Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

958. Vụ ‘thấu cảm’... (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho thấu cảm là gì

À, tí buổi sáng cho vui, mình kể tí xíu nữa là mình bị ‘bé cái nhầm’…
Số là mình có đọc (mới đọc) một bài nghiên cứu của người Mỹ! viết rất kỹ về từ ‘sympathy’ (thông cảm), và bởi ông ta nghiên cứu kỹ quá mà tí xíu nữa mình bị đánh lạc hướng…, từ đó mới biết là đọc tài liệu hay tin vào mấy ông... ‘vĩ nhân’ đôi khi rất nguy hiểm!…
Mình có tính kiểm tra tư liệu rất cẩn thận (nếu có điều kiện, kể cả thời gian), mà có lần mình đã nói với anh Ba Lăng Nhăng là làm/viết cái gì cũng nên có ‘thực chứng’, tức là phải ‘sờ’ được vào nó:
- Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một… sờ! (cười)
Cũng do 'duyên' là khi mình vào Google tìm hình minh họa cho bài viết này, bỗng lượm được hình ‘EMPATHY’ thì mới biết đó là một ‘từ mạnh’, tạm hiểu là ‘chỉ có ai thật lòng yêu nhau thì mới thấu hiểu được lòng nhau (chữ ‘yêu’ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng!), ví dụ như chỉ có ai là kẻ sa cơ thất thế mới hiểu được nỗi đau lòng của ‘chúa tể sơn lâm’:
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn/Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?/Đâu những bình minh cây xanh nắng gội/Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?/Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng/Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt/Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?/Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ). Hay:
- Hận... đời cầm kiếm rung rung nhấp/Đỉnh núi càn khôn nấp nấp… thù/Vung tay véo véo vào không kiếp/Còn lại chút đây dáng dáng người! (NGLB)
Vì thế, mình mới nghĩ đến ‘thực chứng’, bỗng chợt nhớ lại hồi trẻ hay đi chơi với một tay người Anh tên là Henry, để học tiếng Anh luôn. Cứ mỗi lần mình có (tạm gọi) là ‘sai lầm’, ví dụ như đi học trễ hay không nhớ từ, thì mình nói ‘sympathize with me!’ (ý nói xin lỗi, thông cảm cho tôi vì thế này, thế nọ), còn thằng Tây thì nhéo mình một cái cho nhớ… đời... Và cũng vì thế mà mình mới biết từ ‘thông cảm’ yếu hơn từ ‘đồng cảm’, từ ‘đồng cảm’ yếu hơn từ ‘thấu cảm’!
*
Về từ ‘thấu cảm’, tôi đã bình (cho Lão SA, có chỉnh sửa tí):
- Từ 'thấu cảm' - dường như là một phạm trù tâm lý học! - đang... cãi nhau trên mạng thực ra tiếng Anh là ‘empathy' - mạnh hơn là 'sympathy'; nhà văn Nguyễn Thanh Việt (mới được giải Pulitzer của Mỹ - 2016) có cuốn 'The sympathizer' tức là 'người đồng cảm', 'cảm thông', nôm na là 'người mà đứng ở địa vị/hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu họ, tiến đến chỗ đồng cảm; và rồi, có thể cùng chia sẻ số phận với họ!'…

'Empathy'  'Sympathy' là hai từ có nghĩa khác nhau. Empathy hiểu nôm na là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự, ví dụ: Having been late to class many times himself, the teacher had empathy on the students who was late (Trước kia từng lên lớp muộn nhiều lần, thầy giáo rất thông cảm với những bạn đi học muộn), từ này có nghĩa là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu vấn đề của họ (put yourself into someone's shoes). Trong khi đó, sympathy là việc chia sẻ với nỗi đau hoặc mất mát của người khác, ví dụ: I offer my sympathy to the loss of income of the fishermen due to the pollution  (Tôi cảm thông với những thiệt hại của ngư dân do ô nhiễm). Như vậy, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa hai từ này. Sympathy là sự chia sẻ nỗi đau mà một người dành cho người khác, nhưng empathy tập trung vào việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu nỗi đau của họ. Bạn có thể thương cảm những ngư dân bị mất biển, nhưng nếu chưa bao giờ sống bằng nghề chài lưới, bạn sẽ không thể có empathy với họ. Chỉ có người từng sống chết với biển khơi và các luồng cá mới có thể làm được điều ấy… (vnexpress.net)
*
Tại sao tôi lại quan tâm đến vụ ‘thấu cảm’ này? Tại vì nó làm tôi nhớ lại chuyện một ông tương đương… bộ trưởng kể rất có lý, nhưng ông lại không thực hành cái mà ông ta nói! Và dưới đây là một câu chuyện…
Tai hồ Ha-le* (Hà Nội)…, anh ta nói: ‘Cha mẹ sinh con, trời sinh tính’… Đến lớp 9, lớp 10, mình nói con nó sẽ không nghe nữa, nó có biểu hiện phản ứng ngày càng rõ, thậm chí là cãi lại (nói đến đây anh ta thở dài), làm sao mà giáo dục con hay… người khác?… Theo mình, kinh nghiệm ở đây là ta phải… ngộ 2 chữ ‘hiểu’ và ‘cảm thông’, đa phần, nếu cố gắng tìm hiểu thì ta có thể ‘hiểu’ được người, nhưng ‘thông cảm’ để đi đến những hành động giúp đỡ người thì còn… khuya!, chẳng hạn:
- Ta ‘hiểu’ được thân phận của người nghèo là tốt rồi, nhưng ta có ‘cảm thông’ đến mức giúp đỡ, chia sẻ hay xả thân vì họ không?
Anh ta còn nói tiếp bằng câu hỏi:
- Nếu lên mặt trăng thì ta mang ô-xi lên mặt trăng, hay mặt trăng cung cấp ô-xi cho ta? Rõ ràng là người Mỹ đã mang ô-xi lên mặt trăng*… Và rõ ràng là ta phải thích nghi với môi trường, chứ môi trường không có chạy theo ‘tán’ ta!, ngay cả ta là ‘người có đuôi’ (vĩ nhân, hehe), soái ca hay soái muội đi chăng nữa, ha..ha..ha…
Vậy là dưới một góc độ nào đó, anh ta đã đề cập đến ý nghĩa của từ ‘thấu cảm’!... Lưu ý rằng đây là lời nói của một ông tương đương… ‘bộ tưởng’ mà tôi kể lại vì nó còn hàm ý nghĩa rộng hơn!
*
Ông… ‘bộ tưởng’ nói như một… triết gia, ‘khen!’. Nhưng, mấy năm sau gặp lại ổng - kẻ đủ khiêm tốn khi gọi tôi là... ‘thầy’ - thì thật là đáng thất vọng!
Đó là sau 40 năm kể từ 1973, trong ngày gặp lại cả trăm bạn bè từ trước và sau 75, từ trong và ngoài nước… Chỗ đông người…, bất chợt anh ta chỉ vào một người và hỏi:
- Ông có biết ông này không? (Không). Thế thì mầy mất dạy rồi!...
Trời!, làm sao tôi nhớ hết các vị thầy ‘trẻ’ từ lớp đệ thất đến đệ nhất (tức là lớp 6-12 ngày nay) sau 40 năm!, hơn nữa, với quãng thời gian đó thì khuôn mặt con người cũng thay đổi rất nhiều, cộng với thời gian học ‘ổng’ quá ngắn - trong 6 năm trung học, tôi phải học đến 7 trường, do chiến tranh! Trời, tôi đâu có ‘sướng’ gì khi được gọi là thầy!, sá gì mấy cái hư danh đó!
Nhưng, mới ở hồ Ha-le anh ta gọi tôi là ‘thầy’, là ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ gì gì đó… ngọt xớt!, nay anh ta từ chỗ gọi ‘thầy’ đến chỗ trổ ‘mầy tau’ với tôi!, rộng hơn là anh ta TROLL (dìm hàng) tôi một cách rất ‘vô minh’!... Lý do: ‘Tự sướng trước đám đông’ - vì một cái quán tính thú vật tiềm ẩn nào đó của ông bự mà trổ ‘thần uy’ - cái mà ông Dale Carnegie gọi là ‘thị dục huyễn ngã’*!
Từ đó, tôi gọi anh ta là ‘bộ tưởng’, hehe… Mấy năm sau nữa, gặp…, y hỏi:
- À, Kis* có đi dự đám cưới con thằng X không?
‘Không’, thế là y lầm bầm chửi đổng ‘tục’ hơn cả Chí Phèo!, mà y lại là ‘đại giáo sư-đa tiến sĩ’ nữa cơ chứ!
Trời!, 40 năm trôi qua, cùng với bao diễn biến ‘chết sống’ trong đời, làm sao mà nhớ hết các bạn từ vụ ‘mùa hè đỏ lửa’ (giao chiến lớn và rất chết người ở Quảng Trị, 1972) đến nay!, thằng X trong 40 năm nay còn chưa gặp, huống gì là con của nó!...
Nhưng đó là chuyện của… 40 năm, nên vừa rồi tôi thấy có… lý khi ‘facebook bói rằng trong số 720 người tôi quen thì có 1 người không thích tôi’, lưu ý rằng ‘không thích khác với ghét’, cũng như ‘không bự thì chưa chắc đã là… nhỏ!’, hehe… Ai… mất thì giờ ghét tôi để làm cái gì trong khi tôi hầu như hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động xã hội!, mà nếu có ghét thì tôi lại càng… mừng, bởi như thế tôi mới thấy mình đang ở cõi ta bà chứ không phải đã lang thang đâu đó trên… thiên đường!, hehe…, hơn nữa:
- Nếu mấy thiên thần bé nhỏ nói ‘GHÉT ANH’ thì tôi mừng húm, bởi vì tôi đã được ẻm để ý!, ha..ha..ha…
*
Cũng từ đó và nhiều vụ khác nữa, dần dần làm tôi… ghét cái được gọi là ‘nền văn hóa Khử Tổng’: tại sao con người sống phải đi dự hết cái này đến cái kia, hết đám cưới, đám giỗ, họp họ, đến tân gia, sinh nhật, đầy năm, đầy tháng… trong khi đó cả đời chả có quan hệ giúp đỡ, hỗ trợ gì với nhau!, chưa kể đến các hoạt động xã hội khác như họp hội đồng hương, cựu sinh viên, cựu CBCNV, họp tổ/họp xóm, tham gia các cuộc ‘trà dư tửu lậu’, ốp iết (off)... Cứ mần cái ‘văn hóa cộng đồng’ kiểu ‘tre làng’ như vậy từ khi sinh ra đến khi 80-90 tuổi, hay đến khi ‘ò í e’, thì suốt đời mần được cái sự nghiệp lớn gì! Nói như vậy ắt sẽ có người phản đối, nhưng tôi dễ thấy ông Einstein đang… đứng xớ rớ kế bên cười ta và nói rằng:
- Sế mừ cứ đòi như Singapore, Paris, Hồng Kông hay Thung lũng Silicon*, Công nghệ 4.0, ha..ha..ha…
Tôi kể mấy chuyện trên để làm gì? Để nói rằng, nếu không nhầm, đa phần dân ta còn rất nặng… nghiệp chướng, bên ngoài thì có vẻ hòa đồng, nhiều khi ăn nói nhu mì như… Bạch Am cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng trong bụng dạ lại có thể hẹp hòi, gian hiểm khó lường như An nam quốc vương Lê Chiêu Thống (cười), không phải tôi nói mà là ông Joel Brinkley nói: ‘GS Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune vào đầu năm 2013 về việc ‘người Việt hung hãn do ăn nhiều thịt’. Theo đó, vị GS này cho rằng du khách đến VN sẽ không thể nhìn ‘các loại động vật hoang dã’ do người Việt đã ăn hết… Nhận định của vị giáo sư này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi, ném đá của người Việt, họ cho rằng ông ta nói hàm hồ, sỉ nhục nước Việt ta. Tuy nhiên trước một thực trạng đang diễn ra trước mắt này, lời nhận định của vị giáo sư ngày nào đang ngày càng có cơ sở...’ (Minh Dương, phunuonline.com.vn).
Có lúc tôi nghĩ rằng (bình cho Mac Dung):
- (Người nghèo,) ngay cả người có tiền cũng vậy, họ cũng bị thiếu thốn một tình yêu không đạt được nào đó, và cũng đói tinh thần vô cùng!... Và con người giống như một con sóc, sáng thức dậy, quả tim đập mạnh dần, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh sinh-tồn-đau-khổ-tuyệt-vời không thể nào 'tránh đâu' cho được này!, rồi, hoặc chết ngay trong một trong những cuộc đấu tranh đó, hoặc tắt thở vào một lúc nào đó: một trò chơi nhỏ đỡ buồn cho 'đấng buồn bã ngàn năm'!
Để phần nào hóa giải cái nghiệp chướng này, mặc dù… Phật có khuyến cáo là đừng có mê ‘âm nhạc’ và ‘yêu nữ’!, nhưng tôi vẫn thích xem các em cẳng dài trong ‘VTV Cup’ - bóng chuyền nữ quốc tế, càng thích âm nhạc và ngày nào cũng nghe nhạc, nên bài viết nào của tôi cũng thường có ‘nhạc tính’ (trả lời còm của Đom Đóm):
- Bài ‘Faded’ là 1 trong 10 bài hát trên thế giới mà huynh thích, một là cô gái hát bài này rất tình cảm, thu hút và dễ thương, hai là các nàng 'dance' làm huynh như người đã chết muốn sống lại và tham gia... nhảy sôi động - mặc kệ cái thế giới đau khổ này!
https://www.youtube.com/watch?v=jwVjsI_q9zY

Cuối cùng, nhớ lại chuyện ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, mà hoàn toàn khác với ông Khử Tổng, tôi nghĩ là ‘Không có phong bì thì chả thể làm được chuyện gì lớn’ (dĩ nhiên là có thể làm được chuyện nhoa nhỏa, hi…), rất tiếc rằng đó lại là một sự thật!
Bởi nếu ta ứ theo ‘nền văn hóa phong bì’ thì thay vì hát:
- Người yêu ơi, em có thấu chăng lòng anh?/Dù năm tháng xa cách làm ta mất nhau/Dù tương lai còn xa, dù khó khăn vượt qua/Anh vẫn chờ, anh xin yêu mãi mình em (Tây Lương nữ quốc), 
https://www.youtube.com/watch?v=jCFsrVlzAGo
mấy ông Nguyễn Văn Bự sẽ đau khổ ‘ca’ là:
- Phong bì ơi, ngươi có THẤU chăng lòng ta...
Ha..ha..ha...

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.       Dale Carnegie: Tác giả cuốn ‘Đắc nhân tâm’…
2.       GS Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune vào đầu năm 2013 về việc ‘người Việt hung hãn do ăn nhiều thịt’, xem thêm: http://phunuonline.com.vn/doi-song/tin-nhanh/nguoi-viet-hung-han-nen-au-da-nhieu-minh-oan-gs-my-69395/
3.       Hồ Ha-le: hay hồ Halais, theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc, còn gọi là hồ Thiền Quang, ở Hà Nội.
4.       Kis: Ngoại trưởng Mỹ Kissinger trước 75, là nick của tôi hồi cấp 3, kể ra tôi cũng có… bự chứ bộ!, hi…
5.       Người Mỹ đã mang ô-xi lên mặt trăng: Khởi đầu từ phi thuyền Apollo 11, năm 1969; đến nay đã có tất cả là 12 ‘ông Tây’ lên mặt trăng, chứ chưa có anh Nga, Tàu hay Ủn nào!
6.       Thung lũng Silicon: ‘Silicon Valley’ là cái tên được nhà báo Don Hoefler đặt cho vào năm 1971… Silicon ám chỉ đến độ tập trung cao độ của các ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ bán dẫn và công nghệ vi tính trong vùng. Chữ Valley (thung lũng) ám chỉ đến thung lung Santa Clara, nằm ở cực Nam của vịnh San Francisco… Đây là cái tên người ta dùng trước khi nó trở thành một cái tên thông dụng trong nền văn hóa của Hoa Kỳ. Do không quen thuộc với silic, các tác giả viết báo chí thường hiểu nhầm nó là một chữ đánh vần sai của chữ' silicone', một chất liệu dùng để bơm ngực (breast implants)… (wikipedia)
7.       Thị dục huyễn ngã không phải là chữ Phương Đông (Phật, Lão, Khổng, Trang, Thiền). Đây là tổ từ Hán để dịch một khái niệm của Freud: "Sigmund Freud said that everything you and I do springs from two motives: the sex urge and the desire to be great (tạm dịch: Freud, nhà phân tâm học nói rằng 2 dục chủ yếu của con người là: tình dục và thị dục huyễn ngã). Thị dục huyễn ngã = the desire to be great (tạm dịch: ham 'đề cao' mình). Thị: có nghĩa là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ bệnh. Không phải nghĩa thấy. Dục: muốn (chính xác rồi). Huyễn: nghĩa là nói về mình, tự đề cao. Không phải nghĩa huyễn hoặc. Ngã: cái ta (vụ này ai cũng biết)… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/125-thi-duc-huyen-nga-la-gi.html

17 nhận xét:

  1. Mac Dung (FB)
    Nếu như loài người muốn thoát khỏi sự lệ thuộc bởi tiền bạc thì nên "ăn cỏ". Và nếu như mọi người đồng ý kiến với tôi thì mọi việc lại đâu vào đấy... kkk...
    14 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc ăn cỏ là O Cẳng... dài, nói như kiểu người Huế, cái này lại nảy sinh ra vấn đề rất mới, ông 'bộ tưởng' của mình cũng bí!, để chờ các chết gia của thế kỷ sau giải quyết, hehe...

      Xóa
  2. Thư Hoàng (FB)
    Giải thích từ "thấu cảm" rất hay. Nhờ đề thi văn mà chúng ta biết đến từ này.
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, tại hạ có nghe loáng thoáng là trong đề thi cấp 3! vừa rồi, nhưng chưa đọc kỹ..., bài này có nội dung khá... tổng hợp một phần là do vô tình search được trong Google hình có chữ EMPATHY nói trên - đó là 'DUYÊN'!, hi... Thank TH!

      Xóa
  3. Lão SA (FB)
    Rất THẤU CẢM với lão Bàng Nhà Gom Lá Bàng :)
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank Lão SA, đó cũng là nhờ... công lão nhắc đến trong bài thơ mới đây của lão đó, hi...

      Xóa
  4. Lưu Anh Kiệt (FB)
    Tôi đồng ý kiến với... ‘GS Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune vào đầu năm 2013 về việc ‘người Việt hung hãn do ăn nhiều thịt’. Theo đó, vị GS này cho rằng du khách đến VN sẽ không thể nhìn ‘các loại động vật hoang dã’ do người Việt đã ăn hết…
    Trừ con BÙ LON là dan ta chưa ăn được thui hehehehehe,
    không những thế, mà rắn rít bò cạp đuông, dế, rồi chó mèo đều bị dân ta xơi tất anh ạ!
    Ai có ném đá tui cũng mặc, tui thấy ông GS Mỹ nói chẳng ngoa.
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh, hồi đầu tôi cũng có phản ứng với ông GS này lắm, nhưng sau đi lang thang đây đó nhiều và kiểm tra đi kiểm tra lại, tôi mới thấy nhiều người mà tôi gặp có cái tâm không sạch (kể cả tôi)..., một phát hiện là tại sao dân ta hay NATO (No action, talk only, chém gió) vì họ... nhát!, hay TROLL (dìm hàng, ném đá) người ta 'quá đáng' vì bụng dạ họ... ác!..., nên thiết nghĩ là phải cần được giáo dục từ nhỏ, trong đó có giáo dục về ẩm thực - nên ăn chay nhiều hơn!...
      TM.

      Xóa
  5. Mac Dung (FB)
    Lâu nay tôi có nghe về từ "thấu cảm", và cũng nghe nhiều ý kiến về nó. Thật ra từ này đối với tôi không lạ nên không ý kiến. Nếu "bảo thủ" thì từ "thấu cảm" không thấy có trong một số tự điển mà tôi hiện có. Nhưng "sáng tạo" thì hai từ Hán Việt đó có nghĩa ghép mà ai đọc cũng có thể hiểu được: Thấu: xuyên qua, hiểu rõ; Cảm: chạm vào, động tình... Nói dễ hiểu hơn là: Cảm thông và thấu hiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, vụ này có nói trong fb của Vũ Lê Hoàng..., đặc biệt là anh Lý Thiên Đằng - có 1 dẫn chứng trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, mấy cái này mình cũng kg... quan tâm!:
      - Vấn đề là ở chỗ 'tiếng Anh': mình rất thích cách giải thích 'HIỆN ĐẠI' của vn.express!
      TM.

      Xóa
    2. Vu Le Hoang (FB)
      Bác này (MD) còm nhảm giải thik ba lăng nhăng quá... chả biết bác có hiểu bác đang nói gì không..., trích:
      "Nhưng "sáng tạo" thì hai từ Hán Việt đó có nghĩa ghép mà ai đọc cũng có thể hiểu được: Thấu: xuyên qua, hiểu rõ; Cảm: chạm vào, động tình... Nói dễ hiểu hơn là: Cảm thông và thấu hiểu."
      Có một số từ Hán Việt gắn với bổ ngữ "thấu" như "thấu hiểu" "thấu giác" "thấu thị" "thấu cảm" theo đó thì từ "cảm" ở đây không thể làm [cảm] thông hay động tình... mà là "cảm giác"
      (trích lại phần giải thik của em trong tút) một ví dụ gần đây là từ "thấu cảm" mà theo quy tắc thông thường trong tiếng Việt sẽ được hiểu là một từ Hán Việt gồm yếu tố chính là "cảm" (cảm giác, cảm nhận...) và yếu tố phụ bổ nghĩa là "thấu" (thông suốt...) "cảm" là cảm nhận hay cảm giác mang tính cá nhân, nên sẽ mang yếu tố chủ quan, nên khó có thể hình dung ra được một trạng thái nào là "cảm nhận thông suốt" "thấu cảm" đã là cảm nhận thì bao giờ cũng bị che phủ mù mờ bởi chủ quan (với "hiểu" thì có thể đạt tới mức độ khách quan không phụ thuộc vào chủ thể, nên dễ hình dung ra từ "thấu hiểu") do vậy mà từ "thấu cảm" nếu được dùng đúng hoặc sẽ mang đậm tính chất văn học thậm xưng hoặc sẽ mang màu sắc tâm linh kiểu như một dạng "thần giao cách cảm..."
      https://m.facebook.com/VLH1184264029/posts/10211076533887626?hc_location=ufi
      Vu Le Hoang
      2 Tháng 7 lúc 15:08
      NGÔN NGỮ & TƯ DUY...
      Xem thêm
      4 giờ

      Xóa
    3. @ Vu Le Hoang
      Uh, mình rất thik bài viết của bạn, lúc viết tìm kg ra, định hỏi bạn đấy!
      P/s: Mình thích viết những gì thấm từ cuộc đời 'bôn ba' của mình, và sự tham khảo là đáng quý, tks!

      Xóa
  6. Phạm Hiền (FB)
    Đọc bài của NGLB nhức đấu thiệt nhưng khg đọc thì khg được. Nhưng khi nghe giải thích hai từ Sympathy và empathy làm mình nhớ tới hai câu thơ của Nguyễn Trãi: 1.Hải sơn vị ngã xuất tân đồ - 2. Mây nước với ta dường có ý/Đi đâu thì nó cũng đi theo. Những câu thơ trên vẫn biết đây là một hiện tượng vật lý. Nhưng khi cụ Nguyễn viết nó thành thơ thì đúng là empathy. Môi trường và con người đều dược biểu hiện bằng vật chất, nhưng con người thì có một thừ khác Tâm, một thứ vô hình vô ảnh mà không thể phủ nhận. Vậy thì cây cỏ, lá hoa, sông núi, biển rừng và muôn loài động vật… liệu có hay khg? Khoa học chưa thể xác nhận, nhưng cũng khg dám phủ nhận. Thế thì… ngồi ngẫm nghĩ chơi và khg biết gì cả. He he
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em hiểu ý anh bình, vậy cũng giúp ta rõ thêm vài cái (cười)...
      Thật ra, xác xuất dùng từ 'thấu cảm' ở VN từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời @ này hầu như là 'bằng 0', nên có lẽ Bộ GD ra đề này là không hợp lý!
      Ngoài ra, trong hơn 20 năm, em bị kẹt khi dùng tiếng Hán Việt với Tây, Tàu, nhất là khi đi nước ngoài..., vd nói Tôn Tử, Tây du ký, Hồ thử thứ khâu, Phụng cầu kỳ hoàng, Thương hải biến vi tang điền... thì ngay cả người Tàu cũng không hiểu!, đến lúc em giải thích, vd, Tây du ký là 'The trip to the west' (Chuyến du hành về phía Tây) thì họ mới 'à..à..à...' lên một hồi và nói là 'biết rồi!', híc...
      ...Dưới đây là lời dịch một bản nhạc Tàu (Tây Lương nữ quốc/Tình nhi nữ, đã trích trong bài) nói về mối tình của Tam Tạng và Nữ vương xứ Tây Lương:
      - Người yêu ơi, em có THẤU chăng lòng anh?
      Dù năm tháng xa cách làm ta mất nhau
      Dù tương lai còn xa, dù khó khăn vượt qua
      Anh vẫn chờ, anh xin yêu mãi mình em...
      https://www.youtube.com/watch?v=jCFsrVlzAGo
      Chứng tỏ 'người Tàu' cũng không dùng từ 'thấu cảm'!

      Thank anh!

      Xóa
  7. Lưu comt Stella Nguyen:
    Nhạt cười duyên thắm bờ môi
    Nhat hồ thu đó tơi bời mất ai
    Nhạt trần gian cuốn thiên thai
    Nhạt màu áo ấy, nhạt đau đớn... chiều

    Trả lờiXóa
  8. Lê Tuyết Mai (FB)
    Tùy bút "thấu cảm" huynh viết làm lão đệ nghĩ đến PHỞ của NT, bậc tiền bối ấy dây dợ đến cả tụi đội MŨ PHỞ... làm thiên hạ tưởng cụ ấy xía vào Khơ Rut Sốp...Hj mà Bàng Huynh trẻ hơn đệ tưởng nhìu thảo nào mà còn luyến tiếc - "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối..."!... Thật cảm ơn cái ngòi bút trác diệu của huynh vậy 😀
    14 Tháng 7 lúc 23:42

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, xin lỗi, tối hôm qua mình mê mải xem bóng chuyền nữ, sáng uống cà phê rồi về viết bài luôn tới giờ, nên quên mất!... Thank bạn mới!
      P/s: PHỞ của Nguyễn Tuân hay Nhật Tiến nhỉ? Đều có nói đến Phở!

      Xóa