Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

1409. Người Vịt ‘sống bằng cái đầu của người khác’* (Thư giãn)

Sống ở đời là buồn muôn thuở... Lâu lâu tôi viết một bài lẹt xẹt cho vui, nhưng không biết có còn viết được nữa hay không, hên xui!... Chuyện bình thường, chết và sống là như nhau, không có gì... khác, hehe...
---
Vâng, tôi buồn, luôn đượm buồn, luôn luôn buồn, may ra chỉ nửa tháng mới nở ra được tí nụ cười...
Đời người, già có, trẻ có, tùy, thường trải qua và chứng kiến những giai đoạn hay mốc lịch sử như 1945, 1954, 1963/1965, 1975... và bây giờ.
Ở miền Trung, vào 1945-1965, ở thôn quê, người dân thường sống dưới luỹ tre xanh, ven sông (thường gọi là cái ‘bùng’ hay cái ‘nà’), hay gần núi, gần ruộng, rẫy..., đa số là nhà tranh vách đất (làm bằng bùn trộn với rơm và cứt bò) hay nhà sàn, nay lên Tây Nguyên (với câu thơ ‘rừng khọt xơ xác, rừng le điêu tàn’, chả biết của ai!) hay về các vùng quê xứ Quảng sẽ thấy, vẫn còn... Ở miền Bắc người ta thường sống gần ruộng (nước), cạnh ụ rơm, ao cá, vườn bòng, đặc trưng là ‘nhà cổ ba gian’ (có mấy cái ụ trên mái nhà nhìn xa xa trông như lưng con lạc đà hay con bò tót, mái lá dày cả 20cm)..., nay chạy xe từ Quán Toan (Hải Phòng) qua An Lão (quê hương của món thuốc Lào 888) đến Ngã Ba Đọ (Thái Bình), hay chạy tuốt đến Lạc Quần, Cổ Lễ, Quất Lâm (Nam Định)..., nhìn từ xa, ta thấy những căn nhà đó vẫn còn... Ở miền Tây thuộc vùng ‘nền đất yếu’, nhà cửa thường ven kênh rạch với chiếc xuồng cột gần đó (với câu thơ ‘xuồng ai đó dọc theo lau lách, hãy để hồn ta ruổi ruổi theo’, chả biết của ai, quên rồi!), nhà làm sơ sài, gió bão thổi bay cái... vèo, thường có cá soài trên lên mặt lộ (đường), le le dưới rạch cả bầy, chai rượu luôn kè kè bên cạnh, về miền Tây sẽ thấy...
Với tốc độ ‘đô thị hóa’, dòng người nườm nượp đổ về thành thị (ở miền Nam từ 1965), bỏ qua ’10 năm không gặp tưởng tình đã cũ’..., nay quay lại Hải Phòng chạy đến khu Cát Hải phi ra Cát Bà, đêm đêm thấy hào quang lóe mắt, đi ra mà chả biết đường về!..., từ khu Big C hay Đền Trần (Nam Định) chạy vào Hoa Lư (Ninh Bình), thấy đường cao tốc (nối với Hà Nội) mọc lên tấp nập, đêm sương mù bao phủ, chả nhìn rõ chỗ nào mà dừng lại để kiếm món ‘cơm cháy’, ‘rượu Ngọc Dương’ hay ‘dê núi Ninh Bình’!..., vào Đà Nẵng quê xưa, ra Tiên Sa hay về Ái Nghĩa, chạy lạc là chuyện thường ngày ở huyện, nên phải hỏi đường thấy mẹ!..., đến Sài Gòn chạy dọc theo Xa lộ Đại Hàn đến Làng Đại học Thủ Đức để tìm lại kỷ niệm xưa, đói quá ‘look for’ (kiếm) tô phở béo, nào ngờ đi lòng vòng quanh mấy cái vòng xoay to tổ bố, không biết đường đi, bị công an giơ cái dùi cui ra, sợ hết hồn!, hehe, ban đêm lọt vào khu Phú Mỹ Hưng-Nam Sài Gòn tưởng lạc bước xứ Singapore!, từ chợ Gò Vấp chạy qua đường Hà Huy Giáp qua Lái Thiêu (Bình Dương), thấy nhà hàng, quán cà phê vườn, nơi chơi bời em út... nườm nượp đón chào, định mua một miếng đất nhà quê nho nhỏ để sống như... Trang Tử, nào ngờ phỏng tay!...
2500 năm trước, chủ yếu còn là thời ‘công xã nguyên thủy’, nghe nói Lão Tử, Trang Tử Tàu mang giày rơm, tay cầm phất trần, ăn hột mít hay khoai lang đánh rắm thúi thấy mồ, và là chuyên gia ‘rảnh háng’ nên họ thường đi qua đi lại nơi xó bếp, phán bậy phán bạ ra những điều hư ảo cho thế nhân!..., nghe nói đức Phật cũng chuồn ra gốc cây bồ đề, ngày ngày may ra được uống tí ‘sữa dê’ do mấy cô thôn nữ dâng cho, thậm chí có người nói mỗi ngày ngài chỉ ăn một... hột mè để sống!, hahaha, rồi tiết ra những thứ như ‘tứ đại giai không’ hay ‘sắc sắc không không’ gì gì đó chả giải được cái gì cho nhân loại!..., (nghe nói) đức Chúa thường cỡi lừa, uống mật ong, ăn châu chấu, đi đến đâu sờ ai thì người đó liền hết bịnh!, nhưng thôi không nói nữa!...
Và 2500 sau... ‘Phật... TÀU’ ở An Nam có cái ‘chít chít-vài chục triệu’ (điện thoại), hút ‘thuốc lá Ba Số 5’, uống Bò Húc hay rượu Tây đắt tiền... là chuyện quá bình thường, đi thuyết pháp mời xe taxi đéo chịu nhảy lên mà phải đi Camry, Lesus hay Audi cơ!, rồi mang ‘sao Tàu’ hay ‘vong Tàu’ về ‘giải hạn’ cho dân Vịt (hay có tài Thần Y chữa bách bệnh...) kiếm vài trăm tỉ vốn là chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng khi nghe con Covid-19 thì lập tức vác áo cà sa chui vào hang động trốn biệt tăm!, chưa kể có đại đút Thích Độ Gái Xinh tuyên bố nếu tôi ‘xuất chùa’ thì trong tay vẫn còn ‘mấy tỉ’ xài không hết!, hay đại đút Thích XXX bỗng dưng khùn khùn phán rằng ‘chữ Quốc ngữ là cái thứ chữ của bọn xâm lược’! ...; khi alô mấy ‘Đạo sĩ thúi... TÀU’ thì nghe ‘Lão Tử’ nói ‘tui đang vi vu ở Bắc Kinh’, ‘tui đang chu du ở Tokyo’, ‘tui đang vân du ở tháp Khalifa (Dubai)’..., hay ‘tui đang du hí trên ‘con đường Ma’* và chuẩn bị được ngắm... lờ ở ‘Thiên đường SEX’* ở Hàn Quốc - đang hai mắt sáng lên, đang nước miếng trào ra, đang ngâm hai câu thơ ‘Đa tình tự cổ năng di hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ’ của... Trư Bát Giái’...
Và ngay bây giờ:
-(Dịch virus Tàu) ‘sẽ là 1 hiệu ứng Domino (Domino effect) hoặc phản ứng theo chuỗi (chain reaction). Sẽ nhiều người khổ và thiếu thốn. Người nghèo, kiếm ăn hàng ngày sẽ là đối tượng trước tiên. Saigon mà sụp. Hà Nội sẽ tiêu dên. Thôi không muốn nói thêm nữa. Chẳng để làm gì sất’ (fb Thai Vu). Và ‘Sài Gòn chuẩn bị kịch bản (đón tiếp) 50.000 ca+!’ (Tin sáng 9/7, fb Trương Văn Khoa), hay ‘Hà Nội hãy cẩn thận!’ (Lb)...
Những ‘biến đổi nói trên và mở rộng’ gọi là ‘DỊCH’, khỏi mất công đọc mấy thứ Kinh Dịch... của Tàu hay của mấy tay hủ nho An Nam làm cái quái gì vì nó ‘không thực chiến’, nếu không muốn nói là vô bổ!... Nếu Kinh Dịch mà bói đúng thì đội tuyển Việt Nam sẽ... vô địch World Cup 2022 và số lượng người cá độ nhảy cầu Sài Gòn đi... buôn muối sẽ tiến đến Lim = 0!, hehe...
Ôi, triết Tàu..., ôi, Covid Tàu..., ôi, sống bằng cái đầu... buồi Tàu! (H.2)
Nhân tiện, ‘con đường Ma’ và ‘Thiên đường SEX’ ở trên là gì? Ở bên Hàn Quốc, có một đoạn đường dài cỡ 2km, bằng phẳng, không có lên dốc xuống dốc gì hết.., mà đến đó, bất cứ xe nào, cứ dừng xe lại, tắt máy, chiếc xe vẫn cứ từ từ chạy cho đến khi hết 2km thì thôi!, chắc không có vụ ‘từ trường’ hay ‘hấp dẫn’ gì ở đây cả!, nên người Hàn gọi con đường này là ‘con đường Ma’...; qua con đường này một đoạn, bên tay phải, ta sẽ ghé vào ‘Thiên đường SEX’ (một điểm du lịch), ở đây, các sinh viên, họa sĩ hay điêu khắc gia Hàn Quốc... có tài thường lưu lại các tác phẩm ‘tình dục’ của mình, nếu được chấp nhận..., nên vào đó, ta sẽ thấy đủ các kiểu làm tình - đàn ông với cái củ trym to như trái cà dái dê với ‘nòng pháo vẫn vươn lên trời cao’, và các bà đang chổng mông hay nằm chàng hảng giơ cái... lờ ra rất là uy vũ cùng với vũ trụ (H.3), hehe...
H...ết.
---
Bài đọc thêm:
‘NGƯỜI VỊT SỐNG BẰNG CÁI ĐẦU CỦA NGƯỜI KHÁC’ (lược trích, H.1)
Buổi học đầu năm chuột, học trò thảo luận về “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Các em nói, đại ý, cái chết của Vũ Nương là do tội ác của chế độ phong kiến... “Cái sướng khổ của người Việt do đâu mà có nhỉ ?”, “do người khác mang lại ạ!”...
1. Chúng ta có gì?
Việt Nam là đất nước không có tư tưởng. Người Việt chưa bao giờ lập thuyết. Nhìn lại lịch sử dân tộc chỉ thấy một một nỗi xót xa của kẻ vong bản ngay trên quê hương mình. Khoảng 1 ngàn năm phong kiến “độc lập” chúng ta sống bằng tư tưởng của người Hán với Nho giáo, với Lão - Trang... Khi người Pháp vào chúng ta sống bằng tư tưởng Pháp (và phương Tây nói chung), đó là một sự biến thiên ghê gớm - vô tiền khoáng hậu... 4000 năm (nếu con số này là thật), đã trưng ra một diễn trình tư tưởng mà ở đó chúng ta hoặc bị cưỡng bức, hoặc đi xin; nhưng dù là thế nào thì chúng ta cũng chưa bao giờ có triết học của mình. Một dân tộc luôn tự hào với văn hiến lâu đời, thật không thể hiểu nổi, khi nó lại không có “suy nghĩ” riêng, nó đã sống bằng cái đầu của người khác ít nhất là hơn 1000 năm qua, từ khi nó tuyên bố độc lập.
...Và chúng ta cũng không có tôn giáo! Chúng ta biến những tư tưởng/học thuyết xã hội của Nho, Lão thành tín ngưỡng, và biến những tư tưởng triết học của Phật giáo thành chuyện cầu cúng... Người Việt đã sống tạm bợ suốt cả ngàn năm qua trên chính mảnh đất của mình. Điều ấy chỉ chứng tỏ rằng người Việt không có thói quen suy tư, là một dân tộc “lười suy nghĩ”... Người Việt không có văn học. Trước khi người Pháp vào chúng ta làm thơ Hán, văn học chữ Nôm chưa bao giờ trở thành chính thống bởi cả về số lượng và chất lượng (trừ vài trường hợp đặc biệt); khi người phương Tây vào chúng ta sáng tác văn học theo kiểu phương Tây; những năm “cách mạng” chúng ta viết kiểu văn học Xô Viết. Viên đá tảng của mọi nền văn học là sử thi thì chúng ta cũng không có. Người Việt không có sử thi (trong khi các dân tộc... “mọi rợ” lại sáng tác nên những pho sử thi hoành tráng, như Đam San của người Ê Đê chẳng hạn). Người Việt cũng không có truyền thống tiểu thuyết. Vài tác phẩm có giá trị cũng chỉ có dung lượng khoảng vài trăm trang (nếu viết dài hơn thì trở nên dở)... Và chúng ta hiểu, tại sao các nhà nghiên cứu văn hóa lại khó khăn đến thế khi đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam!...
2. Người Việt sống bằng gì?
Nhưng tại sao chúng ta có thể sống sót qua cả “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”?
Người Việt trọng Lợi. Nhưng là cái lợi trước mắt, lợi cho mình, cái mà Phan Châu Trinh gọi là "không có luân lý xã hội", “ai chết mặc ai, phải ai tai nấy”. Cái gì có lợi thì làm và sẵn sàng đổ máu để bảo vệ... Họ sẵn sàng đánh nhau chảy máu đầu...; người Việt không biết xếp hàng mà quyết chen lên bất chấp đúng sai; người Việt sẽ cố nhích lên từng centimet khi kẹt đường trong dòng người như nêm để làm cho nó thà không nhúc nhích được nữa chứ quyết không cho ai lên trước mình... Người Việt chỉ cần yên ổn mà sống cho nên quyết “tìm nơi vắng vẻ” như một triết lý sống nửa vời... Các Nho sĩ ta... bất mãn (mà thực ra là bất lực và sợ hãi) nhưng khi được "trển" đoái thương thì lòng hăm hở như được phục sinh. Cũng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa nhưng người Việt không có kiểu hành xử khinh bỉ danh lợi...
Người Việt đã đi trong thế giới không tư tưởng suốt dằng dặc lịch sử nhưng vô cùng vững chãi trên đôi giày chữ Lợi. Chữ lợi trở thành “nhất môn thâm nhập, trường kì huân tu”, trở thành thành trì tâm thức, là “báu vật của đời”, là bọc trứng trong vòng tay nhện cái, là vật tổ trong thăm thẳm vô thức… khiến nó dẫn dắt dân tộc này đi qua các cuộc chiến tranh, vượt qua những ải đô hộ, nó trở nên một thứ bảo bối "dĩ bất biến ứng vạn biến". Có thể từ bỏ tự do, có thể từ bỏ văn hóa, từ bỏ những giấc mơ nhưng phải giữ được đất và yên thân. Chữ “ăn” vì thế đã trở nên một từ nhiều nghĩa nhất và ám ảnh nhất trong ngôn ngữ người Việt. Người Việt vì thế chỉ có các cuộc chiến giữ đất và mở đất chứ không có các cuộc “thánh chiến” hiểu như là những xung đột văn hóa... (Nay) VN không bị biến thành kẻ thù của nhiều nước phương Tây như Triều Tiên, cũng không bị coi là nguy hiểm như TQ…bởi, thực tế VN không nguy hiểm, vì với họ, VN chỉ giữ lợi, và sẵn sàng thay đổi để giữ lợi (đu dây).
Cơ thể căn tính Việt đã đạt đến sự linh thông như nước khi ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Chữ Lợi, như thế, trở thành một mã gen di truyền giữ cho hình hài Việt ngàn năm không đổi. Nhiều ngàn năm đi qua trong sương mù, trong gió bão, trong những cơn lốc lịch sử nhưng người Việt vẫn là mình từ cuộc chiến dành chiếc yếm đào của cô Tấm trong cổ tích đến cái triết lý “con buồi” của lão Kiền trong văn Nguyễn Huy Thiệp... Việt Nam vì thế chưa bao giờ có các “thánh tử đạo”. Nếu có cuộc chiến nào thì đó chủ yếu là cuộc chiến của cơm áo (gạo tiền), khổ thì cũng khổ vì cơm áo... Không có cuộc cách mạng tư tưởng, không có dấn thân truy tầm thể tánh, không có những truy vấn về ý nghĩa của sinh mệnh siêu hình…
Vì chữ Lợi, kẻ sĩ xưa lui về ở ẩn/Vì chữ lợi, trí thức nay im lặng/Vì chữ Lợi, quan chức tham những/Vì chữ lợi, thầy giáo đi buôn/Vì chữ Lợi, triết học bị biến thành tín ngưỡng/Vì chữ Lợi, tôn giáo bị biến thành mê tín
...Niềm vui lớn nhất của người Việt là... vật chất nói chung. Nay việc ấy cơ bản đã được giải quyết, niềm vui bị tước mất trong khi không có những đam mê tinh thần và khát vọng sáng tạo văn hóa nên người Việt bị đày ải trong sự buồn chán, nhạt nhẽo, vô vị... Người Việt ngày càng cô đơn và buồn, đến cả trong đám tang mẹ mình, họ vẫn thức thâu đêm để đánh bài nếu không lướt facebook. Từ khía cạnh này mà nhìn thì dường như người nghèo của VN ít khổ hơn người giàu vì ít ra họ còn có những đam mê do sự dồn đuổi của cuộc sống!
Người Việt thích được nghỉ hơn là làm việc. Với họ, là “phải” đi làm và “được” nghỉ. Người Việt không coi lao động là một phần thưởng và một cơ hội để kiến tạo cuộc đời và phát triển xã hội. Họ sẽ đi trễ về sớm, lãn công, làm việc đối phó. Học sinh Việt không hiếu học mà hiếu danh, đi học là bắt buộc, được nghỉ là món quà. Nhưng khốn khổ thay người Việt lại không biết làm gì với sự rảnh rỗi của mình ngoài tán gẫu, ôm điện thoại, nhậu nhẹt, đánh bài, hoặc ngủ. Không một người Việt Nào ngồi suy tư tới phát điên như Nietszche, cũng không một người Việt nào đi tìm ý nghĩa đời sống... như Hemingway hay... L. Tolstoy...
Người Việt khá giả và giàu, về cơ bản, không biết hưởng thụ. Họ không biết làm gì với thời gian và tiền bạc của mình ngoài ăn uống, mua sắm hàng hiệu và đi du lịch. Việc đi du lịch của người Việt thường khổ hơn là vui vì họ đi không phải để thưởng thức vẻ đẹp, và cũng không thể thưởng thức... Không có một hành trình khám phá văn hóa và thiên nhiên, vì người Việt dường như khó có thể an trú trong thinh lặng khoảng vài phút nơi bông hoa đang bung nở dưới ánh ban mai. Vì thế, người Việt không thể du lịch một mình và cũng không thể sống một mình, họ sẽ phải livestream trên từng bước đi, cuộc sống của họ phải được sự chứng kiến của người khác nếu không nó lập tức trở nên vô nghĩa. Cuộc đời của họ nằm trong ánh mắt kẻ khác.
Vì thế mà Vũ Nương tự tử.
...Đi tìm căn tánh Việt như là bắt mạch quốc bệnh phải được xem là công việc hệ trọng bậc nhất để trị liệu tinh thần cho giống nòi... Hãy thôi hát những lời hoan ca, hãy ngừng ru ngủ thế hệ trẻ bằng niềm tự hào giả tạo; hãy vén lên bức màn nhung đang che đi những ung nhọt trong cơ thể căn tánh Việt để ánh nắng mặt trời của sự thật dần nuôi lớn cây dân tộc đang èo uột trong bóng tối vô minh...
*VÌ SAO VŨ NƯƠNG CHẾT?, Thái Hạo, đọc toàn bài tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét