“Én đầu xuân tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa”
('Mưa nguồn', Bùi Giáng)
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa”
('Mưa nguồn', Bùi Giáng)
Bài viết này gồm có:
1.Không biết thế nào mà lần!
2.Đâu là nhân cách và giá trị của Bùi Giáng?
3.Thích Pháp Như chọn một số dòng thơ hay của Bùi Giáng
4.Lời bình của một blogger
4.Lời bình của một blogger
5.Phản ứng của Báo Thanh niên
6.Lá Bàng có viết…
7.Hỡi các nhà phê bình văn học?
1. Không biết thế nào mà lần!
Trong thời gian chiến tranh (và sau chiến tranh), ở miền Bắc
có xuất hiện cuốn tạp chí 'Văn nghệ quân đội’ mà tập hợp được nhiều tay bút
xuất sắc và được người dân, đặc biệt là giới học sinh/sinh viên rất hâm mộ,
tiếc thay bây giờ mình không thấy cuốn này nữa!, ở miền Nam có tạp chí
‘Kiến thức ngày nay’! (lâu rồi, mình không nhớ rõ tên lắm) mà đã giúp cho LB
một lượng kiến thức đáng kể trong một số entry.
Bây giờ có báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật (và đời
sống)… mà đề tài và nội dung ngày càng phong phú, ví dụ như: nói về cuộc hành
trình xuyên Tây Tạng; ở rừng U Minh (Cà Mau), người dân có tục tôn thờ thần linh,
nhưng không tin là ma quỷ hại người; về ảnh hưởng của mặt trăng đối với mọi sự
vật/hiện tượng/con người trên trái đất; một số bài khảo luận về Bùi Giáng, vụ ‘Nguyễn
Ánh 9-Đàm Vĩnh Hưng’, ‘Huyền Chip’; một số truyện ngắn hay như ‘Chim thiên
đường’ của Văn Vương, hay ‘Dư chấn 3,5 độ richter’ của An Bình Minh, hay nếu
đăng chuyện ngắn ‘Về đi vạt nắng’ của blog Có Khi Nào thì hay biết mấy, hihi… Mặt khác, dù cố gắng hết sức để đi vào lòng người đọc,
nhưng một số bài báo vẫn có tính ‘định hướng’, ‘một chiều’ và ‘ru
ngủ’, đó đường như là… quy luật mà sẽ làm cho độc giả không biết thế nào mà lần, đặc biệt là thế hệ trẻ
không biết đâu là đúng, đâu là sai, và đây là một trong nguyên nhân làm cho
các cháu học kém môn văn.
…Trên đây chỉ là vài dòng tâm sự để dẫn đến nội dung chính của bài
viết là 'vụ ông Bùi Giáng'.
(Lưu ý rằng 2 câu thơ trên: 'Én đầu xuân, tuyết đầu đông. Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa' cũng nằm trong một lời tựa của Bùi Giáng viết cho tập thơ 'Tuyết mùa viễn xứ' của Thân Thị Ngọc Quế).
(Lưu ý rằng 2 câu thơ trên: 'Én đầu xuân, tuyết đầu đông. Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa' cũng nằm trong một lời tựa của Bùi Giáng viết cho tập thơ 'Tuyết mùa viễn xứ' của Thân Thị Ngọc Quế).
2. Đâu là nhân cách và
giá trị của Bùi Giáng?
Gần đây, Báo Văn nghệ có đăng một bài về Bùi Giáng: ‘Đâu là
nhân cách và giá trị của Bùi Giáng?’ của Nhà báo, Luật gia Hoàng Phương’ (cũng
như bài viết ‘Ai làm Bùi Giáng sống lại sau 15 năm?' của Châu Thị Năm). Không hẳn
là (các) tác giả đã đúng, nhưng ít nhất là người có nghiên cứu khá tường tận và giúp
chúng ta nhìn thêm về ‘mặt trái của vấn đề’, tác giả cho rằng một câu số thơ của Bùi
Giáng là ‘dở’, ‘tục tĩu’ và ‘báng bổ thánh thần’ (và một số câu khác có quá nhiều chữ 'vuông, tròn'). Dưới đây, LB không trích
những lời bình quá nặng của ông Hoàng Phương, mà chỉ chép lại một số ‘trích
thơ’ (đường dẫn cho bên dưới), các blogger sẽ tự đánh giá nhé:
-Phải chăng duyên nợ ở đời/Ấy là cái đó của người thuyền
quyên/Ấy là cái ấy của em/Tồn sinh tại thể dịu mềm mà ra… (Phải chăng - Di
cảo 2, trang 29)
-Tôi thấy em từ thuở bên kia rào/Rào là giậu - em vắn quần
ngồi đái…/Em đau đớn một lần em thít thút/Giữa đêm đen cô độc em một mình/Em
bán mình thành thử em lênh đênh/Và cái ấy suốt đời em đau đớn/Anh tự hỏi ấy là
gì như vậy/Từ thâm uyên em vút cánh lên cao/Em vui chơi như một giọt mưa rào/Mà
anh chỉ một chim chào một cá… (Tôi chẳng rõ - Di cảo 2, trang 30, 31)
-Ngập ngừng gái lội qua khe/Lội qua khe nước ướt khe tấm
quần/Đăm chiêu nghĩ ngợi tần ngần/Lội qua khe nước cởi quần trước tiên/Há rằng
rất mực vô duyên/Ở truồng lội nước thuyền quyên ngượng ngùng/Tâm tư phím loạn
tơ chùng/Phải chi có một thằng khùng chịu chơi/Song trùng hai đứa một nơi/Chung
lưng đoàn kết một đôi ở truồng… (Ngập ngừng 2 - Di cảo 1, trang 61)
-Đi về kỷ niệm một muôn/Đầu khe suối mộng ở truồng tắm chơi… (Tiên
nương - Di cảo 1, trang 84)
-Tháng năm dzui dzẻ tháng ngày giẻ giun/Hình dung phụ nữ ở
truồng… (Xuân xanh - Di cảo 1, trang 89)
-Hùng tâm thánh nữ thiên tài ni cô/Định thần mừng rỡ bước vô/Song
trùng chúc phúc hai cô một lần…/Hai nàng có số long đong/Cũng đành gắng chịu
lòng thòng đẩy đưa (Bâng quơ - Di cảo 2, trang 68)
-Em tưởng anh là vô tận tuyệt trù/Của bê bối là ngàn thu một
thuở/Mua và bán - bán và mua lở dở/Em chịu chơi là tạm bợ thế thôi… (Sẽ kinh
ngạc - Di cảo 2, trang 33)
-Bạn tình ở chốn thanh lâu/Vào ra vướng bịnh điên đầu liễu
hoa/Pê-nê-xin-lin trừ tà/Mặt dày mày dạn khéo là khó coi… (Điên mê tột độ -
Di cảo 1, trang 105)
-Thiên tài yêu dấu biển khơi/Yêu khe nước chảy khắp nơi
xè xè/Yêu mây tạnh, yêu mây bay/Yêu đồi yêu núi yêu ngày yêu đêm/Thượng thừa
yêu cỏ dịu mềm/Liên tồn rìa mép êm đềm chứ sao… (Chuyện giai nhân -
Di cảo 2, trang 95)
-Hương ôi! Màu sắc hiện tiền/Làm sao quên được Nàng Tiên Một
Lần (Tình yêu - Di cảo 2, trang 50)
-Gặp em ngồi tựa gốc cây/Hỏi em có biết chiều nay mấy giờ/Mưa nguồn đổ xuống trang thơ/Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi… (Gặp em - Di cảo 1, trang
100)
-Em sẽ khóc khi nhìn trong đáy mắt/Thấy một mình người đi
lại lang thang/Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt… (Gửi thôn nữ - Di
cảo 2, trang 77)
-Quả nhiên nó đúng là người/Mà sao nó khác hẳn người chúng
ta/Quả nhiên nó rất là già/Mà sao nó bảo nó là trẻ thơ/Trẻ thơ nào có bao giờ/Biết
làm thơ để phượng thờ tình yêu/Đúng rồi! Nó nói lời điêu/Đừng tin theo nó mà
điên theo cùng/Về sau sương gió mông lung/Từ xa xôi lắm song trùng bủa vây/Dửng
dưng nó khóc đêm ngày/Và cười nắc nẻ suốt ngày suốt đêm/Khóc cười vô tận quàng
xiên/Lời ăn tiếng nói nó quên mất rồi/Cười như quỷ, khóc như ma/Cụ Hồ bảo cứ để
cho nó quỷ ma tha hồ (Quả nhiên như thế - Di cảo 2, trang 18)
-Cô nương rất mực vuông tròn/Còn tròn vuông cả hơn tròn trái cây/Tròn vuông hơn cả tháng ngày/Vuông tròn ngang mức đêm ngày dở dang (Vàng - Di cảo 2, trang 92)
-Em từ một đỉnh chon von/Lăn lông lốc xuống vuông tròn trăm năm (Dế kêu - Di cảo 2, trang 110)
-Thần tiên con quá chon von/Thần tiên mộng mị quá tròn vuông thay!.../Ông về trước nghĩa là sao?/Nghĩa là chuẩn bị cho về sau vuông tròn.../Có nhiều nhậu nhẹt vuông tròn/Có ít không nhậu cũng tròn vuông như thường/Bởi từ tinh thể tròn vuông/Mà ra căn cớ cỗi nguồn hư không... (Ngày sau ông sẽ - Di cảo 1, trang 134-135)…
-Cô nương rất mực vuông tròn/Còn tròn vuông cả hơn tròn trái cây/Tròn vuông hơn cả tháng ngày/Vuông tròn ngang mức đêm ngày dở dang (Vàng - Di cảo 2, trang 92)
-Em từ một đỉnh chon von/Lăn lông lốc xuống vuông tròn trăm năm (Dế kêu - Di cảo 2, trang 110)
-Thần tiên con quá chon von/Thần tiên mộng mị quá tròn vuông thay!.../Ông về trước nghĩa là sao?/Nghĩa là chuẩn bị cho về sau vuông tròn.../Có nhiều nhậu nhẹt vuông tròn/Có ít không nhậu cũng tròn vuông như thường/Bởi từ tinh thể tròn vuông/Mà ra căn cớ cỗi nguồn hư không... (Ngày sau ông sẽ - Di cảo 1, trang 134-135)…
3. Thích Pháp Như chọn
một số dòng thơ hay của Bùi Giáng
Nếu LB chứng minh ngược lại bằng một người khác, chắc khó
chấp nhận, các bạn hãy xem ‘đại đức!’ Thích Pháp Như chọn một số dòng thơ hay
của Bùi Giáng nhé (đường dẫn cho ở dưới):
-Mùa xuân hẹn thu về em trở lại/Ta nhìn nhau trong bóng nước
mơ màng/Nước chảy mãi bởi vì xuân trở lại/Với dòng trong em hẹn ở bên đường/Ta
sẽ đợi nghe đời em kể lại/Thuở xưa kia... bờ nước ấy xưa kia/Ta sẽ đợi nghe đời
em nói mãi/Bên đời ai vạn đợi đã chia lìa/Mùa xuân hẹn thu về em trở lại/Bên
đời đi còn giữ mãi hay không/Giòng bất tuyệt xanh ngần xuân thơ dại/Sầu hoang
vu vĩnh hạ vọng non hồng (Về cố quận, Mưa nguồn, tr.61)
-Rồi tôi lớn, đi vào đời chân bước/Cỏ Mùa Xuân bị giẫm nát
không hay/Chợt có lúc hai chân dừng một lượt/Người đi đâu ? Xưa chính ở chỗ này
(Chỗ này, Mưa nguồn, tr.82)
-Xuân mười sáu suốt bến xuân chìm tắt/Một bài thơ gieo suốt
tự bao giờ (Bài ca Quần Đảo, tr.11)
-Mưa nguồn cũ quá xa rồi một trận/Ôi xuân xanh vĩnh biệt như
thể nào/…Người viết mãi một màu xanh cho cỏ/Người viết hoài một màu cỏ cho
xuân… (Bài ca Quần Đảo, tr.22-23)
-Xin chào nhau giữa con đường/Mùa Xuân phía trước miên
trường phía sau (Chào Nguyên Xuân)
-Thưa rằng nói nữa là sai/Mùa Xuân đang đợi bước ai đi
vào/Hỏi rằng: đất trích chiêm bao/Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nha (Chào Nguyên
Xuân)
-Thưa rằng: ly biệt mai sau/Là trùng ngộ giữa hương màu
Nguyên Xuân (Chào Nguyên Xuân)
-Xuân về xuân lại xuân đi/Đi là đi biệt từ khi chưa về (Lời
cố quận!)
-Cũng vô lý như lần kia dưới lá/Con chim bay bỏ lại nhánh
khô cành/Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ/Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh (Hư
vô và vĩnh viễn)
-Lỡ từ lạc bước bước ra/Chết từ sơ ngộ Màu Hoa Cuối Cùng
(Chớp biển, tr.45)
-Biển dâu sực tỉnh giang hà/Còn sơ nguyên mộng sau tà áo
xanh (Áo xanh)
-Sực nhớ rằng đây rừng rú thẳm/Là quê thân thiết biết bao
chừng (Người về)
-Lòng chim gieo sáng dệt vân sa/Trên bước đường xuân trở lại
nhà/Mở sách chép rằng: vui một sáng/Nghìn năm còn mãi tấm lòng ta (Áo xuân,
1942)
-Đường đi ngõ quạnh lang thang/Niềm vui tao ngộ muôn vàn lạ
thay/Trái tim mỗi mỗi mỗi ngày/Mỗi giờ phút đọng mây trời rung rinh.
-Bằng bút chì đen/Tôi chép bài thơ/Trên tường vôi trắng/Bằng
bút chì trắng/Tôi chép bài thơ/Trên lá lục hồng/Bằng cục than hồng/Tôi đốt bài
thơ/Từng phút từng giờ/Tôi cười tôi khóc bâng quơ/Người nghe cười khóc có ngờ
chi không? (Bao giờ)
-Người nằm ngủ thấy gì/Thấy rất nhiều nắng lạ/Những chùm
bông rất xanh/Có lẽ bông là lá/Người nằm ngủ thấy gì/Chẳng thấy gì hết cả/Ngài
thử nằm ngủ đi/Đừng hỏi gì hết cả (Có lẽ - ‘Mưa nguồn…’, tr. 359).
4. Lời bình của một blogger
4. Lời bình của một blogger
Em có đọc nhiều bài thơ của Bùi Giáng và nhiều bài viết liên
quan đến cuộc đời ông, với em hiểu thì Bùi Giáng là một nhà thơ tài năng kỳ lạ,
nhà nghiên cứu triết học sâu sắc, nhà phê bình văn học uyên thâm và là một dịch
giả tài hoa.
Mọi thứ trong thơ Bùi Giáng đều khác thường, lưu lãng, biến chuyển, cuộn sóng, bão giông, quay cuồng, xô đẩy, ầm ào… Thơ Bùi Giáng là lời tụng ca trần thế, tụng ca cuộc sống. Trước cõi đời và mặt đất, thơ ông dâng lễ mừng, dâng lời tạ ơn (!). Với ông, đời là hội. Ông gọi trần gian là lễ hội. Ông gọi thi sĩ xưa nay là những người trẩy hội trần gian... Nhưng có người bảo ông sống giữa thực và mộng, giữa tỉnh và điên. Nhưng có người lại bảo ông vô cùng tỉnh táo, vô cùng đốn ngộ, luôn đi trước mọi người, nhìn ra sự minh triết, chân lý và bản chất cuộc sống nên ông sống rất hồn nhiên vô tư lự, chẳng mưu cầu bất cứ điều chi.
Nhưng chung quy lại, Ông được xem như một 'ngôi sao' trên vòm trời văn hóa văn nghệ miền Nam trước đây, được không ít độc giả xưng tụng là 'thiên tài', là 'bậc thượng trí', là 'đáng tiêu biểu hơn cả về thi ca bây giờ và có lẽ... vạn đại' và tôn ông làm 'thần tượng' (Trần Minh Châu).
Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.
Mọi thứ trong thơ Bùi Giáng đều khác thường, lưu lãng, biến chuyển, cuộn sóng, bão giông, quay cuồng, xô đẩy, ầm ào… Thơ Bùi Giáng là lời tụng ca trần thế, tụng ca cuộc sống. Trước cõi đời và mặt đất, thơ ông dâng lễ mừng, dâng lời tạ ơn (!). Với ông, đời là hội. Ông gọi trần gian là lễ hội. Ông gọi thi sĩ xưa nay là những người trẩy hội trần gian... Nhưng có người bảo ông sống giữa thực và mộng, giữa tỉnh và điên. Nhưng có người lại bảo ông vô cùng tỉnh táo, vô cùng đốn ngộ, luôn đi trước mọi người, nhìn ra sự minh triết, chân lý và bản chất cuộc sống nên ông sống rất hồn nhiên vô tư lự, chẳng mưu cầu bất cứ điều chi.
Nhưng chung quy lại, Ông được xem như một 'ngôi sao' trên vòm trời văn hóa văn nghệ miền Nam trước đây, được không ít độc giả xưng tụng là 'thiên tài', là 'bậc thượng trí', là 'đáng tiêu biểu hơn cả về thi ca bây giờ và có lẽ... vạn đại' và tôn ông làm 'thần tượng' (Trần Minh Châu).
Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.
5. Phản ứng của Báo Thanh niên
Báo Thanh niên (trang điện tử, đường dẫn cho ở dưới) với bài
viết ‘Nhân cách và giá trị của Bùi Giáng’ cho rằng Bùi Giáng là nhà thơ, triết
gia, thiên tài và cho rằng bài viết trên (Báo Văn nghệ) là có ‘những lời xúc
phạm nặng nề đến thi sĩ Bùi Giáng và Báo Thanh niên’, LB chỉ trích ra sau
đây vài cơ sở 'bảo vệ' của báo này:
-Gửi anh mấy vần thơ
Nói con chim say hót
Chim Thơ bay thuở giờ
Mặt trời xoay không ngớt
Xin gửi kèm ngọn bút
Để khắc Thực cùng Mơ
(trích bài thơ Huy Cận gửi Bùi Giáng).
-Thoắt nhanh một trận say dài
Tóc bay trắng thác đổ ngoài hư không
(nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha)
-Nhớ anh Bùi Giáng
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
Đã chơi thì mặc xác luân hồi
(nhà thơ Phạm Thiên Thư)
-Trong dòng sông văn học khá bình thản của ta mà có được một người ‘quậy tưng’ như Bùi Giáng kể cũng đặc biệt và thú vị. Nhưng rồi, ngay trong những lúc ‘quậy’ như thế, chợt ta chìm lắng lại với những câu thơ thế này:
‘Một hồn rũ rượi trong mưa
Nhớ ôi ngọc trắng ngày chưa cát lầm’.
Như một khúc bi ca về cội nguồn trinh thục của Thơ (...) Chứ sao gọi một thiên tài thi ca như Bùi Giáng là điên? (Nhà thơ Thanh Thảo).
-Tôi có đọc một số sách biên khảo về triết của Bùi Giáng. Tôi cũng đọc một số bài thơ của Bùi Giáng. Trong biên khảo cũng như trong thơ, người ta dễ dàng nhận ra những suy tư độc lập, độc sáng. Bùi Giáng là nhà thơ hay triết gia? Theo tôi, đó là một thiên tài (Nhận định của Nguyễn Trọng Văn).
6. Lá Bàng có viết…
-Trong dòng sông văn học khá bình thản của ta mà có được một người ‘quậy tưng’ như Bùi Giáng kể cũng đặc biệt và thú vị. Nhưng rồi, ngay trong những lúc ‘quậy’ như thế, chợt ta chìm lắng lại với những câu thơ thế này:
‘Một hồn rũ rượi trong mưa
Nhớ ôi ngọc trắng ngày chưa cát lầm’.
Như một khúc bi ca về cội nguồn trinh thục của Thơ (...) Chứ sao gọi một thiên tài thi ca như Bùi Giáng là điên? (Nhà thơ Thanh Thảo).
-Tôi có đọc một số sách biên khảo về triết của Bùi Giáng. Tôi cũng đọc một số bài thơ của Bùi Giáng. Trong biên khảo cũng như trong thơ, người ta dễ dàng nhận ra những suy tư độc lập, độc sáng. Bùi Giáng là nhà thơ hay triết gia? Theo tôi, đó là một thiên tài (Nhận định của Nguyễn Trọng Văn).
6. Lá Bàng có viết…
Nhận định về Bùi Giáng, LB có viết:
Nhận xét về triết lý của Bùi Giáng quả thật là khó, trong
100 bài viết trên mạng, có đến 98 bài khen ông ‘lên mây’, tìm được một bài chỉ
ra cái dở của ông thì mỏi cả mắt… Và mặc dù 'quái nhân' Bùi Giáng là một hiện
tượng ‘đặc dị’ trong thi ca Việt Nam, tuy nhiên đừng gắn chữ vĩ đại vào ông, ai
nói ông ta là ‘số một’?, ông ta không có thì giờ và không bao giờ tự xưng hay
nghĩ mình là số một cả, vì ông là một người bình thường, ‘bình thường hơn cả
bình thường’.
…Ông nhìn cuộc đời như một dòng sông chảy mãi không dừng
trong cái thế giới thiên biến vạn hóa này, thoạt trông xô bồ hỗn độn,
nhưng nó dường như có đó mà mất đó, trong một sát na đã chuyển dịch sang cái
khác. Vậy thì ta là cái gì trong vũ trụ này? Con người chỉ giác chứ chưa ngộ,
vẫn còn ôm cái 'sắc', do đó cái 'lưới thiên la địa võng' vẫn hữu hình: 'số phận
luôn luôn tìm kiếm con người, còn con người luôn luôn theo đuổi số phận'! Vậy
thì tại sao ta phải khư khư ‘cái đó là cái đó’ hay ‘nó phải như vậy’, ta có thể
từ bỏ hết, bỏ sắc sắc không không, bỏ thiên đàng, bỏ địa ngục, bỏ Heidegger, bỏ
Henry Miller, bỏ Nietzsche, và bỏ cả ‘ta’! Có phải cuối cùng chỉ có một lối
thoát là ‘hãy về với ta’, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân,
hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!
…Và Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi
người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???’. Nóng giận quá cũng là điên, say quá
cũng là điên, đua xe cũng là điên, sử dụng ma túy cũng là điên, yêu quá cũng là
điên, mê gái hay mê trai quá cũng là điên, mê blog quá cũng là điên, mê tiền
quá cũng là điên, mê bài bạc quá cũng là điên, dâm dật quá cũng là điên, ham
phong bì cũng là điên, sùng bái Khổng Mạnh/văn hóa nước ngoài cũng là điên, nói
phét ở quán cà phê hay quán nhậu cũng là điên, ăn mặc hở hang, lộ hàng cũng là
điên, ham 'mốt' tiến sĩ cũng là điên, tham quyền cố vị cũng là điên, ham làm bá
chủ biển Đông cũng là điên, ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên, nói
người ta điên cũng là... điên, và đặc biệt là, ham đề cao ‘tôi là số một’ là
hoàn toàn điên!
7. Hỡi các nhà phê
bình văn học?
Người ta hay nhìn Bùi Giáng như một cái hình tròn không
khuyết tật, hay cái hình vuông, hình chữ nhật với 4 góc vuông, mỗi góc đủ 900! Thực vậy, đọc hàng trăm bài trên mạng, người ta toàn là nói ‘hay’ cho Bùi Giáng, mà chả
nói ông dở chỗ nào (tương tự cho Phạm Công Thiện). LB cũng có viết 2 bài về Bùi
Giáng (đường dẫn cho ở bên dưới), rất may là LB không nói theo đuôi, vì khi đọc bất cứ tư liệu nào, LB cũng luôn đặt 2 tiên đề: Thứ nhất là ‘tôi nghĩ như thế nào?’, chứ không phải là ông
giáo sư hay tiến sĩ nào đó ‘tán dương’ ai đó/việc gì đó như thế nào; thứ hai là tôi cũng sống bấy nhiêu năm, cũng học đại học
(LB không đánh giá cao tiến sĩ hay đánh giá thấp người ít học), cũng đi đây đi
đó, cũng yêu đương, cũng đau khổ, thế thì tại sao ta lại không ‘đủ tư cách’ để
nhận định về Bùi Giáng? Hơn nữa, Bùi Giáng (hay bất cứ nhân tài/vĩ nhân nào) đâu phải là
đỉnh cực đại của trí tuệ con người!
Về phê bình văn học, LB thiết nghĩ rằng:
-Chuyện riêng tư của cá nhân không luôn quyết định tác phẩm của
một người nào đó là hay hay dở.
-Chuyện ăn tục nói phét hàng ngày diễn ra đầy ở quán cà phê hay quán nhậu,
có điều người ta ít biến chúng ra dạng văn học chính quy mà thôi.
-Chuyện đùa giỡn không chính quy với bạn bè (blogger) trong thế giới văn thơ (blog) là chuyện diễn ra hàng ngày (ví dụ được đưa vào 'Di cảo' của Bùi Giáng).
-Chuyện đùa giỡn không chính quy với bạn bè (blogger) trong thế giới văn thơ (blog) là chuyện diễn ra hàng ngày (ví dụ được đưa vào 'Di cảo' của Bùi Giáng).
-Ai mà chả có lúc nói xấu lãnh tụ, ai mà chả có lúc báng bổ
thánh thần (có thể đó là vì cá nhân người ta không tâm phục khẩu phục)…
Ví dụ nghe đồn là Phạm Duy có ‘lèn èn’ với vợ của Phạm Đình
Chương (lỗi của 2 người, chứ không chỉ một mình Phạm Duy), có sáng tác ‘Tục
ca’, hay có khác về quan điểm chính trị…, nhưng đó không phải là cơ sở để cho
nhạc Phạm là dở, hay loại bỏ nhạc Phạm! Chẳng hạn Đoàn Chuẩn (Từ Linh) có thể
nói là người đào hoa nhất trong số các nhạc sĩ tiền chiến, có vợ rồi, nhưng lúc
thì yêu em M, lúc thì em T, lúc thì em VP, lúc thì em ML, lúc thì em Mai Hương
(quán cà phê Thanh Hương, ‘Tình nghệ sĩ’), lúc thì em Thanh Hằng (nữ ca sĩ Sài
Gòn thời đó, ‘Lá đổ muôn chiều’, ‘Gửi về em gái miền Nam’), và đến cuối đời,
Đoàn Chuẩn vẫn yêu Thanh Hằng, nhưng không thấy ai… phê phán ông về điều đó.
Ta có thể tham khảo thêm: Chuyện Trạng Quỳnh đôi lúc nghịch
quá trời (cho chúa Trịnh ăn phân qua cây cải…) mà lại được nhân gian truyền
tụng! Nguyễn Công Trứ có vợ rồi, đến già rồi, 73 tuổi còn ham vui mà lấy Đào
nương 18 tuổi, nhưng ít thấy ai phê phán về điều đó. Hemingway chủ yếu sống vào
các thời tổng thống Franklin Roosevelt, Truman và Eisenhower, nhưng không nghe
nói ông có cùng lập trường với các tổng thống đó. Cristiano Ronaldo bồ bịch quá
trời nhưng anh ta vẫn là một cầu thủ bóng đá giỏi!
Việc chê Bùi Giáng cũng khó mà thay đổi hình ảnh của ông lòng
độc giả, vì như đã nói ở trên, ai mà không có khuyết điểm, đâu có phải ai làm
bài thơ nào hay soạn bản nhạc nào cũng hay!
Cuối cùng thì Bùi Giáng là nhà thơ, triết gia hay là một
thiên tài, hay ngược lại, hỡi các nhà phê bình văn học?
--------------------
Các tài liệu tham khảo chính:
Bùi Giáng và ‘lô hỏa thuần thanh’!: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/09/453-bui-giang-va-lo-hoa-thuan-thanh.html
Đâu là ‘nhân cách và giá trị’ của Bùi Giáng?: http://tuanbaovannghetphcm.blogspot.com/2013/10/nghien-cuu-phe-binh-trao-oi.html
Khi Bùi Giáng điên!: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/232-khi-bui-giang-ien.html
Nhân cách và giá trị của Bùi Giáng: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131008/nhan-cach-va-gia-tri-cua-thi-si-bui-giang.aspx
Thích Pháp Như: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.206236686100387.49409.192483490809040&type=3
Và các bài viết có liên quan.
Bài viết này gồm có:
Trả lờiXóa1.Biết thế nào mà lần!
2.Đâu là nhân cách và giá trị của Bùi Giáng?
3.Thích Pháp Như chọn một số dòng thơ hay của Bùi Giáng
4.Phản ứng của Báo Thanh niên
5.Lá Bàng có viết…
6.Hỡi các nhà phê bình văn học?
Em có đọc nhiều bài thơ của Bùi Giáng và nhiều bài viết liên quan đến cuộc đời ông, với em hiều thì Bùi Giáng là một nhà thơ tài năng kỳ lạ, nhà nghiên cứu triết học sâu sắc, nhà phê bình văn học uyên thâm và là một dịch giả tài hoa.
Trả lờiXóaMọi thứ trong thơ Bùi Giáng đều khác thường, lưu lãng, biến chuyển, cuộn sóng, bão giông, quay cuồng, xô đẩy, ầm ào… Thơ Bùi Giáng là lời tụng ca trần thế, tụng ca cuộc sống. Trước cõi đời và mặt đất, thơ ông dâng lễ mừng, dâng lời tạ ơn. Với ông, đời là hội. Ông gọi trần gian là lễ hội. Ông gọi thi sĩ xưa nay là những người trẩy hội trần gian... Nhưng có người bảo ông sống giữa thực và mộng, giữa tỉnh và điên. Nhưng có người lại bảo ông vô cùng tỉnh táo, vô cùng đốn ngộ, luôn đi trước mọi người, nhìn ra sự minh triết, chân lý và bản chất cuộc sống nên ông sống rất hồn nhiên vô tư lự, chẳng mưu cầu bất cứ điều chi.
Nhưng chung quy lại, Ông được xem như một "ngôi sao" trên vòm trời văn hóa văn nghệ miền Nam trước đây, được không ít độc giả xưng tụng là "thiên tài", là "bậc thượng trí", là "đáng tiêu biểu hơn cả về thi ca bây giờ và có lẽ... vạn đại" và tôn ông làm "thần tượng".
Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.
À, hay quá là hay,
Trả lờiXóamình sẽ đưa lời bình của bạn vào entry này nhé,
mình thích những cái gì thực tại và sống động,
cám ơn bạn TMC nhiều, chúc ngày mới tốt lành.
À, ở trên, LB có nói rằng "...mặc dù 'quái nhân' Bùi Giáng là một hiện tượng ‘đặc dị’ trong thi ca Việt Nam, tuy nhiên đừng gắn chữ vĩ đại vào ông, ai nói ông ta là ‘số một’?, ông ta không có thì giờ và không bao giờ tự xưng hay nghĩ mình là số một cả, vì ông là một người bình thường, ‘bình thường hơn cả bình thường’'.
XóaHợp ý bạn không? Hihi...
Ngọc sang thăm anh, mà vội quá chưa đọc hết được! Mai sang đọc tiếp nhé! Chúc anh và gia đình cuối tuần thật nhiều niềm vui!
Trả lờiXóaUi, Nhớ đó à, chuyện ông Bùi Giáng khó bình lắm, LB chỉ đưa ra vài luận điểm (có thể là cơ bản) chứ không đi sâu được, CN ngọt ngào nghen.
XóaAnh nhớ mãi con chuồn chuồn ớt đỏ
XóaNó cười giòn khi nó gọi cho anh
Anh vội vã mang tiếng nó để dành
Khi chiều xuống anh mơ màng gọi nhớ.
Hihi..., chiều ngọt ngào nghen Nhớ.
Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, mỗi con người là một cá thể có tư duy riêng. Có quyền nhận định và phát biểu nhưng quan trọng là có thể hiện được tính hiện thực đi sâu vào lòng người hay không, trong đó bao gồm tất cả mọi tầng lớp, mọi thế hệ chứ ko phải chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng. Và Bùi Giáng đã làm được điều đó.
Trả lờiXóaNúi này cao nhưng lại có núi khác cao hơn. Bùi Giáng "ngộ" được điều này nên ông xem mọi thứ chỉ là phù du. Duy chỉ có tình yêu, tình khúc âm dương là cái ĐẸP VĨNH CỬU từ khi khai sinh lập địa tới giờ nên ông đưa nó vào thi ca. Giống như mối tình chung thủy của ông với kỳ nữ Kim Cương vậy.
Cạn ly rượu bỗng liêu xiêu
Đất trời nghiêng ngã phiêu diêu hồng trần
Mặc đời một kiếp phù vân
Như sương như khói chắp vần thơ say
Say cho quên hết tháng ngày
Chìm trong ngây ngất men tình nàng thơ. (ĐomĐóm)
Chúc mừng Anh. Đóm rất thích cách viết phân tích và nhận định của Anh. Ngày mới ngọt ngào nhiều niềm vui.
-nhưng quan trọng là có thể hiện được tính hiện thực đi sâu vào lòng người hay không
Xóa-tình khúc âm dương là cái ĐẸP VĨNH CỬU từ khi khai sinh lập địa tới giờ
Bình hay quá, cám ơn Đóm nghen, chiều ngọt ngào.
Xin chào Nhà gom lá bàng,
Trả lờiXóaNghề chơi cũng lắm công phu, blog là nơi chia sẻ suy nghĩ, trao đổi ý tưởng, học hỏi cuộc sống, anh đã tạo ra một sân chơi blog chơi vui, hài hước, có cả tính nghệ sĩ và chiều sâu trí tuệ củng những quan sát và trăn trở…Về Bùi Giáng anh có viết “ Ông nhìn cuộc đời như một dòng sông chảy mãi không dừng trong cái thế giới thiên biến vạn hóa nàychảy mãi không dừng trong cái thế giới thiên biến vạn hóa này, thoạt trông xô bồ hỗn độn, nhưng nó dường như có đó mà mất đó, trong một sát na đã chuyển dịch sang cái khác. Vậy thì ta là cái gì trong vũ trụ này? Con người chỉ giác chứ chưa ngộ, vẫn còn ôm cái 'sắc', do đó cái 'lưới thiên la địa võng' vẫn hữu hình: 'số phận luôn luôn tìm kiếm con người, còn con người luôn luôn theo đuổi số phận'! Vậy thì tại sao ta phải khư khư ‘cái đó là cái đó’ hay ‘nó phải như vậy’, ta có thể từ bỏ hết, bỏ sắc sắc không không, bỏ thiên đàng, bỏ địa ngục, bỏ Heidegger, bỏ Henry Miller, bỏ Nietzsche, và bỏ cả ‘ta’! Có phải cuối cùng chỉ có một lối thoát là ‘hãy về với ta’, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân, hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!”,” Và Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???”! Vâng có thể ông (Bùi Giáng) đã đi trên con đường của ông như Nietzsche đã đi trên con đường của Nietzsche và bao người khác. Nhưng dường như ông và Nietzsche đều tìm về chân giá trị cuộc sống con người mà trong đó có niềm tin thiêng liêng và tối thượng ở giá trị con người mặc cho các tác động của thế giới ngoại tại, trong tình yêu tự do của loài người và trong chính mỗi người. Như một cách diễn tả giản dị nhẹ nhàng là trả về tự tính con người, với Nietzsche thì “Quy hồi vĩnh cửu” thì với ông “Chao ôi nhớ quá ngày chưa cát lầm…” , Ông đã thực hiện chuyến đi trở về tinh khôi riêng của mình, cả trong thực tế lang thang rong chơi các con đường Sài thành cùng tiếng nhạc leng keng của chuỗi các lon bia vòng quanh cổ …, có khi ngũ như trẻ thơ ở vệ đường…, cả trong các giao lưu cùng các nghệ sĩ theo cách riêng của ông, cả trong cách ông đùa vui cùng lão bá tánh,… Trên chuyến du hành ấy, ông đã yêu đời, thân ái với tâm hồn rất đỗi tinh khôi “Xin chào bạn, ở giữa đường, Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau” . Có thể là thiên đường của ông, hằng vĩnh trong ông khi ông đã và như vẫn đang đùa vui với mọi người, với xung quanh, đùa vui rất thật trên chuyến du ca bất tận của mình…
“Én đầu xuân, tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngắm nội đồng trổ hoa”…
Một lần nữa cảm ơn anh Là Bàng và chúc anh ngày vui.
-Xin chào bạn, ở giữa đường
XóaMùa xuân phía trước, miên trường phía sau
-Én đầu xuân, tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngắm nội đồng trổ hoa
Đây là một trong những tuyệt bút của Bùi Giáng, cám ơn bạn,
và "hãy về với ta, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân, hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!”,” Và Bùi Giáng là một người 'điên' trong cái thế giới mà mọi người điên ‘đều tưởng mình là tỉnh???”...
Chúc chiều tốt lành.
Lưu comt Phu Đoan:
Trả lờiXóaMột chút rượu tình say tí bỉ
Một chút dáng hình say lâm li
Một chút đường cong say rào rạt
Một chút mùi hương say ngất ngây.
Lưu comt Chân Tình:
Trả lờiXóaUi biển xa rồi chẳng thấy đâu
Chiều đông gió lặng nắng tan màu
Nhớ ai nhớ tấm hình hôm ấy
Một chút lưu xưa bỗng thấy sầu.
Một chút thơ tình thấy ngất ngây
Trả lờiXóaMột chút nhớ thương thấy ngọt ngào
Một chút mộng yêu thấy tốn hao
Một chút liêu xiêu bởi rượu đào
Một chút một chút thấy nên tiên
Thơ tình tặng nhiều cũng là điên
L góp vui chút cái gì vừa phải cũng hay A LB nhỉ.chúc đêm ngọt ngào nhé
Ui, NTL làm thơ nhanh ghê, LB chép sáng entry thơ nhé, cám ơn nhiều, chúc bên í ngủ ngon nhé!
XóaBàn về "Đại Lão Thi Sĩ" Bùi Giáng thì không giấy bút nào tải cho xiết hè! (cười)
Trả lờiXóaChúc NGLB Chủ Nhật vui nhiều hí!
Uh, BG có thể là 'lão đại' lắm chứ, để bình tĩnh xem sao, còn nhiều thời gian mà, hihi...
XóaCám ơn bạn PĐ, chúc CN tốt lành.