư tưởng như ông, cũng
điên và chết như ông’ (Challaye).
- Từ
năm lên 10, cậu đã có năng khiếu về thơ, nhạc và rất chăm học môn Văn học
Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đến năm 20 tuổi, cậu học Thần học và Triết học cổ
điển tại Đại học Born, sau học kỳ 1, cậu bỏ Thần học và chuyển qua Ngữ
học, rồi chuyển qua Đại học Leipzig và làm quen với các tác phẩm của triết gia Schopenhauer, cậu có đi lính 1 năm, bị tai
nạn ngã ngựa, trở về trường và gặp ‘thần tượng’ của cậu - nhà soạn nhạc Wagner (1868),
và đây cũng là bước ngoặc trong đời cậu: ‘Wagner là thiên tài vĩ đại nhất
và là nhân vật lớn nhất của thời đại chúng ta’.
- Năm
1869, một người bên nhà vợ của Wagner là Ritschl tiến cử cậu vào làm giáo sư ngữ học cổ điển tại Đại học
Bâle. Rồi tại Tribschen, cậu quen vợ tương lai của Wagner là Cosima - thông minh, dáng vẻ cao quý và đầy quyến rũ - mà sẽ trở thành
‘thiên thần bé nhỏ Ariane’ trong quả tim Nietzsche cho đến khi chết:
‘Ariane, ta yêu em’. Anh có làm lính quân y trong quân đội Phổ năm 1870 và
bắt đầu hoài nghi về tính ‘thật’ của chế độ, rồi bị bệnh bạch hầu và bệnh
kiết lỵ mà quay về Bassel, anh đã cho ra đời cuốn ‘Nguồn gốc bi kịch’ (tác
phẩm lớn đầu tiên của anh) và một số sáng tác nhạc và thơ... Từ năm 1873,
anh đã cho ra đời từng phần cuốn ‘Quan điểm không hiện thời’ (chống lại
nhà thần học David Strauss - ‘tác giả tác phẩm thời danh ‘Đời Chúa Jésus’
- mà làm khuôn mẫu điển hình cho loại trọc phú văn hóa, Challaye), và là
một người hiền lành dưới mức bình thường, nhưng lại là kẻ hung dữ vô cùng
trong suy luận, tác phẩm của ông bị ‘ném đá’ kịch liệt và ông bị sinh
viên tẩy chay.
- Cũng
trong thời gian đó, ông càng ngày càng có khoảng cách lớn (chủ yếu là vì
vấn đề tôn giáo) rồi đoạn tuyệt với Wagner:
tình bạn trả lại cho hư vô, đồng thời ông nhận ra là mình đã yêu… thầm
nàng Cosima. Năm 1876, ông bị bị đau bao tử nặng và mắt gần như mù, phải
nghỉ dạy và chuyển sang đi du lịch, và tại Thụy Sĩ, ông kết bạn với bà
Malwida, 50 tuổi, một ‘thiên thần’ đã tạm biệt Ki-tô giáo. Trong cơn khủng
hoảng: ‘ba phần tư là đau khổ, một phần còn lại là kiệt sức’, việc tiếp
cận/lắng nghe bản nhạc vĩ đại của thế giới tự nhiên đã làm sức khỏe hồi
phục, ông cho đời cuốn ‘Sự vật nhân bản’ (Ecce Homo) vào ngày 30/5/1878 -
kỷ niệm ngày mất của Triết gia Voltaire, rồi nghỉ dạy vĩnh viễn... Cùng
với du lịch và âm nhạc, tháng 1/1882, ông cho ra đời cuốn ‘Hiểu biết hài
hòa’ - tiền thân của cuốn ‘Zarathoustra’ sau này.
- Tháng
4/1882, tại La Mã, ông quen một cô gái Phần Lan là Lou Salomé (cũng là
người tình cũ của Wagner), một mối tình tay ba đã xảy ra, nhưng kết quả là
nàng lại yêu một người đàn ông khác mà chỉ muốn làm ‘bạn’ với ông, sự kiện
nghiêm trọng này đã làm cho ông suýt mấy lần định tự tử… Ôm mối tình tan
vỡ, ông chuyển sang Ý, từ 1883-1888, ông viết hàng tác phẩm với nội dung ‘lật
đổ giá trị’ như ‘Zarathoustra’, ‘Bên kia cái thiện và cái ác’, ‘Phổ hệ
luân lý, ‘Một vấn đề âm nhạc’, ‘Hoàng hôn của những thần tượng’ và ‘Kẻ
chống Ki-tô’. Và cuối cùng, cũng như bao nhiêu người bình thường khác, vào
ngày 25/8/1900, ông ôm mớ trí tuệ ‘chém gió’ đó về với cát bụi.
3. Ý của Nietzsche muốn nói cái gì?
LB không muốn viết dài, nhưng thực
ra, viết về cuộc đời của Nietzsche mà giản lược đi câu nào cũng… tiếc, hơn nữa,
nó có liên quan đến các nhận định bên dưới. Vì thế, LB tóm tắt cuộc đời của ông
theo quá trình tiến hóa tư duy của ông như trên để các blogger dễ theo
dõi. Hiện nay, nếu LB có hỏi mấy người bạn: ‘Ý của Nietzsche muốn nói cái gì?’
mà mấy chục năm nay ai cũng đem ông ra ra quán cà phê/quán nhậu để ‘chém gió’
nhưng lại không biết ý của ông nói cái gì, thiệt, vì nếu có 100 người, thì ta
sẽ có 100 loại triết học Nietzsche! Ngoài ra, nghiên cứu về Nietzsche rất mất
thì giờ vì có liên quan đến rất nhiều sự kiện triết học, hơn nữa ông lại là
người am hiểu hầu như mọi ngóc ngách của triết học từ cổ chí kim (đến thời ông). Thôi,
ta hay hiểu đủ xài trong cuộc sống này vậy, đại để, ông có các ý chính dưới đây.
3.1 Sự phản kháng của con người trước cái được gọi là đấng-không-thể-biết
Tuần trước, nhóm LB có 5 người: 3
người ca tụng ‘ngài’, còn 2 người thì ngược lại; tuần này, nhóm LB có 3 người
thì cả 3 người đều không ưa… ngài; như vậy, mới sơ sơ 8 người thì đã có 5 người
không ưa… ngài (kẻ mà nhân vật Tạ Tốn - của Kim Dung - gọi là ‘lão tặc thiên’).
Tại sao lại có nhiều người phản
kháng ngài? Chính là từ khái niệm không-thể-biết (hay bất khả tri) đã tự tạo ra
một nghịch lý mà đã giết chết ngài từ khi ngài bắt đầu xuất hiện trong đầu óc
của nhân loại.
Nghịch lý ở chỗ nào? 'Hiện nay trên
toàn thế giới có khoảng 20 tôn giáo lớn có tín đồ từ 2 tỷ cho đến 1 triệu người
và khoảng 350 giáo phái (Trần Kiêm Đoàn, entry 463). Nhưng, chân lý chỉ có
1, đó là: chỉ có 1 thượng đế, 1 thiên đường (niết bàn, hay các khái niệm tương tự), 1
vũ trụ, 1 mặt trời, 1 mặt trăng (trong thái dương hệ) và 1… Trịnh Công Sơn. Nếu
người ta nói có 350 thượng đế, 350 thiên đường, 350 mặt trời, 350 mặt trăng và
350 ông Trịnh Công Sơn… thì ‘biết thế nào mà lần’ (câu hài của Đức Khuê trong ‘Gala
cười’). Nếu người ta cố ngụy biện là tôi ‘không thể biết’ có bao nhiêu thượng
đế, bao nhiêu thiên đường, bao nhiêu vũ trụ, bao nhiêu mặt trời, bao nhiêu mặt
trăng, bao nhiêu Trịnh Công Sơn thì lại càng ‘biết thế nào mà lần’. Cho nên,
chừng nào các tôn giáo còn có sự khác biệt thì chừng đó vẫn chưa có chân lý,
nhưng điều này dường như là một ảo tưởng, nên ta sẽ không có… chân lý!
Nghịch lý ở chỗ nào? Để bảo vệ cho đấng-không-thể-biết
của mình, một tín đồ mới đưa ra một ví dụ sau: ‘Có 1 người dân tộc chỉ biết cái
xã ở quê mình mà thôi, người ấy chưa bao giờ đi Sài Gòn, nên không thể biết Sài
Gòn’. Nhưng, hôm nay người ấy chưa biết Sài Gòn thì một ngày nào đó y sẽ biết
Sài Gòn, thậm chí biết tới tận bên Mỹ nữa đó! Nhưng, sao anh lại đem ‘ngài’ để so
với ‘Sài Gòn’? Nhưng, tại sao anh lại biết ngài là đấng không-thể-biết: ngài nói
với anh hay là chính miệng anh nói ra? Và nhưng, cái gì mà con người không thể
biết thì cái đó là ngài à, thiệt không? Nói vậy thì ông không phản kháng mới là
lạ.
Quay lại chuyện của Nietzsche.
Vâng, thiên thần bé nhỏ ‘Ariane’ chính là một sản phẩm của ngài hiện ra rành
rành 100% trước mặt Nietzsche, có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm, có thể
đưa ra giải phẩu, có thể cân-đong-đo-đếm được (các ông/bà hãy yên chí đi, vì dù
có làm thế thì con người cũng chả biết hết cái vũ trụ ‘thần bí’ của mấy ông/bà
đâu), thế mà mọi người xúm lại nói là ‘không thể biết’, làm sao mà ông không
phản kháng được!
3.2 ‘Thượng đế đã chết’
“Chúa đã chết, con người từ nay có quyền lựa chọn cuộc sống”
(Nietzsche)
Vâng, cái ‘đấng’ mà trói buộc con
người trong các giới hạn như: bất tử-cái chết, bình đẳng-bất công, chân-giả, chính-tà,
chúng ta-tôi, chủ-tớ, cường quốc-nhược tiểu, dân chủ-mị dân, đạo đức-vô luân,
đúng-sai, hạnh phúc-đau khổ, hắc-bạch, khai hóa-xâm lược, lạc quan-bi quan, lớn-bé,
mạnh-yếu, mâu-thuẫn, nhà nước-nhân dân, quan-dân, quân tử-tiểu nhân, quý-bần,
sinh-tử, thật-giả, thanh cao-đồi trụy, thần thánh-ma quỷ, thắng-thua, thiên
đường-địa ngục, thị-phi, thiện-ác, thống trị-bị trị, thượng đẳng-hạ đẳng, thượng
đế-satan, trong sạch-tham nhũng, trung thành-phản bội, tốt-xấu, tự do - nô lệ, văn
minh-lạc hậu, vĩ đại-tầm thường, vị kỷ-vị tha, xếp-lính… phải chết: Không những
ngài trong đầu Nietzsche ‘đã chết’, mà ngài của Socrates, Spinoza, Lão Đông Tà,
Tiểu Long Nữ-Dương Quá, Tạ Tốn, Hứa Văn Cường-Trình Trình, Phạm Công Thiện, Bùi
Giáng, Đỗ Long Vân, Apollinaire, Hemingway, Nguyễn Trung Cang… cũng phải chết.
Vì sao mà ngài phải chết? Vì ngài chỉ là một bản photocopy của con người từ thế
giới tự nhiên mà không có ‘công chứng’.
Vâng, ngài trong lòng Nietzsche đã
chết, nhưng ngài bên ngoài ông không chết: Thiên thần bé nhỏ ‘Ariane’ vẫn còn
đó, ‘Diễm xưa’ của Trịnh Công Sơn vẫn còn đó, ‘Tiểu Long Nữ’ của các blogger
vẫn còn đó, cái ‘phong nhũ phì đồn’ của Mạc Ngôn vẫn còn đó, và thế giới tự
nhiên vẫn còn đó…, vâng, ngài có thể trừng phạt/hủy diệt loài người bằng động
đất sóng thần, bão tố lũ lụt, bệnh tật, chiến tranh thế giới, bom nguyên tử,
cái chết, ngay cả đại hồng thủy… để, dường
như là, thể hiện ‘chân lý tối thượng’ của ngài, nhưng có một cái ngài không hề
hủy diệt mà luôn luôn dành làm một món quà tặng tuyệt hảo/một sự tái sinh cho
con người (và cả vũ trụ), đó là: ‘tình khúc âm dương’.
3.3 Một ‘Zarathoustra’ ngang cơ với thượng đế
"Nếu có thần, thì tôi tại sao có thể cam chịu đựng không phải là
thần?"
(Nietzsche)
Ừ, Nietzsche muốn là một vị thần
Apollon đầy mơ mộng, hay là thần Dionysus sáng xỉn chiều say để ‘mọi
người ngang nhau trước Thượng đế’ (Zarathoustra), để quên đi cái ràng buộc của
xã hội, hay để quên đi sự phù phiếm của thế tục như Hồng Thất Công, Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung-Doanh Doanh, Lão Đông Tà, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ-Triệu Minh, hay Sở Lưu Hương-Trương Khiết Khiết…
Ông có phần đúng: ‘Một vài kẻ tiết
dục, có thể. Nhưng nhục dục lẫn lộn trong mọi hành động của họ’ (Zarathoustra).
Vì thế, ai cũng muốn ẵm một Tây Thi như Phạm Lãi, ai cũng muốn ẵm một Dương Quý Phi như Đường
Minh Hoàng, ai cũng muốn ẵm một Huyền Trân công chúa như Trần Khắc Chung, ai cũng muốn ẵm một Josephine như
Napoleon, ai cũng muốn ẵm một Marilyn Monroe như Kenedy, ai cũng muốn ‘giết Tàu diệt Hán’ như
Phạm Thái/Trương Quỳnh Như, ai cũng muốn ‘phá’ như Bùi Giáng, ai cũng muốn chửi
hết thói ‘chém gió’ của bọn ‘triết gia 15 xu’ như Phạm Công Thiện…
Nhưng đồng thời ông lại không…
đúng. Làm sao mà xã hội không có ‘luật’ (ngay cả thế giới động vật cũng có
luật), hay nói nôm na là không có đúng/sai, vậy thì mấy thầy cô làm sao chấm
bài cho mấy em học sinh? Cho nên, Nietzsche đúng trong thế giới nội tại nhưng
không đúng với thế giới ngoại tại - xã hội loài người và thế giới tự nhiên.
Vì sao ông vừa đúng lại vừa không
đúng, vì, như đã nói ở trên, các ý tưởng mà ông đưa ra cũng chỉ là ‘một bản photocopy từ thế giới
tự nhiên mà không có ‘công chứng’.
Đặc biệt là, như đã nói ở trên, ông đã cho ra đời một siêu nhân ‘Zarathoustra’ - một Apollon lãng mạn cộng với một Dionysos ‘say xỉn’, không chấp nhận việc ‘Thượng đế cũng sáng tạo nên con người để làm con khỉ bắt chước Thượng đế, để giải trí cho kẻ ‘buồn bã ngàn năm’ trong cuộc sống hơi quá dài của mình’ hay ‘một Thượng đế vạn năng vạn trí, vẫn không ngó ngàng gì đến các ý hướng của mình được hiểu ra sao bởi các vật thể đã sáng tạo nên’ (Challaye), mà ông đã mường tượng ra một thứ ‘mặc khải’, một thứ tôn giáo vô thần không dối trá (Henri Lichtenberger) và hồn nhiên với ‘lý tưởng Trở về vĩnh cửu’!
Đặc biệt là, như đã nói ở trên, ông đã cho ra đời một siêu nhân ‘Zarathoustra’ - một Apollon lãng mạn cộng với một Dionysos ‘say xỉn’, không chấp nhận việc ‘Thượng đế cũng sáng tạo nên con người để làm con khỉ bắt chước Thượng đế, để giải trí cho kẻ ‘buồn bã ngàn năm’ trong cuộc sống hơi quá dài của mình’ hay ‘một Thượng đế vạn năng vạn trí, vẫn không ngó ngàng gì đến các ý hướng của mình được hiểu ra sao bởi các vật thể đã sáng tạo nên’ (Challaye), mà ông đã mường tượng ra một thứ ‘mặc khải’, một thứ tôn giáo vô thần không dối trá (Henri Lichtenberger) và hồn nhiên với ‘lý tưởng Trở về vĩnh cửu’!
4. Một số đánh giá của hậu thế
-Những người duy vật đã 'hiểu' tương tự hay kế thừa 'tốt' các ý tưởng ‘lật đổ giá trị’ vừa vô thần vừa hư vô của Nietzsche, hình như hậu thế không quá phê phán ông, mà chỉ bảo rằng: ‘Nietzsche nói đúng, tuy nhiên…’, ví dụ (tương tự cho các đánh giá sau Marx):
‘Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực vừa là
sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức…’ và ‘quần chúng nhân dân mới là những người
sáng tạo chân chính ra lịch sử’ (Marx), hay mới đây: ‘…Không có màu đen, sẽ không biết tới màu trắng; không có
đau khổ sẽ không biết thế nào là hạnh phúc cả. Đó là biện chứng của cuộc đời:
hạnh phúc và đau khổ mâu thuẫn nhưng hài hòa bất khả phân biệt; hay nói bằng
ngôn ngữ biểu tượng của Heraclitus: ‘con đường đi lên và xuống là một’ (Nguyễn Thanh Giản, diendan.org)…
-Nếu không nhầm, quan điểm ‘thái độ
hiện sinh (the existential attitude) là tình trạng mất định hướng và bối rối
khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý’ (wikipedia)
có ít nhiều ứng với Nietzsche. Con người hiện sinh của ông, dường như, có ba
yếu tố: 1. hoàn toàn trần thế và không có thượng đế, 2. lãng mạn như Thần nghệ
thuật Apollon hay say sưa như Thần rượu nho Dionysos, và 3. có ít nhiều hoang
tưởng. Vì thế, ‘theo cách hiểu thông thường ở quán cà phê hiện nay (!), hiện
sinh là xu thế đi vào cái tôi một tí (có thể cực đoan), ủy mị/‘vàng’ một tí, hư
vô một tí, bi quan, bế tắc một tí hay nhiều tí…’ (NGLB), chẳng hạn ‘Tôi
chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình
về những giấc mơ đời hư ảo...’, hay ‘Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa
cợt sau cùng của cuộc sống’ (Trịnh Công Sơn). Mấy mươi năm nay, ở ta thường
nghĩ không tốt về ‘thái độ hiện sinh’ và quy cho nó một màu ‘vàng úa' mà đòi hỏi
con người phải có một thái độ ngược lại (lạc quan cách mạng), chính vì vậy mà
ta đã có thành kiến nặng đối với Nietzsche. Nhưng, lịch sử đã sang trang:
‘triết lý của ông đã sinh ra chủ nghĩa hiện sinh, tạo nên một động lực mạnh mẽ
cho sự phát triển của tâm lý học, ngôn ngữ học, ngữ văn’ (báo An ninh thế
giới). Còn ta cũng tự nhận thấy rằng hiện sinh có gì mà không tốt, tất cả chúng
ta ngồi đây, ai mà không có ít nhiều chất ‘hiện sinh’.
-Với việc ‘đem tất cả ý chí hùng tráng để phụng sự cho lòng nhiệt thành đam mê nọ, một ý chí không ngại bất cứ nguy nan nào và hy sinh đi cả những ảo ảnh đẹp nhất’ (Bên kia cái thiện và cái ác), Hitler đã lợi dụng ông để ‘chém gió’ thành khái niệm ‘dân tộc Đức thượng đẳng’ để phục vụ cho ý đồ cá nhân bẩn thỉu của hắn…
-Với việc ‘đem tất cả ý chí hùng tráng để phụng sự cho lòng nhiệt thành đam mê nọ, một ý chí không ngại bất cứ nguy nan nào và hy sinh đi cả những ảo ảnh đẹp nhất’ (Bên kia cái thiện và cái ác), Hitler đã lợi dụng ông để ‘chém gió’ thành khái niệm ‘dân tộc Đức thượng đẳng’ để phục vụ cho ý đồ cá nhân bẩn thỉu của hắn…
Phải chăng một khát vọng về một xã hội lý tưởng không có ‘luật’ là một ảo tưởng (tương tự như ý tưởng của Trang Tử, nhưng khác hẳn về bản chất), mà, cũng vì muốn phá ‘luật’ mà một Tạ Tốn bị ‘Thất thương quyền’ đả thương kinh mạch nội tạng, một Hemingway bị chứng bệnh ‘trầm cảm lưỡng cực’, một Bùi Giáng phải đeo mấy lon bia kêu leng keng quanh người và đi lang thang khắp Sài Gòn, và cụ thể là Nietzsche bị… chứng loạn óc trước khi chết.
‘Truyền thống cổ xưa của người Hy lạp đã vẽ cho chúng ta thấy những khổ đau của một Prométhée, một Œđipe, một Oreste của giòng họ Atrides’, sau đó, trí tuệ đã dẫn đến đau khổ cho một Cưu Ma Trí, một Tạ Tốn, một Maiakovski, một Esenin, một Hemingway, một Jack London, hay một Marquez… Và với phát biểu: ‘hầu hết những điều tôi đã viết ra đều phải xóa bỏ’, ‘có phải mình đã viết những cuốn sách hay kia không’, cuối cùng, dù có siêu tuệ đi chăng nữa, anh chàng ‘Nietzsche- Zarathoustra’ đã đi lạc vào cõi rối rắm phi tự nhiên của trí tuệ - một khu rừng hoang không lối thoát.
-Cái chung của lý luận ‘siêu nhân’
của ông là đúng: cuộc sống là ở ngay trên trái đất này, và nếu thế thì con
người không chấp nhận thượng đế, nhưng có nhiều chỗ không đúng:
Trước hết, người ham bóng đá thì
xem bóng đá như là sinh mạng, người ham nhạc thì thấy trong nhạc có tình yêu
cực kỳ diễm ảo, người ham tiền thì xem tiền như là tiên là phật, người ham
‘diệt dục’ thì không thấy nhắc gì đến tình yêu nam nữ hay âm nhạc (Phạm Công
Thiện cũng vậy), người ham mỹ nhân thì thấy mỹ nhân/nữ thần Venus là vũ trụ…,
và vì yêu thơ, nhạc và quá tham-sân-si với trí tuệ nên Nietzsche đã thần tượng
hóa Apollon và Dionysos lên thành một thứ ‘thượng đế thuần túy nghệ thuật’!,
nhưng các vị thần của Hy Lạp đều bình đẳng, trong đó, có thể người ta không ca
tụng thần Zeus mà ca tụng nữ thần Venus chẳng hạn, và người ta còn thiếu rất
nhiều thần như thần tài, thần bóng đá, thần bài… Ngoài ra, vì các bậc tiền bối
của Nietzsche đa số là người Đức, nên ông hiếm khi nhắc đến
Lão-Trang-Khổng-Mạnh hay Phật…
Thứ hai, thực ra, đã là con người
thì ai mà thích cô đơn/hư vô, mà chỉ có một thiểu số người thích cô đơn/hư vô,
và trong số đó, chỉ có một vài người ca ngợi cô đơn/hư vô: cực chẳng đã mà ai
đó phải như vậy, dại gì, hihi… Vì vậy, dường như việc ông yêu cô đơn/hư vô đã vô
tình biến ‘siêu nhân’ thành một ‘phi nhân’, mà càng hoang tưởng hơn, khi bằng
‘ý chí hùng tráng’, bằng một thứ tình yêu kiểu Dionysos mà hư vô hơn cả hư vô, và
tự mình, không cần ai, ông đã ‘chấp nhận hư vô, tìm ý thức trong hư vô và biết
vượt qua hư vô’ và xem ‘cô đơn là tổ quốc của ta’ (Zarathoustra)…
Thứ ba, ông đã vô tình không tôn
trọng ‘lão bá tánh’ bằng cách xem họ chỉ là loại người ‘hạng hai’ hay loại
người ‘mạt hạng’ (tương tự như từ ‘tiểu nhân’ thời phong kiến bên Tàu), đối với
ông: ‘quần chúng chỉ có ba điểm đáng lưu tâm: họ là bản sao rất kém của các vĩ
nhân, họ là chướng ngại vĩ nhân gặp phải, họ là dụng cụ để vĩ nhân sử dụng’ (Challaye). Hitler rất thích quan điểm 3 này.
Cụ thể là ngay khi LB đang đánh máy đến đây, cũng có thể có vài blogger nghĩ
rằng entry/lời bình của y chắc là ‘đặc biệt’ lắm đây và nghĩ thầm ‘ta đâu có
thua gì các vĩ nhân xưa nay, thậm chí hơn hẳn chứ lị’, thế là, Hitler đang bị
‘luyện hỏa ngục’ ở dưới âm phủ, thấy có người cùng huyết thống với y trong thế
giới blog, bèn khoái chí cười:
-Khà.. khà.. khà…
5. Khi nào ta có được tâm hồn như trẻ thơ?
Cũng không nhầm khi có một số nhà
phê bình cho rằng Nietzsche là một kẻ hoài nghi vĩ đại. Thật vậy, ông cho rằng
lý tính hay định kiến là ‘bạo chúa độc đoán’, là cái mà ta phải ‘chấp nhận mọi
thứ đúng như hiện trạng’ (Bên kia cái thiện và cái ác) thay vì việc xem nó là
một sự biến hóa linh động của cuộc sống, và kết quả của nó là nhân loại đang
sống trong ‘buổi hoàng hôn của những thần tượng’!
Để ủng hộ ông, nhiều người đã ‘ném
đá’ không thương tiếc cho ai bảo vệ ‘cái gông cùm xiềng xích’ đó, ví dụ như
không phải ngẫu nhiên mà Phạm Công Thiện đã chửi Socrates ‘là một tên ngu dại
nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta’ (Hố thẳm của tư tưởng) vì
Socrates đã dám đề ra một thứ triết lý, đạo đức, hay một thứ ‘luận lý học’ nhằm
đưa con người vào việc tuân thủ ‘luật’ của xã hội loài người!
Tuy nhiên, ông không luôn đúng khi
‘giết chết’ tôn giáo vì không phải tôn giáo là hoàn toàn bất hợp lý mà nó tồn
tại vì có cái lý của nó, và ông cũng không luôn đúng khi đề cao một thế giới
cảm tính cá nhân tự do… tuyệt đối.
Ngoài ra, có một số người, đặc biệt
là NGLB, nhận thấy là, đối với loài người; không tồn tại một chân lý nào cả,
ngoài những ước định chỉ có tính chất tương đối, mà chỉ có một chân lý tối
thượng: đó là sự vô tình của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, LB cũng cảm nhận
mãnh liệt rằng: tình khúc âm-dương là một đặc ân vĩ đại của thế giới tự nhiên.
‘Tại sao con người sinh ra thường
phải chịu số phận bị ruồng bỏ, sĩ nhục, chà đạp, chèn ép, hiểu lầm, buộc tội, oan
sai, mồ côi, mặc cảm, tha hóa, cô đơn, tuyệt vọng, hãi hùng, đau khổ, bệnh tật
nan y, tăm tối hay lưu vong, đâu là bến bờ tự do của con người, khi nào ta có
được tâm hồn như trẻ thơ vui đùa bên những dòng suối nhỏ, phải chăng tất cả các
khát vọng đều là ảo ảnh?’ (Phi-Kim Dung và tình yêu, NGLB). Và có phải vì thế
mà Nietzsche muốn ‘Trở về vĩnh cửu’ - hãy sống hồn nhiên như chính cái tự tính
mà ta được sinh ra?
6. Đàn bà là vũ trụ của đàn ông
“Làm sao ta thù địch với dáng kiều thơm nhẹ nhàng của các cô được? Làm
sao ta là kẻ thù của dáng kiều thánh thiện, của bước chân thon gót hồng kia?”
(Nietzsche)
Vũ trụ nằm trong đáy mắt của người
đàn bà’, một người nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ triết học, thì chỉ có 2 giải pháp:
một là sống trong lòng người đẹp Tô Châu; hai là, chết bên bờ sông Danube. (Lưu ý rằng cảm nhận ở đây cũng tương tự đối với phụ nữ).
Đàn bà là phiên bản phản ánh sự bất
tử của đàn ông, trong khi đó, con cái là bản tái tạo sự bất tử của tình khúc âm
dương. Một người đàn ông chỉ có thể bất tử khi và chỉ khi tìm được cho mình một
người đàn bà đích thực/được sống thanh bình trong tình khúc âm dương, vì khi
đó, người đàn ông sẽ quên đi sinh-tử, hai người sẽ sẵn sàng khinh cái chết để
chìm đắm trong bản Sonate ánh trăng của Beethoven hay trong đại dương của sự thăng
hoa cực đại.
Thượng đế luôn luôn để ở đâu đó một
chiếc chìa khóa đầy nữ tính để mở cái ổ khóa tâm hồn của người đàn ông, còn
việc ai đó không tìm được chiếc chìa khóa này thì không phải là lỗi của thượng
đế. Và người đàn ông không quan tâm lắm đến cái ‘lỗ đen’ trong thế giới vật lý,
nhưng sẽ chìm đắm trong cái lỗ đen của thế giới đực cái.
Đàn ông có thể làm bá chủ thế giới,
nhưng đàn bà lại làm bá chủ của đàn ông, vì đàn bà là một thứ á phiện muôn đời
của đàn ông: ‘Người đàn ông đích thực chỉ muốn có hai điều là nguy hiểm và cờ
bạc. Vì thế họ thích đàn bà, đó là món cờ bạc nguy hiểm nhất’ và ‘Hạnh phúc của
người đàn ông là: ta muốn. Hạnh phúc của người đàn bà là: chàng muốn’
(Zarathoustra), vâng, khi ‘yêu’ người ta không nghĩ đến thượng đế nữa, những bá
chủ thế giới như Đường Minh Hoàng đã quên cả giang san để quỳ xuống van xin
tình yêu của Dương Quý Phi, Đoàn Dự đã tự nguyện quỳ xuống và sẵn sàng tung hô
Vương Ngữ Yên là ‘Thần tiên tỉ tỉ vạn vạn tuế’, Tiểu Lý Phi Đao suốt đời khắc tượng của mỹ nhân Lâm Thi Âm (truyện 'Đa tình kiếm khách' của Cổ Long), Napoleon đã quên đi các chiến
công hiển hách để quỳ xuống van xin tình yêu của nàng Josephine, Khang Hi đã
khóc lóc thê thảm và nói với dân nữ Tát Dung Nhi rằng: ‘ta yêu nàng hơn cả sinh
mạng của mình’, còn Dostoievsky thì mê người đẹp như khờ dại: ‘Thiên thần
yêu dấu của ta, Anya: ta quỳ xuống, ta cầu nguyện cho em và ta xin hôn lên đôi
chân em. Em là tất cả tương lai ta - cả hy vọng, cả đức tin, cả hạnh phúc và cả
niềm khoái lạc’…
Và Nietzsche cũng không ngoại lệ:
‘Từ đây khởi đầu một thiên tình sử cao đẹp nhất của thế kỷ 19, thiên tình sử
câm nín và đau xót mà mãi đến ngày nay vẫn chưa một ai biết rõ. Sau này Cosima
sẽ là Ariane trong giấc mơ của Nietzsche. Chỉ đọc một lần vào năm 1888, khi rơi
vào tình trạng điên lọan, ông mới dám viết cho người thiếu phụ đó: ‘Ariane, ta
yêu em’ (Charles Andler), hay ‘Ông muốn tìm một người phụ nữ có thể hoàn
toàn đồng điệu với những xúc cảm của ông và trở thành hiện thân sống động những
tư tưởng mà ông theo đuổi. Một lần tại Nice, bất chợt nhìn thấy một mỹ nhân trẻ
đi dạo, ‘nhẹ nhàng như chú dê con’, nhà triết học đã bị hút hồn bởi biểu tượng
tinh khiết và ngây thơ đến tột đỉnh đó. Nhưng ông đã nhận thức được quá rõ sự
nguy hiểm trong triết học của mình, để quyết định kết hôn với cô: ‘Hiển nhiên
là với ta được có một nhan sắc tuyệt vời nhường ấy bên cạnh mình sẽ là một
phước lành tinh khiết, nhưng liệu đó có phải là phước lành đối với nàng không?
Chẳng lẽ ta với những ý tưởng của mình lại không biến nàng thành bất hạnh và
chẳng lẽ trái tim ta không tan nát ra khi nhìn thấy sự đau đớn đó của mỹ nữ đáng
yêu này? Không, ta sẽ không cưới nàng!’ (báo An ninh thế giới).
Vâng, Nietzsche sẵn sàng giẫm đạp
lên mọi luân lý truyền thống, mọi khái niệm ‘chém gió’ của con người, thậm chí
sẵn sàng giết chết thượng đế, nhưng ông không bao giờ giết chết cái ‘vũ-trụ-chân-lý’
đầy nữ tính và đồng thời là thượng đế của tâm hồn ông.
Tình khúc âm dương
đã ngự trị trong tôi,
không thể nào thoát nỗi.
Mạc Ngôn nói ‘phong nhũ phì đồn’,
hai lỗ mũi tôi phập phồng,
người bung nở,
mùi thơm từ cõi kỳ lạ bay tới,
biển thiên thai sóng động.
*
Ai đã từng nói:
‘vũ trụ nằm trong đáy mắt của người đàn bà’?
Mà đối với tôi
còn hơn thế.
Mà có lúc
tôi muốn từ bỏ tất cả
để được cái vũ trụ này.
*
Ai là Phật? Ai là Chúa?
Sao biết được,
tôi chỉ là người trần tục!
Bỗng tôi muốn có nàng mãi mãi
suốt đời này,
chẳng bao giờ đổi thay.
(NGLB)
7. Hạnh phúc gần gũi
Bởi vì ta chống lại cái
chết nên mới cầu sự bất tử, bởi vì ta chống lại đau khổ nên mới cầu viện tới
một thiên đường hạnh phúc hư ảo, bởi vì ta chống lại bệnh tật nên mới cầu thần
thánh, bởi vì ta chống lại thiên nhiên nên mới cầu trời phật phù hộ, bởi vì ta
chống lại vị đắng của tình yêu nên mới đi tu hay căm thù đàn bà (đối với đàn
ông), bởi vì ta chống lại sự khiêm tốn nên mới suốt ngày đi ‘chém gió’ …, và
tổng quát, bởi vì ta chống lại những cái gì hiển nhiên thuộc về con người, nên
có một kẻ vô danh tự xưng là thần thánh nào đó đã giăng sẵn một tấm lưới vô
hình và nói thầm trong bụng rằng:
-Ha.. ha… ha…, nếu ngươi không chấp
nhận những cái của con người thì hãy chui vào đây, ta hứa sẽ ban cho ngươi mọi thứ
không-thể-biết.
Hạnh phúc là gì? Sâu xa nhất, hạnh
phúc chính là con đẻ của đau khổ (vì có đau khổ mới có hạnh phúc), với ý nghĩa
là ta hãy làm một con người với những gì mà con người có: sinh ra-lớn lên- chết
đi, yêu và đau khổ tuyệt vời, bị phản bội/ngoại tình, bị rơi vào cô đơn/tuyệt
vọng/hư vô, được tung hô lên tới trời hay bị chà đạp như con chó, bị bệnh gút,
đái đường, đau tim, đau bao tử, tai biến mạch máu não, ung thư, thậm chí bị
bệnh Sida, động đất sóng thần, thiên tai lũ lụt…, và bởi vì hiểu ta là một con
người nên ta đã chấp nhận sự chà đạp bằng cách không ngừng vùng lên, chấp nhận
bệnh tật bằng cách tìm thuốc chữa, tập thiền/dưỡng sinh/Thái cực quyền, chấp
nhận thiên tai bằng cách sống chung với lũ hay tái tạo cuộc sống mới sau thiên
tai, chấp nhận cái chết bằng cách sống có ý nghĩa trên cõi đời này, chấp nhận
đau khổ bằng cách tận dụng từng phút từng giây của hạnh phúc, chấp nhận sự phản
bội của tình yêu bằng cách xem nó như là một thứ vị đắng tuyệt thú của trần gian…
Hôm qua trước cổng hình dáng em
Trời đang nóng nảy bỗng im lìm
Em vô anh lén nhìn theo dáng
Em về để vạn nhớ mông mênh
*
Tối nằm mê mẫn hồn mơ tiên
Thượng đế trao anh một dáng huyền
Dáng em mềm mại bình minh nhú
Vũ trụ theo anh, vũ trụ hiền.
(NGLB)
8. Cái nhìn hiện thực của ‘lão bá tánh’
Ngày xưa, người dân Trung quốc rất
ghét mấy cái lão mà cầm phất trần đi lên đi xuống ở phòng khách mà chả bao giờ
xuống bếp hay ra ruộng, rồi thốt lên nào là ‘vũ trụ là vô tận’, ‘đời là vô
thường’, ‘ngươi là cát bụi’, ‘tình yêu là diễm tuyệt’, ‘con người sinh ra là
một điều kỳ diệu’, ‘sống là bất tử’… mà chả đem lại cho họ tí xíu lợi ích thiết
thực nào.
Các triết gia ngày xưa xưa lắm, vì họ chủ
yếu là đi bộ (may lắm là được cưỡi ngựa/lừa) quanh quanh khu vực mà họ sống hay
đi xa hơn một tí, nên ngoài cái tài nói triết lý, kiến thức của họ là 'tám lạng và nửa cân' so với một vị tù trưởng hiểu rộng thời ấy, nhưng hình như họ không biết về lịch sử, địa lý, văn
hóa… của 'các nước khác'. Ví dụ có 3 triết gia: triết gia A ở Nga, triết gia B ở
Syria, triết gia C ở Ấn Độ, thế thì triết gia A hoàn toàn mù tịt về Syria hay
Ấn Độ, triết gia B hoàn toàn mù tịt về Nga hay Ấn Độ, triết gia C hoàn toàn mù
tịt về Syria hay Nga (thực vậy, trong các Kinh sách của các tôn
giáo khác nhau thì chả có địa danh nào, mẩu chuyện lịch sử nào, hay nhân vật nào trùng nhau…), vì vậy đôi khi họ mới cho rằng quả đất là hình vuông, Trung Hoa ở trung tâm của quả đất!, mặt trời quay chung quanh quả đất, châu Mỹ là Ấn Độ!, và đặc biệt là họ hoàn toàn không biết tí gì về nền văn minh Văn Lang…
Quay trở về thực tại. Hàng ngày, LB
thường gặp các ‘hai lúa’ từ đầu xã đến cuối xã, mình hỏi:
-Anh/chị có biết triết gia Nietzsche không?
-‘Không biết’, họ trả lời.
Cái mà họ cần là: một cái ‘chuồng
bồ câu’ ấm cúng, thu hoạch mùa màng tốt, có thể giúp đỡ cho cha mẹ, bà con, bạn
bè…: đây mới chính là chân lý thiết thực của người dân, nói đơn giản hơn: hạnh
phúc không phải là một cái gì xa xôi lắm, mà nhiều khi ở trong ngay cái ‘chuồng
bồ câu’ nho nhỏ của ta.
Và chưa có một thứ triết học nào mà
thực sự đem lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại, mà chỉ thấy đời này qua đời
nọ toàn là chiến tranh, chiến tranh và chiến tranh. Nên, từ việc có người nói
‘con người là một con vật nhưng không bao giờ chịu nhận mình là con vật’, lão
bá tánh mới nghĩ rằng ‘triết gia là nhà chém gió nhưng không bao giờ chịu nhận
mình là nhà chém gió’ (mà có thể đó là một biểu hiện của 'sự ngu dốt vô hạn của con người' - Einstein), hihi…, và họ cho rằng họ không cần biết Nietzsche là ai,
mà nếu có biết thì ông chả có giá trị gì đối với họ cả, lý do rất đơn giản:
Các triết gia thường là những nhà
‘chém gió’ vĩ đại.
Với cách nhìn của họ, LB nghĩ thêm rằng Nietzsche đã bị rơi vào một
trò chơi nghịch lý của trí tuệ, đó là ông đã ‘lật đổ mọi giá trị’, nhưng trong thâm
tâm ông cho rằng những phát biểu của ông là có giá trị, do đó, theo logic của
ông, ông đã tự cho các phát biểu của mình là vô giá trị (đối với ông).
Và, chúng ta cảm thấy rằng
Nietzsche là kẻ tự hiểu lầm tội nghiệp vì: ông như một người đi đến một cái ngã ba đường (hay nhiều đường hơn nữa) mà không biết đường nào sẽ dẫn đến chân lý; cuối đời, ông không còn biết là ông là ai? đã làm cái gì?, rồi trở về với cát bụi. Phải chăng những lời phát biểu của
ông là tiếng kêu thống thiết của một kẻ cô đơn mà không tìm được sự sưởi ấm
trong một thế giới với những định kiến trùng trùng điệp điệp, đặc biệt là với
những trọc phú văn hóa có cái mồm ‘chém gió’ hết sức là ‘vô minh’! Có phải con
người cần phát triển thêm những triết lý ‘thực tế’ hơn, ‘khả tri’ hơn và ‘tự
nhiên’ hơn, mà trong đó, 'tình khúc âm dương' là cứu cánh đối với mọi triết lý:
‘Con người chứ không ai khác đã tự sản sinh ra tình yêu sau khi ăn trái cấm, mà
thượng đế chỉ ban tặng cho họ không gì khác là hai xác thịt chứa đầy rẫy những
tình dục, cô đơn và đau khổ. Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn
của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là
liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’
(Phi-Kim Dung và tình yêu, NGLB).
Dưới nắng hoàng hôn một bóng kiều
Thân hình tuyệt mỹ, dáng phiêu diêu
Chim trời hạ cánh rung tình khúc
Ngự xuống bàn tay đẹp mỹ miều
*
Chim ơi! chim chớ nhìn dáng ngọc
Chết lịm hồn chim, rớt chiều tà
Chim ơi! chim chớ hôn lên má
Chết lịm tim chim, dậy sóng tình
*
Chim ơi! chim chớ nhìn đáy mắt
Chết lịm tình chim, dưới mặt hồ
Chim ơi! chim chớ thơm mái tóc
Chết lịm lòng chim, hương ngát say
*
Chim ơi! chim chớ ôm sầu nhớ
Chết lịm đời chim, nơi biển tình
Chim ơi! chim chớ mơ màng hót
Chết lịm kiếp chim, một bóng hình.
(NGLB)
9. Bá chủ vũ trụ và kết luận
"Em là tất cả tương lai ta - cả hy vọng, cả đức tin, cả hạnh phúc và cả niềm khoái lạc"
(Dostoievski)
À, có một người nói với LB là người ấy hiểu về Nietzsche ghê
gớm lắm!!! (híc.. híc...), còn LB thì chỉ hiểu đời nhè nhẹ theo câu chuyện và mấy câu thơ dưới đây thôi:
‘Bá chủ vũ trụ’ vì muốn thống trị loài người nên phải nhập
‘tinh thần’ của ngài vào bộ óc của một con người cụ thể. Cơ hội đã đến, có một
phi thuyền đổ bộ lên một hành tinh nọ, trong đó có 2 phi hành gia, một nam, một
nữ, hai người yêu nhau. Trong lúc người nữ đi vắng, ngài bèn đến và dùng sức
mạnh để nhập ‘tinh thần’ của mình vào bộ óc của người đàn ông, dĩ nhiên người
đàn ông này không thể kháng cự, và nếu ngài thành công thì sau đó người đàn ông
này sẽ thành bá chủ vũ trụ hữu hình và do đó không còn tình yêu nữa. May thay,
vào lúc đó, nàng kịp thời xuất hiện, thấy nàng, chàng trai vô cùng mừng rỡ nói:
- Ôi, tình yêu của anh.
Sau đó hai người ôm hôn, quả tim của hai người nhập thành
một và nó bỗng bừng cháy rạng rỡ đầy tình yêu kỳ diệu, rồi phát ra một luồng từ
trường vô cùng mãnh liệt không thể nào tưởng tượng nỗi. Thế là chỉ trong vòng
một sát na, bao nhiêu quyền lực của bá chủ vũ trụ đã bị tan biến thành mây khói
vì bị hóa giải bởi sức mạnh vô địch của tình yêu, ngài phải ‘bỏ chạy’, trước
khi vĩnh viễn biến mất, ngài còn ngoái đầu lại và thảng thốt để lại lời trăn
trối một cách vô cùng đau đớn:
- Ôi! ta tưởng ta là bá chủ vũ trụ, không ngờ ta lại bị thua
trước sức mạnh tình yêu của con người, xin vĩnh biệt...
"Ngược dòng tìm sắc ti-gôn tím
Bỗng rộn lòng em một dáng hình
Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
*
Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
Tim em xao xuyến về bên ấy
Trong chốn mờ sương, em... thấy anh".
Bỗng rộn lòng em một dáng hình
Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
*
Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
Tim em xao xuyến về bên ấy
Trong chốn mờ sương, em... thấy anh".
Và cuối cùng, 'ông tiến sĩ kỳ lạ' nói là thích câu này: 'Nietzsche đúng trong thế giới nội tại nhưng không đúng với thế giới ngoại tại - xã hội loài người và thế giới tự nhiên'.
Xin tạm biệt Nietzsche, vì chúng ta không có nhiều thì giờ để nghiên cứu về Nietzsche, chúng ta cũng không có lãnh lương để nghiên cứu về Nietzsche: chúng ta cần phải sống và yêu, hihi…
Xin tạm biệt Nietzsche, vì chúng ta không có nhiều thì giờ để nghiên cứu về Nietzsche, chúng ta cũng không có lãnh lương để nghiên cứu về Nietzsche: chúng ta cần phải sống và yêu, hihi…
HẾT.
---------------
Các nguồn tham khảo chính:
Chủ nghĩa hiện sinh:
http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/sotay/2008/3/56714.cand
Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/414-triet-hoc-my-co-phai-la-mot-thu-gi.html
Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/414-triet-hoc-my-co-phai-la-mot-thu-gi.html
‘Hạnh phúc’: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/nhan-sinh-quan-nietzche/
Kim Dung: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Kim Dung: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Nietzsche - cuộc đời và triết
lý: http://kinhdotruyen.com/tac-gia-felicien-challaye/truyen-nietzsche-cuoc-doi-va-triet-ly.html
Triết lý của Nietzsche: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/tong-quan-triet-ly-cua-nietzsche/
Trịnh Công Sơn: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/242-may-dong-ve-trinh-cong-son.html Và nhiều tài liệu khác có liên quan.
Quay trở về thực tại. Hàng ngày, LB thường gặp các ‘hai lúa’ từ đầu xã đến cuối xã, mình hỏi:
Trả lờiXóa-Anh/chị có biết Nietzche không?
-‘Không biết’, họ trả lời.
Cái mà họ cần là: một cái ‘chuồng bồ câu’ ấm cúng, thu hoạch mùa màng tốt, có thể giúp đỡ cho cha mẹ, bà con, bạn bè…: đây mới chính là chân lý thiết thực của người dân, nói đơn giản hơn: hạnh phúc không phải là một cái gì xa xôi lắm, mà nhiều khi ở trong ngay cái ‘chuồng bồ câu’ nho nhỏ của ta.
Và chưa có một thứ triết học nào mà thực sự đem lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại, mà chỉ thấy đời này qua đời nọ toàn là chiến tranh, chiến tranh và chiến tranh. Nên, từ việc có người nói ‘con người là một con vật nhưng không bao giờ chịu nhận mình là con vật’, lão bá tánh mới nghĩ rằng ‘triết gia là nhà chém gió nhưng không bao giờ chịu nhận mình là nhà chém gió’, hihi…, và họ cho rằng họ không cần biết Nietzsche là ai, mà nếu có biết thì ông chả có giá trị gì đối với họ cả, lý do rất đơn giản:
Các triết gia thường là những nhà ‘chém gió’ vĩ đại.
Lưu comt Như Mai:
Trả lờiXóaLá vàng rơi xuống sân tôi
Bỗng tôi mơ tưởng một người xa xa
Ảo sao êm mướt mượt mà
Ảo sao hương ấy lượn là quanh đây.
Sang thăm Nhà Gom Lá Bàng nè, chúc chủ nhật vui nha
Trả lờiXóaCám ơn Mai Phan nhé, LB sẽ sang thăm,
Xóachiều CN ngọt ngào.
Dáng nàng cao ráo xinh xinh
XóaHoa tigon đó, phiêu linh mắt chàng.
Chu Ngọc4:01 PM1
Trả lờiXóaƯớc gì ta biết đóng bè
Để ta xuôi biển, măm chè cùng ai..
Tối chủ nhật vui vẻ , ngon giấc anh LB nhé !
Trả lờiXóaCám ơn Tím nghen, nhớ sắp xếp về VN chơi nhé, chúc tối ngọt ngào.
XóaLưu comt Phan Hạ Duyên:
Trả lờiXóaAnh còn nợ em, một nụ... thơm
Anh còn nợ em, mây gió vờn
Anh còn nợ em, cây tình tứ
Anh còn nợ em, thác man mơn
Lưu comt Bằng lăng tím tím:
Trả lờiXóaEm tôi áo tím nhìn ra biển
Còn tôi mắt tím nhìn theo em
Biển xa còn có dáng mềm
Tím xa anh chỉ đêm đêm mơ màng...
Anh LB xem có gì thay đổi hoặc chưa đúng ý thì cứ cho Đóm biết. Đóm sẽ sửa lại. Còn nền thì để Đóm tìm và nghiên cứu xem cái nào phù hợp.
Trả lờiXóahttp://i1226.photobucket.com/albums/ee407/nkimchi2011/nhagomlabang_zpsc2424546.jpg
Trên cả tuyệt vời Đóm à, thế thì cà phê Bình Thạnh đâu có đủ để mời Đóm, hihi..., cám ơn nhìu nhìu nghen, tối ngọt ngào.
XóaAnh LB ơi , MT cũng có nghe blogspot 4/2014 sẽ đóng cửa , nhưng hỏi lại thì ko biết tin tức ấy đọc từ đâu ..?? Nên MT chưa mở blog mới nào cả , nhưng đợi rảnh chút MT sẽ mở blog TV hay Opera , nhưng có lẽ blog Tiếng việt anh à vì nghe đâu blog opera thì người ngoại quốc nhiều lắm nên mọi người thích văn thơ về blog tiếng việt nhiều lắm....Tuần mới vui vẻ , may mắn..anh LB nhé!
Trả lờiXóaÀ, LB nghe nhiều blogger nói lắm, chắc ta lại phải chuyển nhà,
Xóanhưng sợ sang nhà mới được 1 năm lại chuyển nhà tiếp, hu.. hu...
Cám ơn Tím nghen,
LB sẽ suy nghĩ, ngày mới ngọt ngào.
Ngày mới đầu tuần sang thăm Anh
Trả lờiXóaNiềm Vui và hạnh phúc luôn ở bên anh nhé
À, mình có ghé nhà bạn mấy lần, chưa thấy bài mới.
XóaMình ở đời thấy sao thì ghi nhận vậy,
còn mấy entry có liên quan đến tôn giáo (chính trị)
thì mình không bình được đâu, hihi...
Cám ơn bạn TMC nhé, chúc ngày mới tốt lành.
Anh LB ui, nói thật là coi cho hết bài viết của anh khó lắm đó, nhưng giáo tự hào là đã đọc từ đầu đến cuối một cách chăm chú, cẩn thận và rất thú vị với những câu "chém gió"riêng của NGLB! Ngưỡng mộ LB với kho kiến thức khá đồ sộ đó nhe! Chúc anh vui khỏe và viết thật sung sức!
Trả lờiXóaHề.. hề..., LB kg quan tâm đến ông Nietzsche gì gì đó, LB chỉ quan tâm:
Xóa"Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô".
Có phải vậy chăng! Cám ơn GL, GL viết hay lắm đóa, chúc chiều ngọt ngào.
E k biết ai triết gia vĩ đại nhất đâu, e chỉ biết có a thui à, hì hì. Vì qua những entry của a, thấy tầm hiểu biết và lối suy nghĩ k thua gì triết gia đâu nhé.
Trả lờiXóaHi, chúc a chiều vui nha.
P/s: Hum nay có món gì cho e k?
Anh lại thấy ở HN có một cô tím rất dễ... sương, hihi...
XóaÀ, chiều nay còn xoài cực ngọt và món khoai môn hầm sườn heo, Vi ở lại măm măm nhé.
Chúc chiều ngọt ngào nghen cô gái đang đi trong rừng.
Chúc chủ nhà tuần mới bình an, ngập tràn hạnh phúc và làm việc hiệu quả nhé!
Trả lờiXóaCám ơn bạn, ở đâu có bóng hồng thì ở đó là thiên đường, dù là ảo hay thật, hihi..., chắc vậy, chúc chiều vui.
XóaXin chào Nhà gom lá bàng!
Trả lờiXóaBài viết này của NGLB quả là Kỳ công khá lớn!... Rất cảm ơn NGLB, Ẩn danh xin trao đổ đôi điều ...
... Một cách gần gũi, có thể trong chúng ta ai cũng có niềm tin của riêng mình, trạng thái và mức độ có thể khác nhau. Dường như Nietzsche cố gắng tìm kiếm niềm tin tuyệt đối của con người, trong thế giới nội tại của con người, vượt qua tthế giới ngoại tại, đưa con người đạt đến tự do. Tự do ấy của ông - Ý niệm tuyệt đối !, vượt khỏi quyền năng sáng tạo và có thể vì vậy đạt đến Bất tử.
Chúc NGLB tối vui và ngon giấc
Cám ơn bạn đã ghé nhà, chúc ngày mới tốt lành.
XóaXin chào Nhà gom lá bàng! Xin cảm ơn anh với bài viết vừa triết học vừa gần gũi lại vừa nghệ sĩ giúp người đọc nhẹ nhàng đi vào những vấn đề phức tạp và sâu sắc của trí tuệ … Và xin gởi anh lời trao đổi …
Trả lờiXóa“ Xin Nietzsche hãy ngũ yên, hậu thế hiểu anh, cảm ơn anh và thông cảm anh, anh là sự cố gắng đi tìm tự do tuyệt đối-Tình yêu tự do , anh là bằng chứng khẳng định cho niềm tin của con ngưới có thể đạt đến ý niệm tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối - có ánh sáng kỳ vĩ có thể đạt gần đến với ánh sáng của Quyền năng Sáng tạo. Anh đã cô đơn trên con đường tìm kiếm ấy và là sự cô đơn-hy sinh cho quá trình tìm kiếm ấy và nhân loại vẫn còn dõi theo bước anh đi, vẫn cần sự giúp đỡ của anh cho sự cân bằng hơn trong phát triển, vẫn thấy bóng dáng anh trên con đường phát triển trong thế kỷ 21 này và có thể cả về sau nữa… Xin trân trọng gởi anh tình yêu-tri ân của một ẩn danh, một hậu thế của anh !” (Ẩn danh)
Và xin cảm ơn Nhà gom lá bàng về bài thơ hay tuyệt
“"Ngược dòng tìm sắc ti-gôn tím
Bỗng rộn lòng em một dáng hình
Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
*
Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
Tim em xao xuyến về bên ấy
Trong chốn mờ sương, em... thấy anh".
Chúc Nhà gom lá bàng ngày thật vui!
À, bài thơ vừa nói quan điểm của mình (đối với Nietzsche),
Xóacòn về ông mình sẽ nhắc đến ông nếu có liên quan,
cám ơn bạn, chúc ngày mới tốt lành.
" Các triết gia thường là những nhà ‘chém gió’ vĩ đại." và được các nghiền ngẫm gia ưa thích!
Trả lờiXóaHi, NT thêm khúc sau theo thiển ý của mình.
Thực tế, không phải triết lí nào cũng đúng, nó chỉ tương đối với một vài khía cạnh, hoàn cảnh nào đó thôi. Bằng chứng là có nhiều thứ triết gia và triết lí khác nhau, đối chọi nhau. Nên cái nầy đúng thì cái kia phải sai.
Qua thăm anh, chúc anh những ngày mưa gió vẫn cứ vui và yêu đời.
À, đối với người dân là vậy, có nhiều cái ta tưởng là to lớn nhưng lại không có tác dụng với người dân, và ngược lại,
Xóabởi vậy cần nghiên cứu về người dân/cộng đồng như là một khoa học
và 'có yêu mới hiểu' (Victor Hugo), nếu không thì lại bị rơi vào 'chém gió', hihi...
Cám ơn bạn NT nhé, chúc ngày mới tốt lành.