Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

1076. Một bài viết có cái nhìn ‘mới’ về Lịch sử Việt Nam (Sưu tầm và lời bình)

Ở VN, hiện có 2 tay bút viết về sử Việt khá là... hấp dẫn!, đó là Dũng Phan và ông... Phòng Chống Nạn Xào Nấu Sử! (không biết tên!) - mới đăng dưới 1 tuần mà được 1200 ‘like’ và rất nhiều lời bình có giá trị, như sẽ đăng dưới đây...
Về Lịch sử VN, có thể chia ra 2 thời kỳ chính, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ độc lập. Thời kỳ Bắc thuộc từ Triệu Đà đến Ngô Quyền, kéo dài 1145 năm (hay 1049 năm*), tức từ 207 TCN đến 938; còn thời kỳ độc lập là 1080 năm, tức từ 938 đến nay... Lưu ý rằng khái niệm ‘độc lập’ chỉ có tính chất tương đối, bởi trong thời kỳ Bắc thuộc thì ta cũng có cả trăm năm ‘độc lập’ (các thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, ‘Khúc Thừa Dụ’, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn...), còn trong thời kỳ ‘độc lập’ thì ta cũng bị mất hơn trăm năm phụ thuộc, chưa kể thời gian mà ‘ĐỘC LẬP MÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA THUỘC VỀ NGOẠI BANG THÌ KHÔNG THỂ GỌI LÀ ĐỘC LẬP THỰC THỤ’!
Ta thường lẫn lộn các tên gọi như Giao Chỉ, Giao Chỉ Bộ và Giao Châu - mà có ‘biên giới’ thay đổi theo từng thời kỳ... ‘Giao Chỉ’ theo nghĩa gốc hay nghĩa La Mã là ‘đối trụ’ (ngược với ‘lân trụ’) để chỉ ‘Nam quốc’ trong bài ‘Nam quốc sơn hà’, đối lập với Bắc quốc... 
Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.Giao Chỉ nhỏ hơn nhiều và thuộc Giao Chỉ Bộ thời Tây Hán (dễ nhớ là Hán ‘Lưu Bang’) từ 111 TCN  - gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (của VN hiện nay), cộng với Đạm Nhĩ, Châu Nhai (nay thuộc đảo Hải Nam), cộng Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm và Thương Ngô (nay thuộc Quảng Tây và Quảng Đông). (HÌNH 1 - bản đồ nước Nam Việt vào năm 200 TCN)... Giao Chỉ Bộ được gọi là Giao Châu vào thời Đông Hán (dễ nhớ là Hán ‘Lưu Bị’) từ năm 203 SCN, cũng là thời Sĩ Nhiếp được bổ nhiệm làm Thái thú Giao Chỉ...
Vì thế, khi nghiên cứu lịch sử VN, tốt nhất là ta nên căn cứ vào cái gốc ‘GIAO CHỈ’ (+ 'Nam tiến') mà suy ra, chớ nên từ lịch sử Tàu mà ‘suy vô’!..., và chớ có mơ huyền về vụ 'lấy lại Quảng Đông, Quảng Tây’!, thậm chí là vụ ‘Ngũ Lĩnh-Động Đình Hồ’!... Lý do là vì lịch sử là lịch sử, tức là cái ‘being’, cái ‘như thị’, cái mà nó đang ‘thuộc về’, tức là ‘Việt Nam ngày nay’! Ngược lại, nếu ta còn mơ hồ thì dễ sinh ra mơ huyễn về chữ ‘nếu’, như: nếu mà Lý Thường Kiệt hay Lê Thánh Tông mà đánh chiếm luôn ‘Quảng Đông + Quảng Tây’ nhỉ!, nếu mà Nguyễn Huệ không chết sớm mà mà đánh chiếm luôn ‘Lưỡng Quảng’* nhỉ!, nếu mà năm 1954! Mô Xếnh Xáng giao ‘Quảng Đông + Quảng Tây’* thì ‘Bắc Việt’ nhận luôn nhỉ! (có mà bị đồng hóa ngược!); hay nếu mà ngày nay mấy ông Rất Lấy Làm Quan Ngại chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời... xua quân chiếm luôn ‘Quảng Đông + Quảng Tây’ đi!, ha..ha..ha..., đến... bố của mấy ổng cũng không... dám mần!...
Dưới đây xin giới thiệu một bài vết ‘hay’ về Lịch sử Việt Nam với nhiều chi tiết ‘mới’ đáng quan tâm...

***
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiVỀ VIỆC QUANG TRUNG ĐÒI LƯỠNG QUẢNG 
Chúng tôi xin phép đưa ra một số ý kiến về các sai sót trong bài viết: "Tại sao Quang Trung đòi Lưỡng Quảng" của tác giả Dũng Phan đăng trên page "The X-File of HISTORY".
Link bài viết gốc: https://tinyurl.com/ydyvssdp
Đây là một bài viết rất tệ. Bài viết này có vấn đề ngay từ cái tiêu đề, sai luôn cả phương pháp luận chứ chưa kể đến nội dung bài viết với ba khúc đầu, giữa, cuối của chẳng ăn nhập gì với nhau cả.
1. Sử nào chép chuyện Quang Trung đòi Lưỡng Quảng vậy? (HÌNH 2, chân dung của Nguyễn Huệ vẽ thời VNCH)
Không hề có cuốn sử nào nói đến việc này hết. Tôi ngờ rằng tác giả bài viết này chưa ngó qua Đại Nam Liệt Truyện, mà chỉ thông qua báo chí và wiki, từ đó tin vào câu chuyện chưa được kiểm chứng rõ ràng mà thôi. Đại Nam Liệt Truyện (tập 2, quyển 30, Ngụy Tây Liệt Truyện) chỉ chép: "Năm Nhâm Tý (1792), Huệ sai làm tờ biểu đưa sang nước Thanh, xin cầu hôn, để do thám ý vua Thanh, cũng muốn mượn cớ ấy để gây mối đao binh nhưng gặp khi bị ốm không đi được." Như vậy chẳng hề có chuyện đòi Lưỡng Quảng nào ở trong sử sách cả. Thực chất, nếu vua Quang Trung có đòi đất thì là muốn đòi lại 6 châu Hưng Hóa, 3 động ở Tuyên Quang - nhưng không đòi được (cũng trong Liệt Truyện).
Ngoài ra, trong "Bang giao lục" có nói về một tờ "thỉnh hôn biểu" của Quang Trung. Có đoạn: "Do ở phương xa lại có việc xảy ra bất trắc nên thần đã bàn với bầy tôi, ai cũng không dám, nhưng vì thần mà họ đề nghị phải làm... Mong sao cho được đấng anh minh rủ thương, xét cho thần vì tấm lòng chân thành, trìu mến, tha thứ cho thần những lời mạo muội, táo bạo trong việc xin cầu hôn. Thần ở biển Nam, ngóng trông sao Bắc xin kính chúc thánh Thiên Tử sống lâu muôn tuổi, mãi mãi là cha mẹ của dân vạn nước." Cũng không thấy trong này nói gì đến việc xin đất Lưỡng Quảng nào hết.
Trong quá khứ, câu chuyện Quang Trung "xin" đất Lưỡng Quảng làm của hồi môn xuất phát từ một bài báo có từ năm 1913. Tác giả bài báo dựa vào gia phả dòng họ Vũ, do ông Vũ Vĩnh Thứ (là cháu ba đời của Vũ Văn Dũng) soạn năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Ðức 22 (1869). Trong đó có kèm tờ sắc mệnh của vua Quang Trung gửi Vũ Văn Dũng (tháng Tư Âm lịch - 1791), do một người thân cận của nhà vua cử đi (từ Phụng Hoàng Trung đô - Nghệ An). Từ đó có thể thấy, tư liệu mà tác giả đó dựa vào là một cuốn gia phả, độ tin cậy của nó chưa được khảo cứu. Tờ sắc trong cuốn gia phả đó cũng không biết là thật hay ngụy tạo. Sắc phong mà có câu: "Dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ". Lược dịch: "... để dò ý và cầu hôn với công chúa để khiêu khích tự ái..." thì quả là khó tin.
Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.2. Tiếp đó, tác giả Dũng Phan viết: "Sử gia Việt Nam trong vòng 2000 năm cho tới thập kỷ 60 của thế kỷ 20 tất cả đều công nhận Triệu Đà (HÌNH 3, bản đồ nước Nam Việt). Người công nhận Triệu Đà không phải là người mà các bạn ở đây có quyền chửi bới. Người công nhận Triệu Đà chính là Nguyễn Trãi qua bản Bình Ngô Đại Cáo."
Đây là một đoạn bài ngắn mà lỗi khá nhiều, trong đó có cả lỗi về logic. Thứ nhất, nước Việt ta kết thúc ngàn năm Bắc thuộc và bước vào thời kỳ tự chủ lâu dài mới được hơn 1000 năm, thì không thể nói là sử gia Việt trong 2000 năm được. Ngàn năm Bắc thuộc thì lấy đâu ra sử gia Việt Nam... Thứ hai, không phải tất cả các sử gia đều công nhận Triệu Đà. Điển hình có thể kể tới Ngô Thì Sĩ đã viết trong "Việt Sử Tiêu Án": "Nước ta bị ngoại thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến đời Đường, truy nguyên thủ họa cho Triệu Đà thì còn ai nữa? Đến việc xướng ra cơ nghiệp Đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi. Qua hàng ngàn năm mà không ai cải chính lại, vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.". Ông Đào Duy Anh, trong tác phẩm Lịch sử cổ đại Việt Nam. Ông cho rằng: Nhà Triệu không phải là quốc triều, Triệu Đà chỉ là một tên giặc cướp nước, quan niệm của Lê Văn Hưu là quan niệm lịch sử phản dân tộc!”. Ông Hồ Sĩ Dương khi được giao soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình: Vũ đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống... Hay như Giáo sư Phan Huy Lê, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2000) cho rằng: "Việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng."... Thứ ba là lỗi logic. Tại sao đang nói về các sử gia lại kéo cụ Nguyễn Trãi vào đây? Vả lại "Bình Ngô Đại Cáo" cũng chỉ là một tác phẩm văn học chứ không phải nghiên cứu Lịch sử.
3. "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương."
Đinh là ai? Đinh Bộ Lĩnh. Lý là ai? Lý Công Uẩn. Trần là ai? Trần Cảnh - Trần Thủ Độ. Vậy Triệu là ai thế? Ở đây là sự nhận định ngớ ngẩn. Hai câu thơ này trong Bình Ngô Đại Cáo thì Hán, Đường, Tống, Nguyên đại diện cho 4 triều đại trong lịch sử Trung Hoa. Vậy thì tương ứng ở đây Triệu, Đinh, Lý, Trần phải là 4 triều đại trong lịch sử Việt Nam chúng ta mới đúng.
Đinh là nhà Đinh - do Đinh Tiên Hoàng sáng lập. Lý là nhà Lý - do Lý Thái Tổ sáng lập. Trần là nhà Trần - với Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên. Còn Triệu là nhà Triệu (khi đứng trên quan điểm công nhận nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam) - do Triệu Vũ Vương - Triệu Đà sáng lập.
4. Đoạn: "Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi Lê Văn Hưu cũng chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký chép lại: Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy..."
Ở đây phạm lỗi dẫn nguồn tư liệu, dù cho nội dung được trích lại đúng nhưng nó nằm trong một cuốn khác. Đại Việt Sử Ký đã thất truyền, tác giả chưa hề đọc nó thì không nên nói là nó chép lại. Đúng ra phải là: Đại Việt Sử Ký toàn thư chép lại. Lỗi này nói to thì không to nhưng nói nhỏ cũng chả nhỏ. Nếu viết chơi thì không sao, còn nếu dùng trong văn bản nghiên cứu khoa học thì đây là lỗi nặng.
5. Đoạn: "Tiếp tục, năm 111, Nhà Triệu diệt vong, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt thuộc về Nhà Hán. Đất Lưỡng Quảng lúc này nằm trong quận Giao Chỉ.”
Tống sử (quyển 488, Ngoại quốc 4, Giao Chỉ) chép: "Hán Vũ Đế bình Nam Việt, chia đất ấy thành 9 quận: Đạm Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, đặt chức Giao Chỉ thứ sử để lĩnh quản". Cương Mục (Tiền biên, Quyển II) chép: "Nhà Hán diệt nhà Triệu rồi, chia đất đặt làm chín quận, liệt làm bộ Giao Chỉ. Nhà Hán đã bình được nhà Triệu, mới lấy đất đặt làm chín quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ. Mỗi quận đặt một thái thú để cai trị. Tên gọi "Giao Chỉ bộ" có từ đấy".
Như vậy có thể thấy Giao Chỉ chỉ là một quận thuộc Giao Chỉ bộ và đất Lưỡng Quảng nằm trong Giao Chỉ bộ chứ không phải trong quận Giao Chỉ.
6. Đoạn: "Bạn nghe rõ rồi chứ. Giao Chỉ của các đời Đường, Tùy... vẫn bao gồm cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây".
Chỗ này thì nhầm to luôn. Thủy Kinh chú sớ (quyển XXXVII) chép: "Theo Tống Chí về Thứ sử Giao Châu, năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế mở Bách Việt, Thứ sử Giao Chỉ đóng lị sở ở Long Biên, năm Kiến An thứ 8 thời Hiến Đế, đổi gọi là Giao Châu, đóng lị sở ở Quảng Tín, quận Thương Ngô". Về địa giới phân tách. Toàn thư (quyển 4, Kỷ thuộc Ngô - Tấn - Tống - Tề - Lương) chép: "Giáp Thân (264) - Ngụy Tào Hoán Hàm Hi năm thứ 1, Ngô Tôn Hạo Nguyên Hưng năm thứ 1. Mùa thu, tháng 7, chia tách Giao Châu mà đặt Quảng Châu". Toàn thư (Quyển 5, Kỷ thuộc Tùy - Đường) chép: "Nhâm Ngọ (622) - Đường, Vũ Đức năm thứ 5... nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ... Bính Tuất (866) - Đường, Hàm Thông năm thứ 7... tháng 11... đặt Tĩnh Hải Quân ở Giao Châu cho Biền làm Tiết độ sứ". Như vậy có thể thấy, từ năm Kiến An thứ 8 thời Hiến Đế (203), Giao Chỉ bộ (Nam Việt nhà Triệu) đã được đổi thành Giao Châu. Từ năm 264, Giao Châu gồm Giao Chỉ và "biên giới" phía Bắc gần như tương đương ngày nay chứ không gồm Lưỡng Quảng nữa. Còn về Giao Chỉ của các thời Tùy - Đường có chăng chỉ là một quận gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An Nhân mà thôi làm gì mà có Lưỡng Quảng trong đó nữa.
Trong quá trình biên bài khó tránh khỏi những thiếu sót về tư liệu, hoặc nhầm lẫn. Rất mong mọi người chú ý đóng góp với chúng tôi. Xin cảm ơn mọi người.
Nguồn: https://www.facebook.com/315076095910246/photos/a.323005665117289/323957101688812/?type=3
*
Và một lời bình phản biện với quan điểm khác của Nguyen Minh Tuan*, cũng được nhiều người đọc cho là ‘hay’!, tuy nhiên, để làm ngắn bài viết, tôi sẽ đưa vào phần chú dẫn...

***
Cuối cùng...
Người Việt coi Hùng Vương, An Dương Vương* (207TCN)... là tổ tiên của mình, chắc Triệu Đà nếu còn sống sẽ không nghĩ vậy!, bởi vậy mà 50/50 người ‘không coi’ vị vua người gốc Tàu này (quê ở tỉnh Hà Bắc, TQ) là tổ tiên, mặc dù Triệu Đà có chứng tỏ là đã ít nhiều được ‘Việt hóa’ và mặc dù có một số đền thờ Thành hoàng Triệu Đà ở vùng đồng bằng sông Hồng...
Theo tôi, Nam Việt Vũ Đế khác với khái niệm ‘Nam đế’ trong bài ‘Nam quốc sơn hà’, vì Triệu Đà là vua của nước Nam Việt - tức Giao Chỉ Bộ hay Giao Châu sau này, 
Bản đồ Việt Nam theo từng thời kỳ lịch sá»­nhưng không phải là xứ Giao Chỉ của NGƯỜI VIỆT, hay người thuần Việt (HÌNH 4, bản đồ Giao Chỉ thời An Dương Vương)... Ông đã 2 lần xưng thần với nhà Hán, mà thường kẻ ‘tự nguyện xưng thần’ tức là ‘bề tôi của thiên triều thì ‘ngày nay’ khó có ai chấp nhận đó là ‘người Việt Nam’!...
Thật vậy, vào tháng 6/2016, tại Đà Nẵng, ‘trong quá trình thuyết minh cho khách, hướng dẫn viên ngoại quốc* (hdv Lạ) còn ngang nhiên giới thiệu BIỂN ĐÀ NẴNG LÀ BIỂN CỦA TRUNG QUỐC... Một hướng dẫn viên khi đưa khách tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) đã nói với khách: ‘14 thế kỷ trước, Việt Nam thuộc bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam độc lập rồi tự thành lập quốc gia, nhưng VẪN PHỤ THUỘC VÀ PHẢI TRIỀU CỐNG CHO TRUNG QUỐC’ (Xue Chun Zhe)’...
Cho nên việc không tập trung vào lịch sử ‘GIAO CHỈ’ mà lại suy ngược từ lịch sử Tàu để... hiểu lịch sử ta, thiết nghĩ, là vô cùng nguy hiểm!, và hậu quả nhãn tiền là ta đang bị bọn Lạ LỢI DỤNG triệt để!... Rộng hơn, dân Việt tự nó có nền văn hóa/văn minh riêng, có phương thức tồn tại riêng, có triết lý riêng, có cách nhìn thế giới riêng..., không cần mấy cái ông Lạ nhúng tay vào, cũng không cần ai đó rước mấy cái ông ‘Tử - Made in China vào!...

...Sáng nay có một ông bán hàng ngoài chợ, nói có giống chuối ở Long Khánh, Đồng Nai, gọi là ‘chuối bom’, còn ở Tây Nguyên người dân tộc gọi là ‘chuối nanh heo’, chuối này có mùi thơm, vị hơi chua một tí, nhưng ăn lâu thấy... ghiền và lâu bị rục...
Kết quả hình ảnh cho Chuối bom, Long KhánhTheo ông ta thì chuối Việt có mùi thơm, còn chuối Lạ tức chuối Háng (HÌNH 5) nên dĩ nhiên là có mùi rất... khai!
‘Rất khai’ tiếng ‘Giao Chỉ xịn’ gọi là gì? Khai... rình.

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Chia sẻ một chút nhân nói đến nhà Triệu nói chung và Triệu Đà nói riêng - liên quan đến một chút vấn đề lãnh thổ (Nguyen Minh Tuan): Chưa có bao giờ những quan điểm, góc nhìn, những giới hạn lại bị xóa nhòa như hiện tại, mở đường cho một cuộc xét lại lịch sử lớn chưa từng thấy. Nhưng trong đó, Triệu Đà lại là một nhân vật đặc biệt đến lạ kì, đi ngược lại với tất cả những nhân vật mâu thuẫn và mơ hồ chúng ta hằng tranh cãi. Những Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Nguyễn Ánh dần được mở ra dưới cái nhìn cởi mở của công và tội. Triệu Đà, ngược lại, từ một vị vua chính thống trong lịch sử lại nghiễm nhiên trở thành một tên giặc gian ác, điều mà người ta đang cố gắng chứng minh bằng dòng dõi và xuất xứ của ông... Nhưng lạ kì thay, những người cố gắng làm điều đó đều là những học sĩ, những người có thời gian vùi sâu trong sử liệu, còn những người mà tài năng đã vượt ngoài sách vở, thật bất ngờ, đều sẻ chia một góc nhìn thống nhất: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời”. “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên xưng đế một phương”, “Triệu Đà là vị hiền quân. Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời”. Những trích dẫn kể trên lần lượt thuộc về Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và HCM. Chúng ta không khẳng định rằng mọi điều họ nói là đúng, nhưng một khi những con người này đã nhất trí về một quan điểm, chắc chắn chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng. Vậy Triệu Đà đã làm được những gì?... Triệu Đà là người phương Bắc, điều này không có gì phải bàn cãi, cha mẹ ông bà tổ tiên họ Triệu đều nằm bên TQ. Bản thân Triệu Đà là quan nhà Tần cử xuống cai quản phần đất Nam Việt. Vậy nhưng, chí của Triệu Đà vượt xa một chức huyện lệnh cỏn con. Nhân lúc nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà lập nên một quốc gia độc lập mang quốc hiệu Nam Việt, đóng đô Phiên Ngung (Quảng Châu). Sau nhiều năm tranh chấp, Triệu Đà đã hoàn toàn thu phục được đất Âu Lạc từ An Dương Vương, thống nhất Bách Việt. Trong đó, câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy chưa chắc đã chỉ là huyền thoại. Bản thân Triệu Đà có một người con trai được sử sách ghi nhận dù đến nay không còn danh tính, chỉ biết mất sớm, không kế được nghiệp vua. Còn nỗi thương nhớ của người con trai này có hóa xuống giếng sâu, làm sáng lên ngọc quý hay không, xin cứ để làm một dấu lặng trong dòng lịch sử... Điều làm Triệu Đà khác biệt hoàn toàn với sự thống trị sau này của phương Bắc nằm ở chính thái độ của ông với người bản xứ. Nếu như nhà Thanh buộc mọi người Hán phải cạo đầu bím tóc như thiểu số cai trị thì Triệu Đà ngược lại, sống như một người Việt chính gốc. Ăn uống thường ăn bốc, ngồi xếp vành tròn, lấy vợ Giao Chỉ. Đến con cháu của An Dương Vương cũng được trọng dụng, vẫn được giữ thành Cổ Loa của tổ tiên, tiếp tục cai quản phần đất Âu Lạc. Đối xử với kẻ thù khoan dung nhưng không sợ bị làm phản, nếu Triệu Đà không tự tin mình đã thu phục được nhân tâm đất Nam, chắc hẳn sẽ không bao giờ dám làm như vậy. Lữ Gia quê ở Thanh Hóa, là người Việt nhưng nắm trọn quyền lực đất nước, làm thừa tướng tới 4 đời nhà Triệu, xây dựng luật pháp, đề xuất sách lược, ra quân đánh giặc, việc gì cũng từng trải qua. Cứ nhìn vào gương của ông là biết nhà Triệu công, tư phân minh, giáo dục được đẩy mạnh, người tài được trọng dụng bất kể xuất thân, nguồn gốc. Đó là đối nội, về đối ngoại, cụ thể là với phương Bắc, khẩu khí của Triệu Đà là điều chưa một vị vua phong kiến sau này của Việt Nam làm được. Triệu Đà trong thư trả lời vua Hán đã tự xưng là “lão phu”, điều mà sau này chính Ngô Sỹ Liên - người sống dưới triều đại của vua Lê Thánh Tông rực rỡ hoàng kim cũng phải khen :”Xem câu trả lời với Lục Giả (sứ giả Hán triều) thì oai anh vũ kém gì Hán Cao (Lưu Bang)”. Không có bao giờ mà phương Nam lại trở thành một vật cản mạnh mẽ đến vậy trước tham vọng của các thế lực TQ... Tạm bỏ qua các dẫn chứng lịch sử, người ta thường bảo, muốn biết tốt xấu thế nào, cứ nhìn lòng dân là biết. Tới nay, chúng ta không khảo sát được người dân Nam Việt đời sống có tốt không, có coi trọng Triệu Đà không. Chỉ biết, trải qua hơn 2000 năm, Triệu Đà vẫn được hương hỏa từ đất cũ Quảng Châu cho tới Việt Nam ngày nay. Đủ thấy, tài và đức của Nam Việt Vũ Vương có sức lan tỏa ra sao. Cho đến trước khi có những câu hỏi về việc tại sao người Việt lại thờ một vị vua gốc TQ, các bộ chính sử Việt Nam vẫn luôn khẳng định Triệu Đà và nhà Triệu là một phần tất yếu của lịch sử Việt Nam. Triệu Đà đã xây dựng một đất nước độc lập, của người Việt và do người Việt quản lý. Việt Nam - một đất nước độc lập duy nhất còn lại của hệ thống Bách Việt hoàn toàn đủ khả năng để coi là hậu duệ của Nam Việt. Cái mà chúng ta kế thừa không nằm ở cương vực lãnh thổ mà chính là những di sản về văn hóa, niềm tự hào dân tộc, tinh thần độc lập, tự cường trước phương Bắc hùng mạnh... Triệu Đà và các vua nhà Triệu đã sống như người Việt, chết như người Việt, bảo vệ đất Việt, phát triển văn hóa Việt, liệu ông có đáng để bị người Việt chúng ta coi là một thứ giặc ngoại xâm vô tri hay không? https://www.facebook.com/x.file.of.history/photos/a.194648747535858/355203451480386/?type=1&theater
2.       Hướng dẫn viên du lịch Tàu nói xấu Việt Nam, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/03/1082-noi-gi-voi-hdv-du-lich-tau-thu-gian.html
3.       Mao Trạch Đông ‘dụ’ giao Quảng Đông và Quảng Tây cho ‘Bắc Việt: ‘Đến khi ông Hồ xuất hiện, Mao Trạch Đông cũng đã từng lên tiếng trả lại cho Việt Nam 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (?) nhưng ông Hồ không dám nhận vì sợ đây là âm mưu cao thâm của Hán tộc’... (vi-wikipedia-org)
4.       Nghi ngờ ‘huyền sử’ về Thục Phán: Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục (ở Tứ Xuyên) bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế lưu vong chạy về phía đông nam, lấy vợ người Tày. Tuy nhiên Thục Chế vẫn luôn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là THỤC PHÁN thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang. Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ! (vì) khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc VN là khoảng 3.000km!...  (wiki)
5.       Nói ‘1000 năm đô hộ giặc Tàu’ là có lẽ không tính thời Triệu Đà, mà tính từ thời thuộc Hán, tức từ năm 111TCN đến 938, là 1049 năm.
6.       Vụ Nguyễn Huệ định đánh chiếm Lưỡng Quảng: vụ này chỉ có tính chất ‘truyền khẩu’ và chỉ đề cập đến trong cuốn Thần phả của nhà họ Võ (tướng Võ Văn Dũng, thời Nguyễn Huệ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét