Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

669. Phép nghịch lý trong tư duy và không có ai là vĩ đại cả! (Phần 1)

(Quyền lực mềm của Khổng thuyết và blogger)

Trong tiếng Anh, người ta dùng từ ‘great man’ để chỉ vĩ nhân, nhưng từ ‘great’ đây không luôn có nghĩa nặng là ‘vĩ đại’ như người Tàu (rất thích dùng chữ đại, như: Đại Hán, đại vương, đại sư, đại tệ, áo đại cán…), mà còn có nghĩa nhẹ hơn để chỉ điều gì lớn hay xuất sắc, ví dụ như: great writer = nhà văn lớn, hay that’s great = thật là tuyệt… 
Tôi xin lỗi khi phải nói rằng người Việt ‘thường’ có thói tư duy một chiều, tức là nếu tin vào các điều mà các tiền bối, danh nhân hay học giả… đã nói, thì tin trong một thời gian dài, thậm chí là hàng ngàn năm, mà không hề kiểm tra lại là họ nói đúng hay sai, và các điều đó có thay đổi nhiều không? Vì thế, trong một entry, tôi có tạm khen một người bạn là biết ‘nhìn ngược vấn đề, thấy được mặt trái của vấn đề, chớp lấy cái nghịch lý của vấn đề’
Và dưới đây, ta sẽ phân tích thế nào là ‘chớp lấy cái nghịch lý của vấn đề’.

*
Nghịch lý 1: Đến năm 2015 này mà Khổng Tử vẫn là thầy của ta?
Người Tàu nói rằng Khổng Tử (551-479TCN) là ‘Vạn thế sư biểu’ (Bậc thầy của muôn đời), chúng ta nên đặt câu hỏi là: Thầy của ai, thầy của Trung Quốc, của Việt Nam hay của cả thế giới, thầy của các blogger? Triết lý âm dương (dịch lý) là do Khổng Tử sáng tạo!, và nếu ta giảng ‘Kinh Dịch ngày nay’ cho ông ta thì ông có hiểu nổi không? Ông ta dạy được cái gì cho chúng ta mà làm thầy!, còn ta có thể dạy cho ông ta những cái gì, vậy thì ông ta là thầy của ta, hay ta là thầy của ông ta? Ông ta là thầy của người Tàu cho đến khi nào, Khổng thuyết (hay Lão-Trang thuyết) có ích lợi hay làm kìm hãm cho lịch sử Tàu, có là muôn đời không, triều đình Tàu đã hạ bệ ông ta từ khi nào? Và nó, có hay không, đã trở thành một thứ 'quyền lực mềm' nguy hiểm cho dân tộc Việt?...
Nếu suy nghĩ kỹ các câu hỏi trên thì:
-Cha ông chúng ta không hề khẳng định rằng ông Khổng Tử là thầy của dân tộc Việt Nam!
-Còn người Tàu thì đã hạ bệ ông ta từ năm 1949 (xem đường dẫn bên dưới).
-Triết lý âm dương (dịch lý) vốn không phải là do Khổng Tử sáng tạo, mà có thể bắt nguồn từ Việt Nam!, và được bác học hóa bởi rất nhiều thế hệ học giả Tàu (xem đường dẫn bên dưới).
-Cái 'quyền lực mềm' của TQ, cái 'giàn khoan 981' và cái 'Viện Khổng Tử' chắc chắn là có bà con gì đó!
-Ngoài ra, chúng ta có thể dạy ông Khổng Tử về ngoại ngữ, vi tính, quản lý kinh tế, toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, thiên văn học/vũ trụ học, thơ/văn, hay cách chơi blog…

Để tiện cho các bạn đọc tham khảo, tôi liền cho chú thích ở đây:
  1. Triết lý âm dương của Việt tộc: ‘Thực ra Hà Đồ là một hệ thống gồm các nhóm chấm đen và chấm trắng sắp xếp theo một hình thức nhất định liên hệ với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm. Những nhóm chấm-vạch ấy là những ký hiệu biểu thị số 1 đến số 10 ở thời kỳ chưa có chữ viết. Những chấm đen đi với số chẳn và đại diện cho cực Âm. Chấm trắng đi với số lẻ và đại diện cho cực Dương. Cực Âm và cực Dương thuộc về lý thuyết Âm Dương của Việt tộc. Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên…’, xem thêm: The Trung - http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
  2. San bằng mộ Khổng Tử: ‘Nhưng, Cách mạng văn hóa mới là trung tâm… Sinh viên sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng, Ngô Thừa Ân… cũng bị đập phá’, xem thêm: http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/luoc-thuat-cuon-mao-trach-ong-ngan-nam.html
Còn tôi, trong một giấc mơ, đã viết rằng:
Ta xin tâm sự với ngươi rằng cái lý thuyết 'quân-sư-phụ' của ngươi đã bị các thời 'Nhậm Ngã Hành' thay phiên nhau lợi dụng; trước đây Mao Ngã Hành đả kích ngươi rất dữ, nói là ngươi đã làm TQ chậm phát triển đến 2000 năm, nhưng không hiểu sao nay gã lại đem cái lý thuyết của ngươi tải sang VN, ý đồ của gã rất thâm hiểm!
Nói thật với ngươi, dân Việt chả cần cái Viện Khổng Tử đó đâu, chả lẽ chúng ta đến đó để hát Karaoke à?, vậy ngươi hãy vui lòng mang cái tư tưởng của ngươi về xứ Sơn Đông cổ đại nhé?
Khổng Tử nửa vui lòng, nửa đau lòng, mang cái 'Viện Khổng Tử' lên vai, dùng thuật đằng vân giá vũ, đứng trên nửa tầng trời, hai tay chấp lại và bịn rịn nói vọng xuống:
-Em xin vĩnh biệt thầy. (Entry ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, xem đường dẫn bên dưới)

Nếu các bạn không tin lắm thì hãy lấy ví dụ với Pythagore vậy.
*
Nghịch lý 2: Nếu ta mà còn phải học họ thì hóa ra là cái xã hội này thụt lùi lại từ 2300-2500 năm hay sao???
Ta đã biết rằng Thales - cho rằng 'thế giới này được hình thành từ 'nước' - đã tìm ra 'Định lý về các đoạn thẳng tỉ lệ'... và là 'cha đẻ của khoa học'; Archimede đã tìm ra được ‘Nguyên lý đòn bẫy’, ‘Nguyên lý lực đẩy’, ước tính chính xác ‘số π’; Aristot - đã đưa ra 'Nguyên lý về vật rơi' (nhưng sau đó đã bị Galilee phủ nhận) - là một trong ba ông tổ của Triết học Tây phương (Socrat, Platon và Aristot); Heraclit - với câu ‘nước không bao giờ chảy hai lần qua cùng một dòng sông’ - là ông tổ của ‘phép biện chứng’; Pythagore - với câu ‘đừng thấy cái bóng của mình ở trên tường mà tưởng mình là vĩ đại’ - đã tìm ra được ‘mối liên hệ giữa ba cạnh trong một tam giác vuông’…

Ta thử đặt câu hỏi là: Ngày nay, lớp mấy đã học định lý Pythagore, nếu ông gặp một học sinh lớp 12 thì ai sẽ dạy ai? lớp mấy đã học ‘Hình học không gian’, nếu ông Archimede gặp một học sinh cấp 3 thì ai sẽ dạy ai? Về ‘Luận lý toán học’, nếu ông Aristot gặp một học sinh lớp 12 thì ai sẽ dạy ai? Tương tự cho ông Thales... Nếu các sinh viên khoa Toán, Lý, Hóa hay Sinh... mà giảng bài cho các ông, thì các ông có hiểu nổi không, hay là phải cho các ông xuống học tiểu học?
(Lưu ý là phải là học sinh ‘giỏi’, vì ngày nay trình độ của học sinh ‘lạ’ lắm!)

Ta thử đặt các câu hỏi tiếp về câu ‘đừng thấy cái bóng của mình ở trên tường mà tưởng mình là vĩ đại’:
-Không lẽ thời này mà ta lại không sáng tạo ra một ‘Học thuyết chém gió’, mà trong đó, câu phát biểu này của ông chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ? (xem entry ‘Ma đạo’ và ‘38 kiểu chém gió’, đường dẫn bên dưới),
hay câu ‘nước không bao giờ chảy hai lần qua cùng một dòng sông’:
-Không lẽ ngày nay ta lại lạc hậu đến nổi cho rằng nước có thể chảy 3 lần hay là 4 lần qua cùng một dòng sông, hay lạc hậu đến nổi mà 2500 năm trôi qua, ông Heraclit vẫn còn hiểu ‘phép biện chứng’ hơn chúng ta?...
*
(Xin xem tiếp phần 2: Đời là bể khổ!, Ngươi là cát bụi!, Phép biện chứng!)
---------
Ghi chú:
  1. Archimede (287-212TCN), Aristot (384-322TCN), Heraclit (535-475TCN), Pythagore (khoảng 572-500TCN), Thales (624-546TCN): là các nhà bác học thời Hy-La cổ đại.
  2. ‘Ba mươi tám kiểu chém gió’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/668-tuyen-bo-thanh-lap-cong-ty-dich-vu.html
  3. Định lý Pythagore: ‘Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagore vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm trước Pythagore'. (wikipedia)
  4. ‘Ma đạo và các câu chuyện chém gió’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/651-ma-ao-va-cac-cau-chuyen-chem-gio.html
  5. ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html

14 nhận xét:

  1. kieuthien [Blogger] Email 17.04.15@00:59
    Ôi ! Lớn lao và đau đầu quá bác ơi !
    Chém gió thôi, vừa vĩ đại vừa dễ hơn nhiều !
    phải không bác ? (em đùa tý mà, đừng vác ống điếu cày phang em bác nhé !)

    Trả lờiXóa
  2. kieuthien [Blogger] Email 17.04.15@01:02
    Thế ra cái phép nghịch lý của Hội chém gió mới thành lập hôm qua, vào tay bác đã thành sản phẩm này rồi cơ à? Khiếp bác thật đấy, viết có sách, mách có chứng.
    Xem ra bác chém cả bão chứ không phải chém gió đâu nhỉ.
    Bái phục ! Bái phục !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn dùng từ 'chém bão' làm mình cừ quá đi, chính xác quá, hihi..., cám ơn nhé.
      Theo một số bạn của mình thì (dân) ta bị... 'nô lệ' nước ngoài bạn ạ (!) (ít nhất là về mặt tư tưởng, xin lỗi khi tôi phải nhắc lại một 'từ' đau lòng như vậy), nên tôi đã viết đến 669 entry để... xác định lại việc này, rồi tôi sẽ chết và trở về với cát bụi, vĩnh viễn, híc..híc...

      Xóa
    2. kieuthien [Blogger] Email 17.04.15@01:52
      Không chỉ nô lệ nước ngoài đâu bác.
      Không ít dân ta còn nô lệ cho nhiều cái lắm (em k đưa nô lệ vào ngoặc kép bởi nó là sự thật): Có cái xe xấu là không dám đi dù nó xấu chứ không phải hỏng; ra đường quấn áo cũ một tý không dám mặc dù nó chưa rách; nhiều người ra đường chợt nhớ mình chưa đánh phấn, bôi son nên phải quay về; mua được con gà thì cầm ở tay nhưng nếu hôm ấy chỉ mua mớ rau thì gói cho kỹ; con cái đi học thì tranh nhau vào trường chuyên vì thế mới có chuỵên trường chuyên có lớp không tuyển chọn...
      Em nghĩ họ đang nô lệ chính họ, nô lệ cái nhận thức ít ỏi của họ.
      May mà đấy không phải là quá bán, nếu không thì thằng như em sẽ luôn là "kẻ đi ngược đường". bác nhỉ !

      Xóa
    3. "Em nghĩ họ đang nô lệ chính họ, nô lệ cái nhận thức ít ỏi của họ.": Mình rất hiểu ý bạn... Đúng, và chính mình cũng không thoát ra được cái vòng kim cô đó, và đang cố gắng.

      Cách đây mấy năm, mình có một bạn thân đến nhà mình, cứ mỗi lần đến là anh ta công bố ra một... 'chân lý mới', mình mới cười và bảo:
      -Bạn hãy im lặng, đừng nói gì hết, 3 ngày sau hãy nói ra có được không?, rồi hãy suy nghĩ tiếp 30 năm nữa, rồi sẽ thấy rằng chưa chắc bạn đã đưa ra được một chân lý nào!... Và từ đó, bạn sẽ thấy được chân lý.
      Anh ta nói:
      -(Chân lý) dễ ẹt à. Tối nay tôi mà viết ra thì sáng mai báo Tuổi trẻ, Thanh niên... sẽ đăng tùm tum à.
      Và thế là chân lý đã chết. Hihi...

      Chúc bạn một ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Hihi,
    Bài viết rất hay !
    Chúng ta có thể dạy cho Khổng Tử
    Về tư tưởng yêu thương rạng rỡ nữa… hihiii

    Trả lờiXóa
  4. Thế giới quan và nhận thức của con người
    Hiện nay đã tiến bộ thật là kinh khiếp, có thể nói là một trời một vực cứ xa vời vợi so với thời Khổng Tử ấy…
    Tư duy con người đã vượt ra ngoài vũ trụ, ko còn phụ thuộc tự nhiên nữa…

    Nhưng chỉ duy nhất một điều đáng buồn vô cùng, đó là tư tưởng thì ì ạch quá, chỉ nhích đc tí tẹo, chưa thể nào thoát ra đc cái lợi ích cỏn con ích kỷ hẹp hòi của bản thân mình…
    Bởi thế mà đến giờ này nhân loại vẫn chưa thoát ra đc cái bóng đen của ngàn năm đen tối, họ vẫn hàng ngày hàng giờ tranh giành chà đạp mà đâm chém nhau, mà đầy đọa nhau, gây ra biết bao cảnh cơ hàn cùng khổ than van mà hận thù cứ ngun ngút mãi ko vơi…

    Trả lờiXóa
  5. Lâu rồi không thấy Lá bàng rơi qua nhà Hoa tím,
    Không biết có giận, hay chê trách các hạ điều gì không?
    Xin chúc Tiên sinh một sáng xinh tươi thật nhìu hạnh phúc nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Càng ngày mình càng có thái độ phản kháng rõ rệt về cái 'vâng vâng dạ dạ' của người mình đối với cái được gọi là vĩ nhân.
      Không dám nói nhiều, mình chỉ xin trích ra đây một lời bình mà mình thích:
      "Nhiên Phạm Châu An ... (Facebook)
      -Ta là thầy ta.
      3 giờ trước"

      Xóa
  6. Với 1000 năm Bắc thuộc, chế độ phong kiến muốn dùng thuyết KT để dễ bề cai trị , đó là một chính sách ngu dân . Chỉ cần một người có một ít nhận thức cũng hận ra điều đó . Mỗi học thuyết chỉ thích hợp với thời đại mà nó sinh ra . Xã hội luôn vận động và phát triển chân lý luôn biến đổi theo không gian và thời gian . Có thể lúc này là chân lý , ngày mai đã là dĩ vãng . Chỉ tiếc có nhiều học giả không chịu phát triển chung với nhịp sống thời đại , cứ khư khư ôm chặt ảo tưởng của quá khứ , rất bảo thủ
    Thử hỏi : con người đã chuẩn bi lên sao hoả mà còn đi thuyết giảng vê KT thì có gì hài hơn . Lớp trẻ bây giờ giỏi hơn thế hệ cha ông nhiều , mọi khoa học kỹ thuật nắm bắt rất nhanh . Cuộc sống luôn vận động bắt tụi nhỏ ngồi nghe thuyết giáo về KT liệu chúng có chấp nhận ?
    Không cứ mãi ngồi ôm quá khứ , mọi phát minh của tiền nhân ta cũng không nên phủ nhận hết , nhưng có chọn lọc những ý hay, ý đúng rồi phát huy tính kế thừa cho thời đại mình đang sống
    Vào đọc LB rất thú vị , có mấy cảm nhân : Người hời hợt , vội vàng khó mà lĩnh hội được cái " Ảo mà thực " hay " Thực mà ảo " của bài viết . Cần tĩnh tâm , cần suy ngẫm mới học được những điều hay
    P/S LB cứ chém bão thoải mái đi , tôi sẽ góp thêm cái quạt Ba Tiêu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, đọc bài này, mình có cảm giác là bạn đang tu thiền! - hôm trước mình có gặp 2 giám đốc học thiền và yoga, trông họ hay lắm và mình đánh giá chương trình dạy cũng rất hay.
      Ôi, đã viết bài này là có liên quan đến Phật/Chúa/chính trị - những thứ mà mình ít khi đụng chạm đến:
      -để mình suy nghĩ thử nên viết làm sao nhé.
      Cám ơn bạn, chúc chiều vui.

      Xóa
  7. Chiều buồn nói với hư không
    Bắc, Nam? Nam, Bắc?, để lòng chia hai
    Người ta đã đáp trên cao
    Còn ta dưới thấp, nhao nhao giật giành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn nàng xỏa cát bên sông!
      Cát trôi tuyệt đỉnh, anh hồn trôi theo
      Người trần cảm xúc đê mê
      Có yêu?, không!, có!, cũng về hư vô.

      Xóa
    2. Mắt em sóng tỏa rần rần
      Mũi em num núp anh thầm nhả thơ
      Môi em he hé nụ mơ
      Biệt ly chiều, tiếc!, anh đờ đẫn anh.

      Xóa