Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

1438. Nhầm lẫn giữa triết gia và nhà nghiên cứu triết (st và lời bình)

Dưới đây tôi chỉ viết có ‘1 trang’ thôi, gồm: các lời bình có liên quan + giải thích, phần ‘chú dẫn’ không tính..., nhân entry ‘Suy nghĩ về triết và nghĩ lại về triết tại Nam Việt Nam trước 1975’* của tác giả Như Hạnh* mà fbker Tran Duc Anh Sơn có viết là ‘Đọc thấy khá sốc vì tác giả ‘xô đổ’ rất nhiều ‘cây đa, cây đề’ (xem entry ở phần đọc thêm).
-‘Tác giả mặc dù là một... đại cao thủ* nhưng đã nhầm lẫn giữa triết gia và nhà nghiên cứu triết... nên dẫn đến nhận xét lệch về NHL, BG, PCT*... Một nhà nghiên cứu triết dù kiệt xuất đến đâu cũng không phải là triết gia... Triết gia có thể cảm thấu được những gì phức tạp nhất và phát ra những điều rất đơn giản... mà có thể ngô nghê... Người ta thường xem Phật, Chúa* là triết gia nhưng đều kg phải là các nhà nghiên cứu triết... Ví dụ về Phong Thanh Dương* của bạn là rất điển hình và rất hay!... ‘ (C/c: Ha Thi Thanh Vi)
Lời nhận xét trên đây của tôi có liên quan đến hai lời bình sau:
-Hay quá. Tiếc là phần 1 này, đoạn tác giả phân tích về BG và PCT thì hơi "bị đuối" bởi thiếu dẫn chứng cho những nhận xét và lập luận. (Chắc là ở phần 2, 3... hay là tác giả còn sợ bị "ném đá" nhỉ!, dân mình hay ném khang lắm!... Sau 1975, đất nước mình không còn Triết học thật sự nữa, nên làm sao mà theo kịp tiến triển tư duy triết học của thế giới (Truong Van Tien)... Mấy cha đem kiến thức chết đi đấu đá với thiên hạ thì không khác chi xác chết... Ông nội ni nên đọc lại Tiếu Ngạo Giang Hồ, đoạn Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung (Phú Hòa Đặng Ngọc)...
Tại sao Như Hạnh là ‘đại cao thủ’?, NHL, BG, PCT là ai? Phật, Chúa và ai nữa?, và Phong Thanh Dương là ai?
Tại sao Như Hạnh là ‘đại cao thủ’? Như Hạnh, Pháp danh của Giáo sư Nguyễn Tự Cường, PhD, Harvard University. Ông là người tị nạn Việt Nam đầu tiên lấy bằng PhD tại Harvard. Đã nghĩ hưu sau 25 năm dạy về Triết học và Tôn giáo Ấn Độ tại George Mason University, Hoa Kỳ. Các trước tác đã xuất bản gồm: ‘Zen in Medieval Vietnam: A Study and Translation of the Thiền Uyển Tập Anh’ (1997), ‘Wonhyo's Philosophy of Mind’ (with Charles Muller, 2012) và một số bài viết trong các tuyển tập hoặc Encyclopedia... NHL, BG, PCT lần lượt là Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng và Phạm Công Thiện... Phật, Chúa và ai nữa? Ý tôi muốn thêm Lão, Trang, Trần Nhân Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đỗ Long Vân..., nhưng thôi, không cần thiết!... Còn Phong Thanh Dương* là ai?
-‘Là kẻ đã ngộ được câu: ‘Ta là ai? Ngươi không là cái gì cả’, Phong Thanh Dương đã xa rời sự phù phiếm của thế tục và ẩn mình trên đỉnh núi Hoa Sơn đầy sương mù và mây bay tuyết phủ. Không ngờ trên đời này lại xuất hiện một gã Lệnh Hồ Xung, y không cần biết trời-đất là ai, sống-chết là gì, mà chỉ biết tôn trọng tình khúc âm-dương như là một cõi phiêu lãng tuyệt thú trên trần thế. Tính cách đó là hoàn toàn phù hợp với môn võ công ‘Độc cô cửu kiếm’ vô địch thiên hạ, do đó, Phong Thanh Dương đã xuất hiện và truyền lại môn kiếm pháp này cho y. Sau này, y đã hạ được ‘Thái cực kiếm’ của Xung Hư đạo trưởng, hạ được ‘Tịch tà kiếm pháp’ của Nhạc Bất Quần, và đối đầu được với ‘Quỳ hoa bảo điển’ (sử dụng ‘kim’) của Đông Phương Bất Bại (sẽ hạ được nếu y học xong Dịch cân kinh và xóa đi được độc tính của Hấp tinh đại pháp)... Nhưng, sau khi Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô cửu kiếm, Phong Thanh Dương có dặn dò rất kỹ rằng ‘không bao giờ được nhắc đến tên ta’, vì thế, mặc dù bị tên Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần dùng áp lực sư môn gặn hỏi bao nhiêu lần, y cũng không hề hé miệng. Và Phong Thanh Dương quả xứng đáng là một con ‘thần long kiến thủ bất kiến vĩ’, tại hạ lấy làm cửu ngưỡng!
Triết, thiết nghĩ việc nhỏ là giải quyết được việc nhà, việc lớn là giải quyết được chuyện tham những, Biển Đông và nhất là Cô Vít, nói chung, cứ ai giải quyết được chuyện ‘Cô Vít Tàu’* (H. 1, 2) hay có tư tưởng ‘Head Up’ (ngẩng đầu, không rất lấy làm quan ngại) để đá thắng thằng Tê Cu (H.3)... thì người đó là... triết gia, hehe, chứ cứ lải nhải ‘tình hình tham nhũng hay Cô Vít* vẫn rất... ổn định’ thì triết cái quái gì!
Và ‘Thần long kiến thủ bất kiến vĩ’ là gì? Là con rồng chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi, ý nói ‘di biến động’, sống vô định, lang thang như... Cái Bang... Nghe nói ‘triết’ điếc cái lỗ... đít, nên bà chủ quán cà phê mới giật móc là:
-Làm đéo gì mà có con rồng... Tàu!, người làm gì mà có đuôi!, nên ‘Thần long kiến thủ bất kiến vĩ’ là con rồng mà chỉ thấy toàn ‘rồng lộn’ lòi ra cái... phao câu!
Hahaha...
H...ết.
---
*Chú dẫn:
1. Cô Vít: Tin sáng 30/8: Vaccine Nanocovax của Việt Nam CHƯA ĐƯỢC CẤP PHÉP KHẨN CẤP vì cần phải bổ sung dữ liệu để tiếp tục thẩm định! (fb Trương Văn Khoa)... Lời bình: Vì thế mà tôi thích cụm từ Hội đồng thẩm định và tuyệt đối không thích từ Hội đồng đạo đức - chả hiểu... bắt chước từ đâu! (LB)
2. Phim ‘Phong Thanh Dương vs Đông Phương Bất Bại’: https://www.youtube.com/watch?v=GMK30X3Khl4
3. ‘Thần long ‘kiến thủ bất kiến vĩ’: https://nhagomlabang.blogspot.com/.../452-than-long-kien...
*Bài đọc thêm: TÁC GIẢ ‘XÔ ĐỔ’ NHIỀU ‘CÂY ĐA, CÂY ĐỀ’
...Nói tóm, những người có học triết trước 1975 tại (Nam) Việt Nam không được cập nhật hóa, vẫn ôm ấp mớ kiến thức cũ kỹ lại tàn phai theo thời gian. Bây giờ mỗi khi nghĩ đến triết vẫn lập tức một cách đột phát tung ra những kiến thức hầu như hoàn toàn không còn có ý nghĩa gì nữa. Có thể nói không khắt khe lắm rằng những kiến thức đó chưa từng bao giờ có ý nghĩa gì cả (!)...
...Đến thế hệ tôi, một ngày đẹp trời tự nhiên có phong trào chống học tiếng Pháp, xúi học sinh xuống đường rầm rộ đòi đóng cửa trường Pháp. “Tử vì đạo” nhất là ông Nguyễn Hiến Lê, một ông nhập nhằng tự cho mình là học giả (!)...
...Tôi suy nghĩ lại giai đoạn “nguy hiểm” trong cuộc hành trình triết của tôi. Đó là kinh nghiệm của tôi với Đại học Phật Giáo tức là Đại học Vạn Hạnh... Lúc đó tôi mới khoảng 18 tuổi, vì mến mộ Phật giáo, mong vào đó để học thêm về văn học, triết học Phật giáo. Nhưng không lâu sau, dù còn trẻ tôi cũng thấy được (chắc mình phải chậm trí mới không thấy được) rằng các Thượng tọa, Đại đức đa số chỉ biết tụng kinh hành lễ. Trí thức kinh nghiệm đâu ra để mà dạy đại học. Dù là một số trong họ cho là có học đi nữa cũng là học “kiểu nhà chùa”. Phật Giáo thường được biết đến, nhất là ở Việt Nam, qua hình thức tôn giáo nông cạn bình dân. Nhưng Phật Giáo cũng có một mặt triết học, tâm lý rất thâm sâu của nó, vượt ngoài sự hiểu biết của các Thượng tọa này. Rốt cuộc, việc giảng dạy trở thành bôi bác không thể tha thứ được... Tôi bỏ cả tuổi trẻ của tôi cho Đại học Vạn Hạnh, chút xíu nữa là đời tôi “tàn trong ngõ hẹp”...
...Suy nghĩ về triết... Triết học hiện đại của Mỹ rất phong phú, sâu sắc, nhiều khi không khỏi có tính cách quá chuyên môn và phức tạp. Triết gia Mỹ John Heil từng nhận định rằng triết học ở Mỹ đã trở thành quá chuyên biệt hầu như chỉ là trao đổi và đối thoại giữa những người có PhD với nhau... Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những câu hỏi về thực tại và bản thể luận trong triết học Anh/Mỹ/Úc hiện đại hoàn toàn không có đóng góp gì quan trọng cho tri thức về con người, thế giới ngoại tại, thế giới của tâm thức cũng như các ứng dụng trong phạm vi đạo đức hành xử...
...Một trong các chủ đề suy tư chính của triết nhất là triết Ấn Độ là ngã thể (self) cũng là một đề tài quan trọng trong triết Anh/Mỹ/Úc hiện đại... Thomas Metzinger, triết gia Đức, trong nhiều trước tác, đặc biệt có “The Science of the Mind and the Myth of the Self (2010)”, trong đó ông dựa nhiều vào các nghiên cứu về neuroscience (khoa học về não và thần kinh hệ) để chứng minh rằng không từng bao giờ có những thực thể mà chúng ta gọi là tự ngã hay ngã thể (self). Chúng ta chưa từng bao giờ sở hữu hay là một ngã thể. Ngã chỉ là một giả tướng tạo ra bởi não bộ của chúng ta dựa trên các kinh nghiệm hữu thức (phenomenal experiences). Những điều ông nói trong hai cuốn sách này, ngoại trừ những chi tiết khoa học, thì triết học Phật Giáo đã nói cách đây cả ngàn năm rồi...
...Không ai chuyên môn được tất cả các truyền thống triết của thế giới cả. Triết không giản dị chỉ là triết mà là nhiều triết...
*‘Suy nghĩ về triết và nghĩ lại về triết tại Nam Việt Nam trước 1975’, TG: Như Hạnh, lược trích, đăng trên fb Tran Duc Anh Son, đọc toàn bài tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét