LTS: Bài viết là ‘PHI-KIM DUNG’ và 'TÌNH
YÊU', có nghĩa là nhắc đến Kim Dung, nhưng không hẳn là bàn về Kim Dung, vì
mình nhìn cuộc đời qua một chiếc 'lá bàng', hì.. hì..., các bạn hãy theo dõi
nghen.
Phi-Kim Dung và tình yêu 2
(Thế giới và con người)
Tư tưởng hay chân lý của loài người như một cái hình
xoắn ốc mãi tiến hóa và biến ảo khôn lường từ 'trên' quy mô vũ trụ đến mức
'dưới' hạt lượng tử mà ta không bao giờ tiếp cận được đến nơi đến chốn. Ta
không thể sắp xếp tư tưởng con người như ta sắp nguyên tố vào bảng phân loại
tuần hoàn của Mendeleev, như ta lấy nhiều mảnh nhỏ từ nhiều tờ báo khác nhau để
ráp thành một bức tranh, hay những hạt cát gắn nhau để trở thành cái hòn non
bộ, như sự phân rã hạt nhân, như những bức tranh hội họa lập thể của Picasso
hay như việc thiết lập một bản đồ Gen.
*
*
Thế giới mà ta đang sống là một thế giới đa cực và đầy
mâu thuẫn, thiên hạ chia năm xẻ bảy, có vô số thế lực giành giật hay tranh chấp
quyền lợi lẫn nhau mà mọi giá trị của con người có thể bị đảo lộn và thậm chí
bị thủ tiêu. Chuyện đó thường xuyên xảy ra dưới thời chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tiền tư bản/thuộc địa nửa phong kiến, rồi tư bản ngày nay. Qua mỗi thời
kỳ đó, con người vô tình trở thành nạn nhân, bị lợi dụng và do đó bị dày xéo trong
các cuộc tranh chấp tương tàn đó, và do đó chuyện ‘thân phận con người’ vẫn là
quy luật của muôn đời. Có thể tạm hiểu rằng khi chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước ra đời cùng với cái được gọi là ‘thế giới tự do’ hay ‘nền kinh tế thị
trường’ thì đã đi ngầm với ý đồ thống trị mà trong đó thế giới dường như vận
hành theo ý đồ của các nước lớn. Chẳng hạn, một số nước giàu mạnh có thể dễ
dàng nhúng tay vào chuyện của Liban , Israel , Afghanistan ,
Irac hay Iran …,
hay có những nước đang bành trướng thế lực ở biển Đông. Nhưng những vấn đề này
là một thực tại mà còn dài, khó hiểu và rất phức tạp. Cần nói thêm rằng, sự am
tường lịch sử, mặc dù rất quan trọng nhưng không phải là mục tiêu của người
viết, tất cả các nội dung đều là cảm xúc của một của ‘nghệ sĩ triết học’ (theo
Tiến sĩ kỳ lạ) và do đó không thể lấy đó làm tư liệu lịch sử.
*
*
Thế giới này cuối cùng vốn là bất khả tư nghị, là nghi
vấn, là bí mật vĩnh viễn và là cái mà làm cho con người đi từ sửng sốt này đến
sửng sốt khác, dù cho đến mãi 10.000 năm sau hay mãi mãi nếu loài người còn tồn
tại. Thế giới này sẽ mãi mãi đặt ra cho chúng ta câu hỏi ‘ta là ai’
mà không bao giờ có lời giải đáp hoàn hảo, bất chấp bạn có là thiên tài xuất
chúng đến đâu chăng nữa.
*
*
Thế giới con người - thuộc về thế giới tự nhiên - là vô bờ bến
và trùng trùng duyên khởi và do đó nó là kết quả của sự tác động
tương hỗ của rất nhiều yếu tố có liên quan từ quá khứ vô cùng đến hiện
tại. Nó là một sự kết nối của các 'dấu chấm' như Steve Jobs đã nói. Cái thuận
và cái nghịch đều có giá trị tương đương và có thể kết hợp thành một bức tranh
hoàn chỉnh như 'Lưỡng nghi đao pháp' và 'Phản lưỡng nghi đao pháp'
vậy. Cái gì trên đời này cũng có khắc tinh của nó, ví dụ như Hàm Mô Công
thì có Nhất Dương Chỉ trị vậy. Người ta có thể lợi dụng cái của người để chống
lại người như môn 'Càn khôn đại na di' hay 'Đẩu chuyển tinh dời' vậy.
*
Cuộc đời là một hàm số đa biến, trong đó việc vượt qua số phận của ai đó thì phụ thuộc vào rất nhiều biến số. Sự phát triển nội tại là thuộc tính vốn có của con người, nhưng tác động của thế giới bên ngoài là những yếu tố không kém phần quyết định, mà một trong chúng là cơ duyên. Ví dụ, một Trương Vô Kỵ rớt xuống vực thẳm mà học được ‘Càn Khôn đại na di tâm pháp’ hay một Lệnh Hồ Xung hay Dương Quá lạc vô hang động mà học được ‘Độc cô cửu kiếm’ vậy.
*
*
Cuộc đời là một hàm số đa biến, trong đó việc vượt qua số phận của ai đó thì phụ thuộc vào rất nhiều biến số. Sự phát triển nội tại là thuộc tính vốn có của con người, nhưng tác động của thế giới bên ngoài là những yếu tố không kém phần quyết định, mà một trong chúng là cơ duyên. Ví dụ, một Trương Vô Kỵ rớt xuống vực thẳm mà học được ‘Càn Khôn đại na di tâm pháp’ hay một Lệnh Hồ Xung hay Dương Quá lạc vô hang động mà học được ‘Độc cô cửu kiếm’ vậy.
*
Phải chăng số phận của con người đến từ sự ngẫu nhiên,
con người được sinh ra và phát triển trong một thế giới xa lạ mà không phải do
mình tự chọn, và do đó bản chất con người cũng là cô đơn. Chính những nhà chính
trị khi thành công tột đỉnh thường bị sụp đổ về tâm lý và đi vào sự cô đơn gần
như tuyệt đối, như Thành Cát Tư Hãn, Nhậm Ngã Hành, Nhạc Bất Quần hay Tào Tháo.
Con người khi cô đơn nhiều khi buộc phải tìm mọi cách để phá cái hạn
chế về tinh thần và cái thân phận nhân sinh tuyệt khổ mà
thượng đế áp đặt cho họ. Điều này đã được mô tả xuất sắc qua nhân vật Tạ
Tốn với tiếng gào ‘Sư tử hống’ làm đau đớn, khủng khiếp, chấn động và chết lặng
hồn người, y đã chửi vào cái bất công của thế gian bằng 3 chữ ‘lão tặc thiên’,
và vì muốn trở thành ‘người’, y đã đặt hết hoàn toàn tình yêu truyền tính của
mình vào con người Vô Kỵ, một thứ tình yêu vô cùng cao quý như là sự đạt được
khát vọng của tự do vậy.
*
*
Con người sao mà dám tham vọng vượt quyền tạo hóa, sao mà dám tham vọng làm
‘Tề Thiên Đại Thánh’, sự trả giá cho tham vọng đó làm con người bị tẩu hỏa nhập
ma, cô đơn, tự mình bỏ tù mình mà không có ngày mãn hạn, hay tự lấy núi ‘Ngũ
Hành’ mà đè lên xác thịt và tâm hồn của mình. Âu Dương Phong, Đông Phương
Bất Bại hay Nhạc Bất Quần là các ví dụ điển hình.
*
Sự am hiểu huyền vi của võ học (bí mật của thế giới) có thể thuộc về người thông minh, có thể thuộc về những người có vẻ đần độn, chậm chạp, có thể thuộc về những kẻ tàn ác hiểm độc, có thể thuộc về những ngụy quân tử, có thể thuộc về giới quần thoa… Để đạt được ngưỡng huyền vi đó, cần phải tĩnh và sâu (tâm thần không dao động), cần hiểu ý chứ không thuộc chiêu (chi tiết). Không phải ngẫu nhiên mà Kim Dung đặt tên cho một trong những người luyện thành công môn Cửu dương thần công là Giác Viễn. Trương Vô Kỵ hay Lệnh Hồ Xung học kiếm ý chứ không học kiếm chiêu. Mỗi một chiêu của LHX một thế kiếm không có 'ngữ pháp', trùng trùng điệp điệp và liên miên bất tận, vì thế đối thủ không định vị được y sẽ tấn công vào chỗ nào mà phản kích.
*
*
Sự am hiểu huyền vi của võ học (bí mật của thế giới) có thể thuộc về người thông minh, có thể thuộc về những người có vẻ đần độn, chậm chạp, có thể thuộc về những kẻ tàn ác hiểm độc, có thể thuộc về những ngụy quân tử, có thể thuộc về giới quần thoa… Để đạt được ngưỡng huyền vi đó, cần phải tĩnh và sâu (tâm thần không dao động), cần hiểu ý chứ không thuộc chiêu (chi tiết). Không phải ngẫu nhiên mà Kim Dung đặt tên cho một trong những người luyện thành công môn Cửu dương thần công là Giác Viễn. Trương Vô Kỵ hay Lệnh Hồ Xung học kiếm ý chứ không học kiếm chiêu. Mỗi một chiêu của LHX một thế kiếm không có 'ngữ pháp', trùng trùng điệp điệp và liên miên bất tận, vì thế đối thủ không định vị được y sẽ tấn công vào chỗ nào mà phản kích.
*
Có tính chất tương đối/tác động tương hỗ giữa chính và
tà, mà biên giới giữa chúng chỉ cách nhau có một ‘sát-na’: chính mà làm điều
xấu thì là tà, tà mà làm điều tốt thì là chính, phải chăng các giới hạn hay sự
phân biệt chính tà là do con người đặt ra phụ thuộc vào nhận thức hay lợi ích
của một người hay nhiều người, con người đã lợi dụng chính nghĩa quá nhiều khi
đả kích tà đạo, và trong một chừng mực nào đó, có thể bị làm một công cụ để
dựng nên sự tranh giành quyền lực và tiêu diệt lẫn nhau. Hồng Thất Công (chính)
và kẻ thù tri kỷ của y là Âu Dương Phong (tà) ôm nhau cười hả hả và chết cùng
một lúc. Diệt Tuyệt sư thái đã nhân danh chính phái hiệu triệu 6 đại môn phái
bao vây Quang Minh Đỉnh để tiêu diệt Ma giáo, ý niệm chính phái trong đầu bà ta
đã đúng chưa, hay chỉ đơn thuần là tạo nên một sát nghiệp mà thực tế không đem
lại lợi ích gì cho võ lâm đồng dạo nói riêng hay dân tộc nói chung, ngoài ra
còn bị nhóm người Mông Cổ lợi dụng tình thế mà chút xíu nữa 6 đại môn phái đó
đã bị hủy diệt.
Trong Đệ nhị thế chiến, Đức là phi nghĩa và các nước
đối thủ là chính nghĩa; hay trong cuộc ‘Chiến tranh nha phiến’ thì Nhật là phi
nghĩa và Trung Quốc là chính nghĩa…, tính chất chính nghĩa và phi nghĩa này của
các nước đó liệu có tồn tại bền vững với thời gian không!
*
*
Tà đạo đôi khi tốt hơn chính đạo, tà có thể đẻ ra chính, và con người dù
độc ác đến đâu vẫn tồn tại chút phật tính trong đó. Những người bạn tà
giáo của Lệnh Hồ Xung, khi có hiệu lệnh của chàng và thánh nữ, đã có thiện tính
hơn bọn chính phái giả danh như Nhạc Bất Quần, Giản Tiệp, Công Tôn Viễn như thế
nào, hay những người trong Ma giáo đã trở nên chính nghĩa như thế nào khi biết
yêu dân yêu nước mà đoàn kết hợp lực đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi. Hân Tố
Tố (tà) yêu Trương Thúy Sơn (chính), hay chuyện Mục Niệm Từ đã một lòng một dạ
yêu Dương Khang - một kẻ vô cùng tà đạo - lại đẻ ra một đứa con vô cùng chính đạo…
*
Không cần quan tâm đến cái mà người đời gọi một cách 'máy
móc' là tà hay chính, vượt lên những thành kiến, phong tục tập quán, những luật
lệ hay quy định hạn chế và có tính cách truyền thống của con người, Lão Đông Tà
hay Dương Quá đã đạt được đỉnh cao của chân lý từ võ học đến tình yêu, nói một cách khác, họ đã vươn
đến thiên tính tự do tự tại của con người, hay vươn đến bến bờ tự
do của tư tưởng.
(xin xem tiếp phần 3)
• MELODY-TRAN 17:13 22 thg 3 2012
Trả lờiXóaChính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô.
câu nầy hay à ...MLD đem về nghiên cứu
• CHI LAN 12:59 9 thg 2 2012
Trả lờiXóaBài viết hay quá ! Trên cả tuyệt vời ! Bloger rất nhiều, nhưng có một bài viết hay thì thật là hiếm. Mà những thứ hiếm thường là quý. Cám ơn chủ nhà đã có tâm huyết viết nên bài viết này...
Đọc bài của anh, vỡ lẽ ra được nhiều điều.
Trả lờiXóaÀ, entry tổng hợp nằm ở: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
XóaCám ơn TT nghen, ngày mới tốt lành.