Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

1067. Thường Châu là nơi mà Tây Thi và Ngô Phù Sai 'ai lớp du bặt bặt' (Thư giãn)

Nguyên văn câu này là ‘Sân vận động Thường Châu ở Giang Tô là nơi mà Tây Thi và Ngô Phù Sai 'ai lớp du bặt bặt'
Bài trước tôi có trả lời lời bình là:
- Nói thoát Tàu, thoát Trung, thoát Hán... gì gì đó, không phản đối, nhưng trước tiên nên tìm hiểu Tàu/Trung/Hán là như thế nào cái đã!
...Nhân tiện... 2 ngày tới, tôi có việc đi... Thường Châu cổ động cho đội tuyển U23 VN và sẽ bay trở về HN cùng với đội tuyển, nên trả lời comment có chậm, ài em xo ri, ái em xò rì.
*
Mấy ngày này, các bạn thường nhắc đến 2 chữ ‘Thường Châu’ - nơi mà ngày mai Đội tuyển U23 VN cùng với các ‘nam thần’ Tiến Dũng, Quang Hải (Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn...) sẽ giao đấu với Uzbekistan, chắc các bạn không ngờ rằng, ‘Thường Châu’ có gắn liền với:
1) Tây Thi, Ngô Phù Sai, Câu Tiễn và Phạm Lãi...
2) Là quê nội của nhà văn Kim Dung, gần ‘đảo Đào Hoa’ đi cùng với tên tuổi của Đông tà Hoàng Dược Sư và nữ hiệp Hoàng Dung...
3) Là quê hương của Trần Viên Viên, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân Giang Nam, vợ của Ngô Tam Quế; đồng thời là một tuyệt đại mỹ nhân trong truyện ‘Bích huyết kiếm’ và ‘Lộc Đỉnh ký’...
*
Sân vận động Thường Châu thuộc thành phố Thường Châu, nằm về phía Tây Bắc và cách Thượng Hải khoảng 200km, có diện tích khoảng 4.400km2 (rộng gấp đôi Sài Gòn), dân số khoảng 3,5 triệu người... Nó thuộc tỉnh Giang Tô - quê hương của Ngô Phù Sai, bắc giáp tỉnh Sơn Đông của Khổng Tử, nam giáp tỉnh Chiết Giang của Tây Thi, Câu Tiễn, Phạm Lãi... và Kim Dung.
Thường Châu cách Hà Nội khoảng 1500km hay cách Sài Gòn 3500km đường chim bay. Từ Sài Gòn bay đến Sân bay Thường Châu mất 5-6 giờ, bay về mất 6-7 giờ (do bay xuôi chiều quay Tây -> Đông của trái đất, nên tốn thì giờ hơn), nói chung nếu bay từ Hà Nội thì chỉ tốn 3-4 tiếng là ta sẽ có mặt ở Thường Châu...

1
Kết quả hình ảnh cho tây thi ngô phù sai1. Nhà Ngô của NGÔ PHÙ SAI (tk 5TCN) đặt kinh đô ở GIANG TÔ... Giáp Giang Tô về phái Nam là nước Việt của CÂU TIỄN, đặt kinh đô ở Cối Kê, Chiết Giang. Năm 494TCN, Ngô Phù Sai đánh thắng quân Việt và bắt nhốt Câu Tiễn... Sau đó, hai quân sư của Câu Tiễn là Văn Chủng và PHẠM LÃI mới bày mưu đút lót ‘tiên huyền’ cho Thái tể Bá Hi của nước Ngô, trong đó có dùng mỹ nhân kế, dâng TÂY THI cho họ Ngô (Hình 1)...  Sau 20 năm ‘nằm gai nếm mật’, tức là vào năm 473TCN, quân Câu Tiễn đại thắng, Ngô Phù Sai phải rút đao tự tử...
Lưu ý rằng, về vụ chữ ‘Việt’ là cách phiên âm theo kiểu người Hán, cũng như ta phiên âm tiếng Mỹ/Anh ‘thank you’ là ‘thanh kiều’ (= xanh và đẹp) vậy!, nó vốn không có ý nghĩa. Hiện nay, người ta vẫn còn lưu giữ thanh kiếm của Câu Tiễn - một trong 2 thanh là Can Tương hay Mạc Tà gì đó!, trên nó có khắc chữ ‘Việt’ (của nước ‘Ư Việt’ cổ), không phải là âm ‘Việt’ trong chữ Việt Nam. Còn chữ ‘Bách Việt’ thì mãi 1200 năm sau (thủy tổ của nước Việt có từ tk 12TCN), tức là vào năm 239TCN, mới xuất hiện trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’, dùng để chỉ các bộ tộc ‘man di mọi rợ’ không phải là người ‘Tần’ (Hán)... Hoàn toàn độc lập với tiếng Hán cổ, chữ ‘Việt’ của dân tộc Việt Nam xưa ở Lạng Sơn -> Quảng Bình có thể là phiên âm từ chữ ‘lạc’ (chim lạc), ‘nác’ (nước) hay vịt (con vịt (trời)... Vậy Tây Thi và Câu Tiễn hoàn toàn không phải là người Việt Nam, và suy rộng ra dân Việt ở nước Nam (Nam quốc, Lý Thường Kiệt) và cái dân được gọi là Bách Việt ở bên Tàu là hoàn toàn không có ‘bà con’ gì với nhau. Thật vậy, bởi do nghĩ Trung Hoa cổ đại là trung tâm của quả đất nên các sử gia Tàu luận mọi dân tộc, kể cả dân tộc Việt Nam, là đều bắt nguồn từ phương bắc; trong khi đó, hoàn toàn độc lập, các sử gia phương Tây lại nghiên cứu ngược lại, luận nguồn gốc dân tộc Việt Nam là dân tại chỗ cộng đến từ phương nam (Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Úc...)...
Kết quả hình ảnh cho Đào Hoa đảo2. Ông cố, ông nội và cha của Kim Dung đều làm quan ở GIANG TÔ, còn KIM DUNG sinh ra và lớn lên ở Chiết Giang. Tỉnh này nằm giáp biển Hoa Đông (Đông Hải), tại đây có ĐẢO ĐÀO HOA (Hình 2):
- Đào Hoa đảo diện tích 41 km2, là đảo lớn ở Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang. Dưới ngòi bút của Kim Dung, đây là nơi trú ngụ của Đông tà HOÀNG DƯỢC SƯ - một nhân vật võ lâm uyên thâm và rất nổi tiếng trong 2 bộ truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ. Ngay cổng vào Đào hoa trại có một tảng đá lớn trên bề mặt được bao phủ bởi những đường vân hình dạng trông rất giống cây hoa đào, nên được gọi là đá hoa đào. Thực chất, tên gọi Đào hoa đảo đã có từ mấy ngàn năm trước, không phải vì trên đảo có nhiều hoa đào mà vì khắp nơi đều có những hòn đá xinh đẹp này. Đá hoa đào thường có màu đen, nâu và xanh thẫm. Các chuyên gia đã cho rằng những hoa văn trên đá không phải là hóa thạch của thực vật, mà là kiệt tác của thiên nhiên... (news-zing-vn)...
Như đã nói ở trên, đảo Đào Hoa nổi tiếng với một trong ‘Võ lâm ngũ bá’ là Đông tà Hoàng Dược Sư, người sở hữu 2 môn tuyệt thế võ công là ‘Lạc anh thần kiếm chưởng’ và ‘Đàn chỉ thần công’. Nổi tiếng hơn với mối tình của Quách Tĩnh và HOÀNG DUNG... Sau này, nhờ các tác phẩm của Kim Dung, đảo này gây nên sự hiếu kỳ của du khách, và do đó trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Giang Tô-Chiết Giang...
3. Giang Tô là trung tâm của vùng Giang Nam, nơi sản sinh ra ‘thiên hạ đệ nhất mỹ nhân Giang Nam’ là TRẦN VIÊN VIÊN (Hình 3), có sắc đẹp làm cả vua lẫn quan quân đều điên đảo thần hồn:
Kết quả hình ảnh cho trần viên viên tân lộc đỉnh ký- ‘Trong điện Hoàng Cực nhất thời im lặng như tờ, bỗng ‘xoảng’ một tiếng, có chén rượu trong tay người rơi xuống đất, tiếp đó lại là ‘xoảng, xoảng’ hai tiếng vang lên, lại có người làm rơi ly rượu..., khoảng mười mấy quan quân cùng ào đến cửa, tranh nhau muốn liếc mắt nhìn thêm, mãi đến khi hình bóng của Trần Viên Viên biến mất hẳn, mới quyết luyến mà từ từ trở về chỗ ngồi...’ (Lộc Đỉnh ký, Kim Dung).
Theo phim ‘Lộc Đỉnh Ký’, bởi vì không đồng ý với tính đại gian đại ác của chồng là Ngô Tam Quế, Trần Viên Viên bỏ đi tu (tại gia)... Sau khi Ngô Tam Quế bị mất do bạo bệnh (1678), nàng tiếp tục đi tu (có tin đồn là đi ẩn dật cùng với Lý Tự Thành - không phải mất năm 1645 như trong sử đã viết!), sau khi gả con gái là A Kha cho Vi Tiểu Bảo...

2
Kể sơ chuyện có liên quan đến Sân vận động ‘Thường Châu’ của... U23 VN như vậy là tạm... vui phải hôn! Thôi, kể chuyện khác trước khi tôi... lên máy bay vào rất sáng sớm mai... 
Kết quả hình ảnh cho bắc kim thangDân ta nghịch ngợm lắm..., từ câu:
- Bắc kim thang cà lang bí rợ
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi... 
https://www.youtube.com/watch?v=CWt9Ma7T0hc
Họ chế ra chuyện (Hình 4), với: 1) ‘Bắc’ là từ Park mà ra, là HLV Park, ‘kim’ là xứ Kim Chi, ‘thang’ là bắc thang. Ý dự báo là có một ông Park nào đó đến từ xứ sở Kim Chi sẽ bắc thang cho chúng ta lên đỉnh cao chói lọi. 2) ‘Chú bán dầu’ là Syria, Iraq với Qatar chứ còn chi nữa! 3) Sau này vì cải cách ngôn ngữ, người ta đọc trại thành 'chú bán ếch' chứ ngày xưa nó là U Dơ Bếch. => VN sẽ thắng!
*
Trong hình ảnh có thể có: văn bảnNguyên văn như sau (Hình 5):
- Trong bài đồng dao viết hai câu sấm truyền:
'Chú bán dầu, qua cầu mà té
Chú bán ếch, ở lại làm chi'

Chú bán dầu là Syria, Iraq với Qatar chứ còn chi nữa. Sau này cải cách ngôn ngữ, người ta đọc trại thành 'chú bán ếch' chứ ngày xưa nó là U Dơ Bếch. Bắc là từ Park mà ra.
Chữ Bắc Kim Thang xưa nay chưa ai hiểu, nhưng nếu trở lại bản gốc là Park Kim Thang hiểu ngay. Park là HLV Park, Kim là xứ Kim Chi, Thang là bắc thang. Ý dự báo là có một ông Park nào đó đến từ xứ Kim Chi sẽ bắc thang cho chúng ta lên đỉnh cao chói lọi. Cứ theo dự báo ấy thì các bạn U Dơ Bếch cũng sẽ đi theo mấy chú bán dầu, chứ còn ở lại làm chi?
Trước đó nữa thì sao: trái cà, khoai lang và bí rợ vốn là những loại rau củ quả thân thương của người Việt. Nhưng đọc kết nối theo diễn giải sẽ là: mình xáp lá cà làm đội bạn thấy quá 'khoai' (là khó) để rồi phải bí (bế tắc) tự chui đầu vào rọ.
'Cột qua kèo, kèo qua cột' đang mô tả rõ ràng môn bóng đá đấy thôi, có thể hiểu một nghĩa là lối đá giằng co làm phá bỏ hết mọi kèo các trận, diễn giải nghĩa khác thì là những trụ cột hoặc cũng có thể nói về người trấn giữ cột gỗ của Việt Nam nghĩa là Tiến Dũng sẽ làm bể hết mọi kèo của các nhà cái đưa ra.
Thêm một cách lý giải khác của một cựu tuyển thủ Việt Nam: 'cột qua kèo là kèo qua cột' ý nói chiến thuật của VN ở đây linh hoạt mà phức tạp với đội bạn như dây lang dây cà, rắc rối chẳng biết đường đâu mà lần.
Và khi câu cuối nói về hiện thực khi thắng xong thì sao? Bà con sẽ rủ nhau: 'Đi bão thôi'. Đấy, thế là xuống đường mà nghe âm thanh, tới đây là hiểu ý liền. 'Le le đánh trống thổi kèn và bìm bịp thổi tò tí te tò te' là dân ta xuống đường chứ còn sao nữa.
Thật là vi diệu! (Nguồn: Facebook)
Kết quả hình ảnh cho Cổ động viên bóng đá việt namHa..ha..ha..., đúng là cổ động viên VN đáng yêu thật! (Hình 6)

***
Tôi vội lắm, phải chuẩn bị hành lý... ra sân bay để đi Thường Châu. Ông Bắc Kim Thang, Xuân Trường, Công Phượng... sẽ ra đón tôi ở sân bay vào lúc 9h sáng mai.
Kết quả hình ảnh cho Cổ động viên bóng đá việt namEm nào có nhắn gởi ‘ai lớp du bặt bặt’ gì gì đó cho Quang Hải, Tiến Dũng, Tiến Dụng... (Hình 7) thì bình bên dưới bài này nghen, tôi sẽ chuyển cho mấy ảnh xem...

Vậy nghen.... À quên, bạn chọn đội nào?
Hẹn gặp sau khi đi Thường Châu về nghen.

6 nhận xét:

  1. Hanh Hong (FB)
    Ha..ha..ha. chúc huynh ngày mới vui vẻ huynh nhé
    2 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh mới đi... công tác về, về bắt tay vào viết ngay, nên trả lời chậm, sr. Tks!

      Xóa
  2. Giao Lang (RB)
    Thua rùi, hỏng có tò tí te gì hết. Đoán trật lất LB ui! ☹
    1 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Trận đấu giữa Việt Nam và Uzbekistan là trận 'TUYẾT CHIẾN', và trận VN thua Uzbekistan trong những giây cuối cùng được giới hâm mộ gọi là 'trận thua trong vinh quang' hay là 'một sự thất bại... vĩ đại'!' (trong bà mói),Thank GL nhé!

      Xóa
  3. Trả lời
    1. Thank bé dễ sương, về VN coi bóng đá nghen, có chiêu đãi bún riêu nuôn, hehe...

      Xóa