Khoảng 1975-1980, hắn có
đọc được một câu chuyện, hắn nhớ đại khái như sau: Có một hôm, có một vị
thần bảo một người nọ: ‘Ta cho ngươi được quyền lảm chủ tất cả những
khoảnh đất nào mà nhà ngươi bước qua kể từ giờ này đến lúc sập mặt
trời’. Người ấy bèn dậy thật sớm, cắm đầu cắm cổ chạy, vì lòng tham vô
đáy muốn được càng nhiều đất càng tốt, y chạy mãi, chạy mãi, chạy mãi
cho đến khi mặt trời lặn, vì chạy quá sức, y ngã đùng ra mà chết. Cuối
cùng y chỉ được có ‘3 thước đất’. (Hắn nhớ hình như là chuyện từ
Lép-tôn-x-tôi). Hắn không phân tích câu chuyện ấy, hiểu thế nào tùy
người đọc. Hắn muốn nói câu chuyện trên đây xuất phát từ cuốn ‘Cái cười
của thánh nhân” của Nguyễn Duy Cần, mà nhờ đó hắn liên hệ đến một chuyện
khác.
Cười như thế nào và ngạo như thế nào, khi bị phê phán?
Trong một cuốn sách của
John Rau với tựa đề ‘Secrets from the search firm files’ (Nhà xuất bản
McGraw-Hill, 1997), tạm dịch ý là ‘Làm thế nào để có việc làm và trở
thành CEO?”, ông ta có đoạn viết về Tổng thống Bush vì kém trong kỹ năng
‘làm cho người ta hiểu ý mình’ (communication skills, tạm dịch ý) và đo
đó không làm cho người dân Mỹ hiểu và hưởng ứng chính sách chính trị
của ông ta nên sau chiến dịch ‘Cáo sa mạc”, ông ta đã bị thất bại (rời
khỏi Tòa nhà trắng). … Cuốn sách này đã được giảng cho sinh viên, thạc
sĩ/tiến sĩ, giám đốc, CBCNV của các hãng dịch vụ cung cấp người làm, các
công ty tuyển người, các người xin việc làm, …, trên rất nhiều quốc gia
trên thế giới, và được truyền qua Việt Nam mà do dó tôi biết, bạn biết,
ở quán cà phê biết, ...
Vấn đề đặt ra là ông Bush có cãi lại không, thậm chí có thì giờ đọc không?
Theo hắn, chắc là không. Tại sao? Theo bạn là tại sao? Và theo hắn, đơn giản, vì như thế ông ta mới thành tổng thống.
Người ta có nói đến sự phê
phán, đến thị dục huyễn ngã, … Chúng có vẻ xa lạ nhưng lại bà con rất
mật thiết đấy. Bị phê phán thì thị dục huyển ngã của người ta liền xuất
hiện dưới nhiều hình thức, dưới đây nêu sơ bộ khoảng 10 từ liên quan đến
chữ ‘tôi’:
- y lên tiếng phản ứng mạnh mẽ,
- bảo vệ cái tôi bằng các h này hay cách khác,
- tôi không sai/tôi đúng,
- người bị phê phán liền dùng kính hiển vi soi từng chữ để biết người ta chê mình cái gì,
- thậm chí, y còn chỉ trích lời khen của người phê phán (đôi khi, người phê phán phải có khen mới chê được)
- y nghĩ thậm tệ người phê phán là cái đồ này đồ nọ,
- tôi không ngờ ông là người như thế mà lại nói như thế,
- ông không hiểu tôi, …
Từ đó, y sinh ra lòng oán
hận đối với người phê phán mình và có những động thái cực kỳ thụ động.
Một cách tự nhiên mà người bị phê phán vô tình thể hiện đó như là một
cách phản ứng hay ho của mình.
Có một cách rất mới lạ, theo hắn, hay hơn và hiệu quả hơn nhiều, đó là:
- Trong sự phê phán của
người ta, nếu ta có đầu óc ‘phản chứng’ là biết tìm cái đúng từ cái sai,
thì ít nhất từ sự phê phán cũng có vài yếu tố tích cực và nó sẽ cho ta
kinh nghiệm phê phán hay chịu đựng phê phán để cải thiện một số ý tưởng
hay hành động trong của mình.
- Giẫm lên sự phê phán mà tiến thẳng về phía trước.
Hắn nghĩ, ‘giẫm lên sự phê phán mà tiến thẳng về phía trước’ là
một động thái tích cực, chỉ có lợi mà thôi, đó là một chiêu thức vô
cùng quan trọng để phần nào vượt qua số phận và đi đến thành công. Hắn
đã và đang vận dụng lời khuyên này được chút ít rồi, bạn nghĩ thế nào,
bạn có vận dụng không?
9g30 sáng, ngày 20/8/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét