Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

1453. ‘Hỉnh hạo’... và chúng ta đã bị ‘control’ từ nhỏ (Thư giãn)

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay*
---
Bị ‘control’ là bị điều khiển, khống chế..., và lẽ ra phải nói là ‘Chúng ta đã bị ‘xí gạt’ từ nhỏ’ - theo kiểu miền Tây... Còn ‘hỉnh hạo’ là gì?, và ai phải ‘chịu đời đắng cay’?... thì xem bên dưới.
Khi được ‘oe oe oe’ ba tiếng khóc chào đời, chúng ta liền đã bị nhập vào đầu một bãi Lão, Trang, Khổng, Mạnh... và vào tk21 là...‘ lá cờ... Trung Quốc’ (H.1), hức.. hức... Người ta có thể đặt vấn đề là 1) tại sao lại không đăng hình lá cờ Việt Nam (có vô số từ thời Ngô Quyền đến nay), hay một trong 222 lá cờ của các nước khác trên thế giới (222 quốc gia và vùng lãnh thổ)!, mà phải cứ khư khư xem lá cờ Tàu mới là món hàng... thiết yếu?, 2) tại sao ‘lá cờ Tàu’ lại lọt qua ‘vòng loại World Cup’ của hàng ngàn, hàng vạn cặp mắt của giáo viên, ‘hội đồng đạo đức’ hay giới báo chí/chính trị gia/lãnh đạo các bộ ngành... ở VN?, 3) liệu có mùi ‘007’ hay ‘tệ nhân dân’ ở đây chăng?...
Tương tự cho vô số thứ!
Vd như hồi nhỏ, có thể nói nền học vấn cơ bản của tôi là từ cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’..., già rồi tôi mới đọc được một cuốn ‘Sách học Anh-Văn’ cũ, trước 75 (H.2, đại để là sách xuất bản vào khoảng 1960-1965), có dịch một số bài từ cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’ nói trên, trong đó có từ ‘Kitchen God’ là Táo Quân...
Vâng, 50 năm sau đó, nhờ trải qua cuộc đời dâu bể, cụ thể là nhờ nghiên cứu qua hàng chục phim ‘Táo Quân Tàu’ như: Du Tịnh Ý Công gặp Táo Thần, Cổ tích Táo Quân, Táo Quân (các loại), Táo Quân hạ phàm, Tân ông bà Thổ Địa, Truyền thuyết Táo Quân, Truyền thuyết ba ông Phúc, Lộc, Thọ..., tôi mới bàng hoàng, nếu không muốn nói là cảm thấy... nhục, vì sao?, vì một dân tộc có một nền văn hóa ít nhất là 5000 năm (từ thời ‘Kinh Dương Vương’) lại không sáng tạo ra nổi thần để thờ, mà lại ngày ngày chổng... đít lên vái lạy các vị ‘thần Tàu’!!!...
...Chúng ta đã nghe cụm từ là ‘kiểm soát di biến động’ mà thoạt nghe rất nhiều người chả hiểu ccm gì hết!..., ông hàng xóm của tôi mới tư vấn là anh nên tắt ‘cái gì trong đtdđ của anh đi nhé, vì anh đi... ỉa nó cũng thấy hết!’, tôi vì không rành công nghệ thông tin như anh ta nên tạm thời tắt mẹ nó cái ‘định vị’ đi và dạy cho con tôi rằng: ‘Một cách tổng quát, nếu con để cho người lạ biết nhiều thông tin cá nhân của con thì con sẽ bị người ta ‘điều khiển’!
Lại xảy ra vụ ‘bẫy chuột’, số là nhà tôi có dùng... ‘chất độc Lạ’ là một ‘tờ dính’ để bẫy chuột Vịt, nó đớp vô và bị dính bẫy, may mà nó to quá nên vùng vẫy thoát khỏi, nếu không thì nó đã bị chết cmn rồi!...
Hãy đừng quá đổ lỗi cho chế độ hay chính trị này nọ, mà chủ yếu là ta, ‘chính ta’ xưa nay đã tự sa vào cái ‘bẫy Tàu’!
Và để... hiểu được bài viết dưới đây, xin ‘tạm’ giải thích một số ‘tiếng Tàu phiên âm Việt’ dùng trong bài:
-‘Due Nản’ hay ‘Due Nán’ là Việt Nam
-‘hạo’ hay ‘hảo’ là ổn, tốt...
-‘lỉu li’ là trạng từ, nghĩa là (nói) líu lo, lưu loát, trôi chảy...
-‘shâng y chai due nản hạo ma’ là hiện tại Việt Nam có ổn không?, ý nói là cái phi vụ (bẫy người Việt) này vừa rồi có trúng mánh không?
-'hỉnh hạo’ hay ‘hỉnh hảo’ là rất ổn, (tiền công) rất hậu hĩnh, hậu hỉ, nghĩa bóng là trúng mánh rất đậm...
-‘tỉu nà má’ là... đậu tây rau má nó!...
Và trong ngữ cảnh của bài viết được trích dưới đây, ‘cải’ là thương lái Tàu và bọn ‘ông Ngoại và cháu ông Ngoại’ có liên quan, còn ‘rau răm’ tức mấy ông bà Hai Lúa:
-RAU RĂM Ở LẠI...
(TG: Tony buổi sáng, đăng trên fb Hồng Thắng)
Mình đi công tác, thấy ăn nói cũng có chút kiến thức nên bà con hay hỏi thăm. Gần đây câu mà bà con hay hỏi nhất là việc thương lái Tàu sang thu mua mấy cái “trời ơi đất hỡi” như râu mèo, đuôi chuột, xoài non, đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu… Họ mua để làm gì? Mình nợ 1 câu trả lời.
Rồi cũng có thời gian tìm hiểu. Ra cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái, Thanh Thủy, Hà Khẩu..., tất cả mọi người đều nói chưa từng thấy xuất những loại hàng như thế qua bên kia. Vậy họ mua làm gì? Mua mà không xuất. Bèn khăn gói qua tận bên Tàu để tìm hiểu thực hư...
Họ là thương nhân đến từ các thành phố như Nam Ninh, Quảng Châu… và đều có cuộc sống cực kỳ giàu có. Mình qua bển, với khả năng tiếng Tàu hết sức lỉu li, và tửu lượng cũng khá, bèn khai thác thông tin. Gặp 2 thương nhân ở Quảng Tây tên A Cầu và A Bình, chỉ vài chai Mao Đài và vài bài thơ Lý Bạch khiến mấy thương gia này hồn xiêu phách lạc. Và trước gương mặt thanh tú ấy, mọi bí mật đều phải lòi ra.
Họ thường gồm 2-3 thương nhân trở lên. Họ có thể làm với bất cứ nông sản gì (sau này họ áp dụng với đất đai, cổ phiếu), họ buôn qua bán lại để tạo nên những cơn sốt. Nông sản họ mua phải lạ, người ta không biết giá thực tế là bao nhiêu để có thể so sánh. Đợt này sang Bình Phước, lá điều non là mặt hàng họ quyết định thu mua vì là hàng độc, không có tiền lệ mua bán, dễ tạo nên sự tò mò một cách huyền thoại. Đến thị trấn An Lộc và việc đầu tiên là tìm thương lái địa phương. A Cầu ghé chị Bảy, nói chị Bảy ơi tui muốn mua lá điều non. Hạt điều thô ví dụ giá chỉ có 500.000 đ/tấn, A Cầu mua lá non giá ngang bằng luôn. Đưa tiền trước, nói chị hái cho tui vài tấn, phơi khô nha. Chị Bảy nửa tin nửa ngờ, nhưng thấy tiền thật, lại trả trước, nên kêu người ra hái lá đem phơi, giao cho khách. Chứ chờ cây điều ra trái, tiền phân tiền thuốc mấy tháng sau thì cũng chỉ có giá này thui, bán vậy sướng hơn.
Trong lúc đó thì A Bình sang gặp anh Tám, một thương lái ở xã khác. Cũng y chang vậy, anh Tám cũng hái 4 tấn lá điều non giao cho A Bình và lấy 2 triệu. Bên kia A Cầu quyết định tăng giá mua lá điều lên 1 triệu. Chị Bảy phấn khởi, cùng chồng cả đêm leo lên cây, hái khí thế, dù kiến vàng chui vô háng cắn tê cắn tái nhưng cũng ráng chịu đựng. Anh chồng bị kiến đốt khu nhạy cảm, đòi leo xuống thì bị chị Bảy chửi, nói đồ làm biếng, cơ hội kiếm tiền đổi đời là đây. Vì A Cầu nói phải giao vào ngày mai, phải xuất đi gấp. Chị Bảy cả đêm đu trên cây hái trối chết tới sáng mai cũng chỉ có 2 tấn, nên chỉ được có 2 triệu, A Cầu nói chị phơi khô giùm, cầm tiền trước nè chị, mấy bữa sau mới qua lấy đem đi. Dân chúng đồn ầm ầm. Chắc là thuốc tiên. Bên đó xứ lạnh trồng không được. Phong trào hái lá điều diễn ra nô nức.
Rồi vắng bóng. Đâu tuần sau A Bình lại xuất hiện, nói giờ hút hàng quá anh Tám ơi. A Bình nói giá bây giờ là 5 triệu/tấn. Đưa tiền trước và ép giao ngay. Anh Tám đang lo giao không đủ, thì bỗng dưng có ai đó tiếp thị nói có người bán sẵn giá chỉ có 4 triệu/tấn thôi, mua hem! Anh Tám thấy mua cứ 1 tấn lời 1 triệu, ngu gì không mua. Bèn thu gom. Gom được bao nhiêu A Bình cũng lấy hết. Cầm cục tiền trong tay, anh Tám ngỡ trong mơ. Ai ngờ hàng có sẵn kia là của A Cầu, dân địa phương hái và phơi sao kịp, nên qua kho của A Cầu mua lại. Chen chúc xếp hàng.
Bán xong hết kho, A Cầu phone cho chị Bảy giá bây giờ là 10 triệu/tấn rồi, gom nhanh lên người đẹp. Số lượng không giới hạn. Chị Bảy cười tít mắt qua điện thoại, lật đật gom khí thế, dân chúng hái phơi không kịp nên phải mua lại “trôi nổi” trên thị trường giá 8 triệu/tấn, cứ một tấn mang qua là lời 2 triệu mà! Tất nhiên hàng giá 8 triệu kia từ nguồn của A Bình. Nhưng A Cầu cũng đến, trả tiền đàng hoàng, rồi chở hàng đi. Chị Bảy tiếp tục thu gom để dành đó, đón đầu thời cơ.
Đỉnh điểm là A Bình quyết định tăng lên 20 triệu/tấn, gom đi mai qua lấy. Nghe điện thoại xong, anh Tám muốn xỉu, ra sau nhà cây gì cũng vặt trụi lá, không kể cây điều cây tiêu gì sất! Nói tụi bay cứ thấy cây nào có lá là hái, trà trộn vô, tụi nó biết lá gì trong đó, bọn nó ngu bỏ mẹ! Huy động cả xã. Nhưng vẫn không đủ theo đơn hàng của A Bình, lại thu gom trên thị trường với giá 15 triệu/tấn. Ai mang sang giá 15 triệu anh Tám mua hết. Anh Tám mua xong, gọi điện cho A Bình tới lấy thì A Bình nói để mai đi, đang lấy container lên đóng hàng. Sáng mai gọi lại thì:
-“Số máy quý khách vừa gọi không liên lạc được!”.
Anh Tám chạy tất tả đến nhà nghỉ gần đó thì mới hay ông khách Tàu đã trả phòng. Phóng như bay đi tìm thì chỉ thấy chị Bảy, chị Hai, anh Tư, anh Ba, chị Sáu… cũng hớt hơ hớt hải phóng xe trên đường ở chiều ngược lại. Dáo dác vòng lên vòng xuống, cũng bấy nhiêu người trong hiệp hội các thương lái huyện ta. Con đường đất đỏ mịt mù bụi. Những cái mũ bảo hiểm lấm lem. Những cái nón lá phấp phới. Những gương mặt đen nhẻm và những giọt nước mắt nóng hổi. Những kho lá điều chất cao như núi vì ai cũng tranh thủ ôm hàng. Những vườn điều xơ xác, vắng lặng, mênh mông:
-Hóa ra, bọn Tàu thu mua các nông sản tào lao ấy chỉ là 1 cách để làm giá. Tên A Cầu Tàu này sau khi bán hết cho dân địa phương, sẽ vội vàng thông báo cho A Bình và cả 2 cao chạy xa bay. Chiêu thức mua bán lòng vòng đẩy giá lên*, người ôm cuối cùng các các tiểu thương tội nghiệp! Họ chết vì lòng tham khi thấy dễ ăn, chẳng cần đầu tư công sức gì nhiều!... Quan hệ mua bán trong kinh tế là thoả thuận dân sự, tự mỗi người phải chịu trách nhiệm chứ trách được ai bây giờ!
Những thủ thuật này đã xuất hiện cả mấy ngàn năm nay!, Tây cũng có, như vụ hoa tulip ở Hà Lan hay đá thiên thạch ở Mỹ. Có người cũng biết, nhưng nghĩ "mình sẽ sang tay nhanh chóng chứ không sa lầy". Thực tế thì đã vô rồi!, tham vì lợi, nhưng mấy ai buông được!
Tại 1 khách sạn hoa lệ của Tp Bằng Tường, A Cầu và A Bình vui vẻ đãi tiệc. Phi vụ thành công. Gái đẹp bận xườn xám vây quanh, hỏi
-“Shâng y chai due nản hạo ma!”. A Cầu nói:
-“Hỉnh hạo”, xong ngửa cổ uống cạn ly, tạm quên những ngày nắng gió muỗi mòng ở xứ nhiệt đới Vịt xa xôi kia...: "Nông thôn hay thành phố, học ít hay học nhiều không quan trọng. Cứ ở đâu còn lòng tham và thích an nhàn thì ở đó, mình còn kiếm ra tiền" - A Cầu kết luận.
Và cuối cùng là ‘A Cẩu’: nam người Tàu ‘thường’ có cái tên rất đời thường là ‘A + động vật’, vd như AQ của Lỗ Tấn, hay ‘A Nhị, A Tam’ (người hầu, cẩu nô tài), ‘A Cẩu’ trong phim 'Võ Tăng Đại Chiến', hay ‘A Ngưu’ mà ta đã biết là gã Trương Vô Kỵ trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’...
Tăng A Ngưu sở hữu món ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’, nói dễ hiểu là khi anh ta vận món ‘Cách không đả ngưu thần công’ ra thì ‘Sấm động Nam bang’, tức là nổ ra một tiếng... ‘bủm’ rất to! (H.3), hehe...
Nhưng VN ta đã có môn ‘Tiểu Lý phi dép’ đỉnh đỉnh đại danh gồi!, haha...
Đừng có vỡn mặt với các anh hùng võ lâm thiên hạ!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Ai phải... chịu đời đắng cay?: Câu sau lẽ ra phải là: Rau răm ở lại chịu "đời" đắng cay, nhưng có lẽ vì dân gian đọc trại sau này ra thành chữ "lời"… Theo sự tích lịch sử dân gian thì... Vào thời vua Lê Hiển Tông..., Nguyễn Ánh thua đến thất điên bát đảo nhiều trận, quân sĩ tan rã gần hết. Thế cùng lực tận Nguyễn Ánh xin với giám mục Bá Đa Lộc (Pignau De Behaine) đem con trai của ông là Hội An, tên tục là CẢI, làm con tin, mang theo về Pháp để xin viện binh đánh Tây Sơn... Nhiều lần với Pháp không xong, sau này Nguyễn Ánh lại thông với quân Xiêm... Bị Nguyễn Huệ đánh trận Rạch Gầm-Xoài Mút (1785), đóng cọc lòng sông và dùng hoả công đánh vỡ tan chiến thuyền Xiêm..., thây chất thối sông... Khi đó, mẹ của Cải là bà Phi Yến, tên tục là RĂM... bèn căn ngăn rằng: "Việc đánh nhau với Tây Sơn là việc trong nước, chỉ nên chiêu mộ quân lính đánh lại. Chớ nên rước người ngoại quốc cõng rắn cắn gà nhà, sau này sẽ gây tai họa, ngoài ra còn sẽ bị dân chúng chê cười!". Nguyễn Ánh chẳng những không nghe, mà còn nổi giận, cho rằng bà Phi Yến thông đồng với Tây Sơn..., sai mang bà giam vào hang đá... Vài ngày sau, đại quân Tây Sơn kéo tới đánh. Nguyễn Ánh cực chẳng đã đành phải mang gia quyến và một ít tàn binh lên thuyền chạy ra Phú Quốc... Khi lên thuyền, cậu Cải đòi ra hang đá mang mẹ theo..., Nguyễn Ánh giận dữ, cho rằng con trai mình cũng là dòng phản phúc, theo mẹ mà thông đồng với giặc, nói: "Mày muốn phản tao, thì xuống biển mà theo mẹ mày!", vì vậy, cậu Cải bị ném xuống biển mà chết đuối... Do đó dân gian mới làm câu ca dao: ‘Gió đưa cây Cải về trời. Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay’, muốn than van về việc cậu Cải bị chết tức tửi, mẹ cậu là bà Phi Yến tức Răm còn sống phải chịu đời đắng cay... (cadaotucngu-com)
2. Chiêu thức mua bán lòng vòng đẩy giá lên (Tony buổi sáng): Cũng cần nhắc lại công thức ‘C + V + M’ của... Mác, tạm hiểu là khi ai đó bỏ ra một lượng ‘tiền bẫy’ là C, đồng tiền này qua lưu thông nhiều lần (V) thì sẽ sản sinh ra lượng ‘hậu hĩnh’ (M) - mà có thể gấp trăm, gấp ngàn lần giá trị ban đầu đã bỏ ra!... Vì thế mà có nhiều 'ông bà Ngoại’ khi bị trúng ‘bẫy khu đặc’ đã hùng hồn tuyên bố là ‘bỏ ra 1 lời... 100’!, hahaha...
3. Đại biểu Quốc hội bức xúc sách in cờ Trung Quốc: “Không lý nào để trẻ em Việt Nam tập đánh vần “c… ơ… cơ… huyền… cờ” lại in nguyên hình lá cờ Trung Quốc”, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, bức xúc... (thanhnien-vn)
4. Hình 3: Chu Thị Bủm, cũng như Chu Văn Quềnh, Chu Thị Bủm là nick mà một ‘diễn viên dùng khi diễn hài’ (hình như là Xuân Bắc), không có ý xúc phạm...
5. Học tiếng Anh thời Ngô Đình Diệm: Tiếng Anh khi du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng khá lớn đến ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Tiếng Anh giai đoạn này được gọi là ‘tiếng Mỹ’ bởi lẽ có sự hiện diện của nhiều người đến từ Mỹ và các quốc gia đồng minh (edu2review-com)... Từ năm 1980, nhà nước đã hỗ trợ đẩy mạnh việc học tiếng Anh cả ở trong các trường lẫn ngoài ‘thị trường’ (English 900, Streamline English, Headway...) mà tôi cũng là người được thụ hưởng...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét