Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

479. Tính quyết định của lịch sử và tình khúc âm dương

Đừng gọi thời gian, mấy năm liền!
Đừng gọi không gian, em ở đâu!
Đừng gọi tình dục, mùi thơm ảo!
Đừng gọi tình yêu, anh nhớ ai!
(NGLB)

Bài viết này gồm có:
1. Chân lý chung của các môn phái
2. Ai quyết định lịch sử?
3. Vũ trụ của Nguyễn Huệ là Ngọc Hân công chúa
4. Anh hùng ra đi
5. Tình khúc âm dương… bất tử.
1. Chân lý chung của các môn phái
Cách đây khoảng 2 năm, LB đã đồng thời nghe/đọc được cả 4 câu chuyện dưới đây trong vòng vài tháng, (lưu ý rằng LB chỉ viết vài cảm nhận khi nghe/đọc các mẩu chuyện trên thôi nghen, mỗi người mỗi ý, các blogger hãy tự suy nghiệm các câu chuyện này và hiểu theo cách của các bạn nhé), như sau:
Câu chuyện 1: LB có đọc báo Tuổi trẻ!, trong đó có bài viết của một phóng viên người Việt thực hiện một chuyến hành trình xuyên Tây Tạng. Trong bài viết, anh ta kể rằng người dân Tây Tạng có kinh nghiệm ngàn năm là:
-Bạn có thể chết bất cứ lúc nào vào ngày mai, nên hãy sống như ngày mai ta sẽ chết.
LB và một người bạn (tạm) hiểu ý họ nói là hãy tận hưởng tốt nhất những gì tốt đẹp của ngày hôm nay, hãy nâng niu, trân trọng từng giây phút hạnh phúc mà ta đang có trên cõi đời này…, và LB đánh giá đây là một trong những chân lý hay nhất của nhân loại.
Câu chuyện 2: Em họ của LB có gửi cho LB một cái email với nội dung nói về Phật, đại khái như sau: ‘Có một người bị một con cọp rượt đuổi đến vực thẳm. Anh ta sợ quá, bèn nhảy đại xuống vực. May thay, anh ta chụp được một sợi dây leo, nhưng nó cũng sắp đứt và đàng nào anh cũng phải chết. Bỗng anh ta thấy trước mắt có một chùm nho, anh bèn hái ăn, ‘rất ngon’, và quên cả cái chết’.
Câu chuyện này được đời sau cải biên dưới nhiều dạng, nhưng cơ bản là, phía sau là cái chết đang rượt theo ta, phía trước là cái chết đang rình rập ta, lùi cũng chết mà tiến cũng chết, thôi thì ta hãy vui với cái-đang-là mà quên đi chuyện sinh tử (entry 470).
Câu chuyện 3: LB có đọc một entry trong blog.yahoo.360, có câu: ‘Chúng ta sinh ra là để sống chứ không phải chuẩn bị sống. Vì vậy ngay hôm nay bạn sống hết mình, làm những gì có thể làm được mà không đợi chờ. Đừng để ngày mai những gì có thể làm hôm nay. Bạn hãy làm giàu bất cứ lúc nào (!) và tiêu tiền theo phương châm của người Do Thái: ‘Chúa ban cho chúng ta tiền của để chúng ta mua vui trên thế gian này chứ không phải để chúng ta gom góp rồi cuối cùng trả về cho Chúa’. Tiền bạc là vật ngoại thân. Khi sinh ra, ta không có tiền. Khi chết đi, tiền cũng không theo ta. Người sống cuộc đời hạnh phúc với tiền là người ‘khi sống không thiếu tiền, khi chết không còn tiền’ (theo Năm lúa LVK). Câu chuyện này được ‘các hai lúa’ ở Tây Nguyên rất thích.
Câu chuyện 4: LB tìm mua một món quà để tặng một người bạn (Việt kiều về nước), đi lang thang rồi lạc vào một tiệm bán sách ‘Chúa’ ở đường Phan Đăng Lưu (Sài Gòn), tại đó, mình có gặp một cụ già khoảng 70 tuổi (entry 336), ông có trao đổi với mình vài ba câu như sau:
-Chúng ta làm ra tiền để làm gì?
+Để thụ hưởng
-Thế có người để dành tiền để về già mới thụ hưởng, đúng hay sai?
+Chắc là… đúng.
-Sai rồi, vì chưa chắc về già ta đã được thụ hưởng số tiền đã dành dụm đó, vì ta có thể ra đi vào bất cứ lúc nào, nên hãy thụ hưởng ngay bây giờ khi có thể.
Ông còn nói đó là triết lý trong Kinh thánh và triết lý của dân tộc Tây Tạng mà ông ta đã bỏ cả đời ra để suy nghiệm.

LB mới nhận thấy rằng hầu hết các môn phái đều có chân lý chung như trên, chỉ có cái khác là ‘có hay không’ yếu tố thần thánh đàng sau nó, ví dụ: ‘Phật chỉ là một người bình thường rồi trở thành một đấng giác ngộ’ (không thần thánh, ý của thiền sư Thích Nhất Hạnh), hay ‘Phúc thay cho những ai không thấy mà tin’ (có thần thánh, theo tâm sự của một người bạn), và việc hiểu ‘có thần’ hay ‘không có thần’ này đã trở thành một vấn nạn của nhân loại, người bạn này cũng nói rằng: ‘chừng nào còn Thượng đế thì Nietzsche vẫn còn sống’, thiệt, hihi…
Và việc vận dụng câu ‘hãy tận hưởng tốt nhất những gì mà ta đang có ở hiện tại’ hay ‘cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương’ (Khalil Gibran), nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại vô cùng phức tạp, ví dụ như hôm qua (6/11/2013), LB thấy trên mạng/báo chí đăng tin về việc ‘ông Chấn bị tù oan 10 năm’, rộng hơn, ở đời ta muốn sống ‘an bình’ có được không?, cái gì là chủ đạo mà quyết định cái được gọi là ‘số phận' của ta? (xem dưới).
2. Ai quyết định lịch sử?
“Thế giới mà ta đang sống là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu”
(Phi-Kim Dung và tình yêu, NGLB)
Chính vì câu nói 'ai đẹp nhất trong số ba nữ thần (Hera, Athena và Venus) sẽ được thưởng quả táo này?' của nữ thần ‘Bất hòa’ và hành động của anh chàng Paris trân trọng trao tặng quả táo vàng cho nữ thần Venus, mà cuộc chiến ở trên thiên đình đã đổ xuống trần thế: ở thành Troia, trong đó phe ủng hộ thành Troia gồm Thần chiến tranh Arex, Nữ thần tình yêu và sắc đẹp Venus, và Thần ánh sáng Apollo…, phe kia gồm Nữ thần ‘bảo vệ hòa bình’ và trí tuệ Athena (người ủng hộ nhiệt thành cho Odysseus) và Thiên hậu Hera... Rồi dũng tướng Hector: người đã đứng ra bảo vệ thành Troia!, do thần Zeus đối mặt với cuộc nổi loạn trên đỉnh Olympus, do Hera ghen và đánh lừa ngài bằng nhan sắc và một đêm hoan lạc (!), mà thành Troia thất thủ (1184 TCN), Hector bị giết bởi Achilles (con của nữ thần biển cả Thetis)… (entry 215). Trong entry 478, LB có bình rằng: ‘Hehe..., vâng, LB vẫn còn nhớ những Achilles, Hector, Odysseus..., với sự tham gia/xúi dục/chỉ đạo của 2 thế lực 'thần thánh' bên ngoài..., và lịch sử các nước (nhược tiểu) xưa nay cũng có chuyện tương tự’. Nhưng thần thánh thì chỉ có trong truyện thần thoại, còn vào năm 2013 là thế giới tự nhiên.
Năm ngoái, LB có đi thăm một người chú mà khá am hiểu về thời sự, và ông có nói rằng: ‘nói cho cùng, để chống ngoại xâm thì phải mạnh’, nhưng khi LB hỏi rằng ‘làm thế nào để mạnh?’ thì câu trả lời quả là vô cùng khó… Sau đó, LB có về nhà suy nghĩ về lịch sử và giải pháp: ‘Thời thế tạo anh hùng, một 'cá nhân' không thể can thiệp vào lịch sử được, lịch sử sẽ tự có giải pháp cho vấn đề một cách hợp lý’ (nhưng ông chú ứ chịu như vậy, hihi...).
Ví dụ như vấn đề Tần Thủy Hoàng, thực ra mẹ của cậu bé Triệu Chính vốn là một kỹ nữ (hay ở miền Bắc gọi là ‘ca ve’): ‘Nguyên Triệu Cơ khi 17 tuổi đã là một kỹ nữ của Trà Hương Các, tên là Hạ Ly, nàng là gái vừa tuyệt sắc vừa tuyệt nghệ cầm ca. Trong một cuộc bán đấu giá người đẹp và dạ minh châu, Lã Bất Vi gặp và si mê nàng. Sau này y bỏ tiền bạc mua Triệu Cơ về làm thiếp’ (entry 273). Chắc không ai ngờ một kỹ nữ lại có thể làm sản sinh ra một vị hoàng đế ‘vĩ đại’ (?) của nước Tàu!
Ví dụ như vấn đề Napoleon I - nguyên là cậu bé Bonaparte sinh ra ở đảo Corsica (đảo Coóc, Pháp), một hòn đảo bé xíu xìu xiu (8680km2), nhỏ hơn một cái huyện trung bình ở VN, mà đã phình đại ra gần bằng cái châu Âu dưới tham vọng của một gã mê quyền lực là Napoleon. Nếu không nhầm, về bản chất thì Napoleon và Hitler là như nhau, vì cả hai đều có tham vọng làm bá chủ thế giới, có điều kẻ thì chết vì tự tử (Hitler), có kẻ thì may mắn hơn là trước khi chết trong cô đơn ở đảo Saint Helena lại được thiên thần bé nhỏ Betsy quan tâm (Napoleon).
Ví dụ như anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nếu ‘chú Ba Thơm’ đến từ vùng núi đồi An Khê với câu nói nổi tiếng: ‘Ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà. Nay cũng nên thử một chuyến xem có tốt không?’ (Hoàng Lê nhất thống chí) mà không bị chết đột xuất thì nay Quảng Đông và Quảng Tây đã thuộc về VN rồi: ‘Đến năm Nhâm Tí (1792) khi nhận thấy lực lượng của mình đã khá hùng hậu có thể đương đầu với nhà Thanh, vua Quang Trung sai Võ Văn Dũng cầm đầu một sứ bộ sang Tàu yêu sách hai điều: Đòi lại đất Lưỡng Quảng và yêu cầu được kết duyên với con gái vua Thanh. Nhưng mộng lớn chưa thực hiện được, do ‘xuất huyết não dưới màng nhện’, ông qua đời ngày 16/9/1792, thọ 39 tuổi (wikipedia)’…

Trong lịch sử không có chữ ‘nếu’ và trong lịch sử cũng không có chữ ‘sẽ’ do con người tưởng tượng ra. Phải nói rằng lịch sử quyết định con người, chứ con người không quyết định lịch sử. Và phải chăng, chiến tranh, nói cho cùng, là động lực tiến hóa của lịch sử vô tình, nói nôm na là nếu ta không có bệnh thì y học là sao mà phát triển!, thực vậy:
-Ai mà làm chấm dứt được chiến tranh của nhân loại thì giơ tay lên?
Nếu có ai nói rằng ‘anh hùng tạo thời thế’ thì chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ xíu xìu xiu thôi, thậm chí là dùng để ngụy biện cho ai đó được gọi là anh hùng, vì dân gian có câu ‘thắng làm vua, thua làm giặc’, và anh hùng không được quyết định bởi thắng thua: ‘không thể lấy thành bại mà luận anh hùng’, và vì thế anh hùng chỉ là một sản phẩm của lịch sử mà kẻ chiến thắng cuối cùng lại hiển nhiên thuộc về thế giới tự nhiên: ‘ông (Kim Dung) đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế' (Đỗ Long Vân - Vô Kỵ giữa chúng ta).
3. Vũ trụ của Nguyễn Huệ là Ngọc Hân công chúa
Để thư giãn, các bạn hãy đọc một đoạn nói về Nguyễn Huệ và vũ trụ của chàng là Ngọc Hân công chúa nhé:
Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh. Trước mắt công chúa, đôi hài thêu của nguyên súy khẽ lay động. Ngọc Hân chờ, nín thở mà chờ. Thật lâu Nguyễn Huệ không nói gì cả. Công chúa tự biết không thể cứ cúi đầu mãi thế này! Phải ngước lên mĩm cười với nguyên súy. Phải giúp người ‘xếp bào cởi giáp’ như những người vợ hiền trong cổ thư đã làm. Phải… phải cung kính ngoan ngoãn ‘tay nâng ngang mày’ như nàng Mạnh thị. Dù có nghĩ vậy công chúa vẫn không có can đảm ngước lên nhìn thẳng vào khuôn mặt nguyên súy.
Bỗng đôi hài trước mắt Ngọc Hân hơi xoay hướng, như dợm bước về phía cửa phòng. Nhưng sau đó, đôi hài vẫn bất động. Rồi đột nhiên Ngọc Hân cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai mình. Nguyên súy đặt yên bàn tay lên vai công chúa một lúc, rồi bóp nhẹ lên cái vai mềm. Bàn tay mơn man ve vuốt khắp vai bên phải, rồi vuốt nhẹ lên chiếc cổ trắng. Công chúa hồi hộp liếc nhìn, trong hoảng hốt chỉ nhận ra được ống tay áo gấm đỏ và một bàn tay gân guốc da ngăm.
Ngọc Hân xúc động đến nghẹn thở, hoang mang. Lúng túng chưa biết phải làm gì, nói gì. Đúng lúc đó, bất ngờ nguyên súy quì chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa. Ngọc Hân không ngờ nguyên súy làm như vậy, đôi tay chới với không biết phải làm gì, phải đặt vào đâu. Mái tóc dày và quăn phủ lên vạt áo lụa của công chúa. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy.
Nguyễn Huệ ngửng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà.
Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, miệng mĩm cười gượng gạo như cách cười của một kẻ phạm tội, nói nhỏ nhỏ: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỉ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm (Sông Côn Mùa Lũ - Nguyễn Mộng Giác).
4. Anh hùng ra đi
Và để thư giãn, các bạn hãy đọc một đoạn nói về người anh hùng như thế nào nhé:

Nhìn xa, biển đảo mờ sương khói
Một bóng cây thông đứng giữa trời
Thương ai, nhô nhấp rừng người
Vang hồn tử sĩ, rụng rời không gian
*
Nắng chiều hôn đất, rực núi ngàn
Khói chiều ôm gió, hồn mênh mang
Rừng phi lao đứng vững vàng
Núi non trùng điệp, anh hùng ra đi
*
Chiều buông xuống đời, mỏi mắt ai
Đoàn quân ngưỡng mộ, lệ chảy dài
Cười Napo-léon, khóc Cea-sar
Khổng Minh nhường bước, Alexan-der nhường đường
*
Lánh đời trần tục, chọn quê hương
Lúa mới mùi thơm, vị lạ thường
Biển tình sóng-cát thân thương
Dáng nàng diễm tuyệt, thiên đường dậy thơ.
(Danh tướng, NGLB)
5. Tình khúc âm dương… bất tử

“Sau khi thượng đế sáng tạo xong người đàn bà, ngài sững sờ trước vẻ đẹp của nàng và lẩm bẩm: ‘không ngờ ta sáng tạo ra người đẹp đến thế’, chính vì vậy mà đối tác của đàn bà là đàn ông đã rất nhiều lúc xem mỹ nhân là thượng đế hay là vũ trụ của mình”
(NGLB)
LB quan niệm là sống cơ bản là để… vui chơi, người ta hay nói là ‘chơi blog’ nhưng LB nghĩ đó chính là… làm việc, còn ba của LB nói là ‘ngủ tức là làm việc’…, thật vậy, có đêm thì mới có ngày, ta phải ngủ mới làm việc được, không nhất thiết cái gì làm ra tiền mới được gọi là ‘làm việc’. Và LB không quan tâm lắm và cũng không nhúng tay vào... lịch sử (mà có muốn cũng không được, hihi...), vì mọi lý luận phải chăng chỉ là trò đùa của trí tuệ - kẻ có cùng huyết thống với sự bế tắc! (Hemingway, Jack London, Maiacopski, Esenin. Marquez hay Nietzsche chẳng hạn), và vì LB thiết nghĩ rằng lịch sử do ‘quần chúng nhân dân’, hay nói rộng hơn là do thế giới tự nhiên quyết định. Và LB tôn thờ tình khúc âm dương: ‘Trưa mồng bảy Tết Kỷ Dậu, khi cưỡi trên lưng voi tiến vào thành Thăng Long, chiến bào còn khét lẹt mùi thuốc súng, được nhân dân đón mừng, rồi các bô lão tiến đến tặng cho Nguyễn Huệ một ‘cành đào Nhật Tân’, vị hoàng đế áo vải đó đã không say men chiến thắng, mà lập tức phái người gửi trực chỉ về Nam cho ‘trái tim’ vô cùng yêu dấu của mình... Đối với Nguyễn Huệ, cái cành đào Nhật Tân này 'lớn hơn' 29 vạn quân Thanh!, vì sao, vì vĩ đại là do con người đặt ra, vậy trên cái vĩ đại là cái gì? Con người ai cũng có khát vọng 'tự do' mà vĩ đại cũng không đem đến tự do, do đó, một cách tự nhiên, tình yêu kỳ diệu làm cho ông cảm thấy đạt được khát vọng đó!’ (entry 225).

Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình
(NGLB)

Bởi vì ta không chống lại cái chết - ‘là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs), nên ta không sợ chết, bởi vì ta không cầu bất tử nên ta không cần tới thiên đường hư ảo, và bởi vì ta không thích các ‘chém gió’ về bất tử của kẻ khoe khoang trí tuệ nên ta không quan tâm đến khái niệm bất tử. 

Và cuối cùng, 'mình đã quên mất cái được gọi là sắc sắc - không không, cái được gọi là vô thường, cái được gọi là hư vô hay hư không, cái được gọi là trùng trùng duyên khởi, cái được gọi là nhân quả, cái được gọi là thiên đường hay địa ngục, cái được gọi là Khổng-Trang-Phật-Chúa, cái được gọi là triết học hay triết lý, cái được là vĩ đại, cái được gọi là sinh-tử..., mình chỉ biết có một cái thôi, đó là tình yêu': mình hiểu và đồng ý với quan điểm của Dương Quá và Tiểu Long Nữ: vũ trụ đang tồn tại bởi ái lực âm dương, và dĩ nhiên là ta - một cá thể của vũ trụ - cũng không ngoại lệ.
HẾT.
-------------
Các entry tham khảo chính:
‘Con cọp, chum nho và vực thẳm’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/470-ngo-khong-la-gi.html
Và các tài liệu có liên quan.

18 nhận xét:

  1. Trong lịch sử không có chữ ‘nếu’ và trong lịch sử cũng không có chữ ‘sẽ’ do con người tưởng tượng ra. Phải nói rằng lịch sử quyết định con người, chứ con người không quyết định lịch sử. Và phải chăng, chiến tranh, nói cho cùng, là động lực tiến hóa của lịch sử vô tình, nói nôm nà là nếu ta không có bệnh thì y học là sao mà phát triển!, thực vậy:
    -Ai mà làm chấm dứt được chiến tranh của nhân loại thì giơ tay lên?
    Nếu có ai nói rằng ‘anh hùng tạo thời thế’ thì chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ xíu xìu xiu thôi, thậm chí là dùng để ngụy biện cho ai đó được gọi là anh hùng, vì dân gian có câu ‘thắng làm vua, thua làm giặc’, và anh hùng không được quyết định bởi thắng thua: ‘không thể lấy thành bại mà luận anh hùng’, và vì thế anh hùng chỉ là một sản phẩm của lịch sử mà kẻ chiến thắng cuối cùng lại hiển nhiên thuộc về thế giới tự nhiên: ‘ông (Kim Dung) đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế'...

    Trả lờiXóa
  2. Đọc văn của NGLB, phải đọc kĩ và nghĩ sâu cơ. Nếu đọc qua một lần thì chưa chắc đã hiểu hết. Đây cũng là một bài viết như vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ còn nửa chén để say
      Nửa kia người để vời xa nơi nào
      Đứng ngồi, chốc thoáng chiêm bao
      Bóng hồng ẩn hiện dạt dào, bỗng... thương.

      Xóa
  3. Ui, LB đã đọc cả đời mà cũng chưa hiểu, phụ nữ càng khó hiểu hơn, phải hôn?, hihi...
    Nói đùa chứ câu kết luận là ý chính của bài viết.
    Cám ơn người ẹp dã ghé nhà, tối ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, họ đi chợ, nấu ăn, đi chợ bằng chân nhưng hạnh phúc hơn
      con nay đi chợ bắng xe máy hay ô tô nhưng đau khổ nhiều hơn.
      Cám ơn H nhé, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  5. Xin chào anh Nhà Gom Lá Bàng !
    Em vẫn băn khoăn hoài về số phận, và phải trải qua chặng đường đời tương đối đủ để nhìn nhận, chẳng hạn 20 năm, nỗ lực phấn đấu như câu “Tận nhân lực truy thiên mạng” hay “Tính cách quyết định số mạng” hay ở mức độ nào đó tùy hoàn cảnh cũng thấy “cá lớn nuốt cá bé” và trong nhiều trường hợp là “Thân bất do kỷ”, cuộc sống quả phức tạp, có khi vui và có lúc buồn nhưng nghĩ lại chưa biết kiếp sau thế nào mà kiếp này có một, nên thật sâu sắc và hay lắm thay cho một phương châm sống (hiểu theo nghĩa sáng lý, thâm thúy chứ đừng lợi dụng để làm điều sai trách)”Hãy sống như sẽ chết vào ngày mai” Hay lắm anh Lá Bàng ạ và chắc cũng vậy phải không các bạn Blogger quý mến! Và xin mến gởi ai đó còn bận bịu hoặc chưa may mắn trong tình trường, khúc ngợi ca tình yêu, dù lịch sử tác độngthế nào, dù lão bá tánh chúng ta làm tròn nhiệm vụ trong cộng đồng xã hội (là hết sức đáng quý) thì cũng tìm về chuồng bồ câu hạnh phúc, dù có thể chưa thật hoàn hảo, thì sự kỳ diệu của quyền năng tình khúc âm dương vẫn có thể là con thuyền cứu cánh cuộc đời, rằng cuối cùng ta cũng tìm được tri kỷ và gởi vào đó tấm chân tình mãi mãi, vượt qua cõi trăm năm và đạt đến vĩnh hằng.
    Chúc anh Lá Bàng và các bạn Blogger ngày thật vui.

    Trả lờiXóa
  6. Dù người ta có làm cái gì đi chăng nữa,
    thì cuối cùng họ vẫn mong 2 chứ 'thanh bình',
    như Tiêu Phong, Nguyễn Công Trứ hay Napoleon vậy.
    Cám ơn bạn, chiếu tốt lành.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, gọi là Nguyễn Huệ và Ngọc Hân chứ, họ là tổ tiên của ta đó.
      Cám ơn Happiness nhé, ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  8. NHÂN NHỮNG NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN, MC XIN GỬI ĐẾN ANH LỜI CẦU CHÚC BÌNH AN VÀ NHIỀU NIỀM VUI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn TMC, mình đang tập trung viết bài nên trả lời chậm,
      chúc CN tốt lành.

      Xóa
  9. An tình em gửi chao tay
    Nào hay anh đã mới say bóng nàng
    Rượu anh chưa nhấp đã màng
    Tỉu lượng anh kém đầu hàng đi anh

    Lý đọc câu thơ trên của LB
    Rượu anh chưa uống đã say
    Men tình men rượu anh say men nào

    Lý thị nở ,thăm chúc A LB đêm ngọt ngào ,say em nào rồi ta,thị nở kg có chỗ rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Có người khen thơ tình của NTL hay đóa, hihi...
    cám ơn nhìu nghen,
    chúc CN ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
  11. Ai khen vậy ta A LB bật mi để L biết còn cám ơn Hổng biết thì hổng sao biết rồi mà kg cám ơn một tiếng thì thất lễ và vô duyên,phải vậy kg A LB.Mũi L hơi to một chút Thêm A khen chắc mũi L to bằng quả Bàng thì sấu tệ chắc hổng có ai để ý buồn chết , cần một người khen thôi là đủ A LB nhỉ.Lchuc A đêm ngọt ngào nhé A.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, cái bạn nặc danh ở phái trên, tuy nhiên có đến 4... nặc danh!, vả lại hồ sơ ẩn nên LB không vào bình được...
      Chúc NTL ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  12. Bài viết của A LB thật là cao thủ cường độ viết quả kg ai địch nổivà lời nhận xét của A Nặc danh cũng thật tuyệt vời.Tình khúc âm dương cũng là con thuyền cứu cánh cho những ai bất Hạnh có thể tìm tới nhau,chuyền ngọn lửa yêu thương và lòng đam mê cháy bỏng để tiếp sức cho nhau còn sản sinh những đứa con tinh thần,như thơ ca,hội họa,những tác phẩm văn học nổi tiêng.Để lại cho muồn đời sau,thật là ngưỡng mộ.Trước tiên L phải cám ơn A LB đã cho L và mọi người đọc bài viết của A tới gần với độc giả mâm mộ toàn cầu.L chúc A LB mãi là chỗ dựa tinh thần nhé Anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB cũng cố gắng hết sức để đơn giản hóa bài viết,
      vì lý luận hoài nhàm chán lắm,
      nên đôi khi phải chèn vào vài câu chuyện,
      nhưng để trình bày cho các blogger dễ đọc thì không phải dễ...
      Cám ơn NTL nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa