Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

664. Bùi Giáng chọn Đỗ Long Vân là... triết gia (Việt Nam không có triết gia! - Phần 2)

  
Nóng giận quá, say quá, mê blog quá cũng là điên,
đua xe, sử dụng ma túy cũng là điên,
ăn mặc hở hang, lộ hàng cũng là điên,
yêu quá, dâm dật quá, mê gái hay mê trai quá cũng là điên,
mê tiền, mê bài bạc, ham phong bì cũng là điên,
sùng bái Khổng Mạnh, văn hóa nước ngoài cũng là điên,
nói phét ở quán cà phê hay quán nhậu cũng là điên,
ham 'mốt' tiến sĩ, tham quyền cố vị cũng là điên,
ham làm bá chủ biển Đông cũng là điên,
ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên,
nói người ta điên cũng là... điên,

và đặc biệt là, ham đề cao ‘tôi là số một’ là... hoàn toàn điên!
--------- 
Nếu tôi nói rằng rằng Bùi Giáng không phải là triết gia, thì chắc là tôi sẽ bị… ném đá, thiệt, hihi… Thật vậy, khi tôi đi khảo sát ở giang hồ, thì 100 người có đến… 99 người tôn trọng ông, nếu không muốn nói là 100%, lý do là cho đến nay, chưa có ai dám nói là mình hơn ông cả. Tuy vậy, cũng thật khó để mà đánh giá Bùi Giáng, vì trên mạng có cỡ vài ngàn bài viết về ông, chủ yếu là ca tụng. Tôi không thể bắt chước người ta để ‘khen’ ông, vì cách làm như vậy là ‘xưa’ rồi, và lưu ý rằng đánh giá của phụ nữ cũng không kém phần quan trọng, chẳng hạn, đánh giá của Ngọc Hân công chúa đối với Nguyễn Huệ (rất) là chuẩn xác, vì thế, tôi tạm mượn ra đây 2 phụ nữ mà đã nhận xét về ông.

Nữ nghệ sĩ Kim Cương nói rằng: ‘Tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc’. Hoa hậu Thu Trang (VNCH, 1955) nói rằng: ‘Thu Trang nhớ lại hành động kỳ quặc của ông hôm đó… Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!’ (xem các đường dẫn bên dưới). 

Nên nhớ rằng, Kim Cương là một nữ nghệ sĩ vào bậc nhất trước 1975 - đã đánh giá Bùi Giáng là ‘điên nặng’, còn Thu Trang (tức Công Thị Nghĩa) là tiến sĩ sử học - đã đánh giá Bùi Giáng là ‘kỳ quặc’ (trong một ngữ cảnh nào đó), nhưng không ‘nàng’ nào gọi ông là triết gia cả! Tôi cũng vậy - vì thiết nghĩ là người Việt mà có trí tuệ sâu sắc như ông cũng không ít (như Trần Trọng Kim, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Đỗ Long Vân, Nguyễn Hoàng Phương…), và tôi thích cách người ta gọi ông là ‘thi sĩ triết gia’ - không có nghĩa ông là triết gia, mà có nghĩa là thơ của ông chứa đầy tính triết lý.

Và nên nhớ rằng, nếu chúng ta đánh giá ông là triết gia, thì, mặc dù chơi thân với Trịnh Công Sơn và Phạm Công Thiện, Bùi Giáng lại đánh giá Đỗ Long Vân là… triết gia
-‘Cuốn sách của ông (Đỗ Long Vân) bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương… Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn ‘Trương Vô Kỵ giữa chúng ta’ để đọc lại nhiều lần' (xem entry ‘Đỗ Long Vân’ bên dưới).

Ngoài ra, tôi (NGLB) đã cho Đỗ Long Vân là một trong những bộ óc xuất sắc nhất của VN, nhưng hầu hết chúng ta lại không biết Đỗ Long Vân là ai?, quả thật là nghịch lý!
*
Còn về Phạm Công Thiện thì tôi đã nhắc nhiều trong blog này rồi. Mặc dù có nhiều người (kể cả một số nhà nghiên cứu nước ngoài) đánh giá ông là triết gia, nhưng tôi không nghĩ vậy, vì ‘tính cách Nietzsche’ thái quá (too much) trong ông, mà tôi đồng ý với cách đánh giá ông là một nhà văn hóa (lớn!): 
-‘Thơ, văn, báo chí hay các công trình nghiên cứu… của ông đều là những bài học, những gương soi giá trị cho hàng hậu học chúng tôi nương theo đó mà vững lái tay chèo, phụng sự cho đạo pháp hôm nay và mai sau.’ (Dương Kinh Thành, hoavouu.com).

Tôi hiểu là rất rất khó để mà nói ‘tôi không nghĩ vậy’, nhưng nếu chúng ta cho ông là vĩ đại, thì, trong khi không cho Bùi Giáng - bạn thân của ông, Phạm Công Thiện lại cho Henry Miller hay Hölderlin là… vĩ đại: 
-‘Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller… Còn lại cái gì? Hölderlin, một nhà thơ đã điên trong ba bốn chục năm còn lại của đời mình, đã tuyên bố lặng lẽ cho toàn thể loài người rằng: Nhà thơ phôi dựng những gì còn lại..., Hölderlin là tiêu chuẩn để viết lại toàn thể lịch sử văn học Đức và toàn thể lịch sử văn học Tây phương…’ (xem entry 'Phạm Công Thiện', bên dưới), 

trong lúc đó một ‘fan’! của ông là blogger Trần Quốc Trung lại cho rằng: 
-‘Miller là văn. Văn rất gần với triết, nhưng Miller là thuần văn. Rượu - Tình Dục - Ma Túy mà là triết cái gì. Văn của Miller là kinh điển trụy lạc, thập niên 70 ở Mỹ còn cấm... “Nếu không có Thượng Đế thì con người được toàn quyền làm tất cả”. Ai nói câu này. Đó là nhà văn kinh điển Dostoyevsky. Miller chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhà văn này. Nôm na chủ nghĩa hư vô phá hủy giá trị con người. Nếu sống mà không có giá trị thì không phải sống. Miller đã đi ngược lại tư tưởng hiện sinh, chấp nhận hư vô và lấy sự xa đọa, suy đồi, tha hóa, tạo thành giá trị con người...’ (Lời bình trong entry ‘Bí mật ngày tận thế’, blog Ái Nữ).
*
Tóm lại, Bùi Giáng thì chọn Đỗ Long Vân chứ không chọn Phạm Công Thiện, còn Phạm Công Thiện thì không chọn Bùi Giáng mà lại chọn Henry Miller, mà Henry Miller thì lại bị blogger Trần Quốc Trung cho là ‘triết cái gì!’, ha..ha..ha… 

Nên nếu tôi không nghĩ Bùi Giáng hay Phạm Công Thiện là triết gia thì các blogger chớ ném đá tôi nghen, hihi…

(xem tiếp 'Những nhận định sai của phi-triết gia' - phần 3)
--------
Ghi chú:
  1. Bùi Giáng và Phạm Công Thiện: ‘Mỗi lần Phạm Công Thiện gặp Bùi Giáng là hai người thường gây nhau. Gây nhau về những ‘triết thuyết’ này và ‘tư tưởng’ nọ. Nhưng với thơ văn thì hai người lại ‘thương nhau vô cùng. Bùi Giáng thường đọc những câu thơ ngắn cho Phạm Công Thiện nghe và ngược lại. Trong thơ không có điều gì phải luận giải, trong thơ chỉ có sự chia sẻ và cảm thông. Chúng tôi nhìn hai nhà thơ quàng ôm nhau. Hai nhà thơ ngó nhau cười dịu dàng. Hai nhà thơ uống những ngụm bia lạnh. Hai nhà thơ hút thuốc lá. Rồi hai nhà thơ ngồi yên như pho tượng’ (…) Một ngày khác, tôi chở Phạm Công Thiện đến thăm Bùi Giáng. Căn gác gỗ ọp ẹp ở bến xe đò gần đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3/2 - PV). Vừa bước lên cầu thang, đã thấy một dãy ‘gà mên’ xếp đầy trước một khung cửa đóng kín. Phạm Công Thiện gõ cửa. Mùi thức ăn (từ gà mên để lâu ngày) gây nồng, và những con ruồi bay chấp chới trên những chiếc vung bằng nhôm xám xỉn. Một lúc, Bùi Giáng ló đầu ra. Áo quần nhăn nhúm và tóc tai bù rối. Căn phòng nhỏ, chật cứng sách vở. Một chiếc mền màu tro cũ và một ngọn điện được kéo thấp xuống còn cháy sáng. Bùi Giáng, một tay đẩy những đống sách cho gọn gàng lại, một tay hất hất chiếc mền. Cả ba chúng tôi vẫn đứng vì căn phòng quá hẹp. Một đôi đũa và mấy chiếc mũ quăng bừa bãi trên một cuốn sách của Camus. Một đôi vớ đen lẫn lộn giữa một cuốn sách của Heidegger. Bùi Giáng nói: ‘Ngồi đi, ngồi đi…’, xem thêm: http://www.baomoi.com/Chuyen-doi-Bui-Giang--Ky-7-Bui-Giang--Pham-Cong-Thien-voi-ngay-thang-ngao-du/152/12007863.epi 
  2. Đỗ Long Vân (NGLB), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/366-mot-trong-nhung-bo-oc-xuat-sac-nhat.html 
  3. Đỗ Long Vân: tác giả Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương... đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba, 1998. Ngay từ trước 1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là "lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm tháng du học Paris… Chúng ta quá cách xa, những con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã mất. Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau 1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần lớn là khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngoài này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu: Thôi để cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi... (NQT), xem thêm: http://www.tanvien.net/Tuong_niem/do_long_van.html
  4. Hoa hậu Thu Trang kể chuyện về Bùi Giáng, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-con-hai-con-mat-khoc-nguoi-mot.html
  5. Kim Cương nhận xét về Bùi Giáng, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/232-khi-bui-giang-ien.html
  6. Phạm Công Thiện, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html 

27 nhận xét:

  1. ĐomĐóm [Blog Tiếng Việt] Email 09.04.15@04:42
    Đóm thích cách viết này của anh LB (đọc dễ hiểu và đi gần chân lý hơn). Đang chờ xem tiếp phần 3. Chúc Anh bút lực dồi dào. Nhiều niềm vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, phần 3 mới... quan trọng, vì LB mới 'gom' được,
      sở dĩ LB suy nghĩ lâu vì sự việc có thực, nên phải cân nhắc Đóm à,
      cám on, ngày mới vui nhé.

      Xóa
    2. Sáng nay trời trở nóng
      Bằng lăng tím hé chùm
      Chim sẻ bay từng đám
      Ngắm người chém hư không
      *
      Nắng phả nóng ngoài sân
      Thi nhân ngồi mơ hão
      Cá đói bụng chờ mồi
      Chú rùa chui xó râm.

      Xóa
  2. Lưu LB comt Vườn Cua Đạt:

    "Điều lạ lùng nhất là trong nhiều nghề bà trải qua, bà còn là giáo sư của trường Đại học danh tiếng của Mỹ dù chưa học đại học lần nào. Và dù không học đại học, bà lại có tới ba mươi mốt bằng tiến sĩ danh dự do các trường Đại học lừng danh nhất trên thế giới cấp (bà nói được nhiều thứ tiếng). Chuyện chỉ có ở nước Mỹ, nơi người ta coi trọng thực tài..." (VCĐ): LIKE!
    Phạm Công Thiện và Bùi Giáng... ở miền Nam trước đây cũng vậy!

    Qua thăm bạn, chúc ngày mới tốt lành.

    Trả lờiXóa
  3. Tay em sờ bàn phím
    Mắt anh ngơ ngẩn nhìn
    Nắng chiều buông im lặng
    Bỗng tiếng lòng bâng khuâng

    Trả lờiXóa
  4. Diễm Huyền [Blog Tiếng Việt] Email 09.04.15@19:53
    Lá Bàng có bộ óc thật là vĩ đại. Hiii
    Viết nhiều vào anh nhé! Hay lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ơi là trời, LB mà có:
      bộ óc vĩ đại = thủ đại
      -> đại cao thủ,
      hehe, cao thủ còn chưa được, huống chi là đại cao thủ!

      Đùa thui, cám ơn Lá Thu nhé, chúc cố nhân những tháng năm êm đềm.

      Xóa
  5. vomtroirieng [Blog Tiếng Việt] Email 09.04.15@21:55
    Chắc chắn trong thi sĩ có "mầm' triết gia, nhưng chưa chắc trong triết gia có "mầm" thi sĩ.
    (Nguồn: tào lao), hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, hôm nay LB mới phát hiện ra là ngoài nguồn Wikipedia hay Google..., còn có nguồn đặc biệt là 'tào lao' nữa, welocme!

      Xóa
  6. Ái Nữ đã chia sẻ ghi chú của Nhà Gom Lá Bàng. (Facebook)
    2 giờ trước.·
    Gớm cái bác này lại lôi các người đẹp ra để "dìm hàng" các triết gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin đa tạ, bổn Giáo chủ... yếu đuối lắm, chỉ có môn "Càn khôn đại na di' thôi, Minh muội, Chỉ Nhược, Hân Ly và Tiểu Siêu giúp ca ca với nghen, hihi...

      Xóa
  7. Chào Nhà Gom Lá Bàng
    Lần đầu vào nhà đọc bài viết rất thú vị , phần 1 rồi phần 2 chờ đọc phần 3
    Một đề tài rất nhức đầu , bởi vì triết học rất mênh mông không dễ gì lĩnh hội hết . Đồng quan điểm của L B Việt Nam không có một triế gia nào hết . Theo hiểu biết của tôi một triết gia đúng nghĩa anh phải có một học thuyết của riêng mình , theo hay không theo là do quyền của mọi người nhưng bắt buộc mọi người phải công nhận học thuyết hay trường phái của anh . Những người mà LB nêu ra trong phần 1 và phần 2 không có ai là triết gia hết., họ chỉ là người nghiên cứu triết học mà thôi hoặc trong các tác phẩm thi ca nhạc hoạ có một tý triết học trong đó . Cho nên từ trước tới nay mọi người đều ngộ nhận Việt Nam có triết gia , triết thuyết là hoàn toàn sai lầm
    Tôi cũng tùng đọc ". Những lời trăn trối " của Trần đức Thảo chỉ tiếc là nó bị hướng tới vấn đề chính trị có mục đích của một thế lực nào đó
    Trần đức Thảo nếu có một môi trường làm việc thuận lợi tôi tin Ông sẽ là triết gia đầu tiên của Việt Nam . Bởi vì trong điều kiện chiến tranh khốc liệt như thế ông vẫn có hai công trình nghiên cứu: 1- " tìm cội nguồn của ngôn ngữ và trí thức " 2- " Vấn đề con người và chủ nghĩa không có con người " trước đó năm1951 Ông đã có luận văn tiến sĩ " Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng " đã được thế giới công nhận . Tên của Ông cũng được vinh danh trong cuốn từ điển ghi tên tất cả những nhà triết học từ cổ đại cho đến ngày nay
    Vài lời mạo muội mong NGLB đại xá
    P/s NGLB đừng sợ bị ném "Đá" tôi sẽ chia sẻ cùng 50/50

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, một lời bình rất thú vị, bạn đã nghiên cứu (rất) nhiều,
      và nhận xét của bạn quả là công minh.
      Mình rất vui khi có được một người bạn đồng cảm như vậy.
      Chúc bạn những tháng ngày sau đó với đầy những tư duy và suy nghiệm.

      Xóa
    2. tranquoctrung78 [Blogger] Email 14.04.15@00:56
      "Nguồn gốc ý thức là ngôn ngữ"
      "Hiện tượng học sự biện chứng của thời gian"
      Hồi trẻ con mình có đọc qua - đúng nghĩa -
      Thấy bảo của bác Thảo - nhưng giờ mới biết có khi ko phải.
      Nếu cụ Tản Đà không phải triết gia thì làm gì có ai xứng đáng?
      Nói chung - bác Thảo đọc cho vui thôi.

      Xóa
    3. @ Trần Quốc Trung
      Ôi, bây giờ mình mới đọc được lời bình này.
      Sự đời vốn phức tạp hơn ta tưởng nhiều. Sở dĩ mình biết vụ 'triết gia' Trần Đức Thảo là do nhóm 'dân chủ' hay từ trang web BBC hay RFA gì đó dựng nên!, mình đang kiểm tra... Nhưng ông trời đã giúp cho mình một cơ hội, đó là có một GS vừa tặng mình một cuốn sách của Trần Đức Thảo, vừa nói:
      -Trần Đức Thảo quả xứng đáng là một triết gia.
      -'Anh cho tôi hỏi đúng một câu thôi, không 1,5 câu, mà cũng không 0,5 câu? (ok) Anh đã đọc cuốn sách này chưa?'
      -Thú thật là tôi chưa đọc cuốn sách này.
      HA.. HA.. HA...

      Xóa
  8. tranquoctrung78 [Blog Tiếng Việt] Email 10.04.15@03:57
    một điều hiển nhiên là chắc chắn BG và PCT không phải là triết gia nhưng đều là những nhà tư tưởng lớn. thật ra, bạn Lá đủ thông minh để viết cái gì đó - có chiều sâu hơn. những bài viết duy danh ngụy ngôn tà thuyết cũng cần sự sáng tạo - nếu ko người đọc lại chỉ nhìn thấy một đầu rỗng tuếch thì - gây chán. Bài này của bạn Lá bàng là chuẩn mực để thực chứng - nhanh gọn và dễ hiểu - thế nào là giải cấu trúc và cấu trúc luận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, bạn TQT bình quả là... khó hiểu, hihi..., mình chỉ là 1 blogger bình thường, quan điểm của mình là viết những gì 'mình' đã suy nghĩ kỹ với lòng tin rắn chắc, điều quan trọng là không 'bắt chước'.
      Cám ơn vài 'phát biểu' của bạn đã được sử dụng trong bài viết này.

      Xóa
  9. Đạt [Blog Tiếng Việt] 10.04.15@21:27
    Mời đọc bài của ông Nhất Thạc Bàn Cờ Lăng Tần Hoàng Hữu Phước:
    Nguồn:
    https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0CCAQFjAA&url=https%3A%2F%2Fhoanghuuphuocvietnam.wordpress.com%2F2013%2F09%2F17%2Ftoi-va-bui-giang%2F&ei=4NwnVYXWH6XHmwWlwIAo&usg=AFQjCNFWCgR4BYk3QhZYc_2wbSnEAA6jvg

    Tôi và Bùi Giáng

    Hoang Huu Phuoc, MIB

    Cách nay một hay hai hôm, tình cờ đọc báo (“tình cờ” vì ít khi tôi đọc báo tờ tiếng Việt, và không bao giờ đọc báo mạng tiếng Việt) thấy hàng loạt đưa tin đăng bài hàng loạt về Bùi Giáng, tôi mới biết là có cái hội thảo về Ông, và đúng y như những gì có thể tiên liệu được, tôi nhận thấy vài điểm lồ lộ như sau.

    Lại có thêm một nhân vật nữa của Miền Nam trước 1975 được dựng dậy một cách đột nhiên, nghĩa là với đa số công dân trẻ của Việt Nam ngày nay thì cái gì hợp lý hợp logic hợp khoa học mà loài người có thể hiểu được cũng nên đi từ thứ bậc, vì dù ngay cả thang máy siêu tốc cũng phải vút qua từ tầng 1 đến tầng 80, hay như phi thuyền cũng phải từ mặt đất phóng lên quỹ đạo, chứ không ai tự dưng giữa thanh thiên bạch nhật tự xuất hiện trên tít không trung cứ như dĩa bay của người ngoài hành tinh xâm lược địa cầu. Các tác phẩm của Bùi Giáng chưa được đưa vào văn học sử, nhân thân của Ông chưa được đưa vào văn học sử, và buổi hội thảo được tổ chức nhân ngày gì đấy, do một trường đại học gì đấy khởi xướng, với bao bản báo cáo khoa học về Bùi Giáng mà nội dung tất nhiên là ngợi ca, khen tặng, với ngất ngút những mỹ từ; còn dẫn chứng thì tất nhiên không tránh khỏi hấp lực đương nhiên của sự dung tục nên cứ lựa những tác phẩm nào có thể tạo nên ý của người đọc suy diễn tưởng tượng ngay đến cái tục thì cứ thế mà tập trung phân tích đầy hứng thú và phấn khích.

    Do sự tập trung của các nhà nghiên cứu đối với chủ đề hết sức đột nhiên trên, tất nhiên không tránh khỏi các điểm sai nghiêm trọng, thậm chí lập lại nguyên văn các điểm đã sai từ thời Việt Nam Cộng Hòa khi thi nhau ca ngợi về những năng lực của Bùi Giáng. Tất nhiên, tôi không đột nhiên xin đăng lại bài viết Tôi Và Bùi Giáng tôi đã post trên Emotino.com ngày 20-3-2012 để góp phần nói đúng về Bùi Giáng; và tất nhiên, như trong tất cả các bài viết của mình, tôi luôn tuân thủ nghiêm túc và nghiêm khắc cung cách biện luận hàn lâm của “nói có sách, mách có chứng” của bất kỳ nhà nghiên cứu thực thụ thực sự thực tế nào trên thế giới thực này.

    *********

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tiếp theo)
      Tôi và Bùi Giáng

      Hoang Huu Phuoc, MIB

      20-3-2012

      Bài viết này tự dưng cần đến mấy lời diễn giải rằng (a) khi viết Bùi Giáng mà không có danh xưng nào đứng trước chẳng hạn như “nhà thơ” nghĩa là người viết đã đặt Ông vào vị trí bất tử cao vời y như khi người ta viết về Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Shakespeare, hay Tô Đông Pha, v.v.; rằng (b) “tôi và” là một mẫu câu bình thường của tôi cho một cụm bài viết đặc biệt có công thức “Tôi + Và + …” chứ không phải kiểu “thấy sang bắt quàng làm họ” của thiên hạ (như gần đây có nhân viên thuật lại tôi rằng có một gã đáng thương hại nào đó viết nhăng viết cuội loạn ngôn trên mạng tự xưng là “tiến sĩ” và là “thầy” của tôi – nghĩa là vì tôi luôn là học sinh xuất sắc tất cả các bậc học như thế nên khiến y thèm khát được vinh dự làm “thầy” của tôi để bản thân y được danh tiếng “trên cả tuyệt vời” chăng?) ; rằng (c) tôi không quen biết gì Bùi Giáng hay thân nhân của Ông; và rằng (d) tôi chưa bao giờ là người ái mộ Bùi Giáng nên bài viết này chỉ để làm sáng tỏ vài điều có lẽ bé nhỏ đến độ từ nhiều chục năm nay chưa nhà nghiên cứu nào biết hay có quan tâm để nêu lên cả.

      Nói rằng không quen biết Bùi Giáng thì không đúng 100% vì vào một tối oi bức năm 1977 lúc ngồi uống cà phê ở một ngõ nhỏ đối diện chùa Kỳ Viên Tự trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, với bốn người bạn cùng khoa Anh Văn ở đại học Văn Khoa trong đó có Hoằng Trùng, và Nhất Phiến, cùng một cậu đàn em là học sinh Lê Hồng Phong (sau này cùng gia đình sang Mỹ định cư và trở thành linh mục), chúng tôi sáu người đã gặp Bùi Giáng và có mời Ông dùng cà phê. Thật ra, tôi thuộc type người yêu thích sự sạch sẽ, giản dị, tinh tươm, trang nhã nơi ngoại hình, vì vậy rất kỵ người ăn mặc không sạch sẽ, không giản dị, không trang trọng, không tinh tươm, nghĩa là tôi không thích các người mẫu “thời trang”, các diễn viên điện ảnh, các ca sĩ, và các vị… hành khất. Tôi để tóc dài như dân hippie nhưng y phục trang trọng như … bố mẹ của dân híp-py tức giới trung lưu và thượng lưu, trong khi Bùi Giáng để tóc dài hôm ấy không chải vén gì cả. Tôi như một hippie rất cần đời. Bùi Giáng như một nhà nghệ sĩ bất cần đời. Bùi Giáng không cho tôi cảm giác “an toàn” khi ngồi gần Ông vì tôi đã cho rằng đó hoặc là một dị nhân hoặc là một đối tượng của bộ môn tâm bịnh lý học. Tôi nhấm nháp cà phê, lặng thinh cảnh giác nhích ghế né xa không nói gì suốt buổi tối, thỉnh thoảng tôi ú ớ thất kinh hồn vía khi Ông ngồi bật dậy chạy ra giang tay muốn ôm chầm một phụ nữ tình cờ đi ngang (Ông còn giơ hai ngón trỏ và giữa châu đầu vào nhau tạo dáng bộ phận sinh dục nữ làm các chị la thất thanh); và thỉnh thoảng tôi khó chịu nhíu mày khi nghe Ông hỏi các bạn tôi biết gì về tập thơ Lá Hoa Cồn của Ông rồi Ông cười ha hả tự trả lời luôn rằng Ông đặt tên theo kiểu nói lái từ cụm từ L… Hoa Cá. Chẳng qua tôi thuộc type người đại kỵ những lời dung tục vốn rất hay là đề tài khẩu ngữ của người đời nên rất bực bội về những nội dung không ra chi mà Ông tuôn ra “chiêu đãi” đám sinh viên đang vây quanh khoái trá đàm luận với Ông về thơ văn trong cơ hội hiếm hoi ấy. Đó là lần duy nhất tôi gặp Bùi Giáng, gặp như không gặp vì Ông không là người tôi ao ước được gặp, và khi gần đây bắt gặp bức hình này của Ông trên internet tôi có cảm giác như nhìn thấy lại nụ cười lém lỉnh và ánh mắt sáng quắc đến kỳ lạ của Ông buổi tối hôm ấy:

      Image

      Người ta nói về những công trình dịch thuật đồ sộ của Ông đối với các tác phẩm kinh điển đồ sộ của Shakespeare. Tôi nghĩ Tiếng Anh là lĩnh vực tôi biết rành hơn thiên hạ một tí nên buộc phải đính chính điều này cho rõ để xem Bùi Giáng có đúng là nhà dịch thuật hay không. Thí dụ đối với tác phẩm Othello lừng danh mỏng dính của Shakespeare, Bùi Giáng đã “dịch” thành quyển…Hoa Ngõ Hạnh dày cộm. Chỉ cần lấy đoạn thoại của nhân vật Iago tại Hồi I, Cảnh 1, của nguyên tác Othello, từ dòng thứ 8 đến dòng thứ 33 gồm vỏn vẹn 220 từ tiếng Anh:

      Image

      Xóa
    2. (tiếp theo)
      chúng ta thấy Bùi Giáng đã “dịch” như sau trong Hoa Ngõ Hạnh:

      Image ImageImageImage

      Sự thăng hoa khủng khiếp như sóng thần tsunami địa chấn kinh hoàng ấy rõ ràng là “phóng tác” chứ không là “dịch thuật.” Điều tương tự cũng xảy ra với tác phẩm Anthony and Cleopatra của Shakespeare khi biến thành Trăng Tỳ Hải của Bùi Giáng. Việc ghi nhận một cách quá vô tư, thiếu tìm hiểu, không so sánh với nguyên tác tiếng Anh (vì không biết tiếng Anh, và dù có biết tiếng Anh cũng không biết gì về “cổ ngữ văn học Anh”) để đánh giá nghiêm túc chất lượng nhằm thưởng lãm kỳ công “dịch thuật” chuyển tải nội hàm ngôn ngữ của Bùi Giáng, lại tự động đưa các “công trình” trên vào danh mục “dịch thuật” e rằng đã xúc phạm giễu cợt Ông, không thực sự dành cho Ông sự tôn kính đủ đầy. Tôi khẳng định: Bùi Giáng dù cho có là “hiện tượng kỳ thú” của kho tàng văn học sử Sài Gòn trước 1975, Ông vẫn chưa bao giờ là dịch giả của những tác phẩm của Shakespeare.

      Tuy tôi đã gấp ngay các quyển Trăng Tỳ Hải và Hoa Ngõ Hạnh chỉ sau khi đọc mỗi vài ba trang, nhưng đối với các tập thơ của Bùi Giáng, tôi đã đọc tất cả, chỉ vì cố gắng tìm cho bằng được một bài nào đó đáng hạng tuyệt tác, nhờ vậy đã bắt gặp các bài Gió Nguồn, Bây Giờ, Hoa Ong, và Gió Cây Trút Lá để chép vào sổ tay. Tôi thích làm thơ Việt theo kiểu prosepoem tức thơ tản văn tức thơ văn xuôi nhưng tiếc là các prosepoem của Ông thì tôi không chọn được bài nào. Cũng dễ hiểu thôi, vì hoặc Ông không hề quan tâm đến việc viết để được đọc bởi người đời, hoặc tôi không cho là nền văn học sử của Việt Nam hạn hẹp và thiếu thốn đến độ phải đọc ngấu nghiến những gì mình không đánh giá cao hay thực sự thích.

      Thật đáng mừng vì Bùi Giáng đã không sinh ra vào thời đại internet ngày nay. Cung cách sống của người Sài Gòn thanh lịch thủa trước rất tế nhị, rất lịch lãm, rất nhân văn, rất học thức, và rất có văn hóa cao: người nào thích cái “điên rực rỡ” của Ông thì cứ tự do ồn ào ca ngợi thơ văn của Ông, còn người nào cho Ông là bất bình thường thì cứ hoặc đừng mua đọc sách của Ông hoặc mua đọc rồi lẳng lặng để các tác phẩm ấy lên kệ sách không một lần đọc lại cũng như chẳng thốt ra bất kỳ một lời nào bất kính đối với Ông hay đối với những người ủng hộ Ông. Như trường hợp để mắng như tát nước vào luận án tiến sĩ thần học của Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện (giảng sư triết học Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn thời trước 1975 dù chưa có bằng cấp tú tài) đã phải viết thành một bài với các dẫn chứng (dù chẳng đâu vào đâu) về Thượng Tọa Bộ để mắng Trung dám xúc phạm Thượng Tọa Bộ của Phật Giáo trước hội đồng Cơ Đốc Giáo. Bùi Giáng đã may mắn, vì nếu Ông sinh ra vào thời nay thì cái thế giới phẳng trụi trần internet đang tạo ra bao kẻ lẩn lút ẩn danh trong bóng tối cho rằng mình có quyền tối thượng chỉ với cái click chuột là có được “tự do ngôn luận” để tự do ca ngợi Ông là “thi bá” nếu họ thích Ông và tự do thóa mạ Ông là “thằng điên” nếu họ không thể hiểu ý tứ giữa hai dòng chữ của thơ Ông, chứ họ chẳng có cái hiểu biết sánh bằng với Phạm Công Thiện mỗi khi tham gia “bút chiến”. Họ thậm chí có thể thóa mạ ngay cả nhà xuất bản nào in tác phẩm của Ồng, và gom các học giả nghiên cứu về Ông vào nhóm người họ dán nhãn “lũ điên”.

      Đó là cái may lớn nhất của Bùi Giáng Tiên Sinh, người nhìn tạo vật bằng đôi mắt của Van Gogh và vẩy bút thành thơ bằng đôi tay của Picasso.

      Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

      Xóa
    3. (tiếp theo)
      Cụm bài “Tôi Và…”

      1) Tôi và Nữ Sĩ Tuệ Mai. 02-03-2012. http://www.emotino.com/bai-viet/19527/toi-va-nu-si-tue-mai

      2) Tôi và Hai Anh Bộ Đội. 12-02-2012. http://www.emotino.com/bai-viet/19505/toi-va-hai-anh-bo-doi

      3) Tôi và Thầy Nguyễn Quang Tô. 25-11-2011. http://www.emotino.com/bai-viet/19405/toi-va-thay-nguyen-quang-to

      4) Tôi và Tiến Sĩ Võ Hùng Dũng: Câu Chuyện 15.000 Tấn Gạo Bằng Một Xấp Vải Quần. 26-12-2010. http://www.emotino.com/bai-viet/18927/toi-va-tien-si-vo-hung-dung-cau-chuyen-15000-tan-gao-bang-1-xap-vai-quan

      5) Tôi và Cu Huy Ha Vu. 19-12-2010. http://www.emotino.com/bai-viet/18920/toi-va-cu-huy-ha-vu

      6) Tôi và Thầy Lê Văn Diệm. 16-10-2010. http://www.emotino.com/bai-viet/18852/toi-va-tien-si-le-van-diem

      7) Tôi và Lê Công Định. 05-10-2010 http://www.emotino.com/bai-viet/18839/toi-va-le-cong-dinh

      8) Tôi và Tổng thống Saddam Hussein Husein. 22-09-2010. http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein

      9) Tôi và Ngành An Ninh Tình Báo. 16-08-2010.http://www.emotino.com/bai-viet/18771/toi-va-nganh-an-ninh-tinh-bao

      *********

      Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

      About these ads
      Related

      Xóa
    4. @ Đạt
      Vâng, dù sao bài viết này cũng cung cấp thêm một tư liệu 'sống' cá nhân đáng lưu ý về Bùi Giáng. Tôi rất phân vân khi đánh giá người khác (mặc dù đã suy nghĩ hàng chục năm), nhưng tôi cho rằng một sai lầm của một cá nhân vào một thời điểm nào đó không quyết định toàn bộ cuộc đời của người đó, ví dụ 'tin đồn tình ái' của Phạm Duy với vợ của Vũ Hoàng Chương vốn không thể phủ định sự nghiệp âm nhạc của ông, ngoài ra, tôi có biết là Napoleon rất 'dơ bẩn' trong sinh hoạt tình dục với Josephine - nhưng lịch sử không dựa vào điều này để đánh giá về sự nghiệp của y...
      Cám ơn bạn rất nhiều. Thân.

      Xóa
  10. ĐomĐóm [Blog Tiếng Việt] Email 10.04.15@22:06
    Oh ! Đóm thuộc loại điên thứ 6 trong 12 loại điên của LB. Nhưng ko sao, nhờ nó mà Đóm đứng vững được trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Đóm học những điều hay của họ đã được thế giới công nhận từ bao thế kỷ nay, còn hơn là học từ 11 cái điên còn lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, sùng bài văn hóa nước ngoài đã là... tệ hại, nhưng sùng bái Khổng - Mạnh là vô cùng tệ hại, hihi...

      Xóa
  11. huongtra [Blogger] Email 11.04.15@02:16
    Trên đời có rất rất nhiều cái điên và thói điên anh La Bang ha.
    Nhưng cái điên này thì riêng Trà thấy đáng khi..nh hơn ạ "Ham nói xấu moi móc người khác cũng là điên".
    Anh vẫn hay thức khuya lắm đấy. Đêm dần về sáng rồi đấy anh à.. Trà chúc anh ngon giấc đêm an lành nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, HT thức khuya thế, vì LB bị sai 1 lỗi chính tả nên phải thức dậy để sửa lại.
      Vâng, cái điên mà HT nói quả thật là khó hết... điên, hihi...
      Cám ơn nghen, chúc ngủ ngon.

      Xóa