Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

1487. ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’... và Robin Hood (Thư giãn)

 

Bài này đáng lẽ là ‘Học tiếng Việt để làm trong sáng tiếng Việt’..., bởi tôi không nhớ và không hiểu hết, nên: Tôi viết để tự học!
‘Quần hồng’ là nghĩa đen cái quần màu hồng, dùng để chỉ phụ nữ..., ta hay nghe cụm từ ‘áo lụa quần hồng’, tức là ngày xưa phụ nữ ‘quý phái’ phải mặc áo lụa với quần hồng mới sang!..., ý nói bọn giảu có, sang trọng, hãnh tiến...
‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ là một câu ‘thuần Việt’, bởi các nhà nghiên cứu xứ Nghệ cho rằng ‘đó là câu thành ngữ ngàn đời của dân tộc Việt’..., càng ‘thuần Việt’ khi Từ điển ‘rung-vn’ có cho ví dụ ‘les femmes jadis à pantalon rose’, tức phụ nữ từng mặc quần màu hồng..., càng ‘thuần Việt’ hơn khi ‘quần hồng’ được nói theo đúng ngữ pháp tiếng Việt, đó là danh từ đứng trước, tính từ đứng sau, ‘quần’ rồi mới tới ‘hồng’, tương tự cho cụm từ ‘cái quần què’...
Nhưng, hoàn toàn ngược lại với việc ‘lấy của người giàu để chia cho người nghèo’ của những hiệp khách như Thiết Hầu Tử, Tiểu Yến Tử, Lucky Luke hay Robinhood (xem dưới):
-‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ lại là việc bòn rút của lão bá tánh nghèo khổ để nộp mạng cho bọn nhà giàu, dễ hiểu hơn là lấy của Chí Phèo dể nộp cho Bá Kiến, hiện đại hơn là ‘vặt lông vịt’ để nộp mạng cho bọn ‘Mày có biết tao là ai không?’, bọn ‘quan Tham’, ‘quan Ngại’, ‘quan Gù’, ‘quan Nổ’, hay quen thuộc hơn là nộp mạng cho bọn ‘ông Ngoại và cháu của ông Ngoại’...
*
Dưới đây ta hãy tham khảo một bài viết của fbker Nguyễn Phước Vĩnh Cố (trích):
‘ROBIN HOOD EFFECT’
‘Robin Hood effect’: Danh từ riêng ‘Robin Hood’ trong ‘Robin Hood effect’ từ một danh từ riêng nay trở thành danh từ chung lại được đưa vào từ điển Oxford, có nghĩa ‘a person who takes or steals money from rich people and gives it to poor people’ (lấy của người giàu để chia cho người nghèo)...
Một thuật ngữ trái nghĩa của cụm từ này ‘REVERSE ROBIN HOOD EFFECT’ được anh Ha Vu Lua Pham tường giải và nêu ra một tương đương trong tiếng Việt là ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’...
Theo các trang mạng, ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ là câu nói của người dân để chỉ ra một thực trạng đau lòng... khi mà bọn tham quan ô lại ra sức vơ vét của cải người dân rồi đem tiền đó cung phụng vào việc ăn chơi sa đọa, dâm ô của mình. Nó cũng còn một nghĩa khác đó là chính sách vơ vét bằng thuế khóa đối với người nghèo trong khi lại thực hiện những ưu đãi cho tầng lớp giàu có, thế lực... Nếu chính sách/hành động có lợi cho người giàu trong khi bất lợi cho người nghèo gọi là ‘reverse Robin Hood effect’...
Về mặt văn hóa..., ở tiếng Việt, khi nói về một ‘chính sách vơ vét bằng thuế khóa đối với người nghèo trong khi lại thực hiện những ưu đãi cho tầng lớp giàu có, thế lực’ thì thường được ví von ‘bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ nên cách dịch phù hợp hơn trong trường hợp này sẽ là ‘reverse Robin Hood effect’... (nguyenphuocvinhco.com)
*
Tóm lại, ‘bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng = bòn rút của người nghèo để nộp mạng cho người giàu’ là một trong vô số câu ca dao/thành ngữ Việt dùng để chỉ sự khôn dại, ngu dốt, vậy ai khôn?, ai dại?, ai ngu?, ai dốt?... Và có liên quan đến bọn ‘quan Tham’, ‘quan Ngại’, ‘quan Gù’, ‘quan Nổ’:
-Xé mắm còn hòng mút tay/Xé mắm mút tay*
-Tài gia* là cha ăn cướp
-Quan ăn tiền thằng dại
Khái* ăn thịt thằng đần
-Giàu ba mươi sáu phố phường
Chẳng bằng ông huyện ở làng Kiều Mai*
-Chơi với quan Thanh Lâm*
Như giáo đâm vào ruột
-Lễ lộc mang đến cửa quan
Khác nào như thể mang than đốt lò...
...Trong đó:
-Xé mắm còn hòng mút tay: Ăn bớt, ăn xén.
-Tài gia: Tài chủ, chủ tài sản, còn hiểu là người có của cho vay.
-Khái: Con hổ.
-Kiều Mai: Tên cũ là trại Mai Trang, một làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xưa làng ở gần cầu Diễn, lại có rừng mơ lớn nên mới có tên Kiều Mai.
-Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương...
*
Tiếp:
-Đàn ông quan tắt thì chầy*
Đàn bà quan tắt nửa ngày nên quan
-Hái dâu chi nắng cô ơi
Lại đây quan lớn cho đôi khuyên vàng
Vải bô* phận gái cơ hàn
Hái dâu nuôi mẹ không màng của ông
...Trong đó: ‘Chầy’ là chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ ‘canh chầy’ nghĩa là canh khuya/đêm khuya. Quan chế ngày xưa có hai đường: đường chính và đường tắt. Đường chính do học hành, đỗ đạt cao rồi được bổ làm quan. Đường tắt thường do những thành phần thư lại ở các ti, tào nhỏ được đề cử lần lần lên chức quan. Đường tắt do đó thường mất nhiều thời gian hơn (đàn ông quan tắt thì chầy). Còn đàn bà nhiều khi chỉ có chút nhan sắc hay may mắn cưới được chồng làm quan thì cũng thành bà nọ bà kia (đàn bà quan tắt nửa ngày lên quan)... ‘Quan’ là đường, ‘quan tắt’ là đi đường tắt... Còn ‘vải bô’ là loại vải thô, xấu, thường chỉ những người lao động, người nhèo... (theo cadao-me)
*
Ngày nay, được ví như là Đạo soái Sở Lưu Hương ‘lấy của người giàu để chia cho người nghèo’, những hiệp khách kiểu ‘Robin Hood’ dường như đã bị... tuyệt chủng!..., mà ‘thành phần thư lại’ nói trên được hiểu là ‘COCC’, ‘cháu của ông Ngoại’ hay ‘con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc tề thiên’..., ‘đề cử’ được hiểu là (được) ‘cơ cấu’...
Và ngày nay, ‘quan lớn’ hay ‘ông lớn’ còn được gọi là ‘sugar daddy’ tức là bọn cha nuôi - bọn trọc phú hãnh tiến, nói chung là đại gia hay thiếu gia/COCC - có nhiều tiền để ‘chạy chức chạy quyền’, rồi bòn rút của lão bá tánh nghèo khổ để nuôi cẳng dài..., còn ‘ẻm’ là ‘sugar baby’ tức em cẳng dài thơm như múi mít và ngọt như... đường, thường đi đường tắt để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào ‘Hội chợ phù hoa’ bằng cách kinh doanh cái... lon Coca.
H...ết.
---
*Hình 1: Bòn nơi khố rách
*Hình 2: Đạo soái Robin Hood - ‘lấy của người giàu để chia cho người nghèo’
*Hình 3: Quan Tham/sugar daddy
*Hình 4: Sugar baby sơm như múi mít, kkk


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét