Người Việt có rất nhiều thành ngữ hoặc là đầy triết lý hoặc là phản ánh đúng với thực tế..., nên ta đéll cần chổng mông ra tra thử mấy ông cố nội Tàu xưa nói ‘vắng như cái gì?’... Thành ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’ mới đây gắn liền với ‘Đường sắt Cát Linh’ như thế nào thì hãy xem trên facebook...; rộng hơn, thành ngữ này có trong hài Hoài Linh, hay còn đươc ví như ‘cây đàn cò - vn’..., có một điều rất sửng sốt là ở phương Tây, ‘vắng như chùa Bà Đanh’ lại được gắn một cách tiêu cực vào tên tuổi của Kim Dung, như dưới đây.
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ trong Hài Hoài Linh:
...Theo chân một đoàn dự án nước ngoài, tôi đã ghé thăm chùa Bà Đanh ở thôn Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)… Khi mọi người vào trong chùa thì tôi đi dạo vòng vòng và nói chuyện với người dân, vì theo tôi, chùa nào cũng là chùa! Trước cổng chùa có nhiều người dân, hoặc là tại sạp, hoặc là trong thúng, bày bán một số sách Kinh tụng, một số vật lưu niệm của địa phương, thuốc lá, kẹo lạc, bánh trái - trong đó có ‘bánh cáy’ (đặc sản của Thái Bình) và ‘bánh gai’ (đặc sản của Thanh Hóa!)… Tôi đi dạo quanh làng, trước mắt là để hòng tìm một miếng mít hay một vài trái ổi, hihi, nhưng vùng này (và hầu như ở khắp miền Bắc) có lẽ không phải là xứ sở của trái cây, mà tôi chỉ thấy rất nhiều cây bòng được trồng ở hầu hết trong các vườn mà không dùng để ăn (dùng để làm mâm ngũ quả...), vì vị lạt và vì nó hay bị sâu trong ruột... (trích Hồi ký ngày 20/7/2015)
...Tại đây, tôi nhớ lại một vở hài Hoài Linh - ‘Thà ăn mày hơn ăn cướp’, hư cấu về một gã ăn mày trước cổng chùa, trong đó có sử dụng thành ngữ 'VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH'..., mà có lẽ là tôi thích nhất trong số hài Hoài Linh, với các câu: ‘Nạy ông nạy bà đi qua đi nại, nàm ơn nàm phước bố thí cho con vất vả đoạn trường, kiếm thêm tiền chiều mua con heo sữa’… ‘Chó nào chó sủa lỗ không. Chả thằng ăn trộm cũng ông ăn mày’...
-Xem tại (30 triệu lượt view): https://www.youtube.com/watch?v=axV1HPrN1Zk
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ cũng được ví như ‘cây đàn cò - vn’:
Sương đi mềm mại tiếng đàn cò
Nắng lụy giang hồ, tim thoáng rung
Sương đưa nắng tới nơi sườn núi
Nắng rụng cuối chiều vẫn thấy sương
...Phải nói thật là cây đàn cò với ‘xang xang xang liêu hò xừ xang, liêu ú hò liêu ú xứ xang’ nay gần như... xếp xó, nếu không muốn nói là rất thường được sử dụng trong... đám tang, híc...
Nhằm đề cao văn hóa Việt Nam bằng cách thực hiện tí ‘phép thắng lợi tinh thần’ nào đó, hay vì tự ái... dân tộc với ‘cây đàn vua Violon của phương Tây’..., MC Nguyễn Ngọc Ngạn mới cho dựng một vở ‘Cò Tây Cò Ta’ trong ‘Paris By Night’ với sự biểu diễn của nghệ sĩ Lữ Liên... Lời bình: ‘Vẫn tôn trọng ngoại, không hề có tiếng nào đề cao Việt Nam mà dân tộc Việt được tôn vinh hết sức. Rất nghệ thuật!’ (Nguyễn Thành)... ‘Tuyệt với quá. Con cảm ơn ông (Lữ Liên) vì ông đã mang đến chất sang trọng và nét truyền thống qua những ngón đàn siêu việt nhưng đầy chất lãng mạn của ông. Cảm ơn ông đã làm con thấy tự hào vì nền văn hóa Việt và thêm yêu nhạc cụ dân tộc’ (Vinh Nguyên)...
-Xem tại (6,3 triệu lượt view): https://www.youtube.com/watch?v=-VKGJq6GUlw
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ nay được ví với các học thuyết Lão, Trang, Khổng...:
'...Trung thành với các khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng giáo, pha trộn tinh thần trọng tự do cá nhân kiểu đạo Lão, truyện Kim Dung đã làm say mê hàng triệu bạn đọc ‘Việt, Tàu’. Nhưng, sách của ông dù tạo dựng thành công nhiều nhân vật có cá tính... đã rơi vào một số tuyến giá trị mà chân thiện mỹ dồn hết cho văn hóa Hán (Sinocentricism)!...
Vì sao lại như thế? Người dân Trung Hoa (rất thường) ở thế thua trận, mất nước (Tống, Nguyên, Minh, Thanh...), (nên) chỉ có tìm vào võ công thần bí với niềm tin tự tôn chủng tộc, và kể cả như vậy, các nhân vật hàng đầu cuối cùng đều phải xa lánh cuộc đời, đi vào chốn hoang vu... Điều đáng chú ý là những kinh điển về tình yêu kiểu Khổng giáo được giữ nguyên cho các nhân vật nữ...
Sự giằng xé trong con tim của họ tạo ra nhiều hình ảnh lãng mạn đẹp kiểu châu Á nhưng ít sức thuyết phục với người Phương Tây vì họ coi nó ủy mị, đau thương không ‘thực chiến’, theo kiểu hơi trẻ con, thậm chí hơi 'sến' (cheesy)... Vì thế, có thể nói dân tộc Trung Hoa có 'fantasy' tự tôn tinh thần..., còn người Việt lại thấy có cảm hứng từ một góc hơi khác. Cả hai tình cảm đặc biệt này với truyện Kim Dung xem ra vẫn xa lạ với người Phương Tây...
Ngay tại TQ, giới trẻ nay (chỉ) biết về Kim Dung chủ yếu qua các game điện tử. Thời thế đã đổi, thanh thiếu niên nay không còn chuộng các nhân vật võ lâm của Kim Dung... Cuộc sống ở ngưỡng cửa một thiên niên kỷ nhiều bất trắc làm lộ ra các vấn đề rất khác trước mà đạo lý kiểu ‘Khổng, Lão, Trang’ xưa... chưa chắc đã phù hợp!' (Vì sao chưởng Kim Dung chỉ thu hút người Hoa và Việt?, Nguyễn Giang, bbc-com)...
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ đươc ví với các cuốn tiểu thuyết của Kim Dung:
Lưu ý rằng theo một số liệu thống kê khá đáng tin cậy thì số lượng người Hoa ở VN - với tư cách là một trong số ’54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam - chỉ chiếm ở con số 2% tức chỉ có khoảng 2 triệu người. Theo một số học giả thì năm 75 người Tàu ở miền Nam có khoảng 1,5 triệu người, sau ‘sự cố 1978’ (thời ông Lê Duẩn, họ rời khỏi VN vì nhiều lý do chính trị khác nhau), số lượng người Hoa ở VN hiện nay chỉ còn trên dưới 900.000 người, chiếm tỉ lệ khoảng 1% của dân số VN... Vì vậy, ai nói người Việt có nguồn gốc từ người ‘dân tộc thiểu số Hoa’ thì chỉ có thể là... đồ điên!
Kim Dung đã từng thú nhận vì tiếng Hán quá ‘fantasy’ (tưởng bở, hư ảo) nên ông đọc các
Kinh sách Phật bằng chữ Hán mà vẫn không hiểu, chỉ sau 1975-1976 khi đọc bản tiếng Anh thì ông mới hiểu được ‘Phật giáo là gì?’:
Thật vậy, có thể ta nghe hoài... cả đời rồi quen nên có thể... hiểu!, nhưng mấy cái tên của các nhân vật võ lâm trong Kim Dung/Cổ Long đều có ‘ý nghĩa’, ‘sự tích’ hay ‘văn hóa’ của nó, vd như ‘Bao Bất Đồng’, trong đó ‘bất đồng’ đi đôi với thán từ ‘phi dã’ tức là không đúng..., ‘Dương Quá’ hay ‘Tư Quá Nhai’, trong đó ‘quá’ là hối lỗi..., ‘Quách Tương’, trong đó ‘Tương’ là ‘thành Tương Dương’..., ‘Vi Tiểu Bảo’, trong đó ‘Tiểu Bảo’ là cậu bé, thằng nhóc hay tiểu nhị..., đặc biệt, những ‘Hà Túc Đạo’, ‘Thuyết Bấc Đắc’, Mạc Đại (tiên sinh) hay Mạc Ngôn... đều gần với nghĩa ‘không có gì đáng nói’...
Thật vậy, tiếng Hán là ‘Cái Bang’ thì tiếng Anh là 'Beggars' Sect'..., 'Cửu âm bạch cốt trảo' tiếng Anh là 'Nine yin white bone claw'!..., ‘Độc Cô Cầu Bại’ là ‘The One’!..., ‘Kim Dung’ là ‘Jin Yong’, hay ‘Tra Lương Dung’ là ‘Louis Cha’!..., ‘Lạc Anh thần kiếm chưởng’ là 'Wilting Blossom Sacred Sword Fist'..., 'Lộc đỉnh ký’ là ‘The Deer and the Cauldron’..., ‘Nga Mi phái’ là 'Emei Sect'..., ‘Thần điêu đại hiệp’ là ‘Condor Hero’ (hay ‘Hero is Born’)..., ‘Thiên hạ đệ nhất kiếm khách’ là ‘Master Swordsman’!..., ‘Thiên Long Bát Bộ’ là ‘Demi-Gods and Semi-Devils’..., ‘Tiểu Lý phi đao’ là ’Flying Swordsman’ (hay ‘Romantic Swordsman’)..., ‘Thư kiếm ân cừu lục’ là ‘The Book and the Sword’!..., 'Võ mục di thư' là 'Book of Wumu'!..., ‘Ỷ thiên Đồ long kiếm’ là ‘The Heaven Sword and Dragon Saber’!...
-Đọc thêm: Tại sao Kim Dung lừng lẫy ở châu Á nhưng vô danh tại phương Tây?: http://saigonnews.vn/.../197756-tai-sao-kim-dung-lung-lay...
*
Thật ra, ‘thời đại’ và ‘kiếm hiệp’ ở Việt Nam có ‘Đường sắt Cờ Lờ’, ‘Lý Nhã Kỳ - Ăn Bánh Tráng Trộn Cắn Nhầm Lưỡi’, ‘Ngọ đại úy’, ‘nước Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’, ‘Sơn Cô Tô/Hồng Tây Thi’, ‘Thằng Đao - Kiều Rừng Dài’, ‘Tiểu Lý Phi Dép’..., đặc biệt ‘Bao Moon’ là Bao Thanh Thiên..., ‘Cẩu Thị Lưu Hương’ là cái bà... cẩu lư hương..., ‘Đường Ham sư thái’ là bà Đoàn Hương..., ‘Hằng Cuồn Cuộn’ là bà Hằng lai-chim..., ‘Phá gió sư Buồi’ là ông Buồi Cụk Cặk..., ‘Tan Thành Cứt’ là ông Tức xxx..., ‘Thích Nhừ Tật’ là thích nhân dân đả cho... nhừ tật..., rồi Thích Tí Khí là... thích tí khí, Thể Cá Tra là... thể cá tra..., và Thánh Rắc Hành là... thánh rắc hành, kkk...
Như thế thì làm sao mà dịch sang tiếng Anh, mà nếu có dịch thì do sự khác biệt về văn hóa mà... bố mấy thằng Tây cũng không hiểu được! Vì thế mà ‘đường sắt Cờ Lờ’, ‘tiếng/chữ Hán-Việt’, ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ hay ‘Kim Dung’... đều được gắn liền với thành ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’!
H...ết.
---
*Hình 1: Đường sắt Cát Linh vắng như cùa Bà Đanh!
*Hình 2: ‘Thà ăn mày hơn ăn cướp’, hài Hoài Linh
*Hình 3: ‘Cò Ta và Cò Tây’ (Lữ Liên)
*Hình 4: Kim Dung với văn hóa Hán (Sinocentricism) bị ‘vắng như chùa Bà Đanh’ ở phương Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét