Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

501. Hồi ký: 'Tư tưởng Kim Dung'

CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH

Ngược dòng tìm sắc ti-gôn tím
Bỗng rộn lòng em một dáng hình
Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
*
Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
Tim em xao xuyến về bên ấy
Trong chốn mờ sương, em... thấy anh
(NGLB)
Bài này được viết theo trình tự ấn tượng từ xưa đến nay, có thật, gồm:
1. Chuyện hồi nhỏ
2. Ông ta không hiểu tư tưởng Kim Dung...
3. Cuối cùng ta cũng sẽ tiến về con số không
4. Người đã vượt qua 'ngưỡng' trí tuệ... 
5. Ta không là ai cả
6. Khao khát làm một con người bình thường
7. Đổi không-bất-tử để lấy đau khổ tuyệt vời
8. ‘Mắt anh mơ mộng, tím sa cuối trời’
9. Phi - Kim Dung
10. Ta sống ở đời này làm gì nếu không có tình yêu?

1. Chuyện hồi nhỏ
Hắn đã được đọc một số truyện của Kim Dung khi còn 5 tuổi, lý do là ba hắn mua sách bỏ ngay trong tủ trước mặt hắn. Đến nay, mỗi truyện này hắn đọc hàng chục đến hàng trăm lần, còn xem phim chưởng Kim Dung thì bao nhiêu lần không kể xiết. Nhưng khi viết bài này, hắn đã quên gần hết rồi, ông trời đã phạt hay thưởng hắn thì không rõ, đó là hắn bị mất trí nhớ, do đó hắn chỉ hiểu ý chứ không nhớ lời.
...Hồi trẻ, hắn nghe chú hắn nói rằng, trong thời gian sáng tác, Kim Dung ở một khách sạn ở Hồng Kông, có các phóng viên đăng ký ở các khách sạn quanh đó, hễ mà ông sáng tác được bài nào, dù là nửa trang, bài viết đó lập tức được dịch và đăng tải trên đài BBC, đài VOA và nhiều tờ báo trên thế giới. Chú hắn còn khẳng định ‘Kim Dung là nhân vật có một không hai trong lịch sử văn học Trung Quốc và nhân loại, đó là người duy nhất viết tiểu thuyết mà từ trẻ con, anh xe ôm, kẻ trí thức đến nhà bác học đều có thể đọc được và hiểu hay cảm nhận theo cách của mình’ (entry 248).

2. Ông ta không hiểu tư tưởng Kim Dung...
Đó là một thầy giáo. Ổng bị nặng tai, bên phải hay bên trái?, lâu rồi, hắn không nhớ rõ. Ổng học Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn, rồi Thần học, rồi năm 1975, ổng nhập đời, rồi không rõ nữa, khi hắn gặp ổng, cách đây khoảng 12 năm, ổng đang là một gia sư, dạy từ lớp 1 đến lớp 12, dạy tất cả các môn, kể cả môn Anh văn, thậm chí ổng còn giúp sinh viên Văn khoa  - cuối năm thứ tư - làm luận văn tốt nghiệp đại học nữa.
Hắn gặp vợ chồng ông ấy vào gần một buổi trưa hôm nọ... Ổng giới thiệu cuốn 'Kim Dung giữa đời tôi' (của Vũ Đức Sao Biển) cho hắn xem. Hắn mới lật nhanh một số trang, đọc lướt qua vài nội dung của cuốn sách, thấy các tiêu đề như: Võ công trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, rồi, Rượu, Âm nhạc, Y học, Hoa, Tình yêu, Tình dục, Chất hài, Chất thơ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung... Hắn bèn gấp cuốn sách lại, trả cho ổng, ý hắn muốn nói là:
-Ông ta không hiểu tư tưởng Kim Dung...
Rồi anh ấy lại quay sang hỏi:
-Theo ý anh, trong truyện 'Tây du ký', nhân vật nào là buồn cười nhất?
Hắn định đoán ý của anh ta, hay bối cảnh nào mà anh lại hỏi như vậy, nhưng suy nghĩ một chút, hắn thành thực trả lời: 'Đó là Tam Tạng'.
Hắn quan sát thấy mặt của anh bạn nở ra chút thỏa mãn, té ra là hai vợ chồng của ổng vừa có tí cãi nhau, bà vợ thì cho 'Tam Tạng là nhất', còn ông chồng thì cho 'Tam Tạng là dở nhất', ha.. ha.. ha...

Không ai khẳng định là Kim Dung biết võ, mà nếu ông biết võ thuật thì ở đẳng cấp nào, nghi ngờ lắm… Ngoài ra, không nên gán ‘đạo’ hay nghệ thuật gì cho truyện của Kim Dung như trà đạo, ‘tửu’ đạo, ‘nhạc’ đạo, ‘thi’ đạo, nghệ thuật trồng hoa, nghệ thuật đánh bài hay võ thuật…, rõ ràng rằng không có ai đọc Kim Dung để học võ hay nghệ thuật uống trà... Một cách đơn giản, ông chỉ nhìn thế giới tự nhiên này vận động và đứng ở một góc nào đó mà mô tả bằng chính cảm nhận của trái tim mình.
('Phi - Kim Dung và tình yêu', NGLB)

3. Cuối cùng ta cũng sẽ tiến về con số không
Rồi cách đây khoảng 5 năm, hắn đã gặp 'ông tiến sĩ kỳ lạ'. Mới gặp, ổng đã dùng các từ như 'cửu ngưỡng, cửu ngưỡng' (= ngưỡng mộ chín lần), 'hao tổn nguyên khí', 'tại hạ, các hạ' tùm lum, rồi đề cập đến các Giáo chủ ma giáo như Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại, Dương Phá Thiên, rồi Mao Trạch Đông gì gì đó...
Hắn tiếp cận với ổng và hỏi: Tại sao ông không thích đạo Thiên Chúa? Tại sao ông sợ vua Thủy Tể? Ông tốt nghiệp đại học, rồi lên thạc sĩ, rồi lên tiến sĩ, tiến sĩ để làm gì, để lên lương à, người ta có tôn trọng ông hơn không? Ông lấy vợ, sinh con, làm ăn, rồi... chết, cũng giống như mọi người, có gì hay đâu?
...Vào cuối buổi tâm sự, anh ta kết luận: 
-Chắc là em đã lầm, cuối cùng ta cũng sẽ tiến về con số không mà thôi.
Và hắn cũng kết luận: 'Một gã có trí tuệ nhiều, đa dạng và phức tạp, một số phận không-kiếp, một con người tỉnh táo dưới ánh mặt trời và không tỉnh táo trong bóng đêm, một sinh linh đã và đang xuất hiện, y sẽ là một tiến sĩ trong tương lai gần, y sẽ 'tiến về con số không', rồi y sẽ biến mất vào cái vũ trụ vô tình này, một nhân vật kỳ lạ đối với hắn sẽ hết tồn tại và trở về với cát bụi, thế thôi'.

Hỡi thế nhân, Phong Thanh Dương đã đi về đâu? Tạ Tốn đã đi về đâu? Hồng Thất Công - Âu Dương Phong đã đi về đâu? hay Dương Quá - Tiểu Long Nữ đã đi về đâu?... Có phải cuộc đời này giống như một thế cờ 'Trân Lung' mà bất cứ một kỳ thủ tuyệt đỉnh nào cũng không giải được? Có phải cuộc đời sẽ dẫn đến cái vô định tính, với câu hỏi cuối cùng: ta là ai, từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
('Phi - Kim Dung và tình yêu', NGLB)

4. Người đã vượt qua 'ngưỡng' trí tuệ... 
Bốn năm trước, có một người (là KTS) đến gặp hắn, ngồi mạn đàm ở một quán cà phê ở khu vực chợ Bà Chiểu, anh ta hỏi:
-Có cuốn 'Kim Dung giữa đời tôi', ảnh nhận xét thế nào?
Sực nhớ là hắn có cho anh ta mượn bộ 'Tiếu ngạo giang hồ', để giải thích ngắn gọn, hắn bèn nói: 
-Lệnh Hồ Xung được Định Tĩnh sư thái khen là 'cao thâm khôn lường' vì anh ta dùng 'vô chiêu thắng hữu chiêu', có nghĩa là tự nhiên muốn đánh chiêu nào cũng được, và trông anh ta có vẻ khờ khạo, ngu ngơ: người mà đã vượt qua 'ngưỡng' trí tuệ thì không phát tiết trí tuệ và ngược lại. Điều này tương tự như Trương Vô Kỵ học Thái cực kiếm mà chỉ nhớ 'kiếm ý' chứ không nhớ kiếm chiêu... Cuối cùng, Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh chọn cái gì? đi về đâu?: họ đã chọn tình khúc 'Tiếu ngạo giang hồ' và 'Tiêu tương dạ vũ', có thể tạm hiểu là 'tính tính tính tình tang tang tang, cuộc đời mình như chiếc thuyền nan, trôi nó trôi bồng bềnh', nói chung là họ chọn 'tình khúc âm dương' và nói 'không' với sự phù phiếm của thế tục... Và... ông nội của anh đã chết, cha của anh đã chết, rồi đến lượt anh cũng sẽ... chết, có phải anh ngẫu nhiên xuất hiện trong cuộc đời này không?, ai sinh ra anh?, anh có quyết định được cuộc đời của anh không?, những điều anh đã và đang làm, anh có muốn không?, anh muốn gì, có được không?, anh có bị rơi vào cô đơn/tuyệt vọng không?, tình yêu của anh như thế nào?, và khi xuống 'Cổ Mộ', anh sẽ còn lại cái gì?... 
Rồi hắn kết luận: 
-Có người bình Kim Dung đã đi theo hướng 'hữu chiêu', điều này không phải là 'tư tưởng Kim Dung', nên anh đọc cuốn sách đó mất thì giờ vô ích... 
Người bạn bèn nói:
-À, đến hôm nay tôi mới biết...

Thế giới này cuối cùng vốn là bất khả tư nghị, là nghi vấn, là bí mật vĩnh viễn và là cái mà làm cho con người đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác, dù cho đến mãi 10.000 năm sau hay mãi mãi nếu loài người còn tồn tại. Thế giới này sẽ mãi mãi đặt ra cho chúng ta câu hỏi ‘ta là ai’ mà không bao giờ có lời giải đáp hoàn hảo, bất chấp bạn có là thiên tài xuất chúng đến đâu chăng nữa.
(‘Phi - Kim Dung và tình yêu’, NGLB)
5. Ta không là ai cả
Cầu Cần Thơ ơi, nhờ ngươi mà ta biết thế nào là Đồng bằng sông Cửu Long, biết viết tắt là ĐBSCL, biết 'Miền Tây', biết cụm từ 'Châu thổ sông Cửu Long', 'Mekong Delta'...
Trước khi có cầu Cần Thơ, hắn đã qua lại phà Cần Thơ với số lần nhiều không kể xiết. Hôm đó, trong tay hắn có 20 trang, được in chữ Font 10, với tiêu đề 'Vô Kỵ giữa chúng ta' (của Đỗ Long Vân). Hắn tranh thủ đọc cho đến Sài Gòn. Xin giới thiệu một đoạn của ông: 'Trong sự xung đột giữa con người và thế giới, sự thắng trận sau cùng trong Kim Dung bao giờ cũng thuộc về thế giới. Thế giới sẽ thường xuyên vượt khỏi vòng tay ôm của con người. Con người Kim Dung đã biết tất cả những cám dỗ: của đạo lý nghiêm khắc, của ý chí thống trị, của tinh thần cứu rỗi. Tiếng gọi lớn nhất tuy nhiên sẽ là tiếng gọi của cuộc đời xuất thế nghĩa là của sự trở về… Ông đã lấy cái mênh mông của thế giới để thoái chí anh hùng, lấy một nhân loại đa sắc ra làm đảo lộn những ý nghĩa đạo lý, lấy cảm động làm ý thức suy vong, lấy ngây ngô chống lại tài mưu trí, nói tóm lại lấy tự nhiên chống lại cái nhân văn, và kết quả là sự thất bại của người anh hùng trước cuộc đời như thế' (Đỗ Long Vân)... Sau này, khi hắn kể lại cho ông KTS và 'ông tiến sĩ kỳ lạ' về tư tưởng của Đỗ Long Vân, cả 2 người đều tâm phục khẩu phục, riêng hắn, hắn đánh giá ông ta là người có trí tuệ nhất VN trước 1975, thậm chí còn hơn nhiều. 
Về đến nhà, suy nghĩ một hồi, hắn 'xé' 20 trang đó đi và vứt vào ... thùng rác, khó mà giải thích cho người nghe về tâm trạng của hắn lúc đó, tóm lại là hắn không muốn tư tưởng của hắn bị ảnh hưởng bởi người đi trước, hiểu ý của Đỗ Long Vân như thế là đủ rồi, hắn cần phải đi con đường riêng của hắn.
Nhớ lại, trên đường đi, thường là trời mưa, có lúc cặp mắt hướng vào những đám mây đen xa vời vợi ở tận cuối chân trời: 'Hắn chợt nghĩ, một đám mây đen nhỏ bé kia là từ đâu mà có, có phải nó có là từ vô số kiếp xa xôi, có phải nó có là do sự tác động tương hỗ của vô số yếu tố trong quá khứ và hiện tại, nó chỉ xuất hiện trong thời gian là 0 đối với vũ trụ, trong tương lai rất rất gần, nó không còn là nó, nó thuộc về tất cả, vì vũ trụ với nó là một... Hắn chợt biết ta xuất hiện từ vô lượng kiếp và tồn tại vô cùng ngắn ngủi. Ta là một cá thể không biết đâu là nguồn gốc xuất xứ và không biết đâu là bến bờ. Hắn chạnh lòng nghĩ, ta là ai? Và hắn chợt bàng hoàng biết rằng ta không là ai cả… (entry 373).
Con người đến từ sự ngẫu nhiên, bị sinh ra và phát triển trong một thế giới xa lạ mà không phải do mình tự chọn, và do đó, dường như bản chất con người là cô đơn...Thế giới con người - thuộc về thế giới tự nhiên - là vô bờ bến và trùng trùng duyên khởi, và do đó nó là kết quả của sự tác động tương hỗ của rất rất nhiều yếu tố có liên quan từ quá khứ vô cùng đến hiện tại. Nó là sự kết nối của các 'dấu chấm' như Steve Jobs đã nói. 
('Phi - Kim Dung' và tình yêu', NGLB)

6. Khao khát làm một con người bình thường
Vâng, hắn đã thề là không nói chuyện về chính trị và tôn giáo, ngoài ra, hắn cũng luôn xóa bớt những đoạn/câu mà quá đề cập đến một cá nhân cụ thể nào đó, nhưng đã là 'chuyện ở quán cà phê' mà, nên dù hắn có chuyên nói về đề tài tình yêu đi chăng nữa, thì nó cũng có ít nhiều liên quan đến những vấn đề trên, và việc này là ngoài ý muốn của hắn.
Cách đây khoảng ba năm, hắn ngồi uống cà phê bên cạnh một gốc cây bàng - nơi mà 'ông tiến sĩ kỳ lạ' đã phong cho hắn là 'nghệ sĩ triết học', hihi... Tại đây, hắn chợt suy nghĩ về vụ 'Trường Sa-Hoàng Sa', rồi về SG, hắn đi dự đám cưới và ngang qua đường Trường Sa và Hoàng Sa (quanh khu vực cầu Thị Nghè), rồi ông chú hắn hỏi 'cháu có quan tâm đến vụ đó không?'... Ngày qua ngày, hắn cảm thấy càng ấm ức, nhất là khi nghe tin ngư dân ta bị 'ăn hiếp'. Hắn tự nghĩ: 'trên đời này vẫn còn chuyện 'cá lớn nuốt cá bé' sao?, vẫn còn 'mạnh hiếp yếu' sao?, vậy thì nhân loại càng tiến lên thì càng... lạc hậu sao?, vậy thì tư tưởng của ông Bao Thanh Thiên đã bị mục nát rồi sao?, còn Hoàng Phi Hồng, Lý Tiểu Long?...'.
Và vậy thì hình tượng Tiêu Phong đã bị chôn vùi vào Cổ Mộ rồi sao?, hắn mới viết
'Y khao khát làm một con người bình thường.Y nghĩ mình học nghệ tinh thông ‘Đả cẩu bổng pháp’ và ‘Giáng Long thập bát chưởng’ là để cứu người chứ không phải để làm ngược lại. Nếu được như vậy, Tiêu Phong sẽ rất tự hào khi được Hư Trúc, Đoàn Dự và giới giang hồ võ lâm đồng đạo gọi y là người Trung Quốc một cách xứng đáng với các hình tượng nói trên (entry 40)Nếu không được như vậy, đồng bào của Hư Trúc sẽ nghĩ gì về y? Nếu không được như vậy, Tiêu Phong không còn là một hình tượng đáng tự hào của phái B (Tàu). Và nếu không được như vậy, y sẽ thấy buồn, cắn rứt, và do đó, y thiết nghĩ là phái B không nên đề cao tác phẩm 'Thiên long bát bộ' và những hình tượng trên đây đối với thế giới nữa'.
Nghĩ về mối tình giữa Tiêu Phong và A Châu, hắn viết tiếp (entry 228)
'...Tiêu Phong nản lòng thật sự, y thở dài bảo:
- A Châu ơi, hai đứa mình ‘đi lạc’ rồi, thôi, về lại Trung Quốc muội nhé, đừng đi thăm Trường Sa và Hoàng Sa nữa muội à, Mộ Dung Phục thâm lắm, huynh không thích hành vi của y, huynh mất hứng rồi.
...Tiêu Phong vốn là người quang minh chính đại, nghĩa khí ngút trời xanh, yêu hòa bình, ghét bành trướng xâm lược, luôn hành hiệp trượng nghĩa, bênh vực kẻ yếu…, được giới anh hùng võ lâm thiên hạ ở Trung Quốc xem như là thần tượng, không ngờ y lại phát hiện ra Mộ Dung Phục chơi một chiêu thức ‘tà mị’ rất khó chịu, điều này hoàn toàn không hợp với bản chất của y - một vị anh hùng được mệnh danh là ‘Bắc Kiều Phong’... 

Thế giới mà ta đang sống là một thế giới đa cực và đầy mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí bị thủ tiêu… Qua mỗi thời kỳ đó, con người vô tình trở thành nạn nhân, bị lợi dụng và do đó bị dày xéo trong các cuộc tranh chấp tương tàn đó, và do đó chuyện ‘thân phận con người’ vẫn là quy luật của muôn đời…Con người sao mà dám tham vọng vượt quyền tạo hóa, sao mà dám tham vọng làm ‘Tề Thiên Đại Thánh’, sự trả giá cho tham vọng đó làm con người bị tẩu hỏa nhập ma, cô đơn, tự mình bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn, hay tự lấy núi ‘Ngũ Hành’ mà đè lên xác thịt và tâm hồn của mình. 
(‘Phi - Kim Dung và tình yêu’, NGLB)
7. Đổi không-bất-tử để lấy đau khổ tuyệt vời
Đã hết rồi mùa xuân
Hè đã vươn ngoài ngõ
Nắng đã vào trong sân
Sao em còn thấy lạnh?
*
Hãy để cho nuối tiếc 
Theo ngày tháng qua mau
Tình là khúc ly biệt
Sao em mãi âu sầu?
(NGLB)
Ôi, cách đây gần hai năm, có blogger ‘Hoàng hôn rạng rỡ’ nhắc đến nàng A Tử, mà làm hắn tốn hết một entry, híc…
Nếu nói về một hình tượng phụ nữ đau khổ nhất vì tình yêu, trong truyện Kim Dung, thì chắc là A Tử hay Lý Mạc Sầu, nhưng người mà được đa số bạn đọc cảm thông nhất lại là A Tử: ‘Vâng, tôi thích A Tử, thương A Tử hơn cả A Châu. Bởi, A Châu hạnh phúc hơn A Tử hàng vạn lần! Ta thương nàng lắm, yêu nàng lắm, yêu mối tình si của nàng lắm, A Tử ạ! Ngủ ngon A Tử, ngủ ngon trong giấc mộng cùng Tiêu lang' (blogger Bách Diệp).
Hôm đó, cha con hắn xem phim ‘Thiên long bát bộ’ (nhân vật A Tử do Trần Hảo đóng, mà được bình chọn là người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc năm 2007), đều đồng ý rằng A Tử rất đẹp, vô cùng đẹp: ‘Tóc xanh viền má hây hây đỏ. Miệng nàng bé thắm như san hô. Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ. Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ (Nguyễn Nhược Pháp). Và nàng có khả năng khiến cho những gã đàn ông si tình muốn tự nguyện tô đậm bức tranh ‘Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm’ (Lý Bạch), nhưng họ sẽ không dám, vì ‘do số phận, A Tử ngẫu nhiên trở thành kẻ độc ác một cách tự nhiên, vô tư và hoang dại’, chỉ trừ việc cống hiến trọn vẹn quả tim của nàng cho Tiêu Phong - vì vĩnh viễn ôm trong tim bóng hình của A Châu, mà đã không đáp lại tình yêu của A Tử.
Người ta thường nói ‘bất tử’ là được lên thiên đường (hay niết bàn), nhưng tuyệt đại đa số các đôi lứa thì không làm như vậy, giữa thượng đế và người tình, họ chọn ai?
-Chọn người tình, vì họ sẵn sàng đổi sự không-bất-tử để lấy sự đau khổ tuyệt vời.
Mọi người đều được yêu, dù đó có thể là vị đắng trần gian, như Trình Trình, Trương Quỳnh Như, Lan (Hứa Văn Cường và Trình Trình, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như, Lan và Điệp)…, chỉ trừ một người - của Kim Dung - yêu mà không được yêu, đó là A Tử. Nàng đã vì một tình yêu đơn phương mà mãi hoài đớn đau, câm lặng, chịu chết, và không thốt lên được một chữ nào, cuối cùng, đứng trước ngưỡng sinh tử của thượng đế, nàng đã chọn Tiêu Phong và ôm xác chàng nhảy xuống vực thẳm: nàng đã được bất tử trong tình yêu.
Vì nàng, hắn đã viết (entry 240):
Tình yêu của A Tử là một cái thực trong cái ảo, rất ‘người’ và đáng trân trọng. Nếu không có tình yêu thì không có con người, và do đó không có... tất cả mọi chuyện.
Hãy đặt một giả thiết là nếu bỗng nhiên đàn ông không còn thích đàn bà nữa (hay ngược lại) thì sao? Thì trước tiên, ta sẽ ngủ ngon vì không nghe tiếng mèo đực-cái ‘oa oa oa’ ghê sợ vào đêm…, rồi ta đem mấy cuốn truyện/thơ/nhạc/họa của Kim Dung, Shakespeare, Lev Tolstoi, Tagore, Khalil Gibran, Goethe, Mayakovsky, Lý Bạch, Leonardo da Vince, Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Thanh Tùng ra ‘đốt hết’…, rồi ta sẽ không nghe tiếng khóc của trẻ con nữa…, rồi ra đường ta chỉ thấy toàn là hoa dã quỳ (=quỷ già)…, rồi thế giới động vật và nhân loại sẽ không còn nữa, và… ta sẽ không có chuyện về nàng ‘A Tử đáng thương' ở đây…

Tại sao con người sinh ra thường phải chịu số phận bị ruồng bỏ, sĩ nhục, chà đạp, chèn ép, hiểu lầm, buộc tội, oan sai, mồ côi, mặc cảm, tha hóa, cô đơn, tuyệt vọng, hãi hùng, đau khổ, bệnh tật nan y, tăm tối hay lưu vong, đâu là bến bờ tự do của con người, khi nào ta có được tâm hồn như trẻ thơ vui đùa bên những dòng suối nhỏ, phải chăng tất cả các khát vọng đều là ảo ảnh?
(‘Phi - Kim Dung và tình yêu’, NGLB)
8. ‘Mắt anh mơ mộng, tím sa cuối trời’
Cách đây không lâu, nhờ một cuộc nhậu mà về nhà, hắn… nhớ lại như sau (entry 475):
1.Hắn hỏi một người:
-Thầy nghĩ gì về ‘chuyện tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ’ với câu ‘Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ'?
Không ngờ ổng do vô tình hay cố ý, chắc là cố ý, giải thích sâu vào chữ ‘tuyệt tích giang hồ’. Ổng nói Tiểu Long Nữ và Dương Quá sau này có cử cháu là Hoàng Y Nữ (Hoàng Sam nữ tử) đến cứu Cái Bang, họ đâu có tuyệt tích giang hồ: ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’!
Hắn hiểu, ‘chết rồi nhưng vẫn sống lại’, híc.. híc… Bỗng nhiên thầy bảo là nói gì thì nói, vô thường cũng được, vô vi cũng được, hư vô cũng được, Phật cũng được, Lão cũng được, vũ trụ cũng được…,
-Nhưng cuối cùng là có thưởng phạt, ok?
…Cuối cùng, theo ổng, nói cái gì cũng được (= ‘nói tào lao’), còn nói ‘có thưởng phạt’ mới là chân lý, bởi vậy mà ‘chân lý phải chết’.
2.Hắn hỏi một người khác:
-Chú nghĩ gì về ‘chuyện tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ'?
Không ngờ do vô tình hay cố ý, chắc là cố ý, ổng giải thích sâu vào chữ Cổ Mộ. Ổng nói là Kim Dung dùng từ rất đúng, rất sâu sắc, Cổ là xưa, Cổ Mộ là cái mộ xưa (ai mà không biết, híc.. híc…). Rồi ông ta giải thích có vẻ thần bí rằng: con người bao giờ cũng có quán tính quay lại chỗ ‘khởi nguyên’ của mình (ý nói là lúc ‘ngài’ sáng tạo ra con người!). Ông hỏi:
-Tại sao không vào hang động? Hay một chỗ khác? Mà chỉ vào Cổ Mộ?
…Và cách ổng cố tình diễn đạt sai ý của Kim Dung (theo đạo Phật) và cách dùng sức mạnh ý chí để dẫn người nghe đến lập luận thần bí của ổng làm cho ‘chân lý phải chết’.
…Dương Quá và Tiểu Long Nữ chết rồi mà vẫn sống lại ư! Ôi, người ta tin vào ‘thượng đế trần gian’ là quyền của người ta, hà cớ sao mà bắt ông Kim Dung phải theo thượng đế của họ… Ôi, ông Nietzsche nói gì là quyền của ổng, hà cớ sao người ta bắt chúng ta phải ‘quy về vĩnh cửu’ (tạm hiểu, trở về trạng thái trẻ thơ/'tổ tông' của mình)… Ôi, xin kính thưa các ngài ‘ta là hiểu biết’ hay ‘thiên hạ đệ nhất chém gió’, tại hạ chỉ biết rằng:
Anh đi về phía dòng sông
Nước cong in dáng ngại ngùng bước đi
Anh đi về phía mây bay
Nắng vàng cuối gió lung lay lá buồn
Anh đi về phía hoàng hôn
Chiều tà rụng tím ngập hồn núi xa
Anh đi về phía chiêm bao
Mắt anh mơ mộng, tím sa cuối trời
(NGLB)

Có phải ánh trăng lững lờ, mặt hồ man mác, lá rụng mùa thu, mái chèo nhặt khoan, tiếng đàn êm dịu, tiếng sóng vỗ đại ngàn, rừng hoang gió thổi xạc xào lá, những ngọn núi khói sương bàng bạc, những khoảnh khắc tỉnh mộng trong đêm, dõi nhìn những hàng cây trùng trùng điệp điệp, lắng hồn trong khúc ‘phụng cầu kỳ hoàng’, ngồi bên thềm lặng nghe giọt nắng, thảng thốt dưới ánh chiều tà, hay ngồi ở quán bên sông và chìm vào đáy mắt hồ thu của mỹ nhân…, mới đưa tâm hồn ta trở lại sự tĩnh lặng và do đó ta đạt được ngộ tính của tình yêu?
(‘Phi - Kim Dung và tình yêu’, NGLB)


9. Phi - Kim Dung
Và gần đây, hắn lần lượt gặp được khá đầy đủ các fan của Kim Dung mà đã kể ở trên như: 'ông tiến sĩ kỳ lạ', ông KTS, cậu sinh viên 'kinh dị', cô bé 'triết gia', ông 'tổng giám đốc'... Không quan tâm cụ thể họ là ai, hắn xin ghi nhận thêm một số điều sau đây:
-Có người biết nhiều về Kim Dung, thì lại ít khi nói ra. Hôm trước, hắn nói 'Kim Dung không những là nhân vật văn học của thế kỷ 20, mà còn là của mọi thế kỷ', anh ta đã lắng nghe một cách chăm chú. 
-Có người được tưởng là 'trùm' về Kim Dung, vì anh ấy luôn nói 'tôi biết, tôi biết, tôi biết', nhưng khi hỏi lại thì ảnh lại chả biết gì hết, hỏi kỹ nữa ảnh nói 'hồi xưa, tôi có đọc sơ sơ' (!); có người chả biết gì về Kim Dung, mà phê ngay một câu 'chả thấy lo làm ăn gì mà suốt ngày đánh đấm nhau'; có một blogger tố giác với hắn là có một ông tiến sĩ nói rằng 'truyện của Kim Dung là mì ăn liền', ha.. ha...
-Có ai đó thấy môn võ Thái cực quyền của Trương Tam Phong với chiêu đầu là 'Lam tước vĩ', thì vội hạ bút viết ngay một chương 'Võ thuật trong Kim Dung', híc.. híc..., thế mà bài viết của người ấy được lan truyền đầy trên mạng, thậm chí là Wikipedia cũng không tiếc lời 'advertising' (= quảng cáo), hu.. hu...
Nên nhớ rằng, truyện tức là đời, mà đời tức là truyện, vì tựu trung, chúng là sự phản ánh thế giới thông qua cảm giác của con người. Nếu ngày xưa, có ma giáo, danh môn chính phái, các bang hội 'trung lập'/tự phát, triều đình, các thế lực ẩn danh..., thì ngày nay, nói một cách đau đớn, có cường quốc kinh tế, cường quốc quân sự, cường quốc bành trướng, cường quốc HIV, cường quốc bóng đá, cường quốc tham nhũng... gì gì đó, hihi... 
Đọc entry/đọc sách là đọc cái gì? Chớ xem phần mở đầu hay vài phần đầu mà vội có nhận xét, chắc là ta phải đặc biệt quan tâm đến phần kết luận: không quan trọng về các nội dung ở trong sách, mà quan trọng là cái gì nằm ở đàng sau cuốn sách. Và chớ dùng Kim Dung để giải thích thế giới, mà hãy dùng thế giới để giải thích con người, trong đó có Kim Dung... 

Sao hắn lại nói là phi - Kim Dung? Tại sao ta phải xem ông ấy như là một cái gì ghê gớm lắm, trong khi ông ấy đã nói ‘Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn’. Kim Dung cũng có suy nghĩ, tình cảm và tình yêu bình thường như chúng ta, nếu được gặp ông ấy và nói ông là ‘thiên tài’ thì chắc ông ngơ ngác không hiểu; Einstein cũng vậy thôi… Hãy đừng đánh thức ông ấy dậy, hãy để ông ấy ở chốn yên bình của sự tĩnh mịch vô biên.
(‘Phi - Kim Dung và tình yêu’, NGLB)

10. Ta sống ở đời này làm gì nếu không có tình yêu?
Anh gửi vào em chút lả lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời…
(NGLB)
Trong truyện Kim Dung, tất cả các biến động của võ lâm đều được xoay quanh các trục ‘tình yêu’. Thật vậy, xin hỏi vài ví dụ: khi Tiêu Phong chết thì ai đã ôm xác chàng lao xuống vực thẳm?, khi Vương Ngữ Yên nhảy xuống giếng tự tử thì ai nhảy xuống giếng chết theo nàng?, khi Hoàng Dung bị trúng độc chưởng của Cừu Thiên Nhẫn thì ai không màng sống chết để cứu nàng?, khi Tiểu Long Nữ nhảy xuống Tuyệt Tình Cốc thì, 16 năm sau, ai tự nguyện nhảy xuống vực để cùng chết với nàng?, khi Trương Vô Kỵ bị độc thủ của 3 sứ giả Ba Tư thì ai cầm Ỷ Thiên kiếm liều chết lao vào cứu chàng?, khi Lệnh Hồ Xung bị các luồng nội lực dị biệt xung kích đến hấp hối thì ai tự nguyện ở tù tại chùa Thiếu Lâm để cứu chàng?, còn Vi Tiểu Bảo từ biệt Khang Hi, rồi hưởng ‘tình khúc âm dương’ trên một hoang đảo với với 7 đại mỹ nhân nào?...
Trong Kim Dung, ta biết các câu/từ ‘Hỡi thế gian tình là gì? Mà đôi lứa thề nguyền sống chết’, ‘Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ’, ‘Từ nay trở đi, Vô Kỵ này, ngày ngày sẽ vẽ lông mày cho ái thê’?, ngoài ra, ta còn biết các câu/từ ‘Vũ trụ nằm trong đáy mắt của người đàn bà’, ‘Được chết dưới đóa phù dung là hạnh phúc của đàn ông’, ‘Người nằm xuống, nghe tiếng ru, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ’… Điều đó có nghĩa là, dù cho bạn có là Trụ Vương, Hạng Vũ, Đường Minh Hoàng, Nguyễn Huệ, Napoleon, Hitler, Kenedy…, thì bạn cũng (muốn) sống vì một ‘bóng hồng’, phải chăng vì vậy mà thương đế mới sinh ra âm dương, phải chăng nơi nào có tình yêu thì nơi đó có thượng đế, và phải chăng là ngài đã cử một ‘tình yêu’ đến cho ta, dù có, dù không, dù hạnh phúc, dù đau khổ, dù thực, dù ảo?
Và cuối cùng, tại sao ‘ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn, chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn, thấy em áo trắng tươi cười gió, bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn’, tạo sao ‘chiều tà rơi xuống êm đềm, bóng ai rơi đọng bên thềm xót xa, tiếng ai rơi vọng diết da, hương ai rơi ngự trong ta suốt đời?, tại sao ‘tối nằm mê mẫn hồn mơ tiên, thượng đế trao anh một dáng huyền, dáng em mềm mại bình minh nhú, vũ trụ theo anh, vũ trụ hiền’, tại sao ‘vắng em thu tàn lối bơ vơ, rừng thu xao xác bóng ai chờ, cây thu hoang lạnh dài vươn cổ, lá thu hờ hững rơi trong mơ’? Ta sẽ chết trong cô đơn, hay ta sẽ sống trong tình khúc âm dương mà quên đi sinh tử?

…Hắn không biết, nhưng hắn có viết:
Ta sống ở đời này làm gì nếu không có tình yêu… Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô.

Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai...


HẾT.
------------------
Nguồn tham khảo chính:

30 nhận xét:

  1. Không ai khẳng định là Kim Dung biết võ, mà nếu ông biết võ thuật thì ở đẳng cấp nào, nghi ngờ lắm… Ngoài ra, không nên gán ‘đạo’ hay nghệ thuật gì cho truyện của Kim Dung như trà đạo, ‘tửu’ đạo, ‘nhạc’ đạo, ‘thi’ đạo, nghệ thuật trồng hoa, nghệ thuật đánh bài hay võ thuật…, rõ ràng rằng không có ai đọc Kim Dung để học võ hay nghệ thuật uống trà... Một cách đơn giản, ông chỉ nhìn thế giới tự nhiên này vận động và đứng ở một góc nào đó mà mô tả bằng chính cảm nhận của trái tim mình.

    Trả lờiXóa
  2. Những bài của anh luôn có những khía cạnh mới lạ, những nét " thần chưởng ". Hihi
    Chúc anh NGLB ngọt ngào với những niềm vui .

    Trả lờiXóa
  3. À, tối, cách đây 2 hôm, có 1 người bạn ghé nhà, ảnh cừ hối LB viết lại về Kim Dung (mà ảnh đã nghe LB nói cách đây 4 năm), híc.. híc...
    Cám ơn bạn QT, tối t7 vui nhé.

    Trả lờiXóa
  4. MT sang thăm anh LB nè ,cuối tuần thật bình yên để đón năm mới dương lịch 2014 nhiều niềm vui , may mắn..anh LB nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh bị... trúng gió, mới ngủ dậy.
      Cám ơn muội nhìu nghen, Happy new year

      Xóa
  5. Muội muội ghé thăm Ca Ca nè lúc nầy ko hiểu tại sao em cứ trống rổng Ca Ca ui,ko đọc cũng ko viết được gì hết,có lẻ em bị tẩu hỏa rồi chăng? Năm mới tất cả đều mới tốt đẹp thành công như ý Ca Ca ui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh bị... trúng gió, mới ngủ dậy.
      Đầu óc muội chứa chìn iu hết rùi, hổng chứa thêm được nữa đâu, hihi...
      Tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  6. Nếu một ngày ai đó đã đi
    Thì cũng bởi những điều nhỏ bé riêng tư
    nếu một ngày có bài viết ko vui
    Cũng chỉ vì chút buồn thoáng trong đời

    Nhưng xung quanh cuộc sống vẫn hối hả ngược xuôi
    Không có chỗ cho ai ngần ngại phía sau
    Và trang blog lại mở
    lại cười vui đón bạn bè
    Tuy có đôi người có chút phiền vì bạn
    Thì cũng lỗi tại ta đóng – mở – thay tên.
    .
    Ai mà hay chạy lang thang vậy anh Lá Bàng nhỉ,
    .
    Em chúc Anh lá Bàng năm mới nhiều niềm vui, thành công hơn, và với cộng đồng blog thì sẽ luôn được đọc nhiều thông tin hay, giá trị nữa trên trang của Anh nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai làm ta suýt mơ cơn
      Ai làm ta suýt giận hờn tháng năm.
      Hihi,,,, BM bắt đền đê,
      Cám ơn bài thơ của BM, chúc tuần mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  7. Em nhớ có lần đã đọc mấy câu thơ viết về Trần Mạnh Hảo của nhà thơ Xuân Sách (và em chép lại) như thế này:

    Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
    Đi phỏng vấn Chí Phèo
    Lão chết từ tám hoánh
    Đời mày vẫn gieo neo!

    Còn cái lão Bá Kiến
    Đục bản in thơ mày
    Bao giờ mày say rượu
    Bao giờ thì ra tay?...

    Bài thơ đã vẽ nên bức chân dung của Trần Mạnh Hảo thật sống động, sắc nét, gai góc khiến người đọc cảm thấy thú vị. TMH là một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, ông viết phóng sự, viết thơ, văn, viết phê bình, tiểu luận. Nhưng với tác phẩm để lại nhiều ấn tượng và khiến nhiều người nhìn TMH với con mắt khác, đó là cuôn tiểu thuyết “Ly Thân”, tái hiện lịch sử về giai đoạn nông dân miền Bắc rơi vào hoàn cảnh bi thảm cuả cuộc “Cải Cách Ruộng Đất Vĩ Đại”, vì vậy Ly Thân bị thu hồi ngay, ông bị khai trừ khỏi Đảng, ra khỏi biên chế nhà nước.
    Dư luận trong giới cầm bút phản đối Trần Mạnh Hảo rất mạnh vì những bài phê bình, những bài viết như đánh vào các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận đăng trên các mặt báo, trang mạng.
    Có thể nói, Trần Mạnh Hảo đã làm nổi sóng văn trường, với những bài viết phê bình thơ, văn... phê bình sách giáo khoa, và bây giờ Trần Mạnh Hảo trực diện “chống” Đảng Cộng Sản Việt Nam trên bình diện lí luận.
    Em có mấy dòng suy nghĩ như vậy, anh LB thấy thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Dư luận trong giới cầm bút phản đối Trần Mạnh Hảo rất mạnh vì những bài phê bình, những bài viết như đánh vào các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận đăng trên các mặt báo, trang mạng...': LB có đọc một số bài của TMH, thấy nó giống 'Đại lực kim cương chỉ' của phái Thiếu Lâm quá à, trong lúc LB thiên về 'Thái cực quyền' hơn, hihi...
      Rất cám ơn lời bình chi tiết của bạn TMC, chúc chiều an bình. ,

      Xóa
  8. Hí hí ...theo huynh thì Độc cô cầu bại là một nhân vật sướng hay khổ hả huynh /
    Năm mới chúc huynh khỏe khoet và viết nhiều bài xuất thần nữa nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, chắc là... khổ, còn huynh là con của 'Độc cô lão quái' nè, nên huynh chạy đâu cũng... khổ, may nhờ có mấy thiên thần bé nhỏ hỗ trợ chút chút, hihi...
      Chiều ngọt ngào nghen tiểu sư muội.

      Xóa
  9. "Ngược dòng tìm sắc ti-gôn tím
    Bỗng rộn lòng em một dáng hình
    Thời gian trôi mãi, ôi hờ hững
    Vắng lặng không gian, chỉ bóng mình
    *
    Em mắt xa xôi, đứng tần ngần
    Giông bão trườn qua đỉnh phù vân
    Tim em xao xuyến về bên ấy
    Trong chốn mờ sương, em... thấy anh
    (NGLB)"
    Dễ thương quá!
    tím đây rồi! thăm LB ngày cuối năm.
    HAPPY NEW YEAR
    AN LÀNH HẠNH PHÚC_MAY MẮN BÌNH YÊN
    Trước thềm năm mới tím thân mến chúc LB và gia đình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tìm được... sắc ti-gôm tím rùi, thế là 'Trong chốn mờ sương, anh... thấy em' rất ảo, hihi...
      Cám ơn tím, hôm nào tím xuất hiện nhé, nếu không, LB sẽ về Cổ Mộ mất đóa, hi..hi...
      Chúc tím năm mới nhiều ơi là nhiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  10. Ngọc sang đọc Kim Dung với Lá Bàng! năm mới sắp đến rồi, LB thật nhiều niềm vui và thêm nhiều sáng tác hay nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, Nhớ đó à, nhớ 12g tối nay đón giao thừa nghen, chúc một năm mới nhiều ấm áp-ngọt ngào, NGLB.

      Xóa
  11. Lưu comt Phu Đoan:
    "Hằng đêm ta thoảng lụy bóng kiều
    Sáng ra chợ sớm, hồn tiêu diêu
    Nàng nơi xứ ảo ta mê mẫn
    Nắng rượt hoàng hôn, rên tiếng yêu".

    Trả lờiXóa
  12. Lưu comt Clover:
    Trước cổng nhà tôi, hoa lá chào
    Nắng ngày không tĩnh, mắt chiêm bao
    Chiều rơi qua cổng, tìm ký ức
    Tối về tĩnh lặng, tôi ước ai...
    À, ngay cánh cổng nhà LB, có một cây cỏ ba lá, nho nhỏ à, nhưng tươi xanh lắm, nó làm cho LB nhớ ai đó, hihi...,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mến chúc anh LB và gia quyến một năm mới vạn sự như ý!

      Xóa
    2. Hihi..., dạo này ít thấy Clover trên blog ghê,
      thank cô giáo nghen, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  13. Lưu comt Phi Thiên Vũ:
    Em,
    đừng giận anh,
    đừng giận anh
    nhớ năm xưa,
    thấy nàng tung tăng trước biển
    ta nghĩ thầm,
    ô!, hay quá đi thôi
    thời gian qua,
    ta đi mãi đi hoài
    trí tuệ nào,
    cỏ ba lá đó thôi,
    nép trước cổng nhà
    biển vẫn đó,
    ta lạc vào rừng nhớ.
    Wish FD a romantic new year!

    Trả lờiXóa
  14. Lưu comt Violet:
    Ui,
    Lạc rừng thấy tím lang thang
    Mắt chàng sáng rực, mê man theo người
    Hai người hai chốn xa xôi
    Bỗng đâu tối đến, tím rơi... cạnh chàng

    Trả lờiXóa
  15. Đến thăm Lá Bàng chúc năm mới nhiều sức khỏe & niềm vui.... chúc có nhiều bài luận hay nữa nhé!......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, trong blog này, có bài nói về phi - Kim Dung và Nietzsche là làm LB tốn công nhất, híc...
      Cám ơn bạn MRC, chúc ngủ ngon.

      Xóa

  16. CHÚC NGLB VÀ GIA ĐÌNH NĂM MỚI 2014 AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, lâu ngày quá, cám ơn bạn PĐ, chúc năm mới dồi dào nội lực làm thơ và bình thơ, NGLB.

      Xóa
  17. Ngày đầu tiên của năm mới, chúc anh mọi điều tốt lành, vạn sự như ý nhé Lá Bàng!

    Trả lờiXóa
  18. Ngày đầu xuân năm mới
    Chúc cho anh Lá Bàng
    Hạnh phúc thiệt an khang
    Tình bạn tựa nấc thang
    Chúc năm mới giầu sang.
    Đừng quê lời chúc này.

    Trả lờiXóa
  19. Ui, ui...
    NTL ở Berlin à, LB có 1 cháu ở Hamburg mới về thăm đóa.
    Thanks, ngày mới ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa