"…Lê Quý Đôn, Phạm Công Thiện...
lúc nhỏ là thần đồng, còn ta:
lúc nhỏ là thần đồng, còn ta:
-không phải là thần đồng
-học lý thuyết thì vô cùng lâu
-không có trí nhớ tốt
LB bị mất trí nhớ nên rút kinh nghiệm từ trường đời mà
-học lý thuyết thì vô cùng lâu
-không có trí nhớ tốt
LB bị mất trí nhớ nên rút kinh nghiệm từ trường đời mà
nghĩ ra 1
cách có thể... không cần những thứ trên, hì...,
LB đã áp dụng và thấy là ok,
thiệt".
(NGLB - trả lời bạn Violet)
1. Một số câu chuyện có liên quan,
2. Tại sao và tại sao?,
3. Các ví dụ thực hành,
4. Kết quả của người không có phương pháp đọc sách,
5. Sử dụng sách/tư liệu và phương pháp ngự trị, và,
6. Tóm tắt tiến trình tư duy
Trong entry trước - ‘Sự vĩ
đại trong cái tầm thường!’, LB có hứa sẽ nói về phương pháp tư duy, nay đã có
cơ hội, hì.. hì.... Lưu ý rằng: trọng tâm của bài viết là ở phần 2, 5 và 6, còn từ 'sách' mà LB dùng ở đây bao gồm báo chí và tất cả các tư liệu trên mạng (vd: Google), và những chỗ mà LB có dấu (!) là chỉ để tham khảo thôi đó nghen.
1. Các câu chuyện có liên quan
1.1 Có thể đọc và hiểu được 15 trang tư liệu trong 1 phút!
Vào đầu những năm 1980, LB có
một người bạn thân là Châu, 22 tuổi. Cuối buổi chiều nọ, anh ta ghé nhà mình thì
trên bàn có để một cuốn sách của Phạm Công Thiện nói về khoảng 20 triết gia
trên thế giới, dày hơn 200 trang. Trong khi chờ đợi mình ăn cơm tối (khoảng 15
phút), anh ta ngồi xem lướt lướt, rồi chúng mình đến nhà một ông GSTS. Trong khi thầy đang nói về triết, anh ta
đã dẫn chứng rất nhiều câu trong cuốn sách đó, thậm chí nhớ câu đó nói về ai?,
nằm ở trang nào?... Tóm lại, 15 phút đọc hơn 200 trang, tức là trung bình 1
phút, anh ta đọc, thuộc nhiều câu và hiểu được 15 trang sách triết học! Với 1 bộ
óc xuất sắc như vậy, thế mà nay anh ta lại không trở thành một tài năng, híc..
híc…
1.2 Người đa tài hiếm có!
Hôm qua trên bờ sông Sài Gòn,
mình có được nghe nhắc đến một ông chú họ (mà từ nhỏ đến lớn mình chưa thấy
mặt), nay ở bên Cali .
Ông có thể xem là người đa tài hiếm có, về Không thủ đạo: nhất thế giới, về hội
họa: đài BBC chấm bức tranh của ổng là 1 trong 10 bức tranh nổi tiếng thế giới
vào năm 1978, về bắn súng: giải nhất quân khu (trước kia), về thơ: rất độc đáo,
về đẹp trai: 'xem xem' Lý Tiểu Long… Thế mà, nay mình nghe tin là ổng đang sống
trong một căn nhà nhỏ trong một ngõ hẻm ở quận Cam (California ), cô đơn, lập dị và rất ít tiếp
xúc...
1.3 Có thể đọc và hiểu cơ bản vài
chục tư liệu trong vòng vài tiếng đồng hồ!
Cũng tại bờ sông Sài Gòn, LB
có gặp 1 người tên là Niệm, anh ta có thể đọc 1 cuốn sách dày 200 trang trong
vòng 10 phút, hiểu cơ bản , rồi có thể viết ngay được 1 bài báo/entry. Ngoài ra, trừ
sách chuyên môn, trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh ta có thể đọc qua vài chục tư
liệu về Phạm Công Thiện (Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần,
Krish-namurti, Hemingway, Hồ Thích, Kim Dung…, kể cả Kinh Dịch, Thiền…) rồi anh
ta cũng… hiểu cơ bản và sử dụng suốt đời!
1.4 Người đọc được 10.000 cuốn
sách
Qua đọc sách, LB cũng biết về Karl Marx (1818-1883), trong đời ông đã đọc hơn 10.000 cuốn sách và hiểu hết
(còn việc vận dụng vào lĩnh vực nào là tùy theo sở thích của mỗi người). Tương
tự, ta có nhà thơ Goethe (Đức), nhà văn/thơ Shakepeare (Anh), nhà triết học Voltaire
(Pháp), nhà nghiên cứu Khổng Tử, Kỷ Hiểu Lam (Tàu), Lê Quý Đôn, Phạm Công Thiện
(Việt Nam)… là những ‘bộ bách khoa toàn thư sống’ mà mỗi người có thể đọc
10.000 cuốn sách trong đời và ‘dư sức qua cầu’…
2. Tại sao và tại sao?
Mặc dù chỉ là 1 chiếc lá bàng,
nhưng qua qúa nhiều cay đắng từ trường đại học bôn ba dài hạn, trong bài này, với
một phương pháp tiếp cận khác, LB hy vọng sẽ chỉ ra:
Tại sao người ta đọc sách/tư liệu, chỉ tốn rất ít thời gian mà có thể hiểu và dùng cả đời?
Tại sao một bộ óc thông minh
tuyệt đỉnh/đa tài lại không thể trở thành một nhân tài?
Tại sao mà 1 người trong một
thời gian ngắn mà có thể xử lý cả chục cuốn sách hay cả trăm tư liệu?
Tại sao 1 người có thể đọc
được rất nhiều sách/tư liệu trong đời?
Tại sao 1 người đọc nhiều
sách/tư liệu có thể bị mắc chứng bệnh tâm thần hoang tưởng?
3. Các ví dụ thực hành
Ví dụ 1: LB đưa 1 trang tư liệu cho 1 người bạn đọc, và ghi chép như sau:
-mới đọc dòng chữ đầu, anh ta
đã ngẩng đầu lên (nhiều lần) hỏi LB liền
-thấy có 1 từ hay hay, anh ta
lập tức bình luận (nhiều lần) liền
-thấy có hình em nào xinh
xinh, anh ta chú ý liền
-thấy cái gì liên quan đến cá
nhân anh ta, anh ta để ý liền
-thấy chỗ nào có lỗi đánh máy
nhầm/viết sai 1 tí, anh ta bắt lỗi liền
-thấy cái gi mà anh ta có biết
chút chút, anh ta khoe khoang liền
-có ai ngoài cổng là anh ta
nhìn ra liền
-có ai gọi điện thoại là anh
ta xử lý liền
-rồi, trong 30 phút, anh ta đứng
lên ngồi xuống (nhiều lần) liền liền…
Ví dụ 2: LB ngồi quan sát
1 người đang xử lý tư liệu, và ghi chép như sau:
-không tập trung đi thẳng vào
tư liệu đang đọc mà nói rằng: tôi biết cái khác/ông khác ‘hay’ hơn nè!
-chú ý chỗ nào ‘hay’ để ngày
mai ra quán cà phê/quán nhậu mà khoe với mấy đứa choai choai hay bạn bè
-đọc hết các tư liệu rồi copy
và dán lấy dán để hàng trăm câu của danh nhân vào mấy trang Word
-rồi không hiểu cái nào là
đầu, cái nào là đuôi, cái nào nhập vào chỗ nào
-rồi ngồi mày mò xử lý cả trăm
dòng copy đó hết… 2-3 tháng
-rồi sẽ cho ra đời 1 entry dài…
100 trang, có thể chen vào đó những đoạn ‘thần bí’, phiêu phiêu lãng lãng, mà đa
số blogger chả hiểu anh ta nói cái giề!
-thường, sách nói cái gì thì
anh ta cũng tin cái nấy, cái gì cũng thấy hay
-thường, 'cao nhân' nào viết thì
anh ta cũng thấy ghê gớm, ví dụ thấy ông Bùi Giáng biết nhiều ghê!
-mượn mấy cuốn sách đó về
phô-tô rồi ôm nó mà ‘ngâm cứu’… cả đời, híc.. híc…
-thậm chí, để 1 cuốn sách nào
đó trước mặt trong 5-10 năm, nhưng chưa đọc chữ nào! ...
4. Kết quả của người không có
phương pháp đọc sách
Anh ta (hay nàng) đọc rất lâu mà, có thể vì ôm khư như ‘cái tôi’ của mình, hoặc vì anh ta chỉ đọc lướt lướt, mà hầu như anh ta không hiểu đàng sau trang đó/sách đó muốn nói cái gì, hoặc vì anh ta cái gì cũng đọc nên cái gì cũng không ‘độc’... Với phương pháp đọc sách như vậy, cả đời, có thể, anh ta đọc nhiều sách nhưng chưa thực sự hiểu kỹ 1 cuốn sách/tư liệu nào.
Và có thể do vô tình xem
thường người khác, hoặc đặc biệt là, do chủ quan không nhìn vào cuộc sống vĩ đại
đang diễn ra trước mắt, mà:
-hoặc là anh ta bị một động
lực vô hình thôi thúc phải ra ngoài để bày tỏ/viết là anh ta biết cái này cái
nọ, triết lý của anh ta là siêu việt thế này thế nọ, hay vĩ nhân A, B, C… nói
thế này thế nọ, càng nhiều người biết anh ta càng tốt, để bù vào sự không hiểu
đến nơi đến chốn của mình
-hoặc là tài năng của anh dần
dần bị phai mờ/thui chột, và không sớm thì muộn, tài năng đó sẽ bị rơi vào hố
thẳm khôn cùng của hư vô
Suy cho cùng là anh ta bị
bệnh tưởng (tưởng ta đây là tài ba, là cao thủ hay cao nhân) mà là một thứ bệnh
nhẹ, có thể chữa được, hay bị bệnh tâm thần hoang tưởng/bệnh vĩ cuồng mà là một
thứ bệnh rất khó chữa, hay hết ‘thuốc’ chữa.
(Tất nhiên là ở đời có rất
nhiều người không cần phải đọc sách/tư liệu gì nhiều, vì lượng thông tin mà họ thu nhận
được trong thực tế là đủ xài, nên ta không nói ở đây).
5. Sử dụng sách/tư liệu và phương pháp
ngự trị
Đọc sách/tư liệu trên mạng:
1. chú ý vào những chương
chính.
2. xoáy sâu vào đoạn
chính/dòng chính cần đọc.
3. cố gắng hiểu ý, hạn chế việc quá sa vào
tư liệu/lý thuyết (trừ trường hợp cần thiết), lợi dụng cụ Google để tiết kiệm thời gian đi tìm sách (mà có thể làm tốn thời gian gấp 100-1000 lần).
4. nếu phát hiện chỗ nào hay
thì hãy bình tĩnh, vì còn có rất nhiều chỗ hay hơn mà ta sẽ tổng hợp khi đọc xong...
Tập trung tư tưởng tối đa:
5. không đọc sách/tư liệu thì thôi, mà đã đọc thì cố gắng đọc dứt điểm càng sớm
càng tốt.
6. ta đang đọc chứ không
phải để xem hình mỹ nhân (hay cái ông đẹp trai), không phải để thường xuyên liếc vào cái ti-vi.
7. ta đang đọc chứ không phải để
liếc nhìn ai/em nào (chàng nào) đang đứng trước cổng.
8. ta đang đọc chứ không phải để làm 'bà tám', để gọi điện thoại (vd tán gái, hay ngược lại)...
Xử lý:
9. thống kê chỗ nào chưa hiểu
và từ từ tìm hiểu sau.
10. chỉ chép những câu thật sự
cần thiết và lập tức đánh dấu/chép đường dẫn bên dưới để sau đó dễ dàng tìm lại
là nó ở chỗ nào.
11. phân loại các dòng tư liệu
đã chọn lọc, cái nào thuộc quá khứ, hiện tại, tương lai? cái nào thuộc trong
nước, ngoài nước? cái nào là tư tưởng, tư liệu tham khảo?...
Hướng vào mục tiêu chính:
12. ta đọc sách/tư liệu là không phải
để tìm ra ‘cái tôi’ trong đó, hay để khoe khoang.
13. ta đọc để hiểu ý/lấy 'lỏi' của
cuốn sách/tư liệu, để đi tìm chân lý...
14. tập trung vào sự đơn giản/chất lượng, vì nói dài + nói dai
= nói dại.
15. hủy bớt những thông tin
râu ria, càng nhiều càng tốt (đãi cát tìm vàng), mà không phục vụ cho mục đích đang học/đang viết...
Xác định rõ lập trường:
16. danh nhân không phải là
cái gì ghê gớm lắm, cũng có 2 tai, 2 mắt và 1 cái miệng, hì..., không ai bắt ta phải sùng bái/nô lệ tư tưởng của danh nhân, và danh nhân cũng
có thể… sai!
17. đọc xong rồi thì đốt
đi, hay vứt ngay vào thùng rác, hì..., ý nói là ta không
còn phải chạy theo hay làm nô lệ sách/tư liệu nữa, vì lúc đó các tư tưởng đọc được đã
biến thành máu thịt/sự sáng tạo của ta rồi...
Hội tụ hóa tài năng:
18. đọc xong cuốn sách/tư liệu, không
phụ thuộc vào tác giả/‘vĩ nhân’, hãy dũng cảm viết là: ‘tôi nói rằng’, dù ít, dù chưa đúng lắm, rồi
suốt đời, ta vừa cải thiện, vừa mở rộng và sâu các ý đó (xem Đỗ Long Vân, đường
dẫn bên dưới).
19. lao theo quá nhiều mục
tiêu linh tinh sẽ làm phân kỳ hóa tài năng của mình (thành kẻ hiểu mơ hồ).
20. hãy chọn mục tiêu chính ngay từ bây giờ và theo đuổi cả đời để tài năng của mình được hội tụ vào 1 tiêu điểm nhất định (thành nhân tài!)...
20. hãy chọn mục tiêu chính ngay từ bây giờ và theo đuổi cả đời để tài năng của mình được hội tụ vào 1 tiêu điểm nhất định (thành nhân tài!)...
6 Tóm tắt tiến trình tư duy
Đọc sách/tư liệu -> Tập trung tư
tưởng tối đa -> Xử lý -> Hướng vào mục tiêu chính -> Xác định rõ lập trường ->
Hội tụ hóa tài năng
Vì yêu cuộc sống nên ta hãy
nhìn thẳng vào mắt người yêu của ta là cuộc sống, như là đề xuất thứ 21:
-Người khổng lồ 'hơn' là người
đứng trên vai những người khổng lồ khác, vì thế hãy biết ‘gom’ trí tuệ của
những người khác.
-Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô.
-Cãi nhau là hướng đi ngược
lại với trí tuệ.
-Sự đơn giản là chân lý tối
cao của mọi chân lý.
-Sự háo danh/sự phù phiếm của
thế tục là kẻ thù của chân lý.
-Cuộc sống là cuốn sách vĩ
đại nhất, hãy nhìn vào chính cuộc sống mà khiêm tốn học hỏi, ít nói, tĩnh lặng,
từ từ suy nghiệm, và do đó, ta có thể tìm thấy chân lý trong đó ...
Chiều nay khát nước thèm dưa hấu
Cánh phượng xa xa đỏ đỏ màu
Áo em trắng trắng, con đường trắng
Bẫy phải tình anh, cảm cảm hoài
(NGLB)
Và anh Nick Vujicic có nói
‘kẻ khuyết tật là kẻ đánh mất niềm tin’, vì thế, bằng cách hội tụ hóa tài năng
của mình, ta không phải là người khuyết tật vì ta có niềm tin rằng ta sẽ không
bị ngự trị bởi trí tuệ... HẾT.
LTS: Trong 21 đề xuất trên, các blogger thấy thích những đề xuất nào?
Bạn Nguyễn Xuân Khanh, Mùa Thu Vàng và Lê Mai Thúy chọn 1 hoặc toàn bộ của đề xuất thứ 21...
LTS: Trong 21 đề xuất trên, các blogger thấy thích những đề xuất nào?
Bạn Nguyễn Xuân Khanh, Mùa Thu Vàng và Lê Mai Thúy chọn 1 hoặc toàn bộ của đề xuất thứ 21...
----------------
Các entry có liên quan:
Phương pháp tư duy độc lập: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/379-phuong-phap-tu-duy-oc-lap.html
Phương pháp viết entry: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/376-phuong-phap-viet-entry-va-moi-tinh.html
Phương pháp xử lý tư liệu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/374-phuong-phap-xu-ly-tu-lieu.html
Sự vĩ đại trong cái tầm
thường!: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/381-ba-oi-vi-nhan.html
Vì yêu cuộc sống nên ta hãy nhìn thẳng vào mắt người yêu của ta là cuộc sống:
Trả lờiXóa-Người khổng lồ nhất là người đứng trên vai những người khổng lồ khác, vì thế hãy biết ‘gom’ trí tuệ của những người khác.
-Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô.
-Cãi nhau là hướng đi ngược lại với trí tuệ.
-Sự đơn giản là chân lý tối cao của mọi chân lý.
-Sự háo danh/sự phù phiếm của thế tục là kẻ thù của chân lý.
-Cuộc sống là cuốn sách vĩ đại nhất, hãy nhìn vào chính cuộc sống mà khiêm tốn học hỏi, ít nói, tĩnh lặng, từ từ suy nghiệm, và do đó, có thể tìm thấy chân lý trong đó ...
Từ khi có lão Gu=gờ
Trả lờiXóaThành đây lười đọc, sợ mờ mắt thêm
Lúc nào kiến thức bấp bênh
vào thăm lão ấy thấy liền nội dung...
Uh
Xóa"Từ khi có lão ấy ra (Google)
Ta tra tư liệu, ngàn lần nhanh hơn
Thưởng cho lão, giải Nô-bơn
Lão ôm, lão ấp, lão mơ, lão màng"
Cám ơn bạn TT, tuần mới tốt lành.
mua thu vang 09:351
Trả lờiXóaThứ bảy lại về, anh lại bay
Mỏi cánh chim trời, ngóng chân mây
Đi đâu mà cứ hoài đi mãi
Có biết rằng ai cứ lắt lay
XóaĐọc ở trên thấy tốc độ nhớ của mọi người đáng ngưỡng mộ quá...hic hic tủi thân.. ạ
Cái kết này là em kết nhất đó LB à
Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô.
-Cãi nhau là hướng đi ngược lại với trí tuệ.
-Sự đơn giản là chân lý tối cao của mọi chân lý.
-Sự háo danh/sự phù phiếm của thế tục là kẻ thù của chân lý.
-Cuộc sống là cuốn sách vĩ đại nhất, hãy nhìn vào chính cuộc sống mà khiêm tốn học hỏi, ít nói, tĩnh lặng, từ từ suy nghiệm, và do đó, có thể tìm thấy chân lý trong đó ...
Hu.. hu..., LB mới kiểm nghiệm sơ bộ bên FB, LB chọn 1 bài thơ mà nhiều blogger bình chọn là sâu sắc và kiến thức phong phú thì ít ai vào đọc, còn LB chỉ vài giây để làm 1 bài thơ chơi chơi thì nhiều người vào đọc...
XóaLB cảm thấy hình như có vấn đề, hay LB đã đi lạc!, hề.. hề...
Nc tí cho vui, cám ơn MTV nghen, tuần mới ngọt ngào.
Trả lờiXóaMột bài viết bổ ích! Chúc tuần mới vui nhiều nhé!
Cám ơn bạn PĐ, sang nay LB định vào xem blog của Tôn Nữ Thu Dung, lạc qua FB, thấy bài nói về công dụng chữa bệnh ung thư của trái 'mảng cầu xiêm' mà không vào bình được, hì..., ngày mới tốt lành.
XóaVì yêu cuộc sống nên ta hãy nhìn thẳng vào mắt người yêu của ta là cuộc sống:
Xóa-Người khổng lồ nhất là người đứng trên vai những người khổng lồ khác, vì thế hãy biết ‘gom’ trí tuệ của những người khác.
-Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô.
-Cãi nhau là hướng đi ngược lại với trí tuệ.
-Sự đơn giản là chân lý tối cao của mọi chân lý.
-Sự háo danh/sự phù phiếm của thế tục là kẻ thù của chân lý.
-Cuộc sống là cuốn sách vĩ đại nhất, hãy nhìn vào chính cuộc sống mà khiêm tốn học hỏi, ít nói, tĩnh lặng, từ từ suy nghiệm, và do đó, có thể tìm thấy chân lý trong đó ...
@ Nặc danh
XóaUi, ban đầu mình tưởng là ai bình mà ý... giống mình dữ vậy!, hihi...,
cám ơn bạn nhé, ngày mới tốt lành.
Chào anh .
Trả lờiXóaBài viết của anh thật có giá trị , tuy rằng ở đây không có ý dạy dỗ một ai , chỉ là sự chân thành trao truyền kinh nghiệm cho ai đó có duyên ...
Cuộc đời này làm sao biết ai tỉnh ai say , khi mà hầu như đều Điên cả , nhưng nặng hay nhẹ thôi , đối với kẻ tự do tuyệt đối mới bị bắt vào viện tâm thần...
Chỉ tiếc rằng những sách quá hay lại bị mai một theo thời gian (38 năm )...đôi khi thấy làm rất tiếc anh ạ , mặc dù Trang Chu không phải lứa tuổi thuộc thế hệ đã qua đó .
Kiến thức là để cho chúng ta đạt được tri thức ngõ hầu đạt đến sự giải trừ tâm thức để được tự do chứ không là nhồi sọ .
Sau khi đọc các sách về Luận lý học , Đạo đức học , Tâm lý học, Siêu hình học của 12 ABCD xưa , tự thấy có giá trị cho cuộc sống con người, tuy rằng chỉ là kiến thức cơ bản nhưng không có những viên gạch thô nhám xấu xí thì bằng cách nào chúng ta xây được những tòa lâu đài tráng lệ ? Bởi ngu ý như vậy mới mạo muội biên soạn lại với sự thành tâm tự nguyện ...mặc dù chẳng ai thèm coi !
Lạm bàn tâm sự cùng anh .
Đầu tuần chúc anh bình an .
Thân mến
"không có những viên gạch thô nhám xấu xí thì bằng cách nào chúng ta xây được những tòa lâu đài tráng lệ?": chỉ phát triển ý nầy là ta sẽ có 1 lâu đài tráng lệ (và nàng công chúa ngủ trong rừng, hì...)
Xóakhi nào mà ta biết là ta còn kém thì lâu dài nào cũng sẽ đến (trừ tiền), híc.. híc...
thank bạn TC, chiều vui nhé.
Nha Gom La Bang VN3:06 PM1
XóaEdit
Bài này có lý lắm bạn TC à, bạn viết rất tốt.
Thực ra, LB cũng có quan tâm đến thể loại có vẻ 'theory' này, nhưng nếu LB làm như thế thì đến năm 2213 (tức là 200 năm sau), LB sẽ hiểu được chút chút, may nhờ có 1 người Hà Lan đến và anh ta nói:
- 'hãy tử bỏ hết tất cả',
LB bỗng giật mình một cái 'đụi', và từ đó, LB không bao giờ đọc sách nữa, nhưng LB vẫn hiểu được nhiều sách, đó là vì có 1 cách tiếp cận khác (sorry), mà LB đã nhắc đến trong entry 390 và các entry gần đây.
Lúc nào ghé SG, LB mời bạn TC cà phê nhé, thân.
Phải kông nhận là LB có trí nhớ siêu đẳng , mình thì đọc trước quên sau , lúc nhớ lúc quên , học mãi một bài mà nó còn chẳng vào nhất là những bài về triết , mình rất ghét cái môm này ....nên mình rất khâm phục LB trong cái môm này !
Trả lờiXóaÀ, thú thật là LB bị... mất trí nhớ, sỡ dĩ LB "nhớ" được như vậy là nhờ câu này:
Xóa17-đọc xong rồi thì đốt đi, hay vứt ngay vào thùng rác, hì..., ý nói là ta không còn phải chạy theo hay làm nô lệ sách/tư liệu nữa, vì lúc đó các tư tưởng đọc được đã biến thành máu thịt/sự sáng tạo của ta rồi, và hãy dũng cảm viết là: ‘tôi nói rằng’.
Cám ơn DNT nghen, chiều ngọt ngào.
Ôi! đọc cả bài viết của LB mình chỉ tâm đắc nhất câu:
Trả lờiXóa- Sự đơn giản là chân lý tối cao của mọi chân lý.
Mình rất thích nhìn các sự vật, hiện tượng hay công việc... gì gì đó một cách đơn giản và qua đó mình sẽ cảm thấy cuộc sống đáng yêu hơn nhiều, tri thức cũng không đến nỗi khó hiểu, khó nhớ như những lý luận của triết gia.
Không biết ý kiến của mình có ngược lại với LB không nhỉ?
Mình rất thích nhìn các sự vật, hiện tượng hay công việc... gì gì đó một cách đơn giản và qua đó mình sẽ cảm thấy cuộc sống đáng yêu hơn nhiều, tri thức cũng không đến nỗi khó hiểu:
XóaVâng, cuối cùng thì mọi cái đều đơn giản đối với cuộc sống, nhưng người ta không chịu vậy, mà khoác lên 'cái tôi', nên nó mới trở thành phức tạp...
Có người khen thơ của NXK, LB sẽ sang xem nghen, chiều ngọt ngào,
Muội thích đọc sách nhưng sách "tình iu" thui... hihihi
Trả lờiXóaHuynh đang suy nghĩ bức đầu bức óc, thì muội vào làm huynh cừ quá trời, cho nên huynh đã không nhầm khi nói ở phần 6:
Xóa-Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô.
Cám ơn lời bình nhí nhảnh của muội nghen, chiều nồng nàn,
"-Tình yêu thực thụ có khả năng làm giảm mạnh sự hoang tưởng/ám ảnh của hư vô."
Xóathế nào là tình yêu thục thụ hả huynh?
Nha Gom La Bang VN 4:08 PM
XóaLà hai người thật sự yêu nhau với 1 tình yêu tự nhiên và trong sáng (không vì tiền hay lợi dụng...), hì..., chiều vui nghen.
Hôm qua e xem một bộ phim, quên mất tên, hic. Nhưng nội dung thì nhớ rõ. E k kể, dài dòng. Chỉ nói thế này thôi, cái cô bé con trong phim đó, người Trung Quốc, 11 tuổi, có tài năng đặc biệt, lướt mắt khoảng hai giây là nhớ được tất cả các ký tự hoặc số kín đặc một trang giấy. Tài năng đó nhanh chóng được các băng đảng Mafia tranh nhau, giành giật, và đương nhiên, nổ súng thì phải có mất mát và thương đau.
Trả lờiXóaThế nên e ngẫm ra có khi làm một bình thường, lại...hay. He he!
Tuần mới ngọt ngào a nhé!
Những người đó là thần đồng; Lê Quý Đôn, Phạm Công Thiện... lúc nhỏ là thần đồng, còn ta:
Xóa-không phải là thần đồng
-học lý thuyết thì vô cùng lâu
-trí nhớ tốt (mất trí nhớ: trường hợp của LB)
Nên LB rút kinh nghiệm từ trường đời mà nghĩ ra 1 cách có thể... không cần những thứ trên, hì..., LB đã áp dụng và thấy là ok, thiệt, cám ơn Vi nghen, chiều ngọt ngào.
Đến thăm bạn nè...... Một ngày bình an và may mắn bạn nhé
Trả lờiXóaCám ơn bạn TMC, chúc chiều an bình.
Xóa