Rất cô đọng...
Ta đã biết chuyện ‘Tôn Hành Giả thật’ và ‘Tôn Hành Giả giả’ - tức Lục Nhĩ Kiển Hầu (con khỉ dộc sáu tai) trong truyện Tây du ký... Ta cũng biết từ ‘thật’, ‘giả’ tiếng Anh là ‘real’ và ‘fake’ (trong fake news, hay hàng fake của Tàu)... Vậy học giả cũng có ‘học giả thật’ và ‘học giả giả’ - mà ta có thể gọi là ‘fake học giả’, ‘học giả dỏm’, ‘học giả cụk cặk’ hay ‘học giả... lol’... Lưu ý rằng ‘Việt’, ‘Tàu’ là các từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ ‘Nam Đảo’, là từ ‘thuần Việt’, ‘từ nguyên’, nên không thể vì ỷ rành tiếng Hán hay Hán Việt (Việt Hán) mà giải thích một cách tùy tiện mà bị sa vào cái ‘bẫy Đại Hán’ (vd như vụ học giả An Chi!...). Và lưu ý rằng dưới đây tôi có dựa vào ghi chép của ‘nhóm Alexandre de Rhodes’ mà tôi cho là trung thực nhất trong các loại trung thực.
*
Trước tiên, cũng cần nắm thêm ‘vì sao có các tên gọi’ dưới đây để hiểu thêm tại sao lại gọi ‘Ngô’, ‘Tàu’ hay ‘Việt’... (có tham khảo trang khoahoc-tv)
1. Hạ: vì vua Vũ được vua Thuấn phong vương ở xứ ‘Hạ Bá’, nên ông gọi nước mình là nước Hạ...
2. Thương: vì vua đầu tiên của nhà Thương (Thành Thang) được phong vương ở đất ‘Thương’ nên gọi là nước Thương...
3. Chu: vì Vũ Vương xuất thân từ bộ lạc Chu ở đất ‘Chu’ nên gọi là nước Chu (Tây Chu), thời Chu Bình Vương dời đô về phía đông (Lạc Ấp) nên gọi là nước Đông Chu...
4. Tần: vì thủ lĩnh bộ lạc ‘Tần’ có công với Chu Hiếu Vương nên được gọi là ‘Doanh’ - trong Doanh Chính, nên khi lên ngôi, Triệu Chính (tức Tần Thủy Hoàng) gọi là nước Tần...
5. Hán: vì Hạng Vũ phong cho Lưu Bang làm ‘Hán Vương’, nên sau khi diệt Sở, Lưu gọi là nước Hán (Tây Hán, đóng đô ở Trường An), rồi Đông Hán (đóng đô ở Lạc Dương)...
6. Ngụy: vì Hán Hiến Đế bị ép phong Tào Tháo là ‘Ngụy Công’, nên khi Tào Phi lên ngôi thì gọi là nước Ngụy...
7. Thục: vì Lưu Bị xuất thân ở Tứ Xuyên hay đất Thục, nên được gọi là nước Thục...
8. Ngô: vì Tôn Quyền hoạt động ở vùng hạ lưu phía đông của sông Trường Giang mà đã từng thuộc về nước ‘Ngô’ xưa của Ngô Phù Sai, nên cũng gọi là nước Ngô hay Đông Ngô...
9. Tấn: vì Tư Mã Chiêu ép Ngụy Đế phong là ‘Tấn Vương’, nên con Tư Mã Viêm lên ngôi gọi là nước Tấn...
10. Tùy: vì cha của Dương Trung được nhà Bắc Chu phong là ‘Tùy Quốc Công’, nên khi lên ngôi, họ Dương (tức Tùy Văn Đế) gọi là nước Tùy...
11. Đường: vì ông nội của Lý Uyên được nhà chu phong ‘Đường Quốc Công’, nên khi lên ngôi, họ Lý (tức Đường Cao Tổ) gọi là nước Đường...
12. Liêu: vì bộ tộc Khiết Đan sinh sống ở lưu vực đầu sông ‘Liêu’, nên sau này gọi là nước Liêu...
13. Tống: vì Triệu Khuông Dẫn (tức Tống Thái Tổ) là Tiết độ sứ ở Tống Châu, nên sau này lên ngôi gọi là nước Tống hay Bắc Tống (đóng đô ở Khai Phong Phủ), rồi Nam Tống (đóng đô ở Hàng Châu)...
14. Tây Hạ: vì vua đầu tiên là Thác Bạt Tư Cung (Lý Nguyên Bá!) xưng vương ở đất ‘Hạ Châu’ nên gọi là nước Đại Hạ, và vì ở phía Tây nước Tống nên cũng được gọi là Tây Hạ...
15. Kim: vì sông Án Xuất Hồ sản sinh ra vàng (‘kim’), hơn nữa vì ‘kim’ cứng hơn thiết (tiếng Khiết Đan là liêu), nên người Nữ Chân khi lập quốc gọi là nước Kim...
16. Nguyên: vì Hốt Tất Liệt thích chữ ‘nguyên’ trong câu ‘Đại tai càn nguyên’ (lớn, đầu tiên) trong Kinh Dịch nên gọi là nước Nguyên!...
17. Minh: vì Chu Nguyên Chương xuất thân từ ‘Minh’ giáo (Mani giáo) tổng đàn ở Quang Minh Đỉnh (‘quang minh’ trong câu ‘Hắc ám tức tương quá khứ, quang ‘minh’ tương yếu đáo lai’ là tối tăm sắp qua, sáng tươi sắp đến), nên gọi là nước Minh...
18. Thanh: vì Hoàng Thái Cực - thuộc một chi của bộ tộc Nữ Chân - muốn thoát khỏi thế lực của nước Kim nên đổi tên ‘Nữ Chân’ thành ‘Mãn Châu’ và - với ‘thanh’ trong thanh khiết hay thanh thoát - nước ‘Kim’ được đổi thành nước ‘Thanh’...
*
Tại sao ‘Ngô hoàng vạn tuế’?
Tại sao lại được tung hê từ thời Chu đến Tống, Hậu Yên (Mộ Dung Phục, xem phần cuối ‘Thiên long bát bộ’), đến Minh, thậm chí Thanh? ‘Ngô’ tạm hiểu theo ‘ngộ’ tức là ta, ‘ngô hoàng’ tức là hoàng đế của ta... ‘Vạn tuế’ cũng như ‘vạn thọ vô cương’ không hẳn phải có nghĩa là muôn năm, mà là cụm từ dùng để chỉ sự tôn trọng sự uy nghi (anh minh/cát tường, tiếng Anh là majesty) của kẻ đối diện, từ này chỉ được dùng chính thức cho vua từ thời Tống... Ngoài ra, 'bệ hạ' là từ cái 'bệ' (chỗ đứng) cho các ‘hạ thần’ chầu triều nên sau đó vua được gọi là ‘bệ hạ’ (trong ‘tâu bệ hạ’)... Vậy ‘Ngô hoàng vạn tuế’ là hoàng đế anh minh của ta.
Tại sao ‘Bình Ngô đại cáo’?
"Tháng 12/1367, thực hiện cuộc nam chinh bình định Phúc Kiến, sử chép: “QUÂN NGÔ chia thành mấy đường bao vây tấn công Diên Bình. Tháng 1/1368 Diên Bình bị chiếm”... Như vậy, các sự kiện quan trọng như đặt hiệu xưng vương (Ngô Vương, năm 1364), đặt niên hiệu chính thức của triều đại (Ngô nguyên niên, năm 1367) và sử liệu Tàu cũng từng ghi chép quân đội của chính quyền ấy (quân Ngô, giặc Ngô)... đều dùng chữ “Ngô” (plo-vn)...
Ở ta hay có cụm từ ‘kháng chiến chống quân Minh’, ‘kháng chiến chống Pháp/Mỹ’, ‘đánh quân xâm lược bành trướng dã man’ (đánh giặc Lạ, chiến tranh Tàu-Việt 1979-1989)..., vậy từ ‘Ngô‘ ở đây đã được bên Tàu dùng ít nhất là từ năm 1364, và ‘bình Ngô’ là đánh giặc Ngô/đánh quân xâm lược Ngô, tức đánh Tàu.
‘Tàu’ nghĩa thuần Việt là gì?
Chúng ta phải căn cứ vào các từ xa xưa hơn như ‘chè Tàu’ hay ‘mực Tàu’ - mà ông Alexandre de Rhodes có dùng trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La... Vì ‘mực Tàu’ (hay mực xạ) mới là phát minh của người Tàu chứ không phải như ‘Tứ đại phát minh’ (giấy, in, la bàn, thuốc súng) mà người Tàu ‘cầm nhầm’ của thế giới như ta thường vẫn tưởng!, nên ta chọn lập luận từ chữ ‘mực Tàu’...
Theo trên, từ ‘Tàu’ mà dân ta thường gọi hẳn là phải có sau năm 1364!, nhưng chưa chắc... Có tham khảo trang chimvie3-free-fr, thì: 1) Từ ‘Tàu’ có thể đến từ ‘taw’ trong ngôn ngữ Nam Đảo, vì các thương gia thời nhà Minh (từ cuối tk14) có quan hệ buôn bán với Ấn Độ, Philippines..., mà từ ‘mực Tàu’ được thổ dân Phi xưa nói bằng ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) là ‘baktaw’, trong đó, ‘bak’ là ‘boku’ trong tiếng Nhật hay ‘mak’ trong tiếng Quảng Đông, còn ‘TAW = TÀU’!; 2) Từ ‘Tàu’ có thể đến từ ‘Tiều’ (trong ‘người Tiều’) vì tiếng dân tộc Mân Nam đọc là ‘TIAU = TÀU’!; và,
3) Từ ‘Tàu’ có thể là biến âm của ‘đậu’ trong đậu hũ, đậu phụ..., vì người Mường hiện nay vẫn còn phát âm ‘đau’ là ‘tau’, (quả) ‘đào' là ‘tào’, 'đậu' (hũ) là 'tậu', rồi người miền xuôi gọi là tầu hũ hay tàu hũ => 'TẦU = TÀU’!...
Có thể chọn một trong ba, nhưng lưu ý rằng ‘Tàu’ là tiếng ‘thuần Việt’, và dường như lập luận (3) có vẻ có lý hơn, vì tổ tiên ta vốn xuất thân từ người... Mường!
‘Việt’ nghĩa thuần Việt là gì?
Không hài lòng với các cách giải thích từ ‘Việt’ của ta theo sử Tàu hay tiếng Tàu/Hán Việt, nên có người cho ‘Việt’ là từ ‘vượt’ trong ‘vượt qua’, ’vượt qua núi/đèo’, ‘vượt qua đèo Ngang để tiến vào Nam’, ‘vượt qua đèo Biển Mây (Hải Vân) để tiến vào Đà Nẵng’..., để xem xét!
Nhưng, 1) vào cuối tk 4TCN, (có tư liệu cho rằng) đoàn khảo sát của Alexandre Đại đế đã có viếng vùng Đồng bằng sông Hồng để vẽ bản đồ thế giới (cổ đại)!, nơi có cái ‘Ao Hạc’ mà sau này tiếng Việt Hán gọi là ‘Việt Trì’, vậy có thể ‘HẠC = VIỆT’!...; 2) vào giữa tk 3TCN, ta có nước Âu Việt và Lạc Việt, và do cách gọi ‘đúp’ của tiếng Việt (vd như ‘cầu Kiều’, ‘sông (Hà) Giang’) mà ‘Việt’ có thể là ‘Lạc’, tức ‘LẠC = VIỆT’!...; hơn nữa,
3) ‘vật tổ’ (totem) của người Việt là con chim ‘lạc’..., vậy có thể ‘LẠC = VIỆT’!
*
Đó là triết lý Tây, Tàu - nhiều hơn, nhưng triết lý ‘Vịt-khỉ’ thì buồn cười lắm:
-Chết thật!
Bọn khựa nó gọi là Ngô tức là nó không có ngô ăn nên, nói đến ngô là bố đời tam họ nhà chúng nó mơ ước.
Vạn tuế có ý nghĩa trong chữ cửu vạn của bộ chắn cá ấy (đánh chắn!)... Vạn tuế ý nói thằng cửu vạn rất khỏe.
Thiên tuế có ý nghĩa là nhuyễn, nhuyễn là mềm, mềm là nữ... Tức 1 con phụ nữ rất khỏe.
2 đứa khỏe gặp nhau thì sinh chuyện. 1 thằng cầy cuốc như cửu vạn gặp 1 con mềm nhũn... mần hấp tinh đại pháp... Chuyện gì sẽ sảy ra đây? (lời bình của masterit3838, trong heei-info)
...Ôi, ‘vạn tuế’ mà gặp ‘thiên tuế’ thì chả khác gì Chí Phèo... đâm Thị Nở!, hahaha...
H...ết.
*Hình 1: Cách tung hê Mô Xú Xí thời... con Kong ở đảo Đầu Lâu
*Hình 2, 3: Nguyên bản về từ ‘Tàu’ trong Từ điển của Alexandre de Rhodes
*Hình 4: Nữ thần Tự do Mẽo bị trúng... quả của Chí Phèo!, kkk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét