Nghe về bài viết của anh, em đặt mấy vấn đề với anh. Em tạm nghĩ là
anh sẽ trả lời như sau: Trước hết, chắc anh sẽ nói rằng anh không phải
là làm chính trị, o.k., anh không phải là nhà nghiên cứu lịch sử, o.k.,
không phải là anh đọc hết mọi tin tức viết về Trường Sa – Hoàng Sa, mà
anh chỉ đọc đủ cho anh viết thôi, o.k., chắc anh không phải thuộc từng
chữ trong tác phẩm của Kim Dung, o.k., chắc anh không quan tâm phân tích
hết về ý kiến của các nhân vật chính trị hay liên quan đến chính trị,
o.k., anh chỉ quan tâm đến tổng thể của vấn đề chứ không quan tâm đến
‘dấu chấm hay dấu phẩy’ hay quá chi tiết của vấn đề, o.k…
Em tự hỏi và trả lời theo hiểu biết ít ỏi của em như sau:
- Anh nói Tiêu Phong là người bình thường?
+ Tiêu Phong là người bình thường, y mong làm người bình thường mà không được (mong lấy A Châu, nuôi dê, cưỡi ngựa săn bắn trên thảo nguyên, tự do vui vẻ suốt đời). Trong bài của anh, nói Tiêu Phong là người “bình thường” trong ngoặc kép, tức là bình thường có nhiều cách mà bình thường của Tiêu Phong là rất đặc dị...
- O.k... Em cãi anh, nhưng em kết nhất là câu ‘y bình thường đến nỗi người ta, dù là nam hay nữ, nếu không yêu y thì có lẽ không còn ai để yêu nữa’. Em cũng thích việc anh đưa ra từ ‘môi hở răng lạnh’ để ngụ ý, trong trường hợp này, một vấn đề lịch sử mà không luôn luôn là sự thật, …
Nhưng Tiêu Phong là người Khiết Đan mà, đâu có phải là người Trung Quốc?
+ Trong truyện ‘Thiên long bát bộ’, Tiêu Phong là người Khiết Đan. Trong lịch sử Trung Quốc, có một giai đoạn mà có các triều đại liên tiếp ‘Tống-Nguyên-Minh-Thanh’. Nếu không nhầm thì sau khi Chu Nguyên Chương đánh đuổi quân Mông Cổ trở về xứ thảo nguyên của họ, thì lúc đó, Trung Quốc có biên giới giáp Mông Cổ (!), nay họ đã nhập Tây Tạng; trong các truyện liên quan đến triều Thanh, không nghe nhắc đến Vương triều Đại Liêu nữa; cách đây vài năm, Trung Quốc có phim ‘Vương triều Tây Hạ’, có khả năng các vương triều trên là có thực, nay đã đi vào truyền thuyết (điều này Kim Dung rất rõ, vì tác phẩm trên là của ông, anh không định nghiên cứu về Tiêu Phong và Kim Dung, em biết). Vì thế cho nên Tiêu Phong là người Trung Quốc, đặc biệt là, hình tượng Tiêu Phong - được xây dựng bởi Kim Dung – có một tính cách rất Trung Quốc và, có lẽ, kết hợp với nhiều tính cách của nhiều dân tộc khác nhau, và hình tượng Tiêu Phong tuy bình thường nhưng rất vĩ đại (y không mong sự vĩ đại), cao cả và vượt thời gian và không gian.
- Sao anh chọn Tiêu Phong mà không chọn các nhân vật khác?
+ Anh có thể chọn Dương Quá, nhưng như thế, ‘Gia Luật Hồng Cơ’ có thể dễ dàng nói ‘tôi đâu có quan điểm như Dương Quá’. Trong truyện, ông ấy chỉ thở dài ngạc nhiên là ‘không hiểu tại sao Tiêu Phong lại làm như thế’ rồi rút quân về nước và suốt đời không xâm phạm nước Tống nữa. Tương tự như vậy, nếu anh chọn Trương Vô Kỵ. Anh có thể chọn Quách Tĩnh, đúng là Quách Tĩnh cũng bình thường, cao cả và vĩ đại như Tiêu Phong, nhưng Tiêu Phong là một hình tượng có một không hai, y sống trong một thế giới đa cực hơn và nhiều mâu thuẫn hơn, nên y không thể tìm ra một lối thoát khả đáng mà phải tự xử - một cách tự xử mà nhiều nhà bình luận không thể lột tả hết. Vì thế, không có một nhân vật nào có thể đại diện cho một sự phức hợp mà sự giới hạn hay ngưỡng của y tới đâu là không thể xác định (người ta yêu quý y mà không có thể vươn lên tầm cỡ như y).
- Sao anh không lấy Đoàn Dự để đại diện cho phái A mà lấy Hư Trúc? Hư Trúc là người của phái Thiếu Lâm mà?
+ Đoàn Dự là người nước Đại Lý, Gia Luật Hồng Cơ chưa xâm lược Đại Lý (có thể sau khi chinh phục được nước Tống thì y sẽ nuốt luôn Đại Lý) nên không thể chọn Đoàn Dự được. Còn Hư Trúc là người nước Tống - đối lập với nước Liêu. Có một vấn đề là Hư Trúc là đệ tử của phái Thiếu Lâm. Tuy nhiên, thời ‘Tống” trong Thiên long bát bộ, chỉ có phái Thiếu Lâm, Cái Bang, Tinh Tú, Tiêu Dao là phái lớn, còn các phái khác chỉ là phái nhỏ. Cũng vì thời đó chỉ có phái Thiếu Lâm và Cái Bang là ‘thái sơn bắc đẩu’ mà có thể triệu tập anh hùng võ lâm thiên hạ, nên anh đã chọn Thiếu lâm là phái có thể ‘mạnh’ tiếng nói trong các vấn đề liên quan đến khu vực trong bài viết. Vì thế, anh phải chọn Hư Trúc và hư cấu là ‘Hư trúc SG’ để Hư Trúc không phải là người Thiếu Lâm mà là người của phái A (phái này cho là phái B xử sai) mặc dù Đoàn Dự kết nghĩa với Tiêu Phong trước và có nhiều kỷ niệm sâu đậm hơn. Chuyện phải chọn ra 2 đường Hoàng Sa và Trường Sa (có thật, nhưng tính ‘thật’ ở đây không quan trọng) chỉ dùng để hư cấu câu chuyện mà thôi.
- Lý Quang Diệu nói ‘Trung Quốc là một cực trong đa cực’. Trung Quốc dựng lên khái niệm ‘Lợi ích cốt lõi’ là vì đâu?
+ Các phát biểu của Lý Quang Diệu và một số bài viết trên mạng là rất có giá trị. Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary có vài cụm từ đã trở thành ‘thành ngữ’. Thường khi người ta muốn làm những sự kiện chính trị lớn, người ta phải dựng lên một cái gọi là thuyết hay luận cứ như thuyết ‘hợp tung’ gì đó của Tôn Tẫn thời Chiến quốc, luận cứ ‘chống khủng bố’ hay ‘liên minh/trục ma quỷ’ của Mỹ, ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc, ... Trung Quốc lấy lập luận này làm cớ để có thể tiến hành các hoạt động ‘mạnh’ của mình và đối phó với các nước trong khu vực và, thậm chí, Mỹ.
- Nếu đọc, người Trung Quốc sẽ nghĩ gì về anh? Người VN sẽ nghĩ gì về anh? Anh là một nghệ sĩ triết học!
+ Người VN thì không sao, em là một CB nhà nước, nhưng em thấy hài lòng, vì anh dù sao cũng lộ ý là thiên về VN, vì là người VN nên anh khó mà thể hiện tính ‘trung dung’ như anh đã nói.
Người dân Trung Quốc, theo em, họ đã biết và hiểu chuyện này (vấn đề lịch sử lâu dài và rất ‘nhạy cảm’ giữa Việt Nam và Trung Quốc). Em còn nghe họ nói là Lỗ Tấn đã cứu dân tộc Trung Quốc bằng cách chỉ ra tham vọng thái quá sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Tiêu Phong là một con người bình đẳng, y yêu dân tộc mình cũng như các dân tộc khác, chắc rằng y không có ý đả kích phái nào. Y là người không có phân biệt đẳng cấp, y đối xử tôn trọng với các trưởng lão cấp dưới/đệ tử của Cái Bang, uống rượu với Đoàn Dự và sau đó kết nghĩa anh em, …, mặc dù Đoàn Dự lúc đó cũng có thể nói là vô danh tiểu tốt. Ngoài ra, trong bài viết của anh có đề cập đến ‘quy luật của muôn đời’ không những nói về việc cá lớn nuốt cá bé, mà quan trọng hơn nhiều, là ý nói những người ‘vĩ đại’ xua quân đi xâm chiếm các nước khác để rồi cuối cùng quốc gia của y sẽ ra sao và nói riêng chính y sẽ như thế nào? Nghe nói Trung Quốc bây giờ đã trở thành một Trung Quốc khác, em không muốn bình luận ở đây. ‘Gia Luật Hồng Cơ’ chắc là biết hình tượng ‘Tiêu Phong’, và biết đâu đây là lời cảnh tỉnh đối với y. Vấn đề anh đặt ra là hình tượng Tiêu Phong được Trung Quốc xử lý như thế nào trong lịch sử (đối với Việt Nam) và trong bối cảnh hiện nay?
Câu hỏi cuối cùng có phải là anh hơi có ý đả kích phái B kg? Em hiểu là không, vì em có biết 2 chữ ‘nếu…thì’ là ‘Bàng thái cách’ trong Ngữ pháp tiếng Anh (điều kiện 2) chỉ ra nếu có một điều kiện nào đó thì một việc có thể xảy ra trong tương lai, nếu người ta đọc ‘nếu có…thì’ rồi ‘nếu không…thì’, thì người ta sẽ thấy đây là một giả thiết 2 chiều.
Anh hư cấu như vậy là đúng, theo em biết, có nhiều đã người hư cấu như vậy. Em nghĩ anh là nghệ sĩ triết học, uống cà phê mà nghĩ ra như vậy thôi, ít nhất cho tới nay, có em rất đồng cảm với những gì anh viết.
Em tự hỏi và trả lời theo hiểu biết ít ỏi của em như sau:
- Anh nói Tiêu Phong là người bình thường?
+ Tiêu Phong là người bình thường, y mong làm người bình thường mà không được (mong lấy A Châu, nuôi dê, cưỡi ngựa săn bắn trên thảo nguyên, tự do vui vẻ suốt đời). Trong bài của anh, nói Tiêu Phong là người “bình thường” trong ngoặc kép, tức là bình thường có nhiều cách mà bình thường của Tiêu Phong là rất đặc dị...
- O.k... Em cãi anh, nhưng em kết nhất là câu ‘y bình thường đến nỗi người ta, dù là nam hay nữ, nếu không yêu y thì có lẽ không còn ai để yêu nữa’. Em cũng thích việc anh đưa ra từ ‘môi hở răng lạnh’ để ngụ ý, trong trường hợp này, một vấn đề lịch sử mà không luôn luôn là sự thật, …
Nhưng Tiêu Phong là người Khiết Đan mà, đâu có phải là người Trung Quốc?
+ Trong truyện ‘Thiên long bát bộ’, Tiêu Phong là người Khiết Đan. Trong lịch sử Trung Quốc, có một giai đoạn mà có các triều đại liên tiếp ‘Tống-Nguyên-Minh-Thanh’. Nếu không nhầm thì sau khi Chu Nguyên Chương đánh đuổi quân Mông Cổ trở về xứ thảo nguyên của họ, thì lúc đó, Trung Quốc có biên giới giáp Mông Cổ (!), nay họ đã nhập Tây Tạng; trong các truyện liên quan đến triều Thanh, không nghe nhắc đến Vương triều Đại Liêu nữa; cách đây vài năm, Trung Quốc có phim ‘Vương triều Tây Hạ’, có khả năng các vương triều trên là có thực, nay đã đi vào truyền thuyết (điều này Kim Dung rất rõ, vì tác phẩm trên là của ông, anh không định nghiên cứu về Tiêu Phong và Kim Dung, em biết). Vì thế cho nên Tiêu Phong là người Trung Quốc, đặc biệt là, hình tượng Tiêu Phong - được xây dựng bởi Kim Dung – có một tính cách rất Trung Quốc và, có lẽ, kết hợp với nhiều tính cách của nhiều dân tộc khác nhau, và hình tượng Tiêu Phong tuy bình thường nhưng rất vĩ đại (y không mong sự vĩ đại), cao cả và vượt thời gian và không gian.
- Sao anh chọn Tiêu Phong mà không chọn các nhân vật khác?
+ Anh có thể chọn Dương Quá, nhưng như thế, ‘Gia Luật Hồng Cơ’ có thể dễ dàng nói ‘tôi đâu có quan điểm như Dương Quá’. Trong truyện, ông ấy chỉ thở dài ngạc nhiên là ‘không hiểu tại sao Tiêu Phong lại làm như thế’ rồi rút quân về nước và suốt đời không xâm phạm nước Tống nữa. Tương tự như vậy, nếu anh chọn Trương Vô Kỵ. Anh có thể chọn Quách Tĩnh, đúng là Quách Tĩnh cũng bình thường, cao cả và vĩ đại như Tiêu Phong, nhưng Tiêu Phong là một hình tượng có một không hai, y sống trong một thế giới đa cực hơn và nhiều mâu thuẫn hơn, nên y không thể tìm ra một lối thoát khả đáng mà phải tự xử - một cách tự xử mà nhiều nhà bình luận không thể lột tả hết. Vì thế, không có một nhân vật nào có thể đại diện cho một sự phức hợp mà sự giới hạn hay ngưỡng của y tới đâu là không thể xác định (người ta yêu quý y mà không có thể vươn lên tầm cỡ như y).
+ Đoàn Dự là người nước Đại Lý, Gia Luật Hồng Cơ chưa xâm lược Đại Lý (có thể sau khi chinh phục được nước Tống thì y sẽ nuốt luôn Đại Lý) nên không thể chọn Đoàn Dự được. Còn Hư Trúc là người nước Tống - đối lập với nước Liêu. Có một vấn đề là Hư Trúc là đệ tử của phái Thiếu Lâm. Tuy nhiên, thời ‘Tống” trong Thiên long bát bộ, chỉ có phái Thiếu Lâm, Cái Bang, Tinh Tú, Tiêu Dao là phái lớn, còn các phái khác chỉ là phái nhỏ. Cũng vì thời đó chỉ có phái Thiếu Lâm và Cái Bang là ‘thái sơn bắc đẩu’ mà có thể triệu tập anh hùng võ lâm thiên hạ, nên anh đã chọn Thiếu lâm là phái có thể ‘mạnh’ tiếng nói trong các vấn đề liên quan đến khu vực trong bài viết. Vì thế, anh phải chọn Hư Trúc và hư cấu là ‘Hư trúc SG’ để Hư Trúc không phải là người Thiếu Lâm mà là người của phái A (phái này cho là phái B xử sai) mặc dù Đoàn Dự kết nghĩa với Tiêu Phong trước và có nhiều kỷ niệm sâu đậm hơn. Chuyện phải chọn ra 2 đường Hoàng Sa và Trường Sa (có thật, nhưng tính ‘thật’ ở đây không quan trọng) chỉ dùng để hư cấu câu chuyện mà thôi.
- Lý Quang Diệu nói ‘Trung Quốc là một cực trong đa cực’. Trung Quốc dựng lên khái niệm ‘Lợi ích cốt lõi’ là vì đâu?
+ Các phát biểu của Lý Quang Diệu và một số bài viết trên mạng là rất có giá trị. Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary có vài cụm từ đã trở thành ‘thành ngữ’. Thường khi người ta muốn làm những sự kiện chính trị lớn, người ta phải dựng lên một cái gọi là thuyết hay luận cứ như thuyết ‘hợp tung’ gì đó của Tôn Tẫn thời Chiến quốc, luận cứ ‘chống khủng bố’ hay ‘liên minh/trục ma quỷ’ của Mỹ, ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc, ... Trung Quốc lấy lập luận này làm cớ để có thể tiến hành các hoạt động ‘mạnh’ của mình và đối phó với các nước trong khu vực và, thậm chí, Mỹ.
- Nếu đọc, người Trung Quốc sẽ nghĩ gì về anh? Người VN sẽ nghĩ gì về anh? Anh là một nghệ sĩ triết học!
+ Người VN thì không sao, em là một CB nhà nước, nhưng em thấy hài lòng, vì anh dù sao cũng lộ ý là thiên về VN, vì là người VN nên anh khó mà thể hiện tính ‘trung dung’ như anh đã nói.
Người dân Trung Quốc, theo em, họ đã biết và hiểu chuyện này (vấn đề lịch sử lâu dài và rất ‘nhạy cảm’ giữa Việt Nam và Trung Quốc). Em còn nghe họ nói là Lỗ Tấn đã cứu dân tộc Trung Quốc bằng cách chỉ ra tham vọng thái quá sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Tiêu Phong là một con người bình đẳng, y yêu dân tộc mình cũng như các dân tộc khác, chắc rằng y không có ý đả kích phái nào. Y là người không có phân biệt đẳng cấp, y đối xử tôn trọng với các trưởng lão cấp dưới/đệ tử của Cái Bang, uống rượu với Đoàn Dự và sau đó kết nghĩa anh em, …, mặc dù Đoàn Dự lúc đó cũng có thể nói là vô danh tiểu tốt. Ngoài ra, trong bài viết của anh có đề cập đến ‘quy luật của muôn đời’ không những nói về việc cá lớn nuốt cá bé, mà quan trọng hơn nhiều, là ý nói những người ‘vĩ đại’ xua quân đi xâm chiếm các nước khác để rồi cuối cùng quốc gia của y sẽ ra sao và nói riêng chính y sẽ như thế nào? Nghe nói Trung Quốc bây giờ đã trở thành một Trung Quốc khác, em không muốn bình luận ở đây. ‘Gia Luật Hồng Cơ’ chắc là biết hình tượng ‘Tiêu Phong’, và biết đâu đây là lời cảnh tỉnh đối với y. Vấn đề anh đặt ra là hình tượng Tiêu Phong được Trung Quốc xử lý như thế nào trong lịch sử (đối với Việt Nam) và trong bối cảnh hiện nay?
Câu hỏi cuối cùng có phải là anh hơi có ý đả kích phái B kg? Em hiểu là không, vì em có biết 2 chữ ‘nếu…thì’ là ‘Bàng thái cách’ trong Ngữ pháp tiếng Anh (điều kiện 2) chỉ ra nếu có một điều kiện nào đó thì một việc có thể xảy ra trong tương lai, nếu người ta đọc ‘nếu có…thì’ rồi ‘nếu không…thì’, thì người ta sẽ thấy đây là một giả thiết 2 chiều.
Anh hư cấu như vậy là đúng, theo em biết, có nhiều đã người hư cấu như vậy. Em nghĩ anh là nghệ sĩ triết học, uống cà phê mà nghĩ ra như vậy thôi, ít nhất cho tới nay, có em rất đồng cảm với những gì anh viết.
Người viết: ‘Tiến sĩ kỳ lạ’ - Sáng ngày 21/8/2011
Cám ơn bạn, sau này mình mới biết 'Nói lại sự thật', hay 'Chân Lý-Là', 'Ta là Cái Đó'... vốn là một dạng nghĩa của chữ 'Như Lai'...
Trả lờiXóaP/s: Mình không có đọc sách (nhiều) đâu, vì mình nghĩ là thế giới tự nhiên sẽ tự nhiên nói lên sự thật (cười).
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóa