https://www.youtube.com/watch?v=sJAIST-OIAU
Sở dĩ tôi lấy ví dụ này vì tất cả các phiên bản về âm nhạc, kể cả sách truyện, phim ảnh... dù có hư cấu nhưng đều dựa trên một nền ‘có thật’, và đặc biệt là từ ‘Phiên' có liên quan tới vụ ‘Bách Việt’ dưới đây.
---
Cách
đây mấy tháng, tôi có đọc được một tài liệu trên mạng nói rằng từ ‘Bách Việt’ đã
được Khổng Tử đưa vào Kinh Thi!..., cả tháng này muốn viết bài này nhưng sợ tìm
lại không ra, nên định... bỏ qua, nào ngờ sáng nay ở quán cà phê, nó lại lù lù
xuất hiện...
Đọc
xong, tôi cảm thấy bàng hoàng* vì các tác giả lại tùy ý lấy mấy câu của Khổng Tử (hay Lão Tử...) mà tự... nhét vào ‘mồm mình’, rồi 'A Cu' lên rằng đó là ý của... Khổng Tử! (H.1), nhưng thời đó,
do 'lịch sử chưa đến' nên họ Khổng chỉ đơn giản là ‘thuật nhi bất tác’ (viết lại)
chứ không biết gì về vụ ‘Bách Việt’!...
Số
là vào khoảng năm 1766TCN, người Hán vượt qua sông tiến vào ‘lưu vực trung nguyên
sông Hoàng Hà’ mà gần như được bao quanh bởi các nước Vệ, Sủng và Lỗ..., vì thế,
khu vực này được gọi là TRUNG NGUYÊN HAY TRUNG THỔ, và ‘họ’ gọi các nước phụ
thuộc ở ‘bốn phương’ chung quanh là ‘chư hầu’ hay ‘MAN’* ( = BÁCH VIỆT sau này,
xem dưới)...
Và
như ta đã biết cụm từ ‘Võ lâm ngũ bá’ là 5 nhân vật hư cấu trong Kim Dung, tuy
nhiên, ‘Võ lâm Ngũ bá’ hay ‘Trung Nguyên Ngũ bá’ là từ có thật trong lịch sử
Tàu cổ đại, đó là 5 nước Tần, Tấn, Tề, Sở và Ngô-Việt (Yueh) tồn tại vào khoảng
cuối tk4-đầu tk5TCN, lúc đó chưa có nước được gọi là ‘Trung Hoa’ mà chỉ có từ
‘Trung Nguyên’ và chỉ là môt ‘khái niệm’, vì nếu có thì lúc đó ai là vua nước
Trung Hoa?...
Sau
khi thắng Ngô vào năm 473TCN, nước ‘Việt’* (của Câu Tiễn 520-465TCN, nhỏ tuổi
hơn và cùng thời với Khổng Tử 551-479TCN) vượt qua sông Hoài tiến lên phía bắc,
‘làm bá chủ ở phía đông sông Giang, sông Hoài’ (gồm Thượng Hải, một phần Chiết
Giang và Giang Tô ngày nay), uy trấn các nước chư hầu như Sở, Tống, Lỗ..., nên được
tôn lên làm ‘Minh chủ võ lâm Trung Nguyên’... Và tùy, các nước ‘giáp biên giới
Trung Nguyên’ này còn đươc gọi là ‘lân quốc’, thậm chí ‘PHIÊN quốc’/‘thuộc quốc’,
hay ‘Bách Việt’...: ‘Những đạo lý ta viết ra đều là những điều đã có sẵn trong
dân gian... Dân BÁCH VIỆT rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối,
nói vận, lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát’ (Khổng Tử, spiderum-com)...,
từ ‘dân Bách Việt’ hình như Khổng Tử ý nói dân phía nam sông Dương Tử!, nhưng
xem phim/truyện Kim Dung, ta thấy người A Cốt Đả, Duy Ngô Nhĩ, Miêu, Mông Cổ,
Tây Hạ, Mãn Châu... đều có ít nhiều những sở thích giống như vậy!...
Sau
đó, vào năm 334TCN, nước ‘Việt’ bị Sở tiêu diệt, dân ‘Việt’ chạy ‘tứ tán’*,
trong đó chủ yếu là chạy về hướng nam (Phúc Kiến, v..v..., vì nếu chạy về hướng
Bắc thì sẽ gặp bọn Hồi-Mông Cổ, về phía Tây thì sẽ gặp bọn Hồi-Tây Vực, còn ra
biển là cùng đường mạt lộ), và vì ‘chạy tứ tán’ định cư lung tung khắp nơi như
vậy nên được gọi là ‘BÁCH VIỆT’, trong đó, ‘Bách’* không phải là một trăm, mà sống
‘lộn xộn’ khắp nơi với đủ thứ... Việt!...
Thật
vậy, từ ‘BÁCH VIỆT’ chính thức xuất hiện trong bộ Lã Thị Xuân Thu (được biên soạn
vào khoảng năm 239TCN, do thừa tướng Lã Bất Vi chủ trì, môn khách Lý Tư chủ
biên, hãy vào Youtube xem ‘phim Lã Bất Vi’ thì biết!), dùng để chỉ các nước ‘MAN
DI MỌI RỢ’ ngoài nước Tần, KỂ CẢ CÁC NƯỚC PHÍA BẮC, chứ không hẳn là phải ở về
phía nam Tần...
Đặc
biệt là vào thời Tần-Hán, Triệu Đà tiến chiếm Quảng Đông, Quảng Tây rồi Âu Lạc
(Âu Việt và Lạc Việt, đều là tên gọi trong ‘sử Tàu’), xưng đế (Triệu Vũ Đế) và
thành lập nước Nam Việt (từ 207-137TCN) mà đã từng độc lập và ngang cơ với Đại
Hán... Đã có Nam Việt tất có BẮC VIỆT?, đó là Đại Hán bao gồm ‘BÁCH VIỆT’ ở phía
bắc sông Dương Tử...
Như
vậy, khái niệm ‘BÁCH VIỆT = MAN’* (nước hay dân 'man di mọi rợ') đã có từ khoảng
1800 năm trước Công Nguyên để chỉ ‘tứ phương’ của Trung Nguyên (không bao gồm
‘Âu Lạc’ hay ‘Ấn Độ’ chẳng hạn), và từ
đó đến năm 207TCN, dường như ý nghĩa của nó cũng không thay đổi... Mãi cho đến khi Triệu Đà sáp nhập nước ‘Âu Lạc’
vào Nam Việt để đối kháng với Bắc Việt (tức Đại Hán), tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là ‘Âu Lạc’ (hay ‘Ấn Độ’...) nằm trong hệ thống hay cách gọi ‘Bách Việt’
của các sử gia Trung Nguyên... Thực ra, Trung Nguyên sau đó là có các tên nước
cụ thể hơn là Đại Tần, Đại Hán, Đại Đường, Đại Tống, Đại Minh, Đại Thanh gì gì
đó thôi, chứ tên ‘Trung Hoa’ chỉ là tên fgọi có từ thời Tôn Dật Tiên với cái tên
là ‘Trung Hoa Dân Quốc’ từ năm 1912...
Tại
sao tôi lại nhắc đến từ ‘Ấn Độ’? Tất nhiên là không những từ thời Khổng Tử đến
ít nhất là thời nhà Minh chỉ biết trái đất là hình vuông và không biết gì về thế
giới bên ngoài, dĩ nhiên!, nên nghĩ rằng nước ‘Chu’ nằm chính giữa trái đất, với
bốn bên với các tên gọi rất ‘mơ hồ’ là Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu,
Nam Thiên Bộ Châu và Bắc Câu Lư Châu... Thậm chí đến cuối tk 16, thời nhà Minh
(Minh Thần Tông), nhà văn đỉnh đỉnh đại danh của Tàu là Ngô Thừa Ân (Tây du ký)
cũng không biết gì về thế giới, cho nên ông mới tả Tam Tạng đi từ Tràng An (Nam
Kinh) về phía Tây đến Thiên Trúc (Lâm Tì Ni, Ấn Độ giáp Nepal ngày nay) mà lại
đi qua... Tây Lương Nữ Quốc tức là đi qua tỉnh Vân Nam, TQ, suýt đến Việt Nam!,
hahaha... Thậm chí cho đến cuối thời nhà Nguyên, tk 15, chỉ có người Ba Tư
(Iran) là đến Trung Thổ, chứ người Trung Thổ chưa bao giờ đến xứ Ba Tư! (xem ‘Ỷ
thiên đồ long ký’ hay ‘Sở Lưu Hương’, vì thế, tên gọi ‘Con đường tơ lụa’ chỉ là
tên ‘nổ’, mà đúng hơn phải gọi là ‘Con đường Lạc Đà-Camel Road’), ý nói là
trong kho tàng truyện kiếm hiệp đồ sộ của mình (chủ yếu là kể chuyện từ thời Tống-Kim
đến thời nhà Thanh), Kim Dung và Cổ Long không hề nhắc đến hai chữ ‘Việt Nam’
hay ‘Bách Việt’ cái con mẹ nó gì hết!, dễ suy ra rằng ‘Bách Việt’ chỉ là tên gọi
dùng riêng cho giới cầm quyền Tàu và... các ‘thế lực thờ Tàu’ - nếu không muốn
nói là các ‘học giả gù’ ở xứ An Nam!...
Rất
thường, dường như ta chỉ biết những cái gì quen thuộc của VN, nhưng chưa chắc
đã biết!, ví dụ như Hạ Long, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ... là cái chi chi?, đến chơi có
được không?, và nếu được thì làm sao để đến?..., huống gì là chuyện ở bên Mỹ, bên Tàu, ví dụ
như ở Bắc Kinh người ta thường uống bia gì?, mấy chai/người?, họ ăn mặc, đi lại,
ăn nhậu ra sao?, hay thay vì Netflix, Youtube, Zalo hay Facebook thì họ xài cái
thứ chóa gì?..., hay ở bên Mỹ, một người Việt ngồi ở một quán cà phê nào đó, có
thể dùng cái điện thoại của mình, bấm một cái, thì cánh cổng nhà ở tuốt tận Hải
Phòng, VN, lập tức mở ra và đóng lại!, khiếp!, vì đây là một thành tựu về ‘công
nghệ điều khiển từ xa’ của khoa học-kỹ thuật phương Tây, có ai thử xài cái này
chưa?, hehe...
Tất
nhiên tôi không thể viết nhiều,.. Một chuyện nữa thôi, hồi nhỏ tôi có đọc truyện
‘Tề Thiên Đại Thánh’ bằng tranh (20 cuốn), mà bây giờ tôi vẫn còn thích bộ truyện
tranh đó... Nhớ lại, tôi thấy Ngọc Hoàng Thượng Đế là người Tàu, ăn mặc giống
như Tần Thủy Hoàng, các Đại Tiên như Bồ Đề Tổ Sư, Trấn Ngươn Tử, kể cả Phật
Ông, Phật Bà đều ăn mặc, ăn nói, ăn uống và ăn chơi theo phong cách Tàu (ăn đào
tiên/nhân sâm tại Đại Tuyết Sơn, nghe ca múa nhạc... Tàu, uống ‘Mao trà’ hay rượu
‘Mao Đài’ và dùng chén bát đĩa muỗng nĩa... đều chính hiệu ‘Made in China’), các
‘tướng’ như Lý Tịnh, Na Tra, Dương Tiễn, Cự Linh Thần, Long Vương, Huỳnh Bào, kể
cả Bật Mã Ôn... đều là tướng Tàu, các người đẹp như Hằng Nga, Tây Vương Mẫu, bà
Nữ Oa hay các tiên nữ... đều là phụ nữ Tàu (H.2, Chang Chang)...:
-Thiên
đường là của Tàu!!!, thế mà xưa nay mấy ông bà ở xứ An Nam tin đứ đừ đự!,
híc..híc...
May thay, tôi mới tìm được một truyện bằng
tranh, chắc mới xuất bản năm 2020!, cho thấy quan sát của tôi từ lúc... 5 tuổi
là đúng!... Có đoạn (H.3):
-Thượng đế Tàu hỏi các tiên văn võ Tàu, xem đâu
thiếu chức quan để bổ dụng Ngộ Không. Vũ Khúc Tinh Quân tâu: ‘Ở Thiên đình tất
cả đều đầy đủ chức quan, chỉ ở Ngự mã giám đang thiếu một người trông nom. Ngọc
Đế phán: ‘Cho hắn làm Bật Mã Ôn’. Ngộ Không nhậm chức... Đang lúc tiệc rượu vui
vẻ, có hai tên Độc Giác Quỷ Vương đến dâng một tấm bào đỏ. Ngộ Không mừng lắm,
khoác hoàng bào lên người, lũ khỉ thích chí chia ban lạy mừng...
Hahaha... Các bạn biết truyện tranh này mặc dù
xuất bản năm 2020, nhưng vẫn còn sai cái gì không? Đó là Thạch Hầu chỉ có tên
là Ngộ Không vào 500 năm sau, tức là khi Phật Bà đến đặt pháp danh cho y là ‘Ngộ
Không’ để bảo hộ Đường Tăng đi thỉnh kinh...
Ôi, Mỹ Hầu Vương là vua đỉnh đỉnh đại danh của
một xứ, có tài năng tuyệt thế siêu cmn quần, thế mà lại cam tâm làm tôi tớ cho triều
đình Tàu, để triều đình khinh bỉ cho làm nghề... hốt cứt ngựa!, và gọi dân mình
là ‘lũ khỉ’!
Vì thế, (những) kẻ nâng bi Tàu hồi đó được gọi
là ‘Hốt Cứt Ngựa đại hiệp’ (H.4), hồi đó thôi, chứ bây giờ làm gì có!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Bàng hoàng chứ không phải là ‘bàn hoàn’ như thằng Trư
Ngộ Năng và đồng bọn vừa... ngu vừa đại ngụy biện!
2. ‘Bách’ ở đây không phải là một trăm, mà ‘lộn xộn’ đủ
thứ, vd như trong cụm từ ‘Cửa hàng bách hóa tổng hợp’ là nơi bán tùm lum thứ
theo nhu cầu của thị trường, và nay gọi là ‘siêu thị’...
3. Man: hay 'Tứ di' là bốn dân tộc 'man di mọi rợ' không phải là người Trung Nguyên/'Trung Quốc', gồm: Nam Nam, Đông Di, Bắc Địch và Tây Nhung (wiki)
3. Man: hay 'Tứ di' là bốn dân tộc 'man di mọi rợ' không phải là người Trung Nguyên/'Trung Quốc', gồm: Nam Nam, Đông Di, Bắc Địch và Tây Nhung (wiki)
4. Từ ‘Việt’ bên Tàu không có nghĩa: Địa danh và tên người đều
không gọi theo tên Hán; cả Ngô và Việt về nguyên gốc đều là tên có hai âm tiết;
Ngô là 鉤吳 Câu Ngô, còn Việt là 於越 Ư Việt. Các tên gọi này đều không phải là tên địa danh;
chúng có một nghĩa nào đó trong tiếng Cối Kê, như có thể thấy rõ trong một số
đoạn nào đó trong Việt Tuyệt thư và Ngô Việt Xuân Thu, cả hai đều được biên soạn
cùng thời, vào thế kỷ I SCN, khi ngôn ngữ này vẫn đang thông dụng tại vùng núi
Cối Kê. Các nhà biên niên sử TQ đã nhanh chóng bỏ đi âm tiết đầu trong hai cái
tên đó, vì các từ ấy KHÔNG CÓ NGHĨA đối với họ, và vì thói quen của người TQ là
sử dụng các từ đơn tiết để gọi các nước... Trong Sử ký, quyển 41, bình luận
gia Tác Ẩn đã đề cập đến một số ví dụ các tên gọi chữ Hán sử dụng cho các vua ‘Việt’
theo cách dịch nghĩa tên gốc; trường hợp 勾踐 Câu Tiễn chẳng hạn, lại có thể quy về chữ Hán là 菼執 “Tǎn Zhí” - người cầm bông lau...
(Eric Henry, Giáo sư Đại học North Carolina, redsvn-net)
5. Tứ tán: ‘tứ’ đây là tứ phương, gồm: đông, tây,
nam, bắc, còn ‘hướng’ trong bát hướng vd như là hướng tây nam, hay ‘thập diện’
(mai phục) là bát hướng cộng với phía trên và phía dưới!...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét