Em đứng làm gì đó.
Giữa cánh đồng cỏ may.
Giữa cánh đồng cỏ may.
Cong cong thu dáng nhỏ.
Tim buồn lại nhói đau.
Tim buồn lại nhói đau.
Cánh hoa hồng rơi, tội!
Trên đám cỏ hoang mềm.
Trên đám cỏ hoang mềm.
Trắng sông xa huyền ảo.
Trời với em, ai vui!
Trời với em, ai vui!
LB tâm sự cho vui nghen. Số là trên mạng, mọi người đều dùng cụm từ ‘đoạt giải Nobel’, nhưng mình liên tưởng đến các từ như: cưỡng đoạt, chiếm đoạt, tước đoạt… mà nghĩ rằng từ ‘đoạt’ ở đây là dùng sức mạnh, giành giật, hay dùng ý chí cá nhân (duy ý chí)… mà có được, vì thế, mình dùng cụm từ ‘đạt giải Nobel’ với ý nghĩa là cái mà làm được hay xứng đáng được hưởng. Về cụm từ ‘kẻ dám đoạt quyền tạo hóa’, công lớn thuộc về... ‘triết gia’ Đỗ Long Vân trước 1975 (xem đường dẫn bên dưới), trong đó, ông dùng nhiều ví dụ từ truyện kiếm hiệp của Kim Dung và một số tác phẩm phương Tây.
Ngày 25/3/2014, trong bài ‘Phải mất đến 10 năm’ (xem đường dẫn bên dưới), ý thì đã tỏ, nhưng chưa lộ, đó là việc tôi chỉ làm ‘trong’ công việc, còn cái gì ‘ngoài’ công việc mà trong một số trường hợp cụ thể có liên quan đến nguyện vọng ngoài lề của cá nhân khác thì tôi không quan tâm. Cách làm việc của tôi rất có… khoa học, nhưng khoa học quá mà làm người khác ‘tủi thân’ thì, dù sao đi nữa, là tôi đã sai, tức là tôi đã bỏ qua nguyện vọng của cá thể - một sinh vật với đầy khát vọng của tạo hóa, hay suy cho cùng là tôi đã ‘không thuận theo tự nhiên’ nên tôi phải mất 10 năm để suy nghĩ rồi… ân hận.
Quay lại chuyện ‘kẻ cướp quyền tạo hóa’, không tiện nhắc lại chuyện Tề Thiên Đại Thánh bị trời phật đè 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, tôi sẽ nhắc lại một số nhân vật nổi tiếng trong Kim Dung (xem đường dẫn bên dưới), đó là: Âu Dương Phong (trong truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), Tạ Tốn (trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’), Cưu Ma Trí, Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn (trong truyện 'Thiên long bát bộ'), Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại, Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần (trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’)...
Các nhân vật trên đều bị ám ảnh bởi khát vọng vô địch thiên hạ, bá chủ võ lâm, trả thù báo oán, mưu đồ vương bá…, mà bị mắc bệnh vĩ cuồng, bệnh tâm thần hoang tưởng, lâm vào trạng thái điên loạn, hay ‘điên mà tưởng mình là tỉnh’…
Trong số này, có 4 nhân vật khá đặc biệt:
-Tạ Tốn vì cực ham báo thù trả hận với Thành Khôn nên luyện ‘Thất thương quyền’ làm kinh mạch bị đả thương mà, trong vòng mấy mươi năm, thỉnh thoảng nổi cơn điên mà hành động có thú tính, nhất là việc giết người bừa bãi.
-Nhậm Ngã Hành vì muốn ‘Thiên thu trường trị, thống nhất giang hồ’ mà luyện ‘Hấp tinh đại pháp’ đến nỗi bị tổn thương kinh mạch mà ngã lăn đùng ra chết không bao lâu sau khi mới tái ngồi lên cương vị Giáo chủ Ma giáo.
-Đông Phương Bất Bại vì muốn độc chiếm Ma giáo mà bị Nhậm Ngã Hành lừa cho luyện môn ‘Quỳ hoa bảo điển’, kết quả là y phải tự thiến mình và trở thành kẻ đồng tính, sống một cuộc đời hư ảo, người chả ra người, rồi cuối cùng cũng bị chết thảm.
-Đặc biệt là Nhạc Bất Quần vì tham vọng làm bá chủ võ lâm nên phải luyện ‘Tịch tà kiếm phổ’ mà y phải trả một giá quá đắt: tự thiến mình, vợ chết, con chết, chúng đệ tử chết, và cuối cùng y cũng bị… chết thảm, mà là kẻ ‘đã điên’, y hoàn toàn không nhận thức được điều đó, và vì là một kẻ luôn nói những lời tốt đẹp bên ngoài, nhưng bên trong tâm hồn lại chứa chất đầy thủ đoạn mị dân, lạnh lùng, tàn nhẫn, gian manh, xảo quyệt… nên người ta mới gọi y là ‘Ngụy quân tử’ mà đã và đang trở thành ‘thành ngữ’ của… loài người.
Quay lại chuyện về Hemingway, Nietzsche, Kim Dung và Dostoievski…
Có thể nói Nietzsche là một trong những triết gia ‘vĩ đại’ nhất của nhân loại, nhưng ông cũng muốn ‘cướp quyền thượng đế’, muốn ngang tầm thượng đế, muốn trở thành vị ‘thần rượu vang Dionysus’ sáng xỉn chiều say để đạt được tự do cá nhân tuyệt đối trên đỉnh Olympus bằng cách ‘giết chết thượng đế’!, ha.. ha.. ha… Tất nhiên là người ta… sùng bái tư tưởng của ông với tính cách là nói lên một khát vọng… cao nhất của con người, nhưng ông và cái mặt trời, ai to hơn?, cuối cùng thì ông cũng bị rơi vào điên loạn mà cuối đời, trước khi chết, ông chỉ thốt nên một lời nói nho nhỏ là ‘Ariane, ta yêu em’ mà thôi.
Có thể nói Dostoievski là một trong những nhà văn ‘vĩ đại’ nhất của nhân loại, các bạn có muốn biết bí mật của cuộc đời của ông không: hồi trẻ, ông là chuyện gia về rượu chè, bài bạc, trai gái, và chủ yếu là viết văn hối hả để trả… nợ, ha.. ha.. ha… Là một người bị bệnh động kinh kinh niên, cái ‘quy hồi vĩnh cửu’ của ông là dành cho Thượng đế mà Ngài cũng đã… tặng lại cho ông - thiên thần bé nhỏ là Anna, và đây là cái hạnh phúc nho nhỏ, tuyệt vời và rất may mắn của kẻ được gọi là ‘vĩ nhân’ trước khi… chết.
Kim Dung cũng không kém - một viên ngọc quý của văn học phương Đông và thế giới, mà ông đã cung cấp cho nhân loại đủ mọi thứ triết lý từ… A tới Z, ông đã đưa độc giả vào thế giới diễm tuyệt của hư vô tính, tình yêu tính hay phiêu diêu tính, tính nào cũng được, chả phải là không mấy ai mà không biết ‘Chuyện tình Dương Quá và Tiểu Long Nữ’ đấy sao! Triết lý của ông đã đạt đến ngưỡng ‘tầng thứ bảy của Càn khôn đại na di tâm pháp’, ông đã đưa ta vào thế giới của hư vô tính mà vô tình nó lại dùng ‘hư vô chưởng’ đả thương ông - con trai trưởng của ông chết vào năm 1976: ông đi tu và trở về với cái hư vô mà ông đã… miệt mài viết ra.
Nhưng tội nghiệp nhất là Hemingway, theo tôi, với nghĩa là so với 3 ông nói trên, ông là kẻ bất hạnh nhất: là kẻ có sự nghiệp vĩ đại, nhưng bị cao huyết áp, nghiện rượu và viêm gan, ông dần dần bị mất trí nhớ và rơi vào chứng bệnh ‘trầm cảm lưỡng cực’, mà cuối đời ông, tình yêu cũng không (lấy vợ 4 lần), hạnh phúc cũng không, bạn bè cũng… không, tâm sự cũng… không, chỉ có cái duy nhất mà ông ‘có’ là tiếng súng săn nổ một cái ‘đoàng’, tất cả đều biến thành hư vô.
…Và Bùi, Phạm, Trịnh… của ta cũng không ngoại lệ. Bùi Giáng thì được gọi là ‘thi sĩ đười ươi’ hay ‘bang chủ Cái Bang’, Phạm Công Thiện thì nói như… khùng ‘Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao…’; Trịnh Công Sơn thì quá u hoài ‘Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...; nhưng Trịnh thì may mắn hơn vì ông tỉnh táo hơn.
…Sáng nay, đi uống cà phê, tôi đã nghe tiếng ve sầu vang dội khắp nơi: dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ta đã từng bước qua bản tình khúc mùa hạ, đã từng làm thơ ca tụng nàng thu, đã từng sưởi ấm qua mùa đông lạnh cóng, đã từng tận hưởng vui buồn với mùa xuân:
Hạ về nắng lượn trước sân
Thu về hoa lá dập dành dưới mưa
Đông về băng giá có thừa
Xuân về một thoáng tiếng xưa rụng rời.
Thu về hoa lá dập dành dưới mưa
Đông về băng giá có thừa
Xuân về một thoáng tiếng xưa rụng rời.
Bây giờ ta gặp lại bản tình khúc mùa hạ, và tháng tư chưa đến:
Tháng tư chưa đến, mơ em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau.
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau.
Viết đến đây, tôi xúc động thì thầm với thượng đế là: tôi sẽ ‘không cướp quyền tạo hóa’, tôi sẽ 'không tự bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn',
mà
tôi sẽ uống ly cà phê bình thường mà mỗi sáng thiên thần bé nhỏ pha cho tôi, tôi sẽ ăn ổ bánh mì thịt đơn giản mà mỗi sáng cô hàng xóm làm cho tôi, tôi sẽ vui với chú mèo mà mỗi giờ vẫn thường cà cạ mềm mại vào bàn chân tôi, tôi sẽ nhìn cuộc đời vô thường mà mỗi ngày diễn ra trước mắt tôi để làm… thơ, và bây giờ, tôi sẽ tận hưởng tiếng ve sầu vào đầu mùa hạ…
------------
Các entry có liên quan:
-Đỗ Long Vân: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/366-mot-trong-nhung-bo-oc-xuat-sac-nhat.html
-Phải đến 10 năm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/03/542-phai-mat-en-10-nam.html?showComment=1395770377671#comment-c8914848612187181522
-Kim Dung: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Hạ về nắng lượn trước sân.
Trả lờiXóaThu về hoa lá dập dành dưới mưa.
Đông về băng giá có thừa.
Xuân về một thoáng tiếng xưa rụng rời.
Hạ về phượng đỏ ve ngân
Trả lờiXóaNhớ mùa áo trắng trong ngần dáng em
Thăm anh chúc anh buổi tối an lành hạnh phúc.
Cám ơn bạn PH,
Xóamạng bên Face có... vấn đề làm mình hì hục từ sáng đến giờ,
tối vui nghen.
Lưu comt Mưa rừng chiều:
Trả lờiXóaĐắk Mil xe lướt trên đường
Rừng thông xanh ngát vấn vương khách nhìn
Hồ xanh tỏa mát đêm đêm
Dáng xưa còn đó, người quên sao đành!
Lưu comt Nguyễn Hữu Hợp:
Trả lờiXóaNếu mai tôi ngắm cây rừng
Cây im im bóng tôi ngần ngại tôi
Ve kêu hè đến đây rồi
Tiếng ve rụng xuống kêu sầu giữa khuya.
Xem ra có vẻ anh LB thư thả quá nhỉ
Trả lờiXóaNgày mới có nhiều ý tưởng mới nhé huynh. Có thể bắt đầu từ Ổ Bánh Mì thịt của cô hàng xóm hay là " thuận theo tự nhiên" gì đó... :)
Gởi huynh mấy câu thơ để lắng nghe mùa hè đang đến nè:
Sơ Hạ
Sơn vũ liêu liêu trú mộng hồi,
Vi lương nhất tuyến khởi đình hoè.
Yến tầm cố lũy tương tương khứ,
Thiền yết tân thanh đoạn tục lai.
Điểm thủy khê liên vô tục thái
Xuất ly dã duẩn bất phàm tài.
Thê ngô tĩnh cực hoàn thành lãn,
Án thượng tàn thư phong tự khai.
Chu Văn An
Ui, 'chiết gia' gửi một đống Hán-Việt, sao huynh đọc, hihi...
Xóacám ơn Tím nhé, tối ngọt ngào.
Trích comt của Ái Nữ:
Trả lờiXóa...Anh có quyền hưởng "sự nồng nhiệt, êm ái và cái đẹp" cho bản thân mình trước nhất chứ!
Ái Nữ vào 27/03/2014
Dĩ nhiên là ta có... quyền rồi, nhưng ở đời còn có 'ngoại lực' nữa, rất rất khó để triệt tiêu chúng, nếu làm được thì càng tốt, cám ơn AN, tối ngọt ngào.
XóaÁi tình, cái đẹp, hạnh phúc, tình yêu..... anh đã gom hết rồi, còn gì cho tạo hóa nữa chứ... hihi....
Trả lờiXóa