Thật
vậy, tôi có biết chút chút tiếng Anh, Pháp và Nga, nhưng không biết tiếng Tàu cũng
như ‘chữ Nôm’, vì lý do có tính lịch sử... Trước 75, học từ lớp 1 đến lớp 5 thì
nghe ba, chú, bác tôi hay mấy thầy, cô thỉnh thoảng có xài tiếng Pháp..., từ lớp
6 đến lớp 12 thì nhà trường dạy tiếng Anh và tiếng Pháp..., sau 75, vào đại học thì hai
năm đầu học tiếng Nga, hai năm cuối học tiếng Anh, năm 1983, khi chúng tôi đang
học hai thứ tiếng Nga và tiếng Anh ngon lành thì bỗng có chỉ thị từ Bộ Giáo dục
hay nhà trường! là ‘sinh viên có quyền chọn thi tốt nghiệp tiếng Anh hoặc tiếng
Nga’, thế là 99% sinh viên chọn tiếng Anh, vì thế, cả trường số sinh viên học
tiếng Nga chỉ còn lại loe ngoe có vài người!... Tình hình cũng tương tự, nếu Bộ
giáo dục cho ‘sinh viên có quyền chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Tàu’ thì déll ai
thèm học tiếng Tàu!, thiệt!
Nói
chung là trong ‘trường đại học Bôn Ba’*, tôi chả gặp ai nói tiếng Tàu!, vì lý
do cũng có tính lịch sử... Ở Cần Thơ, tôi có dịp được ngồi nhậu cả ba tiếng đồng
hồ với một chuyên gia ‘Trung Quốc’ chính hiệu con nai vàng (quê ở Sơn Đông),
tôi và anh ta chém gió với nhau bằng tiếng... Anh!..., qua Malaysia học cả
tháng, ông thầy Tàu (Hoa kiều) kiêm lái xe cho tôi giảng bài bằng tiếng... Anh!,
và hai cầu thủ Tàu đánh bóng bàn giao lưu với tôi cũng nói toàn tiếng... Anh!...,
qua Singapore, mấy anh lái taxi (Hoa kiều*) ngồi trên xe chém gió với tôi bằng
tiếng... Anh!, thậm chí dưới chân ‘tượng Sư tử biển Merlion’*, tôi
ngồi hút thuốc và... tán hai em gái Tàu, nhưng hai nàng trẻ đẹp này cũng đều nói
chuyện với tôi bằng tiếng... Anh!, qua Dubai, anh HDV du lịch người UAE dẫn tôi
đi... hút thuốc-uống bia và giờ giờ chúng tôi thường tâm sự với nhau bằng tiếng...
Anh, và trên tháp Khalifa, tôi dùng tiếng... Anh để nhờ một ông người ‘Trung Quốc’
chụp hình giùm, ông ta vui lòng giúp, nhưng chả hiểu là ông người Tàu này có biết
tiếng cmn Anh hay không!..., sự thật là như vậy đó!, híc..híc...
Người
ta hay phân ra tiếng/chữ ‘tượng hình’ và ‘tượng thanh’, nhưng đó là hoàn toàn... sai lầm về mặt bản chất!, mà đúng ra thì trên thế giới có 2 loại chữ/văn tự chủ
yếu: 1) Biểu âm, và 2) Biểu ý... Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, mà cách hiểu-nhanh
của tôi là lấy một vài ví dụ điển hình...
Biểu
âm: Ví dụ như từ ‘áo’, người Việt hay người nước ngoài nếu học xong cách phát
âm bảng chữ cái của VN, thì có thể ráp ‘á’ với ‘o’ và đọc là ‘áo’..., và dù là
‘áo quần’, ‘nước Áo/Áo địa lợi’, ‘uyên áo’ (uyên thâm) ‘Áo đại hiệp’ (họ Áo
bên Tàu) hay ‘thần Áo’*... thì vẫn được đọc là áo, bất kể nghĩa của nó như thế
nào!...
Biểu
ý: Ví dụ của fbker Nguyễn-Chương Mt, ‘tỉ như, 奧
"áo" có nghĩa là sự sâu sắc, uyên thâm; nhưng cũng ký tự 奧
"áo" này lại còn mang nghĩa là... cái chuồng heo’, ngoài ra ‘áo’ còn
có nghĩa là ‘ấm áp’, ‘chỗ đất trũng gần nước/chỗ uốn quanh ven bờ nước’, ‘chỗ
sâu kín trong nhà/nội thất’, ‘chỗ thâm u’, ‘chủ nhân’, ‘góc tây nam nhà’, ‘sâu xa, tinh thâm, khó hiểu’,
‘Táo quân’..., tức là một từ của Tàu thì có thể có... vô số ‘ý’...
Và
hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều dùng kiểu chữ ‘La tinh - Biểu âm’ hoặc
‘tương đương’ (ý nói là ‘ráp’ âm lại với nhau, tức nó cũng là loại chữ ‘biểu âm’
nhưng với ký hiệu khác mà thôi) như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Việt Nam (đã kể ở
trên)..., kể cả Hàn, Nhật, Campuchia, Lào, Ấn (xem dưới)..., CHỈ TRỪ độc nhất có
anh Tàu-Cô Đơn là dùng kiểu chữ ‘Cua Bò-Biểu ý’, xem MÀU XANH, MÀU VÀNG VÀ MÀU LÔNG CHUỘT (TQ)...
trên bản đồ thế giới thì sẽ biết! (H.1)
Cụ
thể trong bài viết dưới đây, để biết vụ mấy tên ‘tà đạo-thờ Tàu’ gọi ‘chữ Quốc
ngữ là thứ chữ của bọn xâm lược’ (!), các fbker hãy chịu khó đọc tí nhé!
*
THÊM YÊU QUÍ, HÃNH DIỆN VỀ "CHỮ QUỐC NGỮ"
1. Thật thú vị để mời quí bạn đọc ghi chú tóm tắt về các hệ thống chữ viết trên toàn cầu (H.1). Cần hiểu toàn cục sao cho gọn gàng và "trúng khía" nhứt. Qua đây, lại càng thấy sự độc đáo của bộ chữ Quốc ngữ mà người VN đang có trong tay... Đây xem xét chữ viết được dùng CHÍNH THỨC ở cấp quốc gia (chớ không gồm thâu hết thảy những bộ chữ viết mà các dân tộc trong từng quốc gia đang dùng, nhiều không kể xiết). Bất luận hệ thống chữ viết (văn tự) nào cũng được dựa trên các ký tự (characters), và được xếp trong 2 loại chánh yếu: văn tự biểu âm (phonetic script), và văn tự biểu ý (ideograph).
1. Thật thú vị để mời quí bạn đọc ghi chú tóm tắt về các hệ thống chữ viết trên toàn cầu (H.1). Cần hiểu toàn cục sao cho gọn gàng và "trúng khía" nhứt. Qua đây, lại càng thấy sự độc đáo của bộ chữ Quốc ngữ mà người VN đang có trong tay... Đây xem xét chữ viết được dùng CHÍNH THỨC ở cấp quốc gia (chớ không gồm thâu hết thảy những bộ chữ viết mà các dân tộc trong từng quốc gia đang dùng, nhiều không kể xiết). Bất luận hệ thống chữ viết (văn tự) nào cũng được dựa trên các ký tự (characters), và được xếp trong 2 loại chánh yếu: văn tự biểu âm (phonetic script), và văn tự biểu ý (ideograph).
1.1/ VĂN TỰ BIỂU ÂM
Trong hệ thống này, mỗi ký tự được dùng để biểu đạt ÂM THANH (không nên gọi "ký tự ghi âm", vì "ký" tức là "ghi" rồi, mà gọi là "ký tự biểu âm"). Ghép các ký tự với nhau mới tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa (ý nghĩa).
Trong hệ thống này, mỗi ký tự được dùng để biểu đạt ÂM THANH (không nên gọi "ký tự ghi âm", vì "ký" tức là "ghi" rồi, mà gọi là "ký tự biểu âm"). Ghép các ký tự với nhau mới tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa (ý nghĩa).
Văn tự Latinh (mà chữ
Quốc ngữ của chúng ta đang dùng) là văn tự biểu âm: a, b, c... Từng ký tự như
x, i, n, h đều là biểu âm, chỉ khi ghép các âm x-i-n-h với nhau mới tạo thành
nghĩa, là chữ "xinh"... Văn tự Cyrill (trong đó có nước Nga đang
dùng) cũng biểu âm, với bộ ký tự: А, Б, В, Г, Д, Е, Ж... Hoặc bộ ký tự tiếng Hy
Lạp cũng rứa, cũng thuộc biểu âm: α, β, δ, ζ… Trong mấy văn tự biểu âm dẫn
trên, ký tự (characters) còn được gọi là "chữ cái" (letters) nằm
trong bảng chữ cái (alphabet).
* ĐA SỐ các hệ văn tự
(chữ viết) trên toàn cầu đều thuộc hệ thống BIỂU ÂM hết trơn hết trọi! Nhiều bộ
chữ mà quí bạn thấy hinh thù loăng quăng, tưởng "tượng hình", không
phải vậy đâu, hết thảy ĐỀU LÀ KÝ TỰ BIỂU ÂM (nguyên âm, phụ âm) theo cách
"vẽ chữ" của mỗi dân tộc. Đây, xin đơn cử:
* Bộ chữ Hangul của người Hàn, được biết là có 24 chữ cái cơ bản với 14 ký tự cho phụ âm, 10 ký tự cho nguyên âm: ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ... Là biểu âm, tức những ký tự này không mang nghĩa, mà ghép lại (ghép ra sao thì ai học chữ Hàn mới biết) để tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa... Bộ chữ hiragana, katakana của người Nhựt là bộ chữ biểu âm, với các ký tự như: あ, い,う, え, お, か, き,く, け, こ... Chẳng hạn ký tự わ (wa), た (ta), し(shi), ghép 3 ký tự biểu âm này với nhau thành chữ "わたし" (watashi), nghĩa là "Tôi" (ngôi thứ nhứt)... Ở Ấn Độ, có hai hệ thống chữ viết được chọn làm chính thức ở cấp liên bang (toàn Ấn) là chữ Anh (văn tự biểu âm Latin) và bộ chữ Devanagari (हिन्दी) của Hindi cũng biểu âm. Theo đó, Devanagari có 14 nguyên âm, 33 phụ âm lận - với các ký tự được "vẽ" như ri: क, ख, ग, घ, ङ, च, छ, ज... Còn đây là những ký tự trong bộ chữ cái Ả Rập: ض ذ خ ث ت ش ر ق ص ف ع س ن ... Trong khi người Do Thái hiện nay dùng bộ chữ cái Hebrew: נ ....ס ע פ צ ק ר ש ת...
Vậy đó, nhiều quí bạn bấy lâu cứ tưởng người Ả Rập, người Do Thái dùng chữ "tượng hình, tượng ý" gì đó, NHƯNG hết thảy họ đều "vẽ chữ" là dùng để GHI ÂM... Đi khắp xứ, rồi trở về gần xịt với nước VN, bộ chữ Khmer (អក្សរខ្មែរ), bộ chữ Thái Lan (ภาษาไทย)... cũng ký âm ráo trọi... Tới đây, quí vị thấy rồi đó: các hệ thống VĂN TỰ BIỂU ÂM có mặt đều trời, BAO TRÙM KHẮP CÕI NHÂN SINH!... Hoặc "vẽ chữ" theo kiểu Latin, hoặc "vẽ" kiểu Cyril, rồi "vẽ chữ" kiểu Ấn Devanagari, "vẽ chữ" theo lối Ả Rập, "vẽ" theo Hangul của người Hàn, v..v... Bất luận "vẽ chữ" kiểu nào đi nữa, quí bạn chú ý: các ký tự đó đều dùng để biểu đạt ÂM THANH (còn cách thức ghép các ký tự ra sao, tùy vào mỗi ngôn ngữ; thậm chí kỳ quái như chữ cái Hebrew, chữ cái Ả Rập ghi các phụ âm, còn nguyên âm thì đi kèm với ký hiệu - muốn biết, chỉ... có nước phải học chữ Ả Rập, chữ Do Thái chớ làm sao nữa!)
* Bộ chữ Hangul của người Hàn, được biết là có 24 chữ cái cơ bản với 14 ký tự cho phụ âm, 10 ký tự cho nguyên âm: ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ... Là biểu âm, tức những ký tự này không mang nghĩa, mà ghép lại (ghép ra sao thì ai học chữ Hàn mới biết) để tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa... Bộ chữ hiragana, katakana của người Nhựt là bộ chữ biểu âm, với các ký tự như: あ, い,う, え, お, か, き,く, け, こ... Chẳng hạn ký tự わ (wa), た (ta), し(shi), ghép 3 ký tự biểu âm này với nhau thành chữ "わたし" (watashi), nghĩa là "Tôi" (ngôi thứ nhứt)... Ở Ấn Độ, có hai hệ thống chữ viết được chọn làm chính thức ở cấp liên bang (toàn Ấn) là chữ Anh (văn tự biểu âm Latin) và bộ chữ Devanagari (हिन्दी) của Hindi cũng biểu âm. Theo đó, Devanagari có 14 nguyên âm, 33 phụ âm lận - với các ký tự được "vẽ" như ri: क, ख, ग, घ, ङ, च, छ, ज... Còn đây là những ký tự trong bộ chữ cái Ả Rập: ض ذ خ ث ت ش ر ق ص ف ع س ن ... Trong khi người Do Thái hiện nay dùng bộ chữ cái Hebrew: נ ....ס ע פ צ ק ר ש ת...
Vậy đó, nhiều quí bạn bấy lâu cứ tưởng người Ả Rập, người Do Thái dùng chữ "tượng hình, tượng ý" gì đó, NHƯNG hết thảy họ đều "vẽ chữ" là dùng để GHI ÂM... Đi khắp xứ, rồi trở về gần xịt với nước VN, bộ chữ Khmer (អក្សរខ្មែរ), bộ chữ Thái Lan (ภาษาไทย)... cũng ký âm ráo trọi... Tới đây, quí vị thấy rồi đó: các hệ thống VĂN TỰ BIỂU ÂM có mặt đều trời, BAO TRÙM KHẮP CÕI NHÂN SINH!... Hoặc "vẽ chữ" theo kiểu Latin, hoặc "vẽ" kiểu Cyril, rồi "vẽ chữ" kiểu Ấn Devanagari, "vẽ chữ" theo lối Ả Rập, "vẽ" theo Hangul của người Hàn, v..v... Bất luận "vẽ chữ" kiểu nào đi nữa, quí bạn chú ý: các ký tự đó đều dùng để biểu đạt ÂM THANH (còn cách thức ghép các ký tự ra sao, tùy vào mỗi ngôn ngữ; thậm chí kỳ quái như chữ cái Hebrew, chữ cái Ả Rập ghi các phụ âm, còn nguyên âm thì đi kèm với ký hiệu - muốn biết, chỉ... có nước phải học chữ Ả Rập, chữ Do Thái chớ làm sao nữa!)
1.2/ VĂN TỰ BIỂU Ý
Trong hệ thống này, mỗi ký tự (character) dùng để biểu đạt ý nghĩa, tức trở thành "chữ" (word) mang nghĩa luôn.
Quanh đi quẩn lại, chữ viết biểu ý là chữ Ai Cập (có người cho rằng chữ Ai Cập cũng không hẳn biểu ý, mà có kết hợp với biểu âm), và - tới đây khỏi nói chắc quí vị đoán được rồi đa - là chữ Tàu, là tiếng Hoa, hoặc còn gọi "Hán tự" (còn "tiếng Trung" thì... đây loại ra, không xài cách gọi đó làm chi cho má nó khi).
Trong hệ thống này, mỗi ký tự (character) dùng để biểu đạt ý nghĩa, tức trở thành "chữ" (word) mang nghĩa luôn.
Quanh đi quẩn lại, chữ viết biểu ý là chữ Ai Cập (có người cho rằng chữ Ai Cập cũng không hẳn biểu ý, mà có kết hợp với biểu âm), và - tới đây khỏi nói chắc quí vị đoán được rồi đa - là chữ Tàu, là tiếng Hoa, hoặc còn gọi "Hán tự" (còn "tiếng Trung" thì... đây loại ra, không xài cách gọi đó làm chi cho má nó khi).
Trước đây, không ít
người trong chúng ta quen gọi chữ Tàu là chữ "tượng hình". Gọi vậy
không đủ và không đúng cho lắm, bởi vì "tượng hình" cũng chỉ là một
trong các cách cấu tạo chữ Tàu mà thôi! Hết thảy, dù cấu tạo cách nào đi nữa,
các ký tự (characters) trong tiếng Tàu đều tạo thành "chữ" (words)
mang nghĩa. Tức là BIỂU Ý (ideographic symbols).
Không có ghép âm gì
ráo. Thầy đồ dạy chữ nào thì biết đọc chữ đó. Gặp chữ mới mà thầy chưa dạy, chỉ
có nước ngó vô mặt chữ chơi thôi, không tài nào biết đọc ra sao hết trơn.
2. LỢI THẾ CỦA CHỮ BIỂU
ÂM
Do ghép âm nên những hệ thống chữ viết này có được khả năng mở rộng về "âm" tương đối dễ dàng, kéo theo từ vựng cũng trở nên dồi dào hơn.
Do ghép âm nên những hệ thống chữ viết này có được khả năng mở rộng về "âm" tương đối dễ dàng, kéo theo từ vựng cũng trở nên dồi dào hơn.
Trong khi đó chữ Tàu
(chữ biểu ý) có cái hay là luận giải ý nghĩa; nhưng lại kèm theo nhược điểm là
do số "âm" bị giới hạn, thành thử từ vựng cũng bị giới hạn theo.
Tức là một từ / một "âm", trong tiếng Tàu, lại thường kéo theo rất nhiều nghĩa kể cả trái khoáy, tương phản nhau mới ghê! Nói cách khác, nhiều nghĩa lẫn lộn vào nhau mà chỉ có mỗi một từ (word) để xài.
Tỉ như, 奧 "áo" có nghĩa là sự sâu sắc, uyên thâm; nhưng cũng ký tự 奧 "áo" này lại còn mang nghĩa là... cái chuồng heo (thiệt sái não, bó tay chấm cơm!).
Tức là một từ / một "âm", trong tiếng Tàu, lại thường kéo theo rất nhiều nghĩa kể cả trái khoáy, tương phản nhau mới ghê! Nói cách khác, nhiều nghĩa lẫn lộn vào nhau mà chỉ có mỗi một từ (word) để xài.
Tỉ như, 奧 "áo" có nghĩa là sự sâu sắc, uyên thâm; nhưng cũng ký tự 奧 "áo" này lại còn mang nghĩa là... cái chuồng heo (thiệt sái não, bó tay chấm cơm!).
Cố Thủ tướng Lý Quang
Diệu tuy là người Tàu (người Hoa) nhưng, lúc sinh thời, ổng cũng phải thốt lên
học chữ Tàu nhức đầu lắm, nghĩa này chung xuồng với nghĩa kia, rối còn hơn canh
hẹ.
Bởi vậy, chẳng phải vô
cớ mà nhân loại đa số chọn dùng văn tự biểu âm. Và trong các hệ thống biểu âm,
văn tự Latin chiếm phần nổi trội nhứt!
3. VĂN TỰ BIỂU ÂM LATIN NGÀY CÀNG THU HÚT :
Đây, nói riêng về các nước ở châu Á biết chơi.
Trước khi chuyển sang mượn văn tự biểu âm Latin nhằm BIỂU ĐẠT TIẾNG NÓI (QUỐC ÂM) THEO SỰ SÁNG TẠO CỦA TỪNG QUỐC GIA, ở châu Á từng có văn tự biểu ý (chữ Tàu), văn tự biểu âm Ả Rập, văn tự biểu âm Cyrillic...
Trước khi chuyển sang mượn văn tự biểu âm Latin nhằm BIỂU ĐẠT TIẾNG NÓI (QUỐC ÂM) THEO SỰ SÁNG TẠO CỦA TỪNG QUỐC GIA, ở châu Á từng có văn tự biểu ý (chữ Tàu), văn tự biểu âm Ả Rập, văn tự biểu âm Cyrillic...
* Có thể nói, nước VIỆT
NAM là quốc gia - ở châu Á - đi tiên phong trong việc chuyển sang văn tự biểu
âm Latin! Giới giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, vào thế kỷ 17, đã có công lớn
khi tạo ra nền tảng cho bộ chữ sau này được gọi là "chữ Quốc ngữ". Trải
qua nhiều đóng góp cho hoàn chỉnh, "chữ Quốc ngữ" được phổ biến chính
thức kể từ NĂM 1910, và đánh dấu sự kết thúc việc dùng chữ Tàu (Hán tự) trong
ngàn năm trước kia... Rồi, vào NĂM 1928 ở THỔ NHĨ KỲ, Tổng thống Mustafa Kemal
Atatürk ký quyết định áp dụng bảng chữ cái Latin được soạn cho tiếng Thổ, không
dùng bảng chữ cái Ả Rập trước đây... Mã Lai (MALAYSIA), Nam Dương (INDONESIA)
vào NĂM 1972 đã soạn thống nhứt qui chuẩn về Latin hóa văn tự. Mặc dù ở Mã Lai
vẫn còn tồn tại văn tự Ả Rập (gọi là "Jawi"), nhưng văn tự chính thức
và được thấy sử dụng thường xuyên hiện nay là văn tự Latin hóa (gọi là
"Rumi") dùng cho người Mã... Ở Nam Dương (Indonesia), rồi ở BRUNEI
cũng đã chuyển sang dùng văn tự biểu âm Latin... Ở PHI LUẬT TÂN, dĩ nhiên, tiếng
Anh-Mỹ đã là văn tự Latin, mà ngay cả tiếng bản địa Tagalog cũng mượn bộ chữ
cái Latin để ghi lại tiếng nói bản địa... Một số nước thuộc Liên bang Soviet
sau khi tách ra, họ cũng đồng thời tạo ra sự độc lập trong chữ viết, không còn
dùng chữ Cyrill của người Nga (áp đặt lên hết thảy 15 nước trong Liên bang
Soviet trước đây): AZERBAIJAN vào NĂM 1991 quyết định dùng bộ chữ cái Latin. Tiếp
đó, vào NĂM 1992 UZBEKISTAN chuyển sang dùng văn tự Latin để ghi tiếng nói của
người dân Uzbek. TURKMENISTAN vào NĂM 1993 quyết định sử dụng trở lại bảng chữ
cái Latin (trước đây, từ năm 1928-1940, họ đã dùng chữ Latin rồi, nhưng sau đó
chế độ trung ương Moscow có nghị định buộc các ngôn ngữ của các nước thuộc
Soviet phải viết bằng ký tự Cyrillic). Và đến NĂM 2011, giới trẻ ở Turkmenistan
đã thực sự thành thạo văn tự biểu âm Latin thông qua hệ thống giáo dục. Ở
KAZAKHSTAN, chỉ gần đây thôi, là vào NĂM 2018 nước này áp dụng chữ viết biểu âm
Latin, trở thành văn tự chính thức của quốc gia (thay thế cho Cyrillic). Việc lựa
chọn văn tự Latin (dùng để ghi tiếng nói của người Kazakh), theo họ, là phục vụ
cho công cuộc hiện đại hóa & giao lưu với quốc tế.
(Nguyễn-Chương Mt)
(Nguyễn-Chương Mt)
*
Nhân
vụ cả thế giới đều dùng chữ ‘biểu âm’, trừ Tàu, xin nhắc lại rằng ta hay nói
Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Thiên văn học/Vũ trụ học gì gì đó là Mathematics,
Physics, Chemistry, Biology, Informatics, Astronomy, Cosmology... đều xuất phát
từ tiếng Hy Lạp cổ và tất cả các nước đều phát âm tương đương (vd như Nga, đã kể
ở trên), kể cả... Tàu, bởi vì nước Tàu ngoài tham vọng ‘bú chả thới dế’ (H.2) và đỉnh
đỉnh đại danh ‘thiên hạ đệ nhất hàng giả’ ra thì không sáng tạo ra bất cứ một thứ
khoa học cmn gì hết!, chẳng hạn như Triết ta biết là ‘Philosophy’ tiếng Hy Lạp
cổ là ‘φιλοσοφία’, chứ mấy cái thứ ‘triết Tàu’ chỉ có giá trị trong phạm
vi nước Tàu và là công cụ chém gió của bọn... phò Tàu!, hehe...
Lưu
ý rằng tôi không vơ đũa cả nắm, bọn 'phò' lày hiện lay... hiếm nắm!, hehe... Tôi nhớ lại bọn nào là Biền Hùi/Đường Ham sư
thái, Đòn Lên Gân, Nghiễn Đút Xen, Kiều Rừng Dài, Trần Lọ Riêng, Trư Ngộ Năng’/‘Dáo
sư Lờ’*!..., rồi mới đây nghe nói là có Hạ tướng/tướng hèn Võ Lùi Giữa gì gì
đó! (H.3), hay cả đống Thích như Thích Hành Quyết, Thích Nhừ Tật, Thích Tan Hoang, Thích
Thái Thịt, và... vui nhất là Thích Tí... Khí, hahaha...
Tôi
dùng từ ‘phò’ vì nhớ... bãi sướng Đồ Sơn, ‘phò’ ở đây có 2 nghĩa, một là ‘thờ’
(Tàu), hai là đồ... cave...
‘Cave
là gì?’, mấy ông hãy ra Đồ Sơn ‘chơi’, vừa mới vào khách sạn, thì sẽ nghe hỏi - không phải bằng 'tiếng Tàu cô đơn' mà bằng tiếng... An Lam:
-Anh
có cần vận động viên không? (H.4)
Yes or no?
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Dáo sư Lờ:
Vụ ‘Đau lờ’, xem thêm: https://nhagomlabang.blogspot.com/2020/07/1293-vu-au-lo-va-tieng-han-lam-trong.html
2.
Người Singapore nói tiếng Anh: Singapore
có diện tích khoảng 718km2 (lớn hơn Phú Quốc một tí
- khoảng 590km2), dân số khoảng 5 triệu người...
13,4% là người Malai, 9,2% là người Ấn, và 3,2% là Tây, người Thái, Myanmar, kể
cả người Việt..., có đến 74,2% là người gốc Hoa, nhưng họ rất thường tự hào và
tự xưng (với du khách) mình là ‘người Singapore’ và nói tiếng Anh... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/825-tro-ve-suriento-quen-singapore-thu.html
3.
Tại sao gọi Singapore là ‘Đảo quốc sư tử’?
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia, vốn được lấy từ nguồn
gốc của chữ Phạn là siMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết
với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là
Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là
sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố
Sư Tử - Singapura (vn.answers.yahoo.com).
4.
Thần Áo: Vị thần được thờ ở góc tây nam
nhà của người Tàu, ‘Nếu xiểm nịnh thần áo thì thà xiểm nịnh thần táo còn hơn’
(Luận ngữ).
5. Trường đại
học Bôn Ba là trường đời, rộng hơn là ‘cõi ta bà’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét