Chào GS,
Trước đây tôi rất ân hận là… cả đời mình không hiểu về Kinh Dịch, vì đọc các sách dài dòng và rối rắm quá, tôi hỏi nhiều người nhưng… chả có ai chỉ cho. Tối ngày 21/1/2013, vô tình đọc được 1 trang viết về Kinh Dịch của GS mà tôi chợt hiểu… cơ bản (sr). Tôi nghĩ rằng mình phải hiểu theo cách của mình chứ theo ông Ngô Tất Tố hay Nguyễn Hiến Lê thì sẽ… mất mấy chục năm!
Sáng hôm sau, ra quán cà phê, tôi mới đem lại điều mới phát hiện nói lại cho 1 thầy dạy đại học và 1 kiến trúc sư, cả 2 người đều thở phào nhẹ nhỏm và nói: ‘hiểu như thế là quý lắm rồi, còn hơn là hoàn toàn không hiểu gì cả mà còn bị người ta… ăn hiếp nữa’…
Tôi xin ghi lại cuộc nói chuyện trong quán cà phê ở Chợ Bà Chiểu vào sáng ngày 22/1/2013 nhé.
Trân trọng cám ơn GS,
NGLB.
(PS: Tôi chỉ viết bên Blogspot và Facebook với nick là Nhà gom lá bàng)
Kinh Dịch trong tiếng Anh viết đơn giản là ‘the Book of Changes’ (cuốn sách nghiên cứu về sự biến đổi) - một tên gọi của nhà nghiên cứu Richard Rutt và trong các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Còn ở VN (Trung Quốc hay nhiều nước trên thế giới), cuốn sách mà được người ta ‘tôn thờ’ hay ‘lấy làm nền tảng’ (đặc biệt là về triết học hay tôn giáo) thì gọi là ‘kinh’ hay kinh điển. Nói nôm na, ‘kinh’ là một cuốn sách, còn ‘dịch’ là biến đổi. Ngoài ra, ‘dịch’ còn có nghĩa là con kỳ nhông (Caméléon), vì nó thường ‘biến đổi’ màu sắc theo môi trường bên ngoài.
Tư tưởng cơ bản của Kinh Dịch là ‘trong vũ trụ này, chỉ có một thứ duy nhất không biến đổi, đó là sự biến đổi’, bởi vì sự vật luôn luôn biến đổi. Cơ sở của Kinh Dịch là khái niệm âm dương và ngũ hành. Âm dương được mô tả nằm trong một cái vòng tròn thái cực, có 2 hạt nhân trong mỗi phần âm và phần dương, mặt tiếp xúc/giao diện giữa âm và dương được gọi là ‘giao giới’ có chức năng trung hòa sự chuyển hóa giữa âm và dương (mà cũng là nơi sôi động nhất và là ‘nguồn cảm hứng’ của vũ trụ vạn vật, theo ý kiến của một blogger ẩn danh). ‘Bát Quái là tạm tướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra Ngũ Hành’ gồm kim, mộc, thủy, hỏa và thổ, trong đó thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy (tương sinh) và mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc (tương khắc), ngũ hành có quan hệ đến các mùa, màu sắc, ngũ tạng, bát quái... Ngoài ra, về bản chất thì ‘Phép biện chứng’ hay Kinh Dịch là như nhau!, tuy nhiên, dường như Phép biện chứng thiên về việc nghiên cứu quy luật vận động của xã hội loài người, tư duy hay thế giới hơn, trong khi Kinh Dịch thiên về việc nghiên cứu sự dịch biến của ‘vô số chuyện trên đời’ hơn và tượng hình hơn.
Kinh Dịch không phải là do Khổng Tử sáng tạo, mà hầu như là một tài sản trí tuệ của các dân tộc sống ở phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang, khu vực Hồ Động Đình), nó xuất phát từ thời Tam Hoàng (thuộc Trung Hoa thượng cổ, 2852-2738TCN), thậm chí xuất phát từ Việt Nam.
Có huyền thoại rằng ‘vua’ Phục Hy là người sáng tạo ra Bát Quái - Đồ hình hà đồ (hay Tiên thiên bát quái). Sau đó Kinh Dịch được tiếp tục phát triển thời Hạ, Thương, Chu (2205TCN-256), trong đó, thời vua Văn Vương (1090-1050) có ‘Đồ hình lạc thư’ (hay Hậu thiên bát quái) chủ yếu nói về ‘thời thế, vận mạng’. Thời Xuân Thu, Khổng Tử (551-479TCN) đã tổng hợp và chú giải thành bộ Kinh Dịch (một trong ‘Ngũ Kinh’ gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) mà đã trở thành cuốn kinh điển triết học có hệ thống.
Kinh Dịch may mắn là một loại sách mà Tần Thủy Hoàng (259-210TCN) không hạ lệnh đốt. Kinh Dịch có bị lãng quên vào thời nhà Đường (618-907), khi mà Phật giáo trở thành quốc giáo. Sau đó, Kinh Dịch được quan tâm hơn vào thời nhà Tống (960-1279) và liên tục phát triển cho đến ngày nay. Ở Trung Quốc trước đây có các học giả như Trình Tử, Chu Hy hay Thiệu Tử/Thiệu Khang Tiết (thời Tống), Hồ Quảng và Kim Âu Tu (thời Minh), rồi gần đây là Phùng Hữu Lan, Tiêu Diên Thọ, Trương Chí Thiết, Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ, Vi Chính Thông…, ở phương Tây có nhà toán học Leibnitz, rồi Schumacher, Kunst, Shaughnessy, Marshall, Rutt… Ở Việt Nam trước và sau giải phóng có Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hoàng Phương…, trong đó bản của Ngô Tất Tố được đánh giá là đạt nhất (theo Nguyễn Lân Dũng), cũng có người thích bản của Nguyễn Hiến Lê, còn bản của Nguyễn Hoàng Phương rất khó hiểu (toán học)....
Năm 1970, các nhà khảo cổ đã đào từ một ngôi mộ thời Hán (trong mộ của Mã Vương Đôi, xây vào thế kỷ thứ 2) được bản Kinh Dịch gần như còn nguyên (kể cả ‘Đạo đức kinh’) và hầu như không có sự khác biệt về nội dung so với các bản hiện nay.
Cụ thể hơn, trước mắt có thể hiểu như như sau: ‘Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật (ngũ hành)’ từ Lão Tử, Trang Tử, hay trong bài giảng của Diệt Tuyệt Sư Thái cho Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên đồ long ký).
-Vô cực: Trước Thái cực là Vô cực, còn được gọi là hư vô, vô vi hay chân không (vacuum), là trạng thái tiên thiên của vật chất. Có thể hình dung ‘Vô cực’ như trạng thái trước vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy.
-Thái cực được xem như là thuở ban đầu/uyên nguyên của vũ trụ vạn vật. Có thể hình dung như trạng thái ngay sau vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy, lúc đó vũ trụ đang ở trong trạng thái hỗn mang (chaos).
-Lưỡng nghi là Dương và Âm, trong đó Dương được biểu diễn bằng 1 vạch (‘nghi’ hay ‘hào’) liên tục (-), còn âm được biểu diễn bằng 1 vạch gián đoạn (- -).
-Tứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm và Thái âm, bằng cách chồng 2 vạch lên nhau (=2 bình phương).
-Bát quái là 8 quẻ đơn (‘kinh quái’) gồm là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn và Khôn, bằng cách chồng thêm 1 vạch âm hoặc dương lên trên nữa. Từ ‘quái’ để chỉ 8 hiện tượng/nguyên tố trong vũ trụ là ‘trời, đầm, lửa, sấm, gió, nước, núi, đất’ hay ‘Tây Bắc, Tây, Nam, Đông, Đông Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam’. Trong Ngũ hành, càn và đoài thuộc ‘kim’, ly thuộc ‘hỏa’, chấn và tốn thuộc ‘mộc’, khảm thuộc ‘thủy’, cấn và khôn thuộc ‘thổ’.
-Sáu mươi tư quẻ kép (‘biệt quái’, trong toán học gọi là ‘tổ hợp’) là do người ta chồng các quẻ đơn lên nhau từng đôi một thành 6 hào (vạch) hay thành 64 quẻ kép (=2 lũy thừa 6), bắt đầu từ quẻ đầu tiên là ‘Thuần càn’ đến quẻ 64 là ‘Hỏa thủy vị tế’. Và trong đó 3 hào dưới gọi là ‘nội quái’, còn 3 hào trên gọi là ‘ngoại quái’, sự thay đổi chung của cả hệ là do sự tác động tương hỗ giữa bên trong và bên ngoài. Các quẻ từ 1-30 được gọi là ‘thượng kinh’ hay ‘đạo của trời đất (vì có 2 quẻ đầu tiên là càn và khôn), còn các quẻ từ 31-64 được gọi là ‘hạ kinh’ hay ‘đạo của vợ chồng (vì có 2 quẻ đầu tiên là Hàm (tình yêu) và Hằng (vợ chồng). Ngoài ra, Tiêu Diên Thọ còn chồng các quẻ kép lên nhau để thành 64x64=4096 quẻ, nhưng ít ai theo vì quá phức tạp (theo Nguyễn Hiến Lê).
(Trong phép tính tổ hợp, có thể hình dung là với 2 chữ a, b (lưỡng nghi) ta sẽ xếp được 4 cặp đôi (tứ tượng) là aa, ab, ba và bb (=2 bình phương), nếu thêm a, b vào nữa thì ta sẽ có có 8 cặp 'ba' (bát quái) là aaa, aab, aba, abb, baa, bab, bba và bbb (=2 lũy thừa 3). Tương tự, với 8 chữ a,b,c,d,e,f,g,h, ta có thể xếp được 64 cặp đôi (=2 lũy thừa 6). Trong bảng mã Unicode, các ký hiệu của các quẻ trong Kinh Dịch nằm từ 4DCO đến 4DFF (19904-19967). Ngoài ta, các quẻ trong Kinh Dịch còn được đưa vào hệ thống đếm cơ số nhị phân (nhà toán học Leibniz, năm 1703).
Có một số điểm tương đồng giữa Trần Ngọc Thêm (cuốn ‘Cơ sở văn hóa Việt Nam’) và Thế Trung…, nhân tiện, mình xin trích một đoạn (đã được sửa vài lỗi chính tả): 'Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông,Tây , Nam ,
Bắc và Trung tâm nơi con người đứng. Nó khác với thuyết Âm Dương (Yin Yang) của
Tàu là “Lưỡng Nghi (2) sinh Tứ Tượng (4), Tứ Tượng sinh Bát Quái (8), Bát Quái
vận chuyển vô lường (2-4-8)”. Danh từ “Yin Yang” không phải ngôn ngữ của Tàu.
Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ
nhiên họ đã "mượn" tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. “Yang” là
“dương” nghĩa là “Trời, Thần”. “Yang” là chữ “giành” trong tiếng Mường và là
danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như “yang Sri” là
thần lúa, “yang Dak” là thần nước). Chữ “Yin” (âm) chỉ “Mẹ” của các ngôn ngữ
Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời;
Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)…
Có một số điểm tương đồng giữa Trần Ngọc Thêm (cuốn ‘Cơ sở văn hóa Việt Nam’) và Thế Trung…, nhân tiện, mình xin trích một đoạn (đã được sửa vài lỗi chính tả): 'Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn: Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặt chẽ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông,
Lý thuyết Âm Dương phát sinh từ nhóm dân sinh sống bằng
nông nghiệp. Người nông dân có một mơ ước căn bản là tồn tại và phát triển. Vậy
tồn tại và phát triển cần sự sinh sản của con người và hoa
màu. Yếu tố chính của sự sinh sản của con người
là Cha và Mẹ hay Nam và Nữ. Cha
hay Nam là
Dương. Mẹ hay Nữ là Âm. Sự sinh sản của hoa màu là do Trời và Đất. Người Việt
thường nói “Trời sinh Đất dưỡng” là vậy. Trời là Dương, Đất là Âm. Con
người là một thành phần trong Tam Tài. Người là âm so với Trời, nhưng
dương so với Đất. Sự hợp nhất của hai cặp “Cha Mẹ” và “Trời Đất” chính là quan
niệm căn bản đưa đến triết lý Âm Dương. Triết lý âm dương thể hiện cái quân
bình năng động giữa hai thái cực khác nhau như nam nữ, sáng tối, nóng lạnh,
chẳn lẽ, phải trái... Truyền khẩu cho rằng vào thuở nguyên sơ chỉ có một khối
mênh mông thủy khí vô hình vô dạng, vô màu vô sắc trong đó hai thành tố Âm và
Dương vận chuyển biến khối thủy khí thành nước, lửa, kim loại, gỗ và đất. Năm
thành tố này không phải là những thành tố bất động như Tây Phương lầm tưởng mà
chúng luôn vận chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho nhau sinh ra Tam tài
(Trời-Người-Đất) và vũ trụ. Đó là quan niệm cấu trúc vũ trụ của dân Bách
Việt... (The Trung)'.
v..v…
Kết luận: Kinh Dịch chỉ là một mô hình, là cách mô tả/nhận thức thế giới để hành động có hiệu quả, suy cho cùng là để vươn đến chân, thiện, mỹ, nhưng không phải là cách duy nhất vì ngoài ‘nó’ còn có vô số cách khác để nhận thức thế giới.
---------------
Nguồn tham khảo chính:
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dịch
-http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Dịch
-http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/kinhdich.htm
-http://hoangsim.vn/sim-so-dep/kinh-dich-la-gi-y-nghia-cua-kinh-dich.html
-http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
Và nhiều tài liệu khác trên mạng.-http://hoangsim.vn/sim-so-dep/kinh-dich-la-gi-y-nghia-cua-kinh-dich.html
-http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
"Kinh Dịch chỉ là một mô hình, là cách mô tả/nhận thức thế giới để hành động có hiệu quả, suy cho cùng là để vươn đến chân, thiện, mỹ, nhưng không phải là cách duy nhất vì ngoài ‘nó’ còn có vô số cách khác để nhận thức thế giới." OK.
Trả lờiXóaCái món đó theo tôi là khá cồng kềnh, lại mắc vào đống chữ Hán nên chỉ mấy "con mọt sách" chân chính là nghiền ngẫm và "nuốt" nổi, nhưng nuốt rồi có tiêu hóa được không thì lại là chuyện khác. Nhiều người lý luận nghe cứ vanh vách, nhưng thực tế đời sống của họ thì chẳng thấy họ chịu "nuốt" cái lẽ "dịch" gì cả.
Tôi có dòm qua thứ ấy mấy nhát, mục đích chỉ để thấy nhà nào treo gương bát quái mà treo ngược thì... trêu mà thôi. Hic hic... Nếu muốn trang trí "mặt bằng kiến thức" cho thiên hạ sợ thì "cái áo" này nhiều khi rất đắc dụng, cho nên mấy thầy lang thầy cúng thầy bói chịu khó xem nó lắm. Với mấy người tò mò thì nó cũng hấp dẫn kinh khủng.
Ái Nữ nghĩ giống... mình, mình không biết Kinh dịch thì bị người ta... lòe, nên biết đủ xài và xài nhẹ nhàng thui, phài hôn? Hihi...
XóaThứ 7 ngọt ngào nhé.
Kinh dịch của Cụ Phan Bội Châu hơi nặng vì cụ đưa cái chủ quan của cụ vào đôi khi hơi võ đoán. Kinh dịch cụ Ngô Tất Tố thì dịch nguyên xi sách Tàu...Chỉ có kinh dịch của ông Nguyễn Hiến Lê đọc dễ hiểu hơn. Ông đặt mình vào địa vị người đọc để diễn giải. Bu tui cho là hiểu ông Hiến Lê nói gì không quá khó nhưng dùng được kinh dịch vào luân giải mọi sự mới khó. Ngoài trí tuệ ra còn phải hơi ma mị đồng bóng như ộng Thiệu VĨ Hoa bên Tàu ...hihihi
XóaCám ơn thông tin của bạn về Ngô Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê...
XóaHồi trẻ, mình cũng bị ám ảnh là Kinh Dịch... có lợi lắm.
...Chú, bác, ba và cậu mình chả biết gì về Kinh Dịch, nhưng chúng ta có điều kiện thuận lợi hơn để biết, ít hoặc nhiều. Rồi một hôm đám giỗ ông Cậu, những đứa con/cháu mà biết Kinh Dịch đó đã ngồi lại với nhau và cùng kết luận rằng 'chúng ta còn thua cha của chúng ta xa', mà người cha lại 'hoàn toàn không biết gì về Kinh Dịch', híc..híc...
Mình có nghĩ hơi lâu về thực tế này!, cám ơn bạn, chúc tối vui.
Trần Thuận Thảo
Trả lờiXóaHổng hiểu chi hết LB ui ? chắc phải học thôi...
3 giờ trước
Ui, thực ra LB đã có biết về Kinh dịch tí chút nhờ đọc nhiều tác phẩm của Kim Dung và... Tàu, đại để mọi lý thuyết đều có sẵn trong cuộc sống... Chúc chiều vui.
XóaLưu comt Phi Hùng:
Trả lờiXóaTôi đến Cà Mau trong tiếng xưa
Còn thoáng trong tôi những bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu...
Lb sang thăm bạn PH, chúc chiều vui.
Đọc nhiều xem nhiều giúp LB hiểu nhiều các tác phẩm.L chúc chiều thứ bẩy an vui ....
Trả lờiXóaUi, LB mới quay lại... bài cũ, cám ơn NTL nghen, CN ngọt ngào.
XóaĐọc hiểu nhiều vấn đề.
Trả lờiXóaChúc anh cuối tuần vui.
Ui, KD khó hiểu lắm, LB nghĩ rằng hiểu đủ xài thôi, CN vui nhé.
XóaLưu comt Yen Pham:
Trả lờiXóaTháng tư chưa đến nhưng em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau, hi..