Có một người em bên Mỹ về, tôi hỏi:
Cả năm, em có đi nhậu gì không?
-Rất ít, vì không có thì giờ.
Có thường đi uống cà phê?
-Hầu như không, vì ít có ai rảnh.
Thế chiều về em làm gì, có gặp ai tán dốc?
-Không, nếu có gặp thì nói 'chào bạn',
và vào nhà ăn tối, rồi đi vào thế giới mạng.
Tôi mới biết là tại sao người ta làm việc
có năng suất hơn ta hơn 20 lần.
Vì hai mắt họ không dáo dác,
và hai tai họ không hóng hớt...
Cả năm, em có đi nhậu gì không?
-Rất ít, vì không có thì giờ.
Có thường đi uống cà phê?
-Hầu như không, vì ít có ai rảnh.
Thế chiều về em làm gì, có gặp ai tán dốc?
-Không, nếu có gặp thì nói 'chào bạn',
và vào nhà ăn tối, rồi đi vào thế giới mạng.
Tôi mới biết là tại sao người ta làm việc
có năng suất hơn ta hơn 20 lần.
Vì hai mắt họ không dáo dác,
và hai tai họ không hóng hớt...
Lưu ý rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân, và xin đừng gắn chữ ‘triết’ vào người tôi (cười), vì tôi không phải là triết gia hay nhà triết học gì đâu, mà đơn giản, tôi chỉ là ‘Nhà gom lá bàng’. Và lưu ý rằng, chúng ta chớ có nhầm lẫn giữa ‘nhà triết học’ và ‘nhà học triết’, giữa ‘học giả’ và ‘nhà giả học’, giữa ‘sử gia’ và ‘giả sư’… Ngoài ra, tôi cũng mong ông Bùi Văn Nam Sơn, các 'fan' của ông Trần Đức Thảo và các nhân vật có liên quan nói trên thông cảm nếu có gì mạo phạm, vì tôi chỉ ghi nhận (một phần) các dữ kiện thực tế.
Thế thì chắc cũng có kẻ hỏi là tôi biết gì về triết mà lại đi nói về triết? Vâng, ở trên đời này mà tôi được gặp các nhà chính trị, nhà chế tạo, nhà công nghệ thông tin… thì ít, nhưng số tôi… xui hay sao ấy!, mà ‘thượng đế’ cứ bố trí tôi cho gặp mấy ông ‘triết’ suốt đời à, thậm chí là thường ngày nào cũng có mấy ông/bà triết đến nhà tôi chơi, hay có không ít sinh viên khoa triết cứ nhắn tin (qua Facebook chẳng hạn) để hỏi tôi về triết... Vâng, nếu ‘ngài’ muốn tôi nói về ‘triết’ thì tôi cứ nói, nếu không thì tôi sẽ bị xuống địa ngục thì làm sao, ai sẽ xuống địa ngục để cứu tôi?, hihi...
*
Triết học là cái gì nhỉ? Tôi không định nghĩa, mà để các blogger dễ tiếp cận, tôi chỉ ghi lại lời giải thích của một nhà nghiên cứu triết, nó xuất phát từ chữ ‘philosophy’, mà philo = tình yêu, còn sophy = sự thông thái, vậy triết học là tình yêu đối với sự thông thái.
Là khoa học của mọi khoa học, và là nghệ thuật của mọi nghệ thuật, triết học không hề đơn giản tí nào, nó rất trừu tượng và rất khó hiểu, vì thế không nhầm khi có người nói là ‘dân Trung Quốc, Việt Nam, nói chung là dân Á Đông rất ngại học/đọc triết’, ngoài ra, ‘một dân tộc hùng mạnh thì sẽ có một nền triết học hùng mạnh’, vì thế, để trở thành một triết gia cũng không hề đơn giản tí nào. Một triết gia phải thỏa những tiêu chí nào? Tôi chỉ tạm đưa ra là triết gia là người mà: 1) đưa ra một (hoặc nhiều) chuẩn mực lý trí cho nhân loại, 2) làm thay đổi ít nhiều thế giới tư duy của nhân loại, 3) được (đại) bộ phận nhân loại thừa nhận, 4) đứng trên một 'đỉnh núi' độc lập, 5) có khả năng dung hòa với các triết thuyết khác (đặc biệt là VN)...
Căn cứ theo một số... tiên đề trên, tôi mới suy nghĩ như sau.
*
Năm ngoái, do tò mò khi bên ‘lề trái’ cho rằng ông Trần Đức Thảo khi còn học triết bên Pháp - học giỏi hơn và có uy tín hơn ông J.P. Sartre!, là một triết gia (!), thậm chí nói là ‘Trần Đĩnh không ăn thua gì so với Trần Đức Thảo’ (!)…, tôi mới gối đầu giường cuốn ‘Những lời trăng trối’ mà đọc đi đọc lại, nhưng sau đó, chán quá, vì:
-Chả thấy có cái gì sâu sắc lắm để đọc, hơn nữa, nhóm biên tập ghi lại tâm sự/phát biểu của Trần Đức Thảo lại viết theo chiều hướng chính trị/nói xấu chế độ (không hẳn là sai), nhưng việc này làm giảm đi ‘tầm’ của ông - nếu là một triết gia.
Chắc các bạn đọc sẽ không mấy tin vào cảm nhận của tôi, nhưng tôi có thảo luận với A.N. (một blogger nổi tiếng bên blog Tiếng Việt, xin giấu tên), đại khái là nàng cũng nói rằng ‘Trần Đức Thảo chả có gì để đọc’.
May thay, tôi vừa mới bắt gặp một phát biểu của ông Bùi Văn Nam Sơn như sau: ‘Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới. Đi cụ thể vào tư tưởng, thành tựu của Trần Đức Thảo thì khác. Có lẽ do bối cảnh đặc thù, không có điều kiện tiếp thu với bên ngoài cộng hưởng nhiều yếu tố dị biệt của thời cuộc đã khiến cho Trần Đức Thảo không còn thấy những chân trời của cụ. Cụ không còn mở cửa đối thoại mà tự giao cho mình trách nhiệm phòng vệ: bảo vệ cái có sẵn, cái gì xa lạ là bác bỏ thay vì tiếp thu cái mới để có thể phê phán hay không đồng ý nhưng sẽ phát triển. Mà điều này không đúng với tinh thần của một triết gia. Triết gia là phải tranh luận để tiếp tục, để mở thêm những chân trời chứ không phải để khép lại các chân trời. Không ai dám phủ nhận chất lượng triết học của bản thân Trần Đức Thảo, nhưng đáng tiếc, có thể nói Trần Đức Thảo là tù nhân của bản thân.’ (wikipedia): xin cám ơn ông Sơn.
*
Cũng năm ngoái, vì nghe có vài blogger trong Blog Tiếng Việt hâm mộ ông Bùi Văn Nam Sơn, tôi cũng bỏ một ít thời gian ra tìm hiểu. May thay, trên bàn của bác tôi lại xuất hiện cuốn tạp chí ‘Người đô thị’, trong đó có đăng một bài của ông, đại khái là nói về ‘triết lý giáo dục phương Tây’ mà có nhắc đến Rousseau (xem dưới) và Dante, Voltaire, hay Hegel gì gì đó (lâu rồi, tôi không nhớ rõ lắm). Đọc một hồi, tôi mới nghĩ là:
-Ông ta lại tiếp tục bê mấy cái tượng nước ngoài - mà đã được phương Tây cho vào viện bảo tàng - về thờ, (tôi nghĩ như vậy, thiệt), không lẽ cái dân tộc Việt Nam này trong mấy ngàn năm nay, đặc biệt là vào thời đại @ này, lại không nghĩ ra được ‘triết lý giáo dục’, mà phải học từ phương Tây cách đây đến trên 250 năm, và nếu nay ta học được cái triết lý ‘viện bảo tàng’ này thì phương Tây đã tiến hơn ta đến 500 năm rồi!
Và để chắc chắn cho cảm nhận của mình, tôi mới hỏi bác tôi (cũng là nhà nghiên cứu triết), ông ấy bảo ‘ông Sơn thuộc loại ‘kinh viện’ chứ không phải là nhà tư tưởng/triết gia, chỉ là nhà nghiên cứu triết, tuy nhiên, những nghiên cứu của ông là chi tiết, chuẩn mực và cần thiết cho sinh viên hiện nay’, tôi cũng nghĩ vậy.
Rồi sau đó, ngày 29/4/2014, tôi có đi gặp ông Bùi Văn Nam Sơn ở quán cà phê Dương Thụ, Sài Gòn (mà làm tôi bị mang tiếng là quen nhiều người nổi tiếng!, hehe…, có gì đâu mà nổi tiếng với không nổi tiếng), tại đó, tôi chỉ lắng nghe ông ta phát biểu về ‘chủ nghĩa tự do’ mà không nói một lời nào, quả nhiên, ông Sơn có kiến thức rất rộng, nhưng tôi cho rằng ông vẫn bị ‘quyền lực mềm’ (khá) nặng mà không ‘thoát’: đây cũng là một hiện tượng phổ biến ở VN xưa nay, bình thường thôi.
(xem tiếp Phần 2)
---------
Ghi chú:
- Jean-Jacques Rousseau: 1712-1778, sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. (wikipedia)
-Trần Đức Thảo: 1917-1993, quê Bắc Ninh… Ông là người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942)… Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội… Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ…, bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn… Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô… Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh và mất tại Paris vào năm 1992. (wikipedia)
ĐomĐóm [Blog Tiếng Việt] Email 08.04.15@06:56
Trả lờiXóaChỉ đọc vì thích đọc.
Và lắng nghe vì biết mình còn kém.
Ngồi nghiền ngẫm với Bài học cuộc đời.
Và khóc - cười cho bạn cho tôi!
@ Đom Đóm
XóaCó một người em bên Mỹ về, tôi hỏi:
Cả năm, em có đi nhậu gì không?
-Rất ít, vì không có thì giờ.
Có thường đi uống cà phê không?
-Hầu như không, vì ít có ai rảnh.
Thế chiều về em làm gì, có gặp ai tán dốc không?
-Không, nếu có gặp thì nói 'hi',
và vào nhà ăn tối, rồi đi vào thế giới mạng.
Tôi mới biết là tại sao người ta làm việc
có năng suất hơn ta hơn 20 lần.
Vì hai mắt họ không dáo dác,
và hai tai họ không hóng hớt...
Tạm vậy nghe Đóm, thanks.
Ái Nữ đã chia sẻ ghi chú của Nhà Gom Lá Bàng. (Facebook)
Trả lờiXóa1 giờ trước.
·
Hình như bác Nhà Gom Lá Bàng đang hưởng ứng lời kêu gọi của bác Thanh Ton "vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian" thì phải.
@ Ái Nữ
XóaTa là chủ và
đồng thời là nô lệ của ta
Nên không phải
vùng lên.
hihi...
TỪ TÂM NGUYỄN (Google+) 05:17 8/4/2015
Trả lờiXóaBạn nói thế nào ấy chứ. VN mình chi chít những "chiết gia". Mỗi quàn cóc vỉa hè là một nhóm các "chiết gia" với các kiểu "chiết lý" như người ta "chiết cây" ấy mà.
Tuyệt, cám ơn bạn, sáng nay, ban tôi có nói đó là các 'chiết gia vỉa hè', lại có người nói là 'triệt gia' - hình như ý nói là dẫn dân ta vào đường... cụt, hihi...
Xóahairachgia [Blog Tiếng Việt] Email 08.04.15@18:56
Trả lờiXóaBổng dưng thấy tên mình xuất hiện cùng chiếu với các danh gia vọng tộc bèn run quá NGLB ơi. Hehe.
Anh Hai được A.N. đánh giá cao đó nghen, hôm nào phải bao 3 cử cà phê đó, hihi...
Xóasaumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 08.04.15@21:41
Trả lờiXóaẤy ấy! Bữa nay tui đọc tới đây:
"Ông ta lại tiếp tục bê mấy cái tượng nước ngoài - mà đã được phương Tây cho vào viện bảo tàng - về thờ, (tôi nghĩ như vậy, thiệt), không lẽ cái dân tộc Việt Nam này trong mấy ngàn năm nay, đặc biệt là vào thời đại @ này, lại không nghĩ ra được ‘triết lý giáo dục’, mà phải học từ phương Tây cách đây đến trên 250 năm, và nếu nay ta học được cái triết lý ‘viện bảo tàng’ này thì phương Tây đã tiến hơn ta đến 500 năm rồi!"
*Thì dừng vì khoái bởi thấy anh quá chí lý về cái vụ mấy "cha nhà Giảng" đi bê mấy cái cổ lỗ sĩ về làm "kim chi nam" hay mắm kim chi dzì hỏng bít nữa..
Que ry queo! thanh kiều anh.
Úi chà, nảy giờ LB lo viết bài mới mà quên trả lời,
XóaLB sẽ đưa lời bình
"khoái bởi thấy anh quá chí lý về cái vụ mấy "cha nhà Giảng" đi bê mấy cái cổ lỗ sĩ về làm "kim chi nam" hay mắm kim chi dzì hỏng bít nữa.."
của bạn Sáu làm tư liệu cho bài mới nhé,
cám ơn nhiều, chúc ngủ ngon.