Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

1451. Hà Nội có cái tên xưa là ‘Kẻ Chợ’ (lưu tư liệu)

‘Kẻ Chợ’ là tênxưa của... Hà Nội (xem H.1), rồi ‘Người đi xây hồ Kẻ Gỗ’, rồi nay ở Biên Hòa còn có địa danh là ‘Kẻ Sặt’ (H.2)... chứng tỏ rằng tổ tiên ta từ mút Kỳ Lừa/Lào Cai ở phía Bắc cho đến ‘ít nhất’ là nước Cau, nước Dừa xưa ở phía Nam... rất thường gọi tên các địa danh của nước Việt ta là ‘Kẻ’... ‘Kẻ’ (hay từ tương đương) có thể là tên buôn, làng hay thị trấn/thị tứ (H.3), thậm chí là ‘Kẻ ở chợ’ (Kẻ Chợ!)... và có thể trở thành tên quận huyện, tỉnh thành hay tên... nước, đó là ‘chuyện thường ngày ở huyện’, các bạn hãy xem thêm dưới đây.
Theo suy nghĩ riêng của tôi thì bọn... hủ nho đã nỡ gọi tên các nước Cau và nước Dừa với cái tên 'Lâm Ấp... Tàu'!... mà có thể là từ thời ‘Tống-Nho’ hay thời sản sinh ra cái đgl ‘Văn Miếu’ (1070)... Tương tự, ‘Kẻ Chợ’ đã được... bọn í phong cho cái Háng Rộng là Thăng Long hay Tràng An (người Tràng An) rồi Hà Nội, ...merde nó!
Để tiện, tôi mần chú dẫn ở đây luôn.
-Kẻ Chợ (Hà Nội): Người ta thường gọi những người dân sống trong những địa phương ấy bằng từ "kẻ", kèm theo tên gọi riêng của từng nơi, ví dụ như Kẻ Sặt, Kẻ Mơ... với tên gọi chung là "kẻ quê". Nhiều cộng đồng cư dân, chủ yếu là các làng nghề, ở các địa phương đã di cư lên Thăng Long làm ăn và định cư ở đây. Với những người này, họ có một quê gốc và một quê mới và từ "kẻ quê" đã biến thành "kẻ chợ". Tên Kẻ Chợ thường dùng để chỉ khu phố phường làm ăn buôn bán ‘trước cái tên’ Thăng Long xưa!... Theo các nhà khoa học, tên gọi Kẻ Chợ có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần! Văn bản sớm nhất ghi lại tên gọi này có lẽ là cuốn "Nói về Châu Á" của Barros, một cố đạo người Bồ Đào Nha, xuất bản năm 1550. Sau đó, tên gọi này được dùng phổ biến trong các cuốn du ký, sách sử địa, trên các bản đồ của các tác giả phương Tây với các biến thể như KE CHU, CA CHO... (theo hanoimoi-com-vn)
-Kẻ Gỗ là gì và ở đâu? Kẻ Gỗ vốn là tên của một LÀNG VIỆT CỔ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về... (top9-com-vn)
-Nước Cau và nước Dừa: Ngược lại với sử Tàu, theo một số sử gia Pháp thì ‘Nguồn gốc của từ Lâm Ấp là phiên âm của từ ‘dừa’... Thế kỷ thứ 5-6, nước này đối diện với nước Phù Nam. Đời sau, người Chăm Pa có 2 nhà vua là Narikera Vamsa - bộ lạc DỪA và Kramka Vamsa - bộ lạc CAU. Tiếng Chăm cổ gọi ‘dừa’ là Li-u, ‘cau’ là Pu-nang; tiếng Mã Lai hiện đại cũng gọi ‘cau’ là Pi-nang… Sau khi vua Khu Liên qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bia ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Hoa thời đó được viết bằng chữ Phạn thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp, văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá... Và theo các tài liệu của người Tàu, niên đại chính thức của sự thành lập vương quốc của người Chàm (cộng người bản địa và Tàu tị nạn...) là vào năm 192, cố đô là Chà Bàn (Đồ Bàn) ở Bình Định (theo wikipedia)...
Vì thế tôi đã... vô tình... bình trong fb Mathew N-Chuong là:
-Vụ (Kẻ) này hay!
Vụ Hà Nội được gọi là 'Hà Nội' hay 'Thăng Long'... tôi kg thích (đó là quan điểm riêng của tôi)
Đọc nhiều tài liệu nói Hà Nội có cái tên xưa là Kẻ Chợ, tôi cảm thấy... vui lòng.
Tại sao tôi không thích?
Tại vì tôi chỉ lang thang trên Phây và tình cờ bình một câu, nên tôi có giải thích ngắn và ví von là:
-À, tôi kg nói dài...
Tôi hay đi chơi ở Hải Phòng (Việt Nam)...
Vào thời Bắc Tống, nhà Tống chia nước Tống ra làm 15 lộ, Sơn Đông thuộc Kinh Đông Lộ và Kinh Tây Lộ...
Ở đây có 2 thành trì quan trọng là Đăng Châu và Thanh Châu... Vì có bờ biển dài 3000km nên thường bị uy hiếp bởi giặc Oa, Cao Ly và Khiết Đan (khoảng giữa tk11) nên nhà Tống xem cảng HẢI PHÒNG là xung yếu và nhiều lần tử thủ ở đó... (sau đó, thời Hốt Tất Liệt, nước Lỗ bị diệt chủng chỉ còn khoảng 20% số hộ)...
Khi đứng ở biển 'Hải Phòng-vn', nghĩ về chuyện 'HẢI PHÒNG-Sơn Đông', bỗng dưng tôi... thở dài...
Văn dĩ tải... ý..., ý tôi muốn nói là tôi chúa ghét mấy vụ ‘translate Vietnamese name into Chinese name - là dịch tên Việt ra tên... Tàu!
Điển hình như:
-Kẻ Cấm hay Kẻ Vẻn (Hải Phòng): Các nhà nghiên cứu chia sẻ... rằng nguồn gốc tên gọi Hải Phòng có mạch nguồn là tên đồn Hải Phòng ở bến Ninh Hải. Đồn này được hình thành trên vùng đất đai thuộc làng CẤM (Gia Viên), làng VẺN (An Biên) huyện An Dương từ thời cổ xưa..., ‘ít nhất là’ từ thời bà Lê Chân... (thegioibay-com)
...Merde nó!, ‘làng Cấm’ mà dịch thành ‘Gia Viên’!, 'làng Vẻn’ mà dịch thành ‘An Biên’!..., vùng đất cổ ‘An Lão’ - quê hương của món ‘Thuốc lào 888’, Hải Phòng - có từ thời vua Hùng, thế mà thời nhà Trần bỗng dưng được dịch thành... ‘Kiến An’!...
...Không biết sao sau này bọn... hủ nho lại quất cái tên ‘cảng Hải Phòng ở Sơn Đông của Khổng Tử’ vào Việt Nam!!! (xem trên).
-Hòn Non Nước: Tên NÚI NON NƯỚC đã có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương: 'Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa'. Núi Non Nước còn có tên La-tinh là ‘Les montagnes de marbre’ - Những ngọn núi đá cẩm thạch... (wiki)
...Chả biết các ‘hầu gia’ xưa của ta do quá lậm ‘thứ tư nghỉnh cu’ mà cái gì cũng đưa Háng-Vịt vào và gọi nó là ‘núi Ngũ Hành Sơn’, tức là ‘núi Ngũ Hành núi’!, hahaha...
Cuối cùng, 'merde nó!' là gì? Đó là vì có fbker nói rằng... tuy không muốn khẩu nghiệp nhưng vẫn cứ phải... khẩu nghiệp, trong đó, 'merde nó!' = đậu tây rau má nó!, hehe...
Và ‘hầu gia’?, là bọn khỉ... Tôn Ngộ Không... vốn thông minh, thích mấy quả... đào tiên sơm phức, nhưng lại có thói tính tụ tập bầy đàn, có ‘độ H’ cao (hóng hớt) và chuyên tư duy theo kiểu... Tàu! (H.4), ha..ha..ha...
H...ết.
---
*Bài đọc thêm:
- Ghi chú chữ nghĩa về "KẺ"...
LẾU LÁO TRONG CÁI GỌI LÀ "CHUẨN NGÔN NGỮ" (trích)
Hồi năm ngoái lúc chưa bùng cơn dịch viêm phổi bí hiểm, tôi có dịp đi ra Hà Tĩnh chơi. Ghé thăm miền núi Hương Sơn ở ngoải, ồ, có vô số địa danh gọi là "KẺ": Kẻ Mui, Kẻ Tàng, Kẻ De, Kẻ Trúa, Kẻ Động, Kẻ Rái, Kẻ Eo, Kẻ Quát, Kẻ Sét, Kẻ Mỏ, v.v... Mà không chỉ ở Hà Tĩnh, ngoài Hà Nội có Kẻ Noi, Kẻ Mọc, Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Cót, v.v... Vậy, "Kẻ" nghĩa là gì rứa? Tôi hỏi, có người giải thích được, và - đây là điều tôi nhấn mạnh - vẫn còn có không ít người sống ngay tại Hương Sơn cũng chẳng biết "Kẻ" nghĩa mần răng, nhưng người xưa nói sao thì nay tôn trọng mà lặp lại rứa đó. "KẺ" là một cộng đồng dân cư tương đương với làng; theo giới nghiên cứu - tắt một lời - thì "Kẻ" nằm trong từ vựng tiếng Việt cổ, về sau gọi là "làng".
Ngay người sống tại địa phương cũng chẳng phải ai hiểu được ý nghĩa của chữ "KẺ", vậy nên người trong Nam lại càng không biết "Kẻ" trong hàng loạt địa danh vừa nêu là cái giống gì hết! Sao không đổi sang cách gọi "Làng", cho đúng cái gọi là... "chuẩn ngôn ngữ"? Bởi vì hết thảy từ trong Nam cho đến ngoài Bắc, nghe gọi "làng" thì hiểu ngay! Không đổi. Bởi đó là đặc trưng ngôn ngữ vùng miền.
...Ta nói, mỗi vùng miền đều có đặc trưng - chẳng hạn, về kinh tế, đồng bằng Cửu Long phát triển theo những kỹ thuật, mô thức hợp tác ắt phải KHÁC với kiểu làm ăn ở đồng bằng sông Hồng. Không tìm hiểu & tôn trọng đặc trưng vùng miền, kinh tế cà ạch cà đụi là cái chắc! Ngôn ngữ cũng vậy. Càng đa dạng thì Tiếng Việt càng phong phú, chưa kể ngôn ngữ vùng miền còn phản ánh tâm trạng, tâm lý, và NUÔI DƯỠNG KÝ ỨC của cư dân từng nơi... (fb Mathew N-Chuong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét