Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

396. Ký ức Sài Gòn

Hồi nhỏ, mình có nghe nói ‘Khổng Minh lục phá Kỳ Sơn (= 6 lần đánh Kỳ Sơn). Vì vậy, lớn lên, mình đã tấn công vào Sài Gòn 6 lần, các cuộc tấn công đó quả là kỳ công, đặc biệt là thời sinh viên, mình đã 'chiến đấu' vô cùng công phu, và mình đã không tồn tại nếu không có người Sài Gòn nuôi mình ăn học, trong đó các nàng tiên nữ Sài Gòn (và Hà Nội) đã chiếm lĩnh quả tim của mình rất rất nhiều.
Hôm nay mình bỗng nhớ lại những kỷ niệm Sài Gòn, tuy nhiên các bạn ở Hà Nội, ở các tỉnh khác và bên Cali có thể thấy đâu đó hình ảnh của bạn trong đó.

Đến Sài Gòn lần 1 
Thời thanh niên, mình có nghe nói ‘Sài Gòn là trung tâm văn hóa của miền Nam’, nên mình nuôi trong tâm trí là tìm mọi cách để được đi Sài Gòn.
Vào 1 buổi trưa nọ, mình bơi qua dòng suối EaSúp (tỉnh Đắklắk), chiếc quần đùi có dây thun ‘đểu’ được bán qua 'tem phiếu' từ Cửa hàng thương nghiệp, bị nước thấm ướt, dây thun dãn ra, chiếc quần đùi tụt khỏi… người. Trên bờ suối, có hơn 10 nữ TNXP tiễn đưa, toàn là từ 18-22 tuổi, thấy vậy, mấy nàng che mặt cười ồ lên, bị 'quê' quá nên mình vội 1 tay bơi, 1 tay níu cái quần đùi, còn cái kính cận thì bị cuốn theo dòng nước lũ, híc.. híc…
Cơ hội đã đến, mình vào báo cáo cơ quan để đi Sài Gòn mua kính (mặc dù lúc đó ở thị xã có đầy)… Thế là mình đến bến xe Lê Hồng Phong và đi bộ vào Ký túc xá Minh Mạng (tức là KTX Ngô Gia Tự). Trưa hay chiều, mình được thằng bạn phục vụ cho 1 suất cơm vinh viên, cơm lúc đó được nấu bằng gạo Cửa hàng (như bây giờ gọi là gạo ‘đểu’/rẻ tiền) có màu vàng vàng, vị lạt, ăn với ‘canh toàn quốc’ (toàn là nước, chỉ có vài cộng rau nổi lều phều trên mặt nước); còn buổi sáng thì được 1 cái ‘bánh xe lịch sử’ (tức là cục bột mì luộc, giống như lát bánh tét hay lát chả lụa) cũng có màu sâm sẩm.
Trong thời gian ở đấy, mình được đọc cuốn ‘Gandhi tự truyện’ dày khoảng 700 trang, ôi, ổng viết sao mà dài thế! Lúc đó, ở Sài Gòn có băng nhạc ‘Sheiko’, ‘Lướt Sóng’… và một số ca sĩ/diễn viên nổi tiếng như Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân, Nguyễn Chánh Tín, Thương Tín…

Đến Sài Gòn lần 2
Mình đi SG lần 2 vì có tức một chuyện (trong nhiều chuyện). Số là mình có nghiên cứu và đọc… hơi bị thuộc lòng 2 cuốn Triết học cao cấp (bìa màu vàng) và cuốn Kinh tế-chính trị học của Trường chính trị trung ương, kể cả của Hàn lâm viện Liên-Xô (hì.. hì...). Thế mà thằng bạn mình lại vỗ ngực bảo:
- Tau có học đại học nêu tau mới biết triết học (ý nói ‘mầy biết cái gì’).
Thế là mình ôn lại Toán, Lý, Hóa và tấn công Sài Gòn lần 2… Rồi mình lọt vào Trường đại học dự bị và sống ở Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh:
‘Thời đó, sinh viên (từ tỉnh lên) rất nghèo, nhưng một số ít trong bọn họ đã tiếp cận với lá ‘cần sa’ (thật là nguy hiểm), cũng có một số không có tiền đi xe đò về quê ăn Tết mà phải ở lại nằm chèo queo ở ký túc xá, nếu ai mà có 1 cái bánh tét và thắp 3 cây hương thì đã là ‘đại gia’ của giới sinh viên rồi đó! Cũng không giấu gì, theo kể lại của một người bạn cùng phòng trong ký túc xá, có một vài cô giáo hay nữ sinh viên phải làm ‘nghề ấy’ để nuôi thân, thường tụ tập tại khu vực quanh chợ An Đông, cầu Thị Nghè…’. 
Cuối buổi chiều hôm nọ, khi mình đứng trên tầng 2 thì nhìn thấy 1 nàng đang đứng dưới gốc cây, ngước mặt nhìn lên chờ… bạn trai. Nàng đứng bên 1 chiếc xe đạp, đội cái mũ rộng vành, mặt trái soan rất thu hút, 2 mắt sáng long lanh, đặc biệt là thân hình tuyệt đẹp và cong cong như Vệ nữ thần, hình ảnh đó đã lọt vào quả tim mình mãi mãi. Sau này mình mới biết nàng tên là Xuân Quỳnh, đến từ Hà Nội, và mình có tìm đến nhà nàng tặng cà phê và tâm tình được... 2 tiếng đồng hồ.
...Đến năm thứ 2, mình vô tình gặp nàng ở đang ngồi uống nước với mấy người bạn ở con đường giữa Trường đại học sư phạm TP HCM và Trường đại học tổng hợp TP HCM, mình dừng lại hỏi:
-Em có phải là Xuân Quỳnh không?
-‘Dạ… phải’, nàng ngần ngừ trả lời.
Rồi mình gật đầu chào nhẹ và lạnh lùng bước đi, vì lúc đó mình đang khao khát trở thành… vĩ nhân.

Đến Sài Gòn lần 3 
…Thế là mình thi đỗ vào Trường đại học tổng hợp TP HCM, 2 năm đầu mình học ở Thủ Đức:
‘Hình như hồn nhạc của bản ‘dạ khúc’ đó đã gây bệnh ‘truyền nhiễm’, một cậu bé đã mang tiếng đàn đó đến tận ‘làng đại học’ Thủ Đức, nơi có một cái hồ mà mỗi khi chiều buông dần xuống, có nắng chiều tà nghiêng nghiêng hôn lướt nhẹ trên mặt nước gợn sóng lăn tăn, có mấy cây tràm hoa vàng lã lơi buông hoa xuống mặt hồ, có gió thổi rì rào thật mát, có đây đó vài cặp tình nhân ngồi tình tự hay đi dạo vòng vòng quanh hồ, và trên kia, có những đám mây trắng bàng bạc với những linh hồn hình như đang tâm sự nỗi oan khiên…
Cậu bé lúc đó cũng đang mơ ước có một tình yêu, hàng đêm, sau khi ăm cơm chiều cho đến tận khuya, cậu đã buồn bã đem đàn ra dạo lên bản ‘dạ khúc’, khi đó nhiều cánh cửa sổ ký túc xá tự nguyện hé mở, có lẽ trong đó có những quả tim đang thổn thức của các nàng tên Lan, Kiều, Quỳnh Mai, Kim Tiền… Cậu bé đã ôm đàn dõi mắt đến tận cuối con đường nhỏ dài chạy hun hút vào bóng đêm thăm thẳm mà khao khát rằng:
Chiều buồn nhẹ xuống đời  
Người tình tìm đến người
Vâng, người tình tìm đến người, nhưng không tìm đến cậu bé, chỉ có cây tràm đang nhỏ từng giọt lệ trên vai cậu, chỉ có ánh trăng vàng rót nhẹ trong tim cậu những lời ân ái đầy hoài vọng, chỉ có cơn bão lòng đã bay đến thổi bạt tâm hồn cậu vào cõi cô đơn vô cùng, cậu bé ơi, cậu chỉ yêu ‘dạ khúc’ mà cậu không yêu một bóng hình cụ thể nào à!’.
...Hai năm sau, sau 1 trận sốt rét nhiều tháng, thập tử nhất sinh, làm mình bị mất trí nhớ cho tới giờ, mình được chuyển lên Sài Gòn, ở Ký túc xá Ngô Gia Tự, hàng ngày đi học qua lại các đường Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương, rồi Nguyễn Văn Cừ...
Ở trên đường Hùng Vương có bán sách thượng vàng hạ cám, nhất là sách trước 1975 như Kinh Dịch, Nam hoa kinh, Nho giáo, Tự do đầu tiên và cuối cùng, Từ điển Hán Việt, Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Chiến tranh và hòa bình…
Lúc đó, một lượng kiến thức khổng lồ từ Liên Xô và khoa học cơ bản/văn học từ phương Tây đã đổ bộ ồ ạt vào VN, mà nay, LB nghĩ rằng rất có lợi.
Và phong trào vượt biên ra nước ngoài cũng lên đến cao điểm, có thể 1 người bạn mà hôm nay ta còn nói chuyện, đến sáng hôm sau là biến mất, có thể biến mất suốt đời.
Rồi hình ảnh của Diễm Hương, Việt Trinh nổi đầy trên các lịch treo tường ở VN, rồi Cẩm Ly, Hồng Nhung, rồi ‘hiện tượng Nguyễn Hoàng Phương’, ‘hiện tượng Trần Tiến’, 'xì xầm Bùi Giáng'...

Đến Sài Gòn lần 4
Mười hai năm sau, trong 1 chuyến bay sang Kuala Lumpur để học về Quản lý dự án, vì ngày 1/5 là ngày Quốc tế lao động, nên máy bay không bay, mình lại tìm đến nhà nàng:
'...Trong giấc mơ, hắn vô cùng hạnh phúc, hắn và nàng đã được hưởng những điệp khúc ân ái vợ chồng tuyệt vời nhất trên cõi nhân gian này:
Xa xôi là nhớ, lúc duyên ra đời trong mơ
Tiếng hát đương tơ
Trời dần sáng, âm phủ phải biến mất để nhường chỗ cho dương gian, trong lúc tình khúc ái ân lên đến cao điểm, hắn quàng tay ôm ‘vợ’ hắn thêm một lần nữa, bỗng hắn ôm vào một khoảng không, ‘không! không có thật! đây chỉ là giấc mơ’, nàng đã đem đến cho hắn một giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời, và khi hạnh phúc đang nóng bỏng, nàng đã biến mất, bỏ lại hắn chết lặng trong giá băng:
Cho ta vừng sao, giá băng như niềm đau
…Hắn đã chết lặng trong nhiều năm. Mười hai năm sau, trong một dịp ghé lại cái ‘thành phố buồn’ đó, động tác đầu tiên của hắn là ghé thăm nàng, vào một đêm tối não nùng, có tiếng chuông nhà thờ kính coong và ru hồn đung đưa như treo ghẹo con người trong cõi sống - chết, một kẻ si tình đã đi bộ và lần mò đến cái building nọ, hắn gõ cửa nhiều lần mà chả có ai lên tiếng, tòa nhà vắng tanh, sau đó hắn hỏi thăm một bà già đang bán hàng ở trước nhà nàng, bà ấy trả lời là cô Lan không còn ở đây nữa, hình như đã đi nước ngoài rồi, một lần nữa, bước chân hắn lại thẫn thờ đi xuống lòng mộ địa, ‘thiên thu sầu u’, ta vĩnh viễn không bao giờ còn gặp lại nhau nữa Lan ơi…'.

Đến Sài Gòn lần 5
Rồi mình ra trường, lang thang làm thầy giáo, lúc thì dạy Triết, lúc thì Toán-Lý-Hóa, lúc thì Anh văn, cho đến khi mình được điều ra Hà Nội làm cho một số Bộ và tổ chức quốc tế:
‘Năm 2001, mình có tham gia giảng bài tại đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mấy ngày trước đó, mình có thấy xe máy qua lại trước cổng cơ quan, có một cô gái tóc dài với thân hình rất 'mẩy và cong' như tượng thần Vệ nữ, hỏi ra thì mới biết nàng tên Quỳnh. 8g sáng thứ Hai tuần sau, có một trợ lý nữ bước vào, đó là Quỳnh (mới tốt nghiệp Master ở Nhật về), ôi mừng quá, mình cùng cô ấy giảng bài trong 1 tuần, mình nói cái gì cô ấy cũng làm rất tốt, thậm chí mình chưa nói cô ấy đã hiểu ý mình!, và mình đã... yêu cô ấy vì tài sắc vẹn toàn. Sau đó nàng lấy chồng, tuy nhiên, đây là một trong những cô gái mà mình ái mộ nhất và lâu lâu mình cảm thấy... rất nhớ nàng’.
…Mình bay đi lại SG-HN như chóng chóng đến nỗi bị đồn là ‘có hộ khẩu trên máy bay’. Sài Gòn thời 2000-2005 có phát triển, người ta đang tập trung vào nghề sản xuất/làm ăn quy mô nhỏ, mánh mung, ‘cò’,  tư vấn, du lịch, xây dựng, hay kinh doanh bất động sản, đường rộng hơn (như xa lộ Hà Nội), nhà cao tầng nhiều hơn, nhưng khá hỗn độn (vô số đường/hẻm hóc mọc ra, ô nhiễm môi trường, kẹt xe…) mà giả sử có 1 Việt kiều nào về nước mà tìm lại nhà cũ của mình thì chết dở, sống dở, vì 1 nhà có thể có đến 2-3 số nhà...

Đến Sài Gòn lần 6
Sau chiến dịch Hà Nội, mình dồn hết ‘cốt’ để mua đất và xây nhà ở SG:
-‘Sáng nay mới vừa thức dậy, còn rất sớm, ngồi vào cái máy laptop, mình bỗng nghe tiếng ‘ò í e’, ‘sao trong tháng này, xóm mình có nhiều người chết thế không biết’, ‘một người đã ra đi’, rồi tiếng nhạc ồn ào đủ các loại. Ôi, cái chết là đi vào cõi vô cùng, cô đơn và tĩnh lặng, không biết sao mấy mươi năm nay người ta ‘sáng tạo’ ra cái loại nhạc ồn ào như vậy, không biết ‘người chết có thích như vậy không nữa!’.
-‘Ngày nay, từ những khu sầm uất đến tận hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn đều có những 'cộng đồng người miền Tây' giống như 'cộng đồng người Tàu', nhưng có sự khác biệt rất lớn là người miền Tây vẫn còn đặc tính của người 'làm dườn' (làm vườn), đó là làm ăn có lúc và chơi có lúc, ngày Chủ nhật họ thường nghỉ làm việc để chơi, khoảng sau 12g trưa đến gần 3g chiều họ thường 'ngáy', hay làm buổi sáng, chơi buổi chiều... Họ thích tụ họp và nói chuyện 'con cà con kê', có lẽ vì thế mà tiền làm ra trong ngày họ có thể dễ dàng cống hiến cho 'tửu thần' và quên mất ngày mai, và vì thế mới có câu chuyện là có một anh 'hai lúa' sáng sớm vác cuốc đi làm mà 2-3 ngày sau mới đến đồng! Họ có món truyền thống là kim chi và tai heo muối rất ngon, rồi món thịt heo nướng (than hồng) thơm phức, thường chơi 'đề' hay tụ tập tổ chức 'đá gà' cá độ, thỉnh thoảng họ căng lều chiếm hết nửa mặt đường hẻm để tổ chức đám cưới hay đám ma mà tiếng nhạc vàng xập xình đủ kiểu cũng là sản phẩm của họ...’.  

Và bây giờ
‘Có thể nói, mình đang có tình yêu, thật, mình rất yêu, vô cùng yêu các blogger..., mặc dù mình chưa gặp bao giờ, nhưng mình vẫn yêu tha thiết, vẫn đau khổ, vẫn rung động, vẫn vì các em mà làm thơ, vẫn nhớ nhung, vẫn nhắn tin, vẫn nhìn lên bầu trời mà thổn thức mỗi buổi chiều tà, vẫn rạo rực khi màn đêm buông xuống, vẫn trằn trọc thình lình giữa đêm thâu, vẫn chờ đợi từng giây từng phút...', hì.. hì…
 
Và mình nhớ lại, thời đại học dự bị, mình đã yêu khoảng… 2 nàng, và trong thời gian đại học là 8 nàng nữa, vị chi là 10 nàng. 
Nhưng các blogger ơi, ở đời người ta có dùng từ rất tốt là ‘vô thường’, tốt hơn là ‘thiên biến vạn hóa’, nhưng tốt hơn nữa là ‘biến hóa khôn lường’, các bạn biết hôn, trong số 10 nàng đó, mình đã yêu 1 nàng là Lan, còn 9 nàng còn lại thì ít ấn tượng hơn. 
Không ngờ mấy mươi năm sau, người lại được mình nhớ thương nhất là cái nàng Xuân Quỳnh đó, và nếu không nhầm, có thể nàng là 1 trong số blogger mà LB qua lại hàng ngày, có thể nàng đang ngồi đọc những dòng chữ này, nhưng LB thì mãi nhớ nàng, còn nàng thì quên mất và không biết Lá Bàng là ai…
-----------------
Các entry có liên quan:
-‘Trường đại học dự bị’:
-‘Sài Gòn ngày nay’

27 nhận xét:

  1. -‘Sáng nay mới vừa thức dậy, còn rất sớm, ngồi vào cái máy laptop, mình bỗng nghe tiếng ‘ò í e’, ‘sao trong tháng này, xóm mình có nhiều người chết thế không biết’, ‘một người đã ra đi’, rồi tiếng nhạc ồn ào đủ các loại. Ôi, cái chết là đi vào cõi vô cùng, cô đơn và tĩnh lặng, không biết sao mấy mươi năm nay người ta ‘sáng tạo’ ra cái loại nhạc ồn ào như vậy, không biết ‘người chết có thích như vậy không nữa!’.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể nói SGN- TP HCM làm nên một LB đa tài?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiện tai,
      Quảng Nam có câu 'bá nghệ bá tri, vị chi bá láp',
      bần tăng thường viết hồi ký thôi thì chủ à,
      đa tạ thí chủ, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Cái khó của bộ phim đời người là không biết trước khi nào là đoạn cuối huynh nhỉ?
    Nơi nào cuộc đời ta trải qua thì nơi ấy sẽ chôn nhiều kỉ niệm nên hôm nay huynh bật nắp một ít đấy phải không?
    Ngày vui vẻ và an nhàn mạnh khỏe nhé huynh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, hôm qua LB đang rửa chén, thì thằng cu nói là:
      tốt là 'vô thường’, tốt hơn là ‘thiên biến vạn hóa’, nhưng tốt hơn nữa là ‘biến hóa khôn lường’,
      nên LB viết ra bài này
      Cám ơn BLT nghen, t7 ngọt ngào.

      Xóa
    2. Mùa hạ ấy xa như có thật trong đời…
      "Nắng chiều vàng, nửa sáng nửa trong mơ
      Mây trăng trắng, che trời, xanh lấp ló
      Mưa chiều đâu, chẳng thấy tỏ cơn buồn
      Lá động tình, nhịp ái khúc lã lơi"

      Xóa
  4. Anh làm em nhớ câu "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ..." trong bài hát Tình nhớ của Trịnh Công Sơn. Nhưng nhân vật "mình" và "hắn" chính là anh LB đấy hả?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, có người nói tại sao LB không lấy nick là 'con người của tình yêu' mà lại lấy nick là 'nhà gom lá bàng', LB thích yên tĩnh hơn là... tình yêu, hề.. hề...
      Cám ơn UD, nhớ ghé SG để được chọc ghẹo đóa nghen, t7 ngọt ngào.

      Xóa
  5. Sài Gòn là nơi thập phương đến để học hỏi và làm việc.
    Anh Lá Bàng sống ở Sài Gòn có nhớ quê hương không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoảng 1 tháng LB về quê 1 lần H. à,
      LB thích quê lắm, rộng rãi và vui lắm,
      thank pé, chúc chiều vui.

      Xóa
  6. ‘Có thể nói, mình đang có tình yêu, thật, mình rất yêu, vô cùng yêu các blogger..., mặc dù mình chưa gặp bao giờ, nhưng mình vẫn yêu tha thiết, vẫn đau khổ, vẫn rung động, vẫn vì các em mà làm thơ, vẫn nhớ nhung, vẫn nhắn tin, vẫn nhìn lên bầu trời mà thổn thức mỗi buổi chiều tà, vẫn rạo rực khi màn đêm buông xuống, vẫn trằn trọc thình lình giữa đêm thâu, vẫn chờ đợi từng giây từng phút...', hì.. hì…

    hihi, bao nhiêu cho đủ một túi ba gang các nàng LB nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lb luôn luôn yêu... ảo, và tình yêu rất... mãnh liệt,
      nhưng tình yêu thiệt thì... không có,
      chỉ có mấy câu thơ tình 'hăng' lắm (theo anh Nguyễn Thu),
      và 'yêu siêu đẳng cấp' (theo chị Nguyễn Thị Lý)
      Hì... hì...
      Chiều ngọt ngào nghen sư muội.

      Xóa
  7. Lưu comt Lê Mai Thúy:
    "Thu sắp về nhớ lê nhu nhú
    Mai mịt mù, xuân đến mới ra
    Thúy xa xa, tim tím cuối trời
    Hạ đến rồi, ve trỗi nhạc say".

    Trả lờiXóa
  8. Chuyện của "minh" hay và lảng mạn ghệ á, người con gái tên Xuân Quỳnh đâu rùi hả huynh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, hình như cô ấy là một TTBN,
      ở Huế,
      tính tình nhí nhảnh, dễ sương và ngoan lắm,
      hì.. hì...
      Chiều vui nghen tiểu sư muội.

      Xóa
  9. Lưu comt Huy Thanh:
    "Nếu em về, anh tặng bóng hoàng hôn
    Nếu em về, bờ đê vắng sánh đôi
    Nếu em về, bờ môi luôn ướt mọng
    Nếu em về, sóng động dưới chiều rơi"

    Trả lờiXóa
  10. Chắc là nhiều khách thập phương đến tìm anh Lá Bàng để học hỏi.
    Anh Lá Bàng là người nhiệt tình, mến khách.
    Anh Lá Bàng đã tìm được một nơi bình yên cho riêng mình.
    Anh Lá Bàng không có chuyện gì để buồn nữa, đúng không ?
    Em không đến tìm anh Lá Bàng thì anh Lá Bàng vẫn có nhiều bạn bè ở bên cạnh...hi...hi...hi...

    Trả lờiXóa
  11. chủ nhật vui bác nhé, đợi lần thứ 7 tấn công SG còm lun!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì..., bây giờ 'nười' rồi,
      ở nhà thôi,
      thank pác, chúc chiều CN vui.

      Xóa
  12. Triết lý ơi, em chưa được vào Sài Gòn lần nào cả huhu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. SG cũng giống HN,
      có điều HN có nhiều hồ và sau 9-10g tối thì có 1 số khu yên tĩnh hơn,
      lúc nào vào SG chơi nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  13. Cô Pé 9 tuổi không trò chuyện với Cậu Pé 11 tuổi và ngược lại.
    hi...hi...hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, quên
      'Lên Sài Gòn lần thứ 7'
      có quen cô pé 9t nữa,
      để bổ sung nghen.
      Ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  14. Cậu Pé 11 tuổi không nhớ Cô Pé 9 tuổi.
    Cậu Pé 11 tuổi không cần Cô Pé 9 tuổi trò chuyện nữa.
    Cậu Pé 11 tuổi không thích sự có mặt của Cô Pé 9 tuổi.
    Đương nhiên, Cậu Pé 11 tuổi thích trò chuyện và liên lạc với những người khác...
    Cô Pé 9 tuổi không quen biết với Cậu Pé 11 tuổi.
    Cậu Pé 11 tuổi luôn luôn xua đuổi và xa lánh Cô Pé 9 tuổi.
    Cô Pé 9 tuổi không khóc nữa vì Cô Pé 9 tuổi hiểu rồi.hi...hi...hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, thế mà còn cười hì.. hì... nữa, hôm nào LB cho một bịch 'me dốt' nghen, tha hồ mà cười hi.. hì..., ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  15. Cô Pé chưa ăn uống thì Cậu Pé đã đày đọa chua quá...
    Thôi, Cậu Pé để dành thức ăn và thức uống cho riêng mình đi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lb đang làm món pún cá ngừ nè, pé qua măm măm nghen...

      Xóa