Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

1412. Tiếng Việt... và một bài viết rất hay của Nguyễn Hải Hoành (Thư giãn)

Tiếng Hán Việt, Hán Nôm hay ‘tiếng Việt hiện đại’ (H.1) khác nhau chỗ nào? Ngộ khon có piết, xin vui lòng hỏi cụ Gúc, các học giả, hay đọc bài của Nguyễn Hải Hoành dưới đây. Lưu ý rằng tuy viết vậy nhưng ‘tiếng’ khác với ‘chữ’, trong đó, ‘chữ’ là ký hiệu của ‘tiếng’, và đúng ra thì ‘chữ’ (letter) là chữ a, chữ b hay chữ c... chẳng hạn. Tạm hiểu ‘dưới cặp mắt 2021’, thì...
-Chữ Việt Hán là chữ Hán được đọc theo TIẾNG VIỆT (âm Việt).
Một cách đời thường, chắc ai cũng biết vụ ‘tai khơ’ tiếng Việt đọc là ‘đại ca’, ‘khơ khơ’ tiếng Việt đọc là ‘ca ca’ (trong ‘Lệnh Hồ đại ca’ hay ‘Lệnh Hồ ca ca’...); tương tự, chữ Hán cũng được đọc theo âm Hàn, Nhật (nhiều âm ‘cu’ và ‘mu’ lắm, vd như ‘hicu’ là kéo, ‘sumu’ là sống, hehe), thậm chí là Hồng Công hay Đài Loan..., xem dưới.
Vì thế, người ‘Tàu’ có thể nhận biết được mặt chữ (Hán Việt, Hán Nhật...) nhưng để nghe được hay hiểu được thì hên xui! Vd như có một phim Tê Cu (quên tên rồi) kể về một anh cảnh sát thuộc Tổng cục cảnh sát China từ Bắc Kinh đi Đài Loan để truy lùng một tên tội phạm vượt ngục (Lưu Đức Hoa, đóng chung với Trương Mạn Ngọc), lúc anh chàng cảnh sát này ra ngoài đường phố để ‘interview’ (phỏng vấn) thì người dân ầm ầm lên là ‘Tôi không biết tiếng Bắc Kinh!’, còn anh ta thì nổi cáu lên quát ‘Tỉu nà má, tao cũng không biết tiếng Đài Loan!’, hahaha...
-Chữ Nôm là TIẾNG VIỆT được biểu diễn bằng ký tự Hán bằng cách thay đổi/thêm thắt - có thể ngoài quy luật. Do đó, đa số từ có ‘dạng Háng’ đã thay đổi về nghĩa, thậm chí thay đổi hẳn, và cũng do đó mà có thêm rất nhiều ‘từ Việt’ mới - mô tả được toàn bộ tư tưởng cũng như lịch sử văn hóa-văn minh Việt...
Vd như làm sao thế hiện được chữ ‘tròn’ trong tiếng Việt, người ta mới lấy chữ ‘viên’ kết hợp với chữ ‘lôn’ thành 𧷺, đọc là ‘tlòn’, sau này là ‘tròn’ (wiki)... Tương tự cho chữ ‘lồn’, các bạn thử ngâm cứu xem!, hehe...
Đời thực hơn, nay người Việt thường chế tiếng Anh thành tiếng Việt như ‘pump pump’ = búm bùm (làm tình, tiếng miền Nam trước 75), hay ‘I love you’ = ‘ai lớp du’ hay ‘ai nớp du’ (bặt bặt)..., hehe...
-Tiếng Việt hiện đại là TIẾNG VIỆT được biểu diễn bằng các ký tự a, b, c...
Do có vụ ‘tiếng Nôm’ nên mới có ‘tiếng Việt-La tinh’ ngày nay, người Nhật, Hàn hay Tàu... đã từng muốn làm như VN nhưng đành bótay-com vì nó vô cùng phức tạp, xem dưới.
Và vụ này ai cũng biết rồi nên tôi không nói dài...
---
TẠI SAO VN CẢI CÁCH THÀNH CÔNG CHỮ VIẾT, CÒN TQ THÌ KHÔNG? (lược trích)
Tiếng Việt kỳ diệu... Hai dân tộc Việt Nam và Hán có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất - ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngoại ngữ.
Sau 1000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ HÁN VIỆT) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại.
...Nói theo ngôn ngữ học hiện đại, là tổ tiên ta đã biết lợi dụng đặc điểm ghi ý không ghi âm của chữ Hán để đọc chữ Hán bằng bản ngữ. Chữ Nho đã thầm lặng vô hiệu hóa quá trình Hán hóa ngôn ngữ. Từ Hán-Việt đã giúp kho tàng từ vựng tiếng Việt phong phú thêm nhiều lần cả về số lượng và mỹ cảm. Cho dù ‘một số’ từ vựng tiếng Việt hiện nay có gốc Hán ngữ nhưng đó chỉ là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ bình thường. Chẳng hạn tại TQ, khoảng 70% từ ngữ tiếng Hán hiện đại có gốc tiếng Nhật.
Để sửa nhược điểm chữ Nho không ghi được tiếng Việt, vào khoảng thế kỷ 12, tổ tiên ta làm một thử nghiệm ngôn ngữ táo bạo: sáng tạo CHỮ NÔM có yếu tố biểu âm (phonograph), ghi được tiếng Việt. Chữ Nôm cấu tạo trên nền tảng chữ Hán, biết chữ Hán mới học được chữ Nôm, vì vậy phụ thuộc Hán ngữ và khó phổ cập... Tuy vậy, do văn thơ chữ Nôm thể hiện được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tạo dựng được một nền văn học mới trội hơn hẳn văn học chữ Nho, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ nền văn hóa Việt... Đây là điều kiện tất yếu để 5 thế kỷ sau các giáo sĩ Pina, Borri, Alexandre de Rhodes… làm được chữ biểu âm cho tiếng Việt. Giả thử các giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học ấy đến TQ làm chữ biểu âm cho tiếng Hán thì chắc chắn họ sẽ thất bại, bởi lẽ tiếng Hán không thích hợp chữ biểu âm...
Với hai ưu điểm quý giá - biểu âm và Latin hóa, CHỮ QUỐC NGỮ đã làm thay đổi hẳn đời sống ngôn ngữ, văn hóa, xã hội nước ta... Loại chữ này ghi âm được 100% tiếng Việt, thực hiện nói/nghĩ thế nào viết thế ấy, viết thế nào đọc thế ấy, lại dễ học, dễ dùng chưa từng thấy... Chữ Quốc ngữ đã thúc đẩy nền văn minh Việt phát triển với tốc độ gấp... trăm lần quá khứ. Thứ chữ này nhanh chóng được toàn dân chào đón và học tập... Dùng chữ Quốc ngữ có thể dịch các từ ngữ Hán hoặc Nôm và ngoại văn ra tiếng Việt, nhờ thế dân ta được tiếp xúc với kho tàng văn hóa của tổ tiên, các trào lưu tư tưởng mới và khoa học kỹ thuật phương Tây... Các tổ chức cách mạng đều dùng chữ Quốc ngữ để tuyên truyền tư tưởng yêu nước chống thực dân phong kiến.
Chữ Quốc ngữ làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ hoàn toàn độc lập với Hán ngữ. Thời xưa Việt Nam, Nhật, bán đảo Triều Tiên đều dùng chữ Hán; khi thấy mặt hạn chế của nó, cả ba đều cố “Thoát Hán” về ngôn ngữ. Bán đảo Triều Tiên thế kỷ 15 làm chữ biểu âm Hangul, nhưng Hàn Quốc hiện vẫn phải dùng chữ Hán để chú giải các từ ngữ cần chính xác (như về pháp lý). Người Nhật thế kỷ 9 làm chữ biểu âm Kana, nhưng hiện vẫn dùng gần 2000 chữ Hán... Người TQ từng bỏ ra ngót 100 năm thực thi cải cách chữ viết theo hướng làm chữ biểu âm Latin hóa thay cho chữ Hán... (nhưng kg làm được). Riêng Việt Nam nhờ dùng chữ Quốc ngữ mà từ năm 1919 chính thức bỏ chữ Hán. Quá trình “Thoát Hán -Thoát Khổng” này nhanh gọn, không gây ra sự đứt gãy văn hóa, là một thắng lợi văn hóa-tư tưởng cực kỳ quan trọng của dân tộc ta...
*Tác giả: Nguyễn Hải Hoành, trang nghiencuuquocte-org, đăng trên fb Dung Tran, đọc toàn bài tại:
---
Tóm lại, theo trên, tiếng Việt Hán, Nôm hay Việt-La tinh tất cả đều là TIẾNG VIỆT (cuốn từ điển Oxford (Anh-Anh) mà các sinh viên TOEFL hay IELTS đang nắm trong tay hiện nay có đến 150.000 từ, vì tiếng Việt có rất nhiều ‘từ láy’, ‘từ lái’... nên suy ra tiếng Nôm phải có trên 150.000 từ!)...
Nó không có vụ ‘là cái thứ tiếng của bọn xâm lược’ vì ‘tiếng Lạ’ há không phải là ‘cái thứ tiếng của bọn xâm lược’ sao!..., mà hiện thực hơn, chữ Nôm được các cao nhân Việt như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Ngọc Hân công chúa... và đa số giới nho sĩ thời quân chủ ủng hộ..., còn sau đó, từ những năm 1930, không quá phụ thuộc vào ‘thượng tầng’, mà ở ‘hạ tầng’, chữ Việt-La tinh - một cách tự nhiên - được giới tinh hoa Việt và đa số người dân nhiệt tình và ‘tự nguyện’ sử dụng, như nhóm Nam Phong tạp chí, Tự lực văn đoàn hay Nhân văn giai phẩm... mà ta nghe quen quen, vì tiếng Việt-La tinh dễ học, dễ hiểu, dễ thấm, dễ truyền và dĩ nhiên là... ngon hơn tiếng Tàu!
Và nay, ngoài vụ ‘no star where’ = không sao đâu, ‘no table’ = miễn bàn, ‘don’t onion summer me’ = đừng hành hạ tôi (kiểu Hà Nội), ‘thank you’ = canh thiu (kiểu Thanh Hóa)..., hay trên facebook có xài cụm từ ‘dried monkey’ là con khỉ khô để phân biệt với ‘wet monkey’ là con khỉ ướt, ‘sugar baby’ là... cẳng dài (H.2), hay ‘Covid’ đọc là ‘Cô Vít’ hay ‘CoV’ đọc là ‘Cô Vy’..., thì tiếng Việt còn có vụ ‘China virus’ là virus Tàu, ‘China Covax’ là món... tam thi não thần đan, chưa kể ‘con mother nó’ là ‘con mẹ nó’, đố bố mấy thằng Tây hay Tàu mà hiểu nổi!, hehe...
H...ết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét