Ở
Việt Nam hay Brazil*... thì bóng đá là một tôn giáo: Túc Cầu giáo. Những người
theo tôn giáo này gọi là tín đồ của Túc Cầu giáo... Về vụ này, có lẽ tôi
nên dành quyền cho một phụ nữ tâm sự nóng bỏng hơn, dưới đây.
Bạn
thân mến!
Có lẽ bây giờ đối với bạn tình yêu bóng đá chưa được đánh thức. Với bạn bóng đá
chả khác gì một thứ kỳ lạ mà hàng tỉ người trên thế giới này suốt ngày dõi
theo. Bạn đã cố gắng yêu nhưng thực sự tình yêu đó bị gượng ép chứ chưa phải là
1 tình yêu tự nguyện và chân thành.
Bóng đá không đơn thuần chỉ là 1 trò chơi mặc dù "football is the game", bóng đá không đơn giản chỉ là 22 cầu thủ + 1 ông trọng tài + 1 quả bóng. Bóng đá là hơn thế, bóng đá vượt qua tất cả những quy luật thông thường của cuộc sống, vươn tới mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, tôn giáo... Bóng đá thể hiện niềm tự hào dân tộc, bạn đã từng cổ vũ Việt Nam rất nhiệt tình trong Seagame 23, có thể đã khóc khi Việt Nam thất bại. Đến như tổng thống Brazil cũng rất tức giận khi 2 đội tuyển bóng đá trở về mà không mang theo chức vô địch Olympic.
Bóng đá trở thành thứ để các quốc gia so sánh với nhau bên cạnh kinh tế và cả chính trị. Ở các nước Nam Mỹ, một Đảng nào đó có được dân chúng ủng hộ hay không phải xem Đảng đó đối với bóng đá như thế nào. Đến độc tài phát xít Mutxolini hay Hittle cũng coi bóng đá như 1 thứ củng cố địa vị của chúng trong những lần World Cup được diễn ra tại Italia hay Đức. Bóng đá là đại sứ thiện chí, nối liền mọi tình cảm, cắt đứt mọi hận thù...
Bóng đá không đơn thuần chỉ là 1 trò chơi mặc dù "football is the game", bóng đá không đơn giản chỉ là 22 cầu thủ + 1 ông trọng tài + 1 quả bóng. Bóng đá là hơn thế, bóng đá vượt qua tất cả những quy luật thông thường của cuộc sống, vươn tới mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, tôn giáo... Bóng đá thể hiện niềm tự hào dân tộc, bạn đã từng cổ vũ Việt Nam rất nhiệt tình trong Seagame 23, có thể đã khóc khi Việt Nam thất bại. Đến như tổng thống Brazil cũng rất tức giận khi 2 đội tuyển bóng đá trở về mà không mang theo chức vô địch Olympic.
Bóng đá trở thành thứ để các quốc gia so sánh với nhau bên cạnh kinh tế và cả chính trị. Ở các nước Nam Mỹ, một Đảng nào đó có được dân chúng ủng hộ hay không phải xem Đảng đó đối với bóng đá như thế nào. Đến độc tài phát xít Mutxolini hay Hittle cũng coi bóng đá như 1 thứ củng cố địa vị của chúng trong những lần World Cup được diễn ra tại Italia hay Đức. Bóng đá là đại sứ thiện chí, nối liền mọi tình cảm, cắt đứt mọi hận thù...
...Bóng đá là 1 thứ tôn giáo lớn nhất, không có 1 đạo nào hiện này có sức lan
toả và phát triển nhanh, mạnh như bóng đá (Hình 1). Mọi người đểu có thể là tín đồ trung
thành của môn túc cầu, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề...
Khi ở trên sân thì không còn sự phân biệt về chức vụ, địa vị, mức thu nhập...,
tất cả bình đẳng như nhau trong tình yêu bóng đá. Tớ đã vào sân Lạch Tray rất
nhiều lần và từ những năm trước, ở đó những ông giám đốc hàng ngày uy nghiêm
cũng reo hò thoải mái, ở đó những bác xe ôm hàng ngày vất vả kiếm đồng tiền mưu
sinh cũng tạm thời bỏ sang 1 bên để hoà chung với bóng đá, ở đó là tất cả những
tầng lớp trong xã hội nhưng họ không vào sân để phân biệt tôi là ai và anh là
ai. Ở đó họ là những con chiên ngoan đạo... (Hide Nguyễn, butnghien-com)
1
Ở
Trung Hoa cổ đại, bóng đá cổ điển (quả bóng nhỏ, chơi trong sân nhà như dạng
futsal ngày nay!) có từ 2400 năm trước, manh nha từ thời nhà Tề (1000TCN), thịnh
hành từ thời nhà Hán (gọi phổ biến là ‘túc cầu’*, tk 3TCN), nhất vào thời Tống,
và tiếp diễn mãi đến thời cuối thời nhà Thanh... Các hoàng đế Trung Hoa như ‘Hạng
Vũ’ (chú bác), Hán Cao Tổ (Lưu Bang), Hán Vũ Đế (Lưu Triệt), Tống Thái Tổ (Triệu
Khuôn Dẫn), Tống Huy Tông (Triệu Cát), Khang Hi... đều là những ‘tín đồ của Túc Cầu
giáo’, hay nói như nay là ‘cổ động viên bóng đá nhiệt tình nhất’, trong đó Tống
Huy Tông được cho là... cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Hoa!
Vào
thời Tống đã thành lập các ‘Hội quán túc cầu’ và ‘Giải vô địch túc cầu toàn quốc’
gọi là ‘Tề Vân Xã’...; nổi tiếng nhất là nhân vật Cao Cầu được hư cấu trong ‘Thủy
Hử’, là một tay du thủ du thực, hi hữu đi ngang qua chỗ Đoan vương Triệu Cát (Tống
Huy Tông sau này) đang đá cầu mà ngẫu nhiên trổ tài biểu diễn, được thái tử trọng
dụng..., sau đó làm đến chức thái úy, tương đương tể tướng...; tuy nhiên,
trong đời thực, 'dường như' Cao Cầu là một người văn võ toàn tài, trọng tình, trọng
nghĩa, không quá xun xoe nịnh bợ, ton hót chạy theo sau đ...ít vua, nên khi Tống
Huy Tông ‘chết trận’ ở Tứ Châu (1126) thì mấy tháng sau Cao Cầu mới bị nhà Kim
xử và chết tại quê hương ở Khai Phong...
*
Ở
La Mã cổ đại, cũng đồng thời, vào khoảng tk 5TCN, có xuất một dạng bóng đá cổ
điển tên là ‘Harpastum’ với trái bóng lớn,
sân lớn cùng các thuật ngữ dùng trong sân đấu và luật chơi cũng gần như Luật bóng đá
ngày nay, mà được cải tiến từ Luật Cambridge (Cambridge Rules) ở Anh từ năm
1850...
Nhân
tiện nói tại sao ‘Túc Cầu giáo’ của Trung Hoa lại không trở thành phổ biến trên
thế giới? Số là theo thống kê của học giả Jack Challoner thuộc Bảo tàng Khoa học
Anh (báo cáo của GS Trương Duy Nghênh - nhà nghiên cứu kinh tế học TQ*
cách đây vài tháng) thì trước thời Minh Vũ Tông (năm 1505), Trung Hoa đã đóng
góp khoảng 3% trong số 1001 phát minh lớn của nhân loại, nhưng kể từ đó về sau
thì không. Lý do là từ năm 1500, châu Ấu đã bước vào thời kỳ Phục Hưng cùng với
các phát minh khoa học kỹ thuật tiến bộ với năng suất lao động vượt bực, đưa nhân
loại tiến vào thời kỳ 1.0 là ‘cơ giới hóa’ (rồi 2.0, 3.0, đến 4.0 ngày nay) thì
con voi Trung Hoa vẫn đắm chìm trong ‘Giấc mơ Trung Hoa vĩ đại’ mà trong tay vẫn
khư khư cầm chặt chất thuốc ngủ ‘Tứ thư Ngũ kinh’ hay ‘Lão, Trang, Khổng, Mạnh,
Phật, Thiền’ gì gì đó (chất thuốc ngủ này vẫn còn lây truyền cho VN cho đến tận
ngày nay!). Nửa đầu thế kỷ 19 đến đầu tk 20, phương Tây - đã đặt nửa bàn chân vào
thời 3.0 (‘sản xuất dây chuyền hóa’ với vũ khí thủy-bộ binh hiện đại gần như hiện
nay) - như một con sư tử thịnh nộ nhảy vào cấu xé và chia xẻ thịt con cừu bạc nhược
Trung Hoa...
Và ‘football’ cũng vì thế mà xâm nhập vào cái thế giới ‘tinh thần
Á Đông’* (Hình 2)...
2
‘Dường
như’, một số ‘nhà’ được gọi là... học giả do không nắm được ‘tinh thần’ có tính
chất lịch sử này nên, dưới một góc độ nào đó, đã đem việc cổ động bóng đá cuồng
nhiệt của các cổ động viên (VN, Hình 3) ví với tính bầy đàn, cho đó là một thái độ lãng
quên về trách nhiệm/vai trò lịch sử của mỗi cá thể, thậm chí đem nó ví với vụ
Trường Sa-Hoàng Sa hay Biển Đông!... Từ ngày 9/1/2018 (trận TQ-Oman), trên các
trang mạng, tôi có xem ‘lướt’ qua chừng vài ngàn bài trên facebook, thấy có 'khoảng' 70% stt là bày tỏ sự yêu thích bóng đá (U23 VN), 20% là
‘mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông’, 9% là bình luận
xã hội, còn 1% là ‘Lòng đang giá băng, bỗng ngập tràn muôn... băng giá. Nghe
bao xót xa, vụt bay theo cánh chim ngàn. Dừng bước nơi này, chỉ còn... ta với
ta’, ha..ha..ha...
Tất
nhiên là tôi có đọc hết, ghi nhận hết và suy nghĩ lung lắm..., nhưng đọc hoài
thì tôi bỗng phát hiện ra là phụ nữ lại cổ động bóng đá với tỉ lệ nhiều hơn, trực
tiếp hơn và ‘nóng bỏng’ hơn so với nam giới, họ viết rất nhiều stt ngắn, không
dài như nam giới, nhưng rất cuốn hút và... đúng (Hình 4). Nên, tôi dành câu trả lời những
bức xúc của những Mr. ‘Lòng đang giá băng’ này cho phụ nữ, bằng cách chọn những stt
mà tôi cho là ấn tượng nhất dưới đây.
1.
MỘT PHÁT BIỂU HAY!
Cả nước hôm qua đến giờ vui như tết vì lâu lắm rồi mới có được 1 trận đấu như
dân mong đợi.
Chúng tôi là dân vn, sống trên đất Việtnam... biết hết những gì xảy ra trên đất nước vn. Có nhiều điều không đáp lại như sự mong muốn của lòng dân, như vđề tham nhũng, giá xăng điện tăng, cả trăm thứ thuế, nhưng đó là chuyện vĩ mô.
Còn chuyện thể thao, sự yêu mến thể thao của dân vn là một chuyện khác. Sao nhiều người lại lấy 2 chuyện đó so sánh nhau. Mình thấy thật tức cười..., cứ cố moi móc ra chuyện để chỉ trích làm gì, không ai ngu mà không phân biệt được 2 vđề nó khác nhau hoàn toàn. Sao không cố gắng miễn cưỡng mỉm cười chúc mừng đội tuyển U23 như thế sẽ thay đổi cách nhìn người khác dành cho bạn hơn...
(Rose Nguyen)
Chúng tôi là dân vn, sống trên đất Việtnam... biết hết những gì xảy ra trên đất nước vn. Có nhiều điều không đáp lại như sự mong muốn của lòng dân, như vđề tham nhũng, giá xăng điện tăng, cả trăm thứ thuế, nhưng đó là chuyện vĩ mô.
Còn chuyện thể thao, sự yêu mến thể thao của dân vn là một chuyện khác. Sao nhiều người lại lấy 2 chuyện đó so sánh nhau. Mình thấy thật tức cười..., cứ cố moi móc ra chuyện để chỉ trích làm gì, không ai ngu mà không phân biệt được 2 vđề nó khác nhau hoàn toàn. Sao không cố gắng miễn cưỡng mỉm cười chúc mừng đội tuyển U23 như thế sẽ thay đổi cách nhìn người khác dành cho bạn hơn...
(Rose Nguyen)
2. MỘT STT TẢ CỔ ĐỘNG VIÊN HAY!
Hahaha...
Sao ta thấy vui như thế này, lòng ta trào dâng cảm xúc gì gì mà không thể tả được,
miệng cứ cười toe không chịu khép với... tùm
lum người lạ.
Đôi tai ta nghe nhiều âm thanh hỗn độn ồn ào ầm ĩ vậy mà thích mà hay.
Rần rần rần rần trong ta cái cảm giác gì gì mà lâu lắm rồi mới quay trở lại.
Ô đặc biệt là bây giờ đôi mắt ta nhìn đâu đâu cũng thấy đẹp thấy dễ thương.
Từ già trẻ lớn bé mập gầy cao thấp gái trai đẹp xấu gì... lạ quơ lạ quắt mà cũng thấy đáng yêu đáng mến..., thương quá đi thôi người lạ ôi! :)
Đó là hiện tại và mọi thứ mắt ta nhìn thấy là đều đang diễn ra ngay thời điểm này đây, thật xúc động - tinh thần yêu bóng đá cổ vũ đội nhà không còn gì hân hoan hơn khi trái tim cùng chung nhịp đập.
Ta... ta mới ôm vài người không quen khi đội bạn bị lủng lưới khung thành, cái ôm được thể hiện trong niềm vui sướng và tự hào vô tư chưa từng có, chớ không hề ló ra cái vụ lợi nào nha.
Ta mới đưa ra cái mặt mốc to bè cho con bé ngồi bên, tay cầm cọ chấm son môi vẽ lên gò má hình ngôi sao đỏ chét.
Có ai đó nói nhỏ với ta là đeo băng đỏ có dòng chữ: Chiến thắng trên đầu theo bão hong*.
Hahaha...
Sao ta vui dữ dzầy nè... ta, kkk...
Ta còn thấy ta lạ lắm à nghen!
Vì ngày bình thường ta nào tự nhiên dám ôm ai.
Và ngày bình thường ta đâu có bị khìn mà tự nhiên cười với ai.
Nếu có cười thì dù quen hay lạ cũng đều lòi cái mục đích ra à, kkk...
Đôi tai ta nghe nhiều âm thanh hỗn độn ồn ào ầm ĩ vậy mà thích mà hay.
Rần rần rần rần trong ta cái cảm giác gì gì mà lâu lắm rồi mới quay trở lại.
Ô đặc biệt là bây giờ đôi mắt ta nhìn đâu đâu cũng thấy đẹp thấy dễ thương.
Từ già trẻ lớn bé mập gầy cao thấp gái trai đẹp xấu gì... lạ quơ lạ quắt mà cũng thấy đáng yêu đáng mến..., thương quá đi thôi người lạ ôi! :)
Đó là hiện tại và mọi thứ mắt ta nhìn thấy là đều đang diễn ra ngay thời điểm này đây, thật xúc động - tinh thần yêu bóng đá cổ vũ đội nhà không còn gì hân hoan hơn khi trái tim cùng chung nhịp đập.
Ta... ta mới ôm vài người không quen khi đội bạn bị lủng lưới khung thành, cái ôm được thể hiện trong niềm vui sướng và tự hào vô tư chưa từng có, chớ không hề ló ra cái vụ lợi nào nha.
Ta mới đưa ra cái mặt mốc to bè cho con bé ngồi bên, tay cầm cọ chấm son môi vẽ lên gò má hình ngôi sao đỏ chét.
Có ai đó nói nhỏ với ta là đeo băng đỏ có dòng chữ: Chiến thắng trên đầu theo bão hong*.
Hahaha...
Sao ta vui dữ dzầy nè... ta, kkk...
Ta còn thấy ta lạ lắm à nghen!
Vì ngày bình thường ta nào tự nhiên dám ôm ai.
Và ngày bình thường ta đâu có bị khìn mà tự nhiên cười với ai.
Nếu có cười thì dù quen hay lạ cũng đều lòi cái mục đích ra à, kkk...
Nhưng đặc biệt hôm nay, ta như trẻ ra trăm tuổi, ta chỉ muốn nhảy
tưng tưng, chạy xe vèo vèo (Hình 5).
Quần quần áo áo cờ đỏ băng rôn, loa thùng kèn xe trống tay nắp xon, tất cả dụng
cụ đều đồng thanh cộng thêm hàng vạn cái mồm la ó ôm xòm.
Vậy mà thích vậy mà vui vậy mà hay, chớ không cau có khó chịu cái ồn ào như mọi
hôm.
Ta... ta đang rất rần rần trong ta đấy mà, kkk...
Có những điều chỉ xảy ra trong giây lát ví như cơ hội á, ta nắm lấy niềm
vui chung, không thể bỏ qua cái cảm xúc này khi ta nằm trong tâm bão mọi
người ơi.
Ta mới nhìn thấy lòng ta cũng như bao nhiêu người khác luôn dõi theo màu cờ sắc
áo của dân tộc mình.
TỰ HÀO QUÁ VIỆT NAM ƠI!
(Xinh Tonuut)
3.
LỜI BÌNH XUẤT SẮC... NHẤT CHO NHỮNG BÀI VIẾT TƯƠNG ĐƯƠNG ‘ĐỖ TRUNG QUÂN’
Bóng
đá kỳ lạ lẫn kỳ cục.
...Nhắc thế để sòng phẳng rằng, tôi cũng luôn có mặt và để trả lời ai đó hỏi tôi “anh không ưa thể chế, anh không cùng vui với niềm vui chung hôm nay?”, “không phải vậy, bóng đá vẫn “vua”, bóng đá - chỉ duy nhất nó hoà giải mọi va chạm hàng ngày trong khoảnh khắc, nó làm thăng hoa cả triệu con người, bóng đá là thể thao không phải chính trị, không chắc đúng, bóng đá có thể khởi động một cuộc chiến tranh theo nghĩa đen, bóng đá có thể biến một tình hữu hảo thành mối thù lâu dài như nước Anh & Achentina từ “bàn tay của Chúa - Maradona - Mehico 86…”. Bóng đá ẩn giấu và kích hoạt cái gọi là tinh thần dân tộc đến đỉnh cực đoan là điều có thật. Các chính trị gia sẽ không bỏ qua thuộc tính của nó. Môn thể thao duy nhất có thể làm cả một đất nước ngây ngất để quên đi đói khổ, quên đi rằng dù đội tuyển có giơ cao chiếc cúp vô địch thế giới thì vẫn y nguyên vị trí của những đất nước thuộc thế giới thứ ba. Bóng đá ru ngủ cả một dân tộc và cũng có thể làm bừng bừng khí thế của cả một dân tộc. Khi ấy, chính trị vào cuộc: hãy kích động, hãy vỗ về, hãy tưới thêm men cay vào men say của hàng triệu người dân ngày thường vất vả cơm áo để đám đông ấy quên đi trong vài khoảnh khắc. Bóng đá không phải chính trị nó là thể thao, hãy gạt chính trị ra ngoài…, điều ấy là nguỵ biện... Sự phản tỉnh khi ấy phải cầm lên “chén đắng” cùng lúc với sự “ngọt ngào”. Không thể khác... (Đỗ Trung Quân, fb Nguyễn Thiện)
...Nhắc thế để sòng phẳng rằng, tôi cũng luôn có mặt và để trả lời ai đó hỏi tôi “anh không ưa thể chế, anh không cùng vui với niềm vui chung hôm nay?”, “không phải vậy, bóng đá vẫn “vua”, bóng đá - chỉ duy nhất nó hoà giải mọi va chạm hàng ngày trong khoảnh khắc, nó làm thăng hoa cả triệu con người, bóng đá là thể thao không phải chính trị, không chắc đúng, bóng đá có thể khởi động một cuộc chiến tranh theo nghĩa đen, bóng đá có thể biến một tình hữu hảo thành mối thù lâu dài như nước Anh & Achentina từ “bàn tay của Chúa - Maradona - Mehico 86…”. Bóng đá ẩn giấu và kích hoạt cái gọi là tinh thần dân tộc đến đỉnh cực đoan là điều có thật. Các chính trị gia sẽ không bỏ qua thuộc tính của nó. Môn thể thao duy nhất có thể làm cả một đất nước ngây ngất để quên đi đói khổ, quên đi rằng dù đội tuyển có giơ cao chiếc cúp vô địch thế giới thì vẫn y nguyên vị trí của những đất nước thuộc thế giới thứ ba. Bóng đá ru ngủ cả một dân tộc và cũng có thể làm bừng bừng khí thế của cả một dân tộc. Khi ấy, chính trị vào cuộc: hãy kích động, hãy vỗ về, hãy tưới thêm men cay vào men say của hàng triệu người dân ngày thường vất vả cơm áo để đám đông ấy quên đi trong vài khoảnh khắc. Bóng đá không phải chính trị nó là thể thao, hãy gạt chính trị ra ngoài…, điều ấy là nguỵ biện... Sự phản tỉnh khi ấy phải cầm lên “chén đắng” cùng lúc với sự “ngọt ngào”. Không thể khác... (Đỗ Trung Quân, fb Nguyễn Thiện)
Mynhan Ha: Suy chi
cho dữ rồi nhức đầu. Đời chưa đủ bể óc sao cà... Cứ vui với cái hiển hiện vì ta
có thể thay đổi gì đâu trong mấy cái nhức đầu đó.
v..v...
***
CHÙM
THƠ HAY
Khi trái bóng lăn nhanh
Đời loanh quanh chật hẹp
Nay chép bình minh đẹp
Khép hoàng hôn xa thêm (Van So Nguyen), và
Đời loanh quanh chật hẹp
Nay chép bình minh đẹp
Khép hoàng hôn xa thêm (Van So Nguyen), và
BIỂU
NGỮ CỔ ĐỘNG... HAY (Hình 6)
XĂNG
TĂNG.
ĐIỆN
TĂNG.
NƯỚC
TĂNG.
THUẾ
TĂNG.
TA
CÒN KHÔNG SỢ.
CHẲNG
LẼ SỢ
U-BE-KÍT-TĂNG
(Mỹ Hà)
Ha..ha..ha...
Tôi
không có ý kiến nhiều... Chợt, tôi tự hỏi: ‘Có vô số người thích chơi facebook,
nhưng có một số ít người không thích - bảo bọn chơi facebook chỉ là bọn vô công
rồi nghề’, ‘Có vô số người thích Kim Dung, nhưng có một số ít người không thích
- bảo nó chỉ là thứ mì ăn liền’, và dường như tình hình cũng tương tự cho ‘Túc
Cầu giáo’!
...Ông
‘Tiến sĩ kỳ lạ’* mới đi bão về, thấy cái biểu ngữ trên của người đẹp Mỹ Hà, liền
thở dài bảo:
-
Cuối cùng thì phụ nữ vẫn hơn chúng ta.
Tôi suy nghĩ hết mấy... kiếp, mới thấy rằng ông ấy nói rất... đúng!
Ha..ha..ha...
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Á Đông (oriental/orient):
Trong cách sử dụng thông thường, Đông Bắc Á cũng bao gồm Trung Quốc, trong trường
hợp này, các quốc gia trung tâm trong vùng này là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn
và Bắc Triều Tiên... Đông Nam Á bao gồm các nước nằm ở phía nam TQ, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Tomor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei (wiki)... Khi nói đến ‘tinh thần Á Đông', ‘phong cách Á Đông’, ‘vẻ đẹp của phụ nữ Á Đông’... thì bao gồm cả Ấn
Độ.
2.
Brazil là nơi mà bóng đá chính là thứ
tôn giáo lớn nhất: Brazil có một nền bóng đá mà mọi quốc gia trên thế giới đều
muốn, nơi mà bóng đá chính là thứ tôn giáo lớn nhất. Brazil thậm chí còn nổi tiếng
với việc xuất khẩu cầu thủ khi mà ngoại tệ thu về từ số lính đánh thuê nước
ngoài góp một phần đáng kể vào GDP quốc gia. Đây là đất nước của bóng đá, nơi
mà có lẽ mọi đứa trẻ sinh ra đều có ước mơ trở thành cầu thủ, và có lẽ không
đâu, kể cả ở Anh - nơi bóng đá là văn hóa chứ không phải tín ngưỡng hoặc đến mức
tôn giáo như ở Brazil, người ta thấy có nhiều người chơi bóng đá và yêu mù
quáng đến thế. Brazil có vua bóng đá Pele, có 5 lần vô địch thế giới... (daibieunhandan-vn)
3.
Cao Cầu (?-1126) là nhân vật có thật, từng
là Thái úy, thống lĩnh cấm vệ quân cuối triều Bắc Tống hơn 20 năm... Không liên
quan đến Lương Sơn Bạc: Trong “Thủy hử” viết nghĩa quân Lương Sơn “3 lần đánh bại
Cao Cầu”, từng bắt sống Cao Cầu..., nhưng theo ông Khổng Đức Vũ, chuyên gia
nghiên cứu “Thủy hử”, thì... cuộc khởi nghĩa của Tống Giang diễn ra vào năm 1119-1121.
Người trấn áp cuộc khởi nghĩa của Tống Giang cũng không phải là Cao Cầu mà là
Trương Thúc Dạ. Cao Cầu không tham gia việc thảo phạt quân khởi nghĩa Phương Lạp,
cũng không tham dự kế sách sai lầm “liên kết nhà Kim, tiêu diệt nhà Liêu” của Đồng
Quán và Sái Kinh... (nld.com.vn)
4.
Đi bão hong: ‘Là rủ chạy xe hoà nhập
theo dòng người chạy khắp nơi á anh’ (Xinh Tonnut)
5.
Ông ‘Tiến sĩ kỳ lạ’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/08/45-ong-tien-si-ky-la.html
6.
Ông tổ của “môn thể thao vua” ngày nay:
Chính là môn túc cầu - một phát minh của Trung Hoa cổ đại, điều này được Liên
đoàn bóng đá thế giới FIFA ghi nhận’ (!?)... Ngược dòng thời gian trở lại 2.400 năm
về trước... Ghi chép đầu tiên về túc cầu được tìm thấy trong “Chiến Quốc sách”,
một cuốn cổ sử viết về lịch sử thời Chiến Quốc. Trong đó có chép rằng, môn thể
thao này có khởi nguồn từ thời nhà Tề.. Đến thời nhà
Hán (206 TCN - 220 SCN), trò chơi này mới được đặt tên là túc cầu, dịch ra có
nghĩa là “đá bóng”. Trái bóng được làm từ da động vật và được nhồi lông hoặc
tóc vào bên trong. Các ghi chép thời bấy giờ đều suy tôn đây là môn thể thao
dành cho Hoàng đế, hoặc thực tế hơn là để binh sĩ rèn luyện đôi chân. Trò chơi
này trở nên cực kỳ phổ biến trong nhiều thế kỷ, từ thôn xóm đến triều đình, từ
người bình dân đến bậc hoàng tộc, ở đâu cũng có thể bắt gặp người ta chơi túc cầu.
Hán Cao Tổ - Lưu Bang, là một người hâm mộ cuồng nhiệt môn thể thao này... (tinhhoa-net)
7. Trương
Duy Nghênh - nhà nghiên cứu kinh tế học TQ: Theo thống kê của học giả Jack
Challoner thuộc Bảo tàng Khoa học Anh, trong khoảng thời gian từ thời kỳ đồ đá
(2,5 triệu năm trước) đến năm 2008, đã có 1.001 phát minh lớn làm thay đổi cả
thế giới, trong đó, TQ (chỉ) có 30 phát minh, chiếm 3%. 30 phát minh này đều là
xuất hiện từ trước năm 1500…; từ sau năm 1500 tất cả những phát minh lớn đều
không đến từ TQ... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/999-chuyen-ong-vien-van-tu-truyen-ngan.html
Van So Nguyen (FB)
Trả lờiXóaMột stt độc đáo chỉ có ở chàng NGLB. Cách nhìn và bút lực tổng hợp hay.
4 ngày
Uh, kg ngờ mấy câu thơ của anh hay và ý nhị đến thế, tôi thích thơ có ẩn ý xa và... xa, hehe... Thank anh!
XóaPhong Phạm Thị (FB)
Trả lờiXóaRất sâu sắc!
4 ngày
Cám ơn nữ hiệp... tín đồ của Túc cầu giáo, hehe... Tks!
XóaLê Thoại Đan Vy (FB)
Trả lờiXóaBan than men bai viet cua ban bao gio cung dai ma tui o kien nhan doc het kkkkk
4 ngày
Uh, các bài đủ loại hình về bóng đá đều có trên internet, nếu huynh cũng viết như họ thì chi bằng chép vào và ghi là... sưu tầm cho nó phẻ, viết như huynh... mệt lắm, hehe... Thank Mây!
XóaNguyễn Minh Chí (FB)
Trả lờiXóaCảm xúc con người giống như một bể chứa nước, nếu quanh bể có nhiều đường dẫn ra thì nước trào ra nhẹ nhàn, nếu cả bể đều bị đè nén mà chỉ có một đường để thoát thì nơi đó nước sẽ phun trào sục sôi. Sau những chiến thắng vừa rồi của U23, có lẽ nền bóng đá của VN sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt và được đầu tư lớn, bởi sẽ có "vài người" nhận ra đây là một lối giúp người dân giải thoát áp lực của sự đè nén một cách tốt nhất. Bóng đá sẽ tốt đẹp, còn những điều khác thì không chắc.
3 ngày
Uh, Chí nói thật... thông thái, hehe..., mặc dù trong bóng đá... có yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thông..., nhưng hàm số bóng đá 'f' không phụ thuộc vào hay tỉ lệ thuận/ngịch gì gì đó với biến số chính trị-kinh tế 'x', có nghĩa là nếu 'x' ngon thì không suy ra là 'f' sẽ ngon, vd như trường hợp đội U23 TQ, Nhật, hay VN (ngược lại),
Xóanên đừng lấy chính trị mà luận bóng đá, người ta kg nghe đâu, và thật sai lầm nếu cho rằng người ta (cổ động viên) là thiếu hiểu biết...
TM.
Phạm Vân (FB)
Trả lờiXóaRất thán phục ĐCa,cứ một lần vào facebook đọc bài của ĐC lại có thêm nhiều điều mà từ trước đến nay muội chưa bao giờ biết, cảm ơn ĐC nhiều!
3 ngày
Nói thoát Tàu, thoát Trung, thoát Hán... gì gì đó, không phản đối, nhưng trước tiên nên tìm hiểu Tàu/Trung/Hán là như thế nào cái đã, hehe... Thank nhé!
XóaSơn Nguyễn (FB)
Trả lờiXóaViết khiếp thiệt
3 ngày
Chời, tôi xem bóng đá và nảy ra thắc mắc..., ngoài ra, Sân vận động Thường Châu ở Giang Tô là nơi mà Tây Thi và Ngô Phù Sai 'ai lớp du bặt bặt' đó anh, hehe... Tks!
XóaVan So Nguyen (FB)
Trả lờiXóa...tôi say cùng với mọi người
cầu mong mãi thế nụ cười nước tôi
tôi say cùng với một thôi
khi vui khi khóc tim thoi thóp tìm...
3 ngày
Uh, dân vui thì ta vui, vì ta cũng là dân..., mong cơn đại địa chấn ngày mai!... Thank anh!
XóaXinh Tonnuut (FB)
XóaCty em xưa giờ nổi tiếng là keo nhất kcn BH2
Vậy mà ngày mai cho tất cả cnv nghĩ vc nữa ngày về coi bóng đá á anh
được hưỡng lương nha kkk
VN VÔ ĐỊCH LÀ CÁI CHẮC KKK
3 ngày
Chưa biết vô địch hay kg, nhưng sự cổ vũ của cổ động viên VN là vô địch, nhất là... Xinh Tonnuut, hehe... Thank muội.
Xóa