Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

1418. Nhà quê, ‘le nhaque’... và hàng thiết yếu (Thư giãn)


Ở ta hay gọi là ‘đồ nhà quê’, ‘quê mùa’, ‘quê một cục’, ‘quê ơi là quê’, ‘quê quá’, ‘quê rứa!’, ‘quê chưa!’ (xấu hổ chưa)... mặc dù có thể không có ý ‘báng bổ’, nhưng bản thân từ dùng đã ít nhiều mang ý cho ta là 'người thành thị' mà TROLL (dìm hàng, miệt thị) người miền quê: Chúng ta đã sai lầm nghiêm trọng!
Ngoài ra, việc hay nói ‘nhà quê’ như thế đã làm cho trong cuốn Course De Langue (Giáo trình Ngôn ngữ và Văn minh Pháp, dành cho cấp 3, trước 75) và Từ điển tiếng Pháp có thêm từ ‘le nhaque’* tức là nhà quê...
Có một bài hát tên là ‘Nhà quê’ (nhạc Dương Như Phú), mới ra đời khoảng năm 2016, có ‘e nhạc’ mới như nhạc Lê Minh Sơn, Đỗ Bảo..., đặc biệt là có rất nhiều từ ‘nhà quê’ và do Minh Chuyên trình bày rất hay:
-Nhà quê thúng mủng nong nia/Nhà quê sáng phiên chợ về/Nhà quê nón gãy cong vành/Mà vẫn đội đầu nhà quê/Quê cái niêu đất cá mè tương ủ tro/Quê xâu cá rô dòn còn non thế/Thương ôi là thương ôi là thương quê/Yêu ơi là yêu ơi là yêu quê... Nhà quê múc nước gáo dừa/Nhà quê có máng hứng mưa/Nhà quê dẫm đôi chân trần/Nắng đổ trên sân nhà quê/Đường nhà quê cong cong mình rồng/Nắng đỏ hai bên, đồng lúa đang lên/Chợ về bánh lá, bánh đúc chan tương/Thương ôi là thương cái đòn gánh cong... Tôi sinh ra trên đất quê/Uống nước quê, ăn gạo quê/Và nói tiếng người quê tôi/Nhà quê ơi nhà quê...
*Nhà quê, trình bày Minh Chuyên: https://www.youtube.com/watch?v=4DzDs2ghZNo
Mới đây, hình như là vào đêm 25/7/2021, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn có thổi bản ‘Quê hương’ (nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân) tại Bệnh viện dã chiến Thủ Thiêm (lưu ý rằng có nhiều đánh giá trái chiều):
-Quê hương là chùm khế ngọt/Cho con trèo hái mỗi ngày/Quê hương là đường đi học/Con về rợp bướm vàng bay... Quê hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng/Quê hương là con đò nhỏ/Êm đềm khua nước ven sông... Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che/Quê hương là đêm trăng tỏ/Hoa cau rụng trắng ngoài thềm...
*Quê hương, trình bày Trần Mạnh Tuấn: https://www.facebook.com/nxdien2k15/videos/330312535436696
Đơn giản, chúng ta hãy ‘tha’ bớt cho dân ta đi!
Nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Lam Phương, ‘Vô Thường’, Thanh Tùng, hay mới đây là những Lê Minh Sơn, Đỗ Bảo, Dương Như Phú hay Giáp Văn Thạch, ‘Đỗ Trung Quân’ nói trên... có gì xấu!..., TẠI SAO ta lại phải ca tụng những ‘Phụng Cầu Kỳ Hoàng’ của ‘Tư Mã Tương Như’, ‘Tiếu ngạo giang hồ’ của Lưu Chính Phong và Khúc Dương, ‘Cánh hồng Trung Hoa’ của Chen Gexin, ‘Betrayal’ (Phản bội) của Yao Si Ting hay ‘Goodbye Kiss’ (Nụ hôn biệt ly) của Ân Văn Kỳ... của TÀU?
Những anh hùng/anh thư VN có xuất thân từ nhà quê được gọi là các ‘anh hùng áo vải’ như những Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, ‘Nùng Trí Cao’*, ‘Thị Yến’ (Ỷ Lan phu nhân), Lê Lợi, Nguyễn Huệ, ‘Lê Văn Khôi’, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám... có gì xấu! (xem thêm chú dẫn), TẠI SAO ta lại phải ca tụng những tay giang hồ như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi hay gần đây là Hoàng Phi Hồng, Trần Chân, Hoắc Nguyên Giáp hay Đặng Tiểu Vô Bình của TÀU!...
Tóm lại, ‘Quê hương ta là chùm khế ngọt’ là ở Việt Nam..., chứ không phải là trở về chỗ ‘hồ tử thú khâu’ (cáo chết quay đầu về gò) ở bên Tàu..., không phải là trở về nơi ‘Công cha như núi Thái Sơn’ ở Sơn Đông của tên Khổng Tử ở nước Lỗ..., không phải là trở về sa mạc Safari (thuộc sa mạc Sahara) để ăn chà là và ngắm ‘Con đường Lạc Đà’ (Tàu chế ra ‘con đường tơ lụa’) của xứ Ả Rập cổ đại (Dubai)..., không phải là trở về để ngắm ‘Một giàn thiên lý đã xa’ ở nước Pháp..., không phải là trở về nơi có ‘chiều Mátxcơva’ với những đêm trắng ở nước Nga..., không phải là trở về ‘Thiên đường Nami’ ở Chuncheon để 'ai lớp du bặt bặt’ với nàng Choi Ji Woo dân Hàn Quốc..., không phải là ‘Trở về Suriento’* để có cái cảm giác ‘Về đây khi mái tóc còn xanh, xanh. Về đây với maù gió ngày lang thang. Về đây xác hiu hắt lạnh lùng’ ở nước Ý..., không phải là trở về nơi ‘Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời’* ở Kalmykia!, Mông Cổ, Úc, Tây Ban Nha, Brazil hay miền Tây hoang dã của nước Mỹ!, đặc biệt là, không phải là trở về để làm ‘Cận vệ Trung Nam Hải’ cho tên ‘Tạp giáo chủ mắt hí’ ở bên rìa Tử Cấm Thành cuả nước Giữa!... Hehe...
Về quê sống!
Đáng lẽ từ 1954, cụ thể là sau 1975, ‘nhà nước’ phải có chính sách khuyến khích mạnh người dân nên ở lại vùng quê để phát triển kinh tế (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, xuất khẩu hàng hóa thiết yếu cho Tây/Tàu như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, chứ không xúm lên thành phố để sau này nuôi tham nhũng và Cô Vít!), vì tính chất của miền quê là ‘lành, khỏe, xanh, sạch, đẹp’, phù hợp với lối sống kiểu Lão, Trang hay của Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm..., đặc biệt miền quê là nơi vốn không thích chứa chấp con ‘virus Tàu’ (Covid 19)...
Nay, 'về quê sống’ là... chân lý, phù hợp với ‘triết học/tinh thần hậu hiện đại’, cận với ‘triết lý 'ở nhà là cứu thế giới’ (H.1), đặc biệt là phù hợp ‘thế giới hậu Covid* - không thể thay thế tính chuyên nghiệp bằng 'nghị quyết' hay các khẩu hiệu hình thức’: ‘Tình trạng duy lý quan liêu vô hồn sẽ không bao giờ đủ để an ủi người bệnh, giảm bớt nỗi đau và chữa lành tinh thần đau thương của họ. Máy tính, tập đoàn/nhóm lợi ích, (sự duy ý chí) và mô hình tiêu dùng (thành thị) sẽ không thực hiện được điều đó’* (Eiser)...
Thật vậy, 'xưa nay VN nhất có '3G', đó là: Gạo Quê*, Gà Quê và Gái quê, chưa kể Cà phê Ban Mê. Nay có thêm '2 Ông', đó là Bánh mì ông Thọ và vaccine Plizer ông Ngoại...'. Hehe...
Vừa rồi có chuyện Đường Tăng cỡi ngựa đi qua trạm kiểm dịch cúm Tàu ở SG bị phạt 3 triệu đồng, Đường Tăng hỏi ‘Tại sao?’, cán bộ đáp:
-Vì Chân Kinh không phải là hàng thiết yếu! (H.2)
Sau đó, có ông chồng chở vợ đi qua trạm kiểm dịch cũng bị phạt 3 triệu, ông chồng cũng hỏi ‘tại sao?’, cán bộ đáp:
-Vì vợ không phải là hàng thiết yếu! (H.3)
Hahaha..., vì thế thiết nghĩ món ‘Thứ Tư Nghỉnh Cu’ của Tàu hay mấy cái... Lon Coca của mấy con Bạch Cốt Tinh Tàu như Tây Thi hay Dương Quý Phi vốn không phải là món... hàng... thiết yếu! (H.4), hehe...
H...ết.
---
*Đọc thêm:
-Le nhaque!?: Cái đặc sắc của người nhà quê Việt Nam đậm đà đến nỗi, để gọi họ, người Pháp đã đưa vào Từ điển tiếng Pháp một từ mới: Le Nhaque!... Ở VN, trước đây không có thành thị. Các trung tâm tài chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả một vùng thường được gọi sang trọng hơn Tổng, hơn làng xã bằng một từ: Kẻ Chợ - một cái chợ lớn họp một hay nhiều phiên một tháng. Hà Nội, Huế được gọi cao nhất: Đất Kinh kỳ. Sài Gòn cũng chỉ được gọi là Đô Thành, thành phố từng thủ phủ một chế độ cũng chỉ có tuổi trên 300 năm và cũng chỉ trở thành thành phố Công nghiệp không nhiều năm trước. Hải Phòng, nơi hình thành tầng lớp công nhân cũng chỉ bé tẹo và còn mới mẻ lắm...Tất nhiên, như vậy thì người Việt mới chỉ có người Kinh kỳ, người Kẻ Chợ, và người thành phố thì mới xuất hiện đây. Và tất nhiên, chiếm số ít. Còn lại, toàn Le nhaque!... Trong tâm tưởng của mình, tôi là một thằng Le nhaque! (dochanhlangtu, phapsu-com)
-Khi LE NHAQUE ăn: Cái ăn của Le nhaque cũng khác. Nó khác từ thành phần thức ăn, cách xử lý thức ăn cho tới cách ăn, và cuối cùng là rất khác về thói quen ăn, uống. Thức ăn của xứ nông nghiệp chắc chắn chủ yếu từ những vật phẩm của quá trình săn bắn hái lượm trồng cấy nuôi chăm, được sơ chế và xử lý ngay, ít món tẩm ướp cầu kỳ... Lạy giời, thiên nhiên Việt ưu đãi đất đai: Chưa ô nhiễm lắm cho nên con gì, cây gì nhởn nhơ quanh ta cũng dùng để làm thức ăn được. Với cái đà sử dụng thuốc bảo vệ (hay làm hại thì đúng hơn) thực vật, dư lượng kháng sinh và ô nhiễm vô tội vạ như thế này, vài năm nữa bố ai dám ăn cây nhà lá vườn nữa, lại chui vào siêu thị mua cây con rau cỏ sạch rởm thôi!... Thôi thôi, cái ăn vô biên… Ôi, Le nhaque ăn! Ăn thế thì làm sao mà ruột chẳng dài, ăn nhiều ỉa đống cứt to mà sao người vẫn bé tẹo bé teo, cầu thủ bóng đá chạy được 30 phút đã hết hơi... Và các thế hệ sau còn mi nhon đến bao giờ!... (Vi Du, mocnoi-com)
*Chú dẫn:
1. Cánh hồng Trung Hoa (lời Việt Phạm Duy): Thật ra bài này có tên chuẩn là ‘Rose, Rose, I LOVE YOU’ do Chen Gexin (1914-1961) sáng tác vào năm 1940 và ca sĩ Yao Li thể hiện thành công nhất, năm 1951 Frankie Laine có cove (cải biên) lại theo điệu Jitterbug và rất được phổ biến tại Mỹ..., trình bày Vô Thường: https://www.youtube.com/watch?v=e6xb4c8zB1M
2. ‘Gạo Quê’: Gạo Việt Nam ngon nhất thế giới: Giống gạo ST25 đã được vinh danh là “gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11, tổ chức tại Philippines năm 2019 (phanphoi-com-vn).
3. Nùng Trí Cao (1025-1055), người Tày Nùng, tự xưng Nhân Huệ Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Nam, đánh chiếm tới tận Nam Ngũ Lĩnh bên Tàu... (wiki)
4. Sorrento là một đô thị của Ý. Đô thị này thuộc tỉnh Napoli trong vùng Campania, nhìn ra vịnh Napoli và là một địa điểm chính của bán đảo Sorrentine... (wiki)
5. ‘Thảo nguyên bát ngát mênh mông xanh tận chân trời…’, những ngày tháng tư ấm áp, du khách từ khắp nơi đổ về thủ đô Elista của nước cộng hoà Kalmykia thuộc Liên bang Nga để được lãng du trên những cánh đồng hoa tulip mọc tự nhiên và hoà mình vào lễ hội hoa độc đáo. Đây là dịp để du khách được làm quen với những truyền thống văn hoá, tập quán của người dân địa phương, mà xa xưa sống theo hình thức du mục. Bên cạnh đó, Kalmykia luôn có sức cuốn hút, bởi đây là đất nước Phật giáo duy nhất ở châu Âu... (baonga-com)
6. ‘Thế giới hậu Covid': ‘Vì sao tinh thần hậu hiện đại lại thách thức vị thế chuyên nghiệp y tế?’, Arnold R. Eiser, MD, Quang Nguyên dịch, đăng trên fb Ha Thi Thanh Vi trưa ngày 28/7/2021.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét