Bài này còn có tiêu đề dài hơn là ‘Chỉ cần nhìn xxx là biết một xã hội phát triển đến đâu’!
Cách đây 20 năm, có một KTS nước ngoài đến Việt Nam và phát biểu: ‘Chỉ cần nhìn lề đường là biết một xã hội phát triển đến đâu!’... Tương tự cho trụ điện, kể cả truyền thuyết, biểu tượng, tượng đài, tên đường, mức độ mê tín và tổ chức lễ hội/tụ tập bầy đàn, đầu tư (H.1: Doanh nghiệp Trung Quốc хâʏ ‘ᴄһᴜɪ’ gần xong nhà máy 20.000m2 mới bị phát hiện!)..., đặc biệt là truyền thuyết và biểu tượng.
Chắc các bạn đã nghe vụ ‘Phật nằm rạp’, ‘Thăng Long’, ‘Hạ Long’, ‘Ngũ Hành Sơn’, ‘Văn miếu thờ Khổng Tử ở Vĩnh Phúc’, ‘tượng Quan Công ở Sóc Trăng’, ‘tượng ông Phi Đen’, ‘sách Đặng Tiểu Vô Bình’, ‘đám âm binh Tần Thủy Hoàng’, và mới đây là truyền thuyết ‘cào nghêu’, ‘học đèn đom đóm’, ‘Vạn Thịnh... Ác’, ‘Sino Phân’ hay ‘rút ống thở’ (H.2: thờ Nữ thần Corona)... Chắc không có thì giờ nên tôi chỉ kể một vài chuyện ở những nơi mà tôi đã từng đến đó.
*
Truyền thuyết ‘Phật nằm rạp’
Ngày xưa Phạm Thị đi lễ chùa Tiên Sơn (hay Tiêu Sơn!, Bắc Ninh), ngủ trưa, nằm mơ thấy ‘ai lớp du bặt bặt’ với thần mà có... bầu, đẻ ra cậu bé Lý Công Uẩn vào năm 947! (hahaha)... Năm 7 tuổi, đi lang thang như cái bang, đến một cái chùa hoang, thấy đói bụng mệt quá, cậu bé bèn nằm vật trên bệ thờ mà ngủ..., thấy vậy, mấy cái tượng Phật đều ‘nằm rạp’* xuống hết trơn để nhường chỗ cho vua... ngủ!, ba xạo hết chỗ nói!, thế mà đến nay dân và giới trí thức Vịt vẫn tin!, hahaha...
Thật vậy, ‘Theo sách Đại Việt sử ký tiền biên... Giai thoại kể lại rằng: Một hôm sư sai Công Uẩn mang oản lên bệ thờ Hộ pháp, cậu bé đã khoét ruột oản ăn trước. Đêm đến, Hộ pháp báo mộng cho sư biết. Đến hôm sau, sư trách mắng Công Uẩn. Cậu bé ức lắm, rồi lại viết vào sau lưng tượng mấy chữ “Đày ba ngàn dặm”. Đêm hôm đó, sư lại mộng thấy Hộ pháp đến ngỏ lời từ biệt rằng “Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông”. Sáng hôm sau, sư lên xem pho tượng Hộ pháp quả thấy mấy chữ “Đày ba ngàn dặm” ở sau lưng... (baophapluat-vn)
Vua còn đổi tên thành Đại La thành ‘Thăng Long’ vì đó “là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”, chứ không phải vì vua nằm mơ thấy rồng bay, ở đời này may ra thì chỉ có con ‘cá chuồn’ bay là là trên mặt nước, chứ làm đéo gì mà có rồng!..., vì thế mà khi VN đóng phim ‘Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long’ thì bị chửi như chó* do chỉ đạo bởi đạo diễn Tàu nên thành phim... Tàu! (cũng là lý do mà tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội giống y hệt Tần Thủy Hoàng!), hay khi Hải Phòng tự hư cấu cây xanh ra con rồng Tàu thì bị cộng đồng mạng chọc là ‘rồng Pikachu’ hay ‘rồng Lộn’, hahaha...
...Năm 2007, tôi có đến một ngôi làng huyện Gia Viễn (giáp Hoa Lư, Ninh Bình) để thăm ‘quê hương’ của Lý Công Uẩn (kinh đô Hoa Lư xưa*, cũng là quê hương của ‘con Kong - Đảo Đầu Lâu’)... Do có làm ‘Chương trình Vocational Training’ (Đào tạo nghề) nên tôi biết ‘ngôi làng xưa của Lý Công Uẩn’ nay có khá nhiều đối tượng hút chích và do đó có bị nhiễm HIV..., tôi cũng biết người ta định đào một cái kênh từ Hoa Lư đi Hà Hội để tổ chức các ‘Tour du lịch bằng Thuyền rồng Ninh Bình-Hà Nội’, nay nghe nói hình như đã làm xong rồi!, tiếc thay tôi không có dịp ghé lại đây lần nữa!, híc...
*
Truyền thuyết ‘Học đèn đom đóm’
Sự tích như thế nào thì các bạn đọc từ tìm hiểu..., có điều các bạn cứ bị tuyên truyền cả ngàn năm nhưng chưa bao giờ thử học bằng ‘đèn đom đóm’ hay học ‘dưới ánh trăng’ xem sao!, xin lỗi, thỉnh thoảng thôi, 10-15’ thôi, chứ nếu mần hoài thì không những bạn mà đến ông... cố nội của bạn cũng phải... chết!
Thật vậy, hồi nhỏ ở thôn quê, thỉnh thoảng tôi có học đèn đom đóm được 15 phút thì mỏi mắt, đéo còn thấy cái gì nữa, vì cường độ sáng phát ra từ đom đóm kém xa cường độ sáng phát ra từ ánh trăng!
Và thật vậy, thời thanh niên, do làm thủ thư nên tôi cũng có mang cả đống sách về nhà đọc, và do ba tôi thấy tôi suốt ngày đọc sách mà không... ‘lao động’ nên hay la rầy, vì thế mà khuya tôi lén đem sách ra đọc dưới ánh trăng, nhưng ‘chết ông cố nội tôi’: sau 30’, mắt tôi mỏi nhừ, đéo còn thấy được gì nữa!, nên sau đó phải vĩnh biệt vụ này gấp!, híc.. híc...
Nhưng, ‘what an extreme pity’ là vô cùng tiếc, rõ ràng là tôi đã gù lưng học... ‘đèn đom đóm’ nhưng lớn lên lại không được làm... vua nước Vịt!, hu.. hu...
*
Truyền thuyết ‘cào nghêu’
Hầu như ai sống ở vùng sông-biển thì ít nhiều cũng có trải qua một thời kỳ ‘cào nghêu’...
Dọc bờ biển Thanh Bình, Thanh Khê, tp Đà Nẵng, trước và sau 75 toàn là rừng dương liễu bạt ngàn trải dài cỡ 3-4km (ngoài Bắc gọi là cây phi lao, sau này bị nhóm lợi ích vô tâm phá đi tan hoang để hình thành các ‘khu đất vàng’)..., nhất là vùng từ ‘phường Thanh Bình giáp biển đến sông Hàn giáp biển’, sáng sớm người ta thường kéo lưới (lưới to, cách bờ biển # 2km), cả ngày câu cá đục, cũng vào sáng sớm hay cuối buổi chiều, người dân thường đi cào nghêu...
Ở huyện Giao Thủy, Nam Định, có sông Ngô Đồng đại để là chảy từ thôn Thức Hóa đến bãi biển Quất Lâm... Ngày xưa (trước và sau 75), sông này có rất nhiều ‘cá trắng nhỏ’ to cỡ bằng một, hai ngón tay (nay hết cmn rồi, vì nhóm lợi ích đã cho san lấp nhiều nhánh của con sông này để xây... biệt phủ!)..., và ở đây, người dân thường có một chiếc thuyền con (làm bằng tre, ván, sau đó bằng tôn, kích thước cỡ 2,5m x 0,8m (nên rất dễ lật) để ra sông, biển đánh bắt hải sản... Người dân sống quanh miệt Quất Lâm ai cũng phải đào ao nuôi cá (thường là cá trê, cá mè, cá quả), nuôi tôm, nuôi vạng*, bắt rươi (còn gọi là con giun đất), bắt tép, ốc móng tay, cào sò (tiếng miền Bắc gọi là ‘thò’), hến, giắc (một loại hến nhỏ), cào nghêu... để kiếm ăn... Nhân tiện, tôi cũng đã từng ghé thăm và ngủ ở Quất Lâm nhiều lần rồi, hehe...
Vì thế mà ‘ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng ra biển... cào nghêu’, hehe...
Nhưng, lại một lần nữa ‘what an extreme pity’ là vô cùng tiếc, tôi đã gù lưng đi... ‘cào nghêu’ nhưng lớn lên lại... đéo được làm lãnh tụ!, hu.. hu...
*
Và biểu tượng.
‘Toán học trên tiền’
Rất hiếm nhìn thấy một công thức toán trên một tờ tiền giấy (banknote).
Tờ 10 Lira (Turkey) có công thức tính bất biến Arf của dạng toàn phương trên trường đặc số 2 (Arf invariant of quadratic forms over fields of chracteristics 2). Rất ít người, kể cả các chuyên gia ngành đại số, biết công thức này. Bất biến Arf có ứng dụng trong lý thuyết nút cho nên một số chuyên gia ngành topo đại số biết công thức này. Tôi hỏi một ông toán học người Thổ: khoảng bao nhiêu người Thổ Nhĩ Kỳ hiểu công thức trên tờ 10 Lira? Ông ta cười hì hì, giơ 2 bàn tay 10 ngón lên! (tức là chỉ có 10 người... hiểu, hehe)
Tiền giấy có in hình nhà toán học nổi tiếng nhất có lẽ là tiền Thụy Sĩ (in hình Euler) và tiền Đức (in hình Gauss). 2 banknotes này không còn lưu hành nữa. Tờ in hình Euler không có công thức nào, còn tờ in hình Gauss có đồ thị của Gauss Distribution mà rất nhiều người ngành toán và các ngành khác (kinh tế...) nhận biết. (fb Thang Tu Quoc Le, đăng trên fb Hoang Nhan)
Chắc các bạn đã từng nghe nói về ‘tiền ông Tơn!, là tiền đô có hình tổng thống Washington..., trước 75, chế độ VNCH có tờ 200đ có hình hoàng đế Nguyễn Huệ..., đồng tiền của Hà Lan có hình của triết gia Spinoza*..., đồng tiền của Đức có hình của nhà toán học Gao-xơ (Gauss*)..., đồng tiền của Thụy Sĩ có hình của nhà toán học Ơ-le (Euler*), đồng tiền của Anh có nhà Vật lý Stephen Hawking..., rồi đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ (H.3) có ghi chú mô tả về ‘Lý thuyết Tô pô’ hay ‘Tô pô học’ (Topology, 1847) được xây dựng bởi những nhà toán học/nhà Tô pô học mà ta nghe khá... quen thuộc như Cantor, Euler, Hausdorff, Kuratowski, Leibniz, Listing hay Poincaré...
Nhân tiện... ‘Tiền ông Tơn’: Washington là tổng thống Mỹ đầu tiên. Khuôn mặt của ông xuất hiện ở mặt trước tờ 1 USD và hiện cũng chẳng có bất cứ kế hoạch nào về việc thay đổi thiết kế... Lần đầu tiên khuôn mặt của Washington xuất hiện trên tờ 1 USD là vào năm 1869 (vietnamfinance-vn)..., ‘Tiền Spinoza': Tiền Hà Lan (guilder) được đúc bằng cả tiền xu và tiền giấy... Các ghi chú mô tả một số người nổi tiếng Hà Lan bao gồm Vondel, Hals và Spinoza (vi-history-hub-com), trong đó, Spinoza là ‘thầy’ của Einstein, là triết gia vĩ đại với ‘Thuyết Phiếm thần’ và cụm từ ‘Đấng Tạo hóa’...‘.
*
Ôi, ‘biểu tượng’ của người ta thì đăng hình nhà triết học, nhà bác học, nhà toán học, nhà vật lý, nhà lập quốc, ‘nhà thống nhất nước Đại Việt’/nhà đánh Tàu’..., còn anh Lạ chuyên đăng hình Mô Xú Xí (xếnh xáng), ví dụ như trong Olympic Tokyo vừa qua, có mấy cái HCV loe ngoe (về nhì, thua Mỹ number one), nhưng ảnh thấy chưa đã nên còn đeo thêm cái ‘mề đay Mao Xú Xí’ nữa cho nó uy! (làm ta gớm đến nỗi... nổi mề đay luôn, hehe)..., nào ngờ bị Ban tổ chức Olympic ‘rất lấy làm quan ngại’ và ban lệnh cấm, anh Lạ sợ co dái nên hứa là Olympic lần sau sẽ... rút kinh nghiệm sâu sắc!, hahaha...
Ôi, ‘chỉ cần nhìn biểu tượng của nước bạn là biết xã hội bạn phát triển như thế nào... và muốn đi đến đâu!’, chả lẽ ‘anh em nhà Lạ’ không muốn dân ‘Lạ’ sau này sẽ trở thành những nhà bác học, nhà khoa học, mà đều trở thành Ruồi Trâu (Gadfly), trở thành anh Ki* (Nikolai Ostrovski), trở thành Tiêu Phong, à quên, anh cmn hùng Lôi Phong, hay mãi mãi ngàn năm không bao giờ được trở thành hoặc ngang cơ với... Mô Xú Xí!, cụ thể là muốn trở thành ‘nhà ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ’, ‘nhà sản xuất hàng giả’, hay nghe quen quen là trở thành ‘Thiên hạ đệ nhất Nổ’, hay mới đây là ‘nhà vô địch về môn công phu ‘Rút Ống Thở Càn Khôn Đại Na Di Tâm Pháp’, ‘nhà Sino Phân’ hay ‘nhà Đánh Gôn Vào... Lỗ’!...
...Ôi, bày vẽ!, ‘vẽ’ dấu ngã, vẽ gì?, nàng Sầu Khùng nói là vẽ... nồn. (H.4)
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Anh Ki tức Nikolai Ostrovski, gọi theo kiểu các fan Volleyball, vd như gọi nữ cầu thủ Mỹ Thompson là chị Thơm, hahaha...
2. Gauss (1777-1855) là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức, người đã có nhiều đóng góp lớn cho nhiều lĩnh vực khoa học như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, tĩnh điện học, thiên văn học và quang học... Với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Euler, Newton, Archimedes... (wiki)
3. Euler (1707-1783) được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử (nhân loại)... Các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển "Leonhard Euler Opera Omnia" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang (ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này!)... Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 “Euler”... (wiki)
4. Kinh đô Hoa Lư xưa: Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và nhiều hang động có di chỉ cư trú của con người các thời kỳ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn và Đa Bút. Quần thể di sản thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử (người Việt cổ) từ 30.000 năm trước... Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu... (nongnghiep-vn)
5. Spinoza (1632-1677) là một nhà triết học Hà Lan... Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “Đạo đức học” chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời. Quan điểm của ông đối lập với thuyết Nhị nguyên của Descartes, ngay lập tức đưa ông trở thành một trong những triết gia phương Tây quan trọng nhất. Hegel từng nói "Spinoza là điểm thử thách của triết học hiện đại, tới mức ta cần phải thừa nhận: Hoặc ta theo Spinoza, hoặc ta không phải là triết gia”... (wiki)
6. Vạng: giống như con hến hay ngao nhưng to hơn, thường được gọi là con ngao vạn, sống vùi trong cát ở độ sâu 3-4cm ở vùng sông-biển, có thể khoanh vùng nuôi đại trà, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, vd như ở dọc bờ biển Cát Hải ở Hải Phòng, hay Tràm Chim ở Thái Bình, Nam Định.. .
7. VN đóng phim ‘Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long’ bị chửi như... chó: Tuy Hội đồng... đạo đức đánh giá là "Các nhà làm phim Lý Công Uẩn đã xây dựng được một bộ phim có tính chuyên nghiệp cao, hấp dẫn người xem, dàn diễn viên thể hiện xuất sắc ở tất cả các tuyến nhân vật", nhưng các nhà Huế học lại cho rằng: "Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy!" (wiki), hahaha...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét