Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

1457. Triết gia Việt Nam, hahaha... (Thư giãn)

Có người lên facebook viết có đúng 4 chữ ‘Hôm nay pùn quá’ trong vòng có hơn... 44’, thế mà có đã có hơn... 1500 người chia sẻ, hơn... 170.000 bình luận và hơn... 200.000 ‘like’, sau đó lên hơn 700.000 like (xem H.1 và H.2), quả thật là dân Vịt đam mê... khoa học, ghét bầy đàn, ghiền.. tượng đài và yêu thích cái triết lý cụk cặk của ông Buồi Hìn quá!, kkk!...
Thế mà một ‘triết gia thực thụ’ đầu tư cả đời người... ba, bốn mươi năm... ra để viết thì phải... mần như ông Van Gogh... quỳ lạy ông trời* mới may ra có được vài chục/vài trăm cái like hay lẹt xẹt vài cái share, hẳn rất có vấn đề: Người Việt chả có mấy ai quan tâm đến triết mà chỉ có vụ ‘Hôm qua chú Cuội hỏi chị Hằng sao Hà Nội tối nay đông thế?, chị Hằng trả lời: Nhiều đứa cố ăn bánh Trung Thu lần cuối...’ (fb Nga Lê), hahaha...
...‘Đã là người thì phải có ân oán, mà đã có ân oán thì tất sẽ có giang hồ, nên người tức là giang hồ’* (Nhậm Nhã Hành). Nếu tôi nói ‘Việt Nam không có triết gia’ thì sẽ bị ăn... đá, vì hồi nớ, cách đây khoảng sáu năm về trước, tôi đã viết bài này rồi, nàng Mèo bỗng dưng gởi cho bạn Paul NHĐức gì đó, tôi hoảng quá nên đóng cmn lại vì không muốn nhúng tay vào chuyện giang hồ!
Vậy thì tôi nói về... ‘Việt Nam... có triết gia’ vậy!, hehe...
Khởi đầu bằng những dòng ‘chát’ sau đây:
-Em cho hỏi này tí, Lộc Fuho (Lộc phụ hồ) nay là một streamer rất nổi tiếng, hơn cả bà Hằng, em thấy có gì hay và đáng như vậy Không?... Em cứ tìm hiểu, youtube của hắn có hơn 1 triệu subscribe, mỗi lần lai chim về 'phụ hồ' thì đạt kỷ lục VN với trên dưới 250 ngàn người theo dõi trực tiếp (hơn bà Hằng), nghe nói mỗi tháng cậu ấy thu nhập hơn 100 triệu!...
-Trả lời: Em không biết nhân vật ấy!
...Lời bình tiêu biểu: Tại thời điểm này không một nhà chính trị nào viết một câu "Hôm nay thấy buồn" mà được người dân Việt đón chào như bạn Lộc này hết! Cho nên sự e ngại (v/v ‘Việt Nam không có triết gia’) này là đúng chứ không sai!’ (fbker Nguyễn Tấn Thành)
...Vì em ấy đã nói: ’Em không biết nhân vật ấy’, vì dường như vụ này là ‘trend’, là ‘chuyện thường ngày ở cái xứ An Lam đầy tiết canh Vịt’ này, hơn nữa, vì cũng chưa nghiên cứu nên tôi cũng chưa bình luận gì về Lệ Rơi, Sơn Tùng hay ‘Lộc Fuho’ nói trên cả!, mà mở rộng sang chuyện khác.
Triết gia khác với ‘triết nhân’ hay ‘thợ nghiên cứu triết’. Tạm nói, triết gia là người DÁM NÓI RA SỰ THẬT, NÓI... ĐÚNG!, DÁM HÀNH ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU TỚI CÙNG mà làm ‘thay đổi nhận thức’ của nhân loại hay một bộ phận của nhân loại..., vd như Copernic là nhà ‘triết-vật lý’ dám có tư tưởng hoàn toàn khác với Kinh Thánh/Nhà Thờ, tương tự cho Einstein là người đã dám đánh đổ cả tòa nhà vật lý cổ điển, Marx... một mình dám cả gan chống lại cả chủ nghĩa tư bản! (chưa nói đúng sai), hay triết gia cô đơn Nitetzsche là người dám chống lại cái mốt ‘truyền thống, đạo đức giả’ của toàn... nhân loại!...
Triết học khác với triết lý. ‘Học’ đây là ‘khoa học’, cũng như ‘học’ trong toán học, vật lý học... Một nhà triết học hay nhà khoa học thường phải tốn ít nhất là 20-30 năm ‘luyện công’ trong hầm ở... Quang Minh Đỉnh, vd như Einstein, Dewey* hay Stephen Hawking... Vì thế, không thể vừa ngồi.. ỉa vừa gào to lên là ‘Đ.m, thằng Phạm Công Thiện biết cái đéo gì về triết’! mà mình bỗng trở thành... triết gia!, hahaha, cái trò mèo ‘chửi người khác để bốc thơm lỗ... đít của mình đó’ xưa nay ở xứ An Lam không có lạ gì!, có ‘mèo ỉa gia’ thì có, vì đi ỉa biết... chùi đít!... Triết lý có nhiều loại: sâu, nông, (triết lý) vụn, (lý sự) chổi cùn, nổ/chém gió..., vd như ‘Cục cứt nào cũng có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ’ không phải là triết học, triết lý hay tư tưởng của triết gia, tư tưởng gia cái quái gì..., mà chỉ là một thứ lý sự... cụk cặk!...
Có lẽ vì vậy mà nhà toán học Lebnitz* hay nói rộng hơn là giới khoa học phương Tây chỉ coi Khổng Tử là ‘thế chế gia’* mà không coi là ‘triết gia’!, tương tự, Lão Tử là ‘đạo đức gia’ hay Trang Tử là... ‘tiêu dao gia’* nếu xét trên bình diện triết lý... Nên, chớ có vội gọi Khổng Tử là... triết gia!
Trương Tam Phong (1246-1396) có biết chút ít võ thuật cơ bản nhờ có làm vườn ở chùa Thiếu Lâm từ nhỏ, rồi sau đó về già kế thừa có ngâm cứu mà sáng tạo ra bộ ‘Thái Cực Quyền’ là một bộ môn khí công ‘chỉ’ để rèn luyện thân thể. Vì thế, đầu thế kỷ 21 này, có nhiều tay ‘Thái Cực tôn sư’ tưởng là mình giỏi võ, nên lên võ đài múa may quay cuồng thì liền bị mấy tay ‘võ thực chiến’ (MMA...) hạ knock out chỉ trong vòng có... 10 giây! Thế mà cả 7 thế kỷ dài đã trôi qua, cả kẻ Lạ lẫn người Vịt đều lầm tưởng Trương Tam Phong là một đại võ thuật gia, vậy thì 'triết' cái gì?, hahaha...
Nhân tiện, ‘bây giờ có vụ bên Tàu không gọi là Đại Tống, Đại Minh hay Đại Thanh nữa, mà họ chỉ gọi là nước Tống, nước Minh, nước Thanh mà thôi, tôi mới biết vụ này cách đây vài tháng thôi vì mỗi năm tôi nuốt cỡ cuốn 200 phim... Khựa... Nếu bạn rảnh thì hãy bỏ ra vài mươi phút xem phim 'Trần Chân đại náo Nhật Bản'*, trong đó người ta gọi Đại Thanh là 'nước Thanh':
Nhân tiện nói về từ ‘Bách Việt’, 'bách' có nghĩa là ‘nhiều/tất cả’ vd như trong ‘lão bách tánh’ (lão bá tánh), ‘cửa hàng bách hóa’... Nếu không nhầm thì từ này đã có trong Kinh Thi nghĩa là ‘dân Man’ (man di mọi rợ). Từ này xuất hiện khá chính thức trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’ vào thời Lã Bất Vi nhà Tần, cụ thể là vào năm 239TCN, dùng để chỉ các nước ‘Man’ ở cả Bắc lẫn Nam Tần, nhưng sau này chủ yếu là để nói về các dân tộc ‘Man’ ở về phía Nam sông Dương Tử và ‘phủ cả khu vực Đông Nam Á’ như Việt, Lâm Ấp, Champa, Khmer, Thái, Miến, Malay, Indo... Thật vậy, người Tàu cũng dùng khái niệm ‘Tây Vực’, mà ta tưởng là các nước tiếp giáp với Tàu về phía Tây, nhưng cái đầu... buồi của họ có thể nghĩ đến tận xứ sở Iran (Ba Tư) của nàng Tiểu Siêu... Vì thế, hãy suy cho kỹ, chớ đọc các tài liệu bậy bạ của các 'sử nô An Nam' rồi vội kết luận VN là thuộc về ‘Bách Việt... Tàu’!
Và... nghe nói ở xứ Vệ nào đó, người ta (đã!) thành lập cái được gọi là Viện hàn lâm Triết học, rồi rủ nhau cấp ‘Bằng Triết gia-vn’ cho tất cả... mọi ‘ông Ngoại và cháu của ông Ngoại’, rồi sau đó ra ngoài ngõ tiểu tiện hay... đại tiện, ta sẽ gặp triết gia cả... đống, mà sau đó dân ta sẽ có thành ngữ ‘triết gia nhiều như quân Nguyên’ hay thông tục hơn là ‘triết gia vĩ đại đứng đái ở đầu ngõ’!... ‘Đại’ cái gì?, đại cục, cục gì?, cục... đại, mà cục gì... đại?, hahaha...
‘Ôi, toàn là thiếu kinh nghiệm, hiểu... biết gà mờ mà buông lời... chỉ đạo không à!’ (H.3, 4, trả lời fbker Trần Đắc Khiết khi nói về vụ ‘F0’)..., xưa nói dân An Lam ‘ăn như tu, ở như tù, nói chuyện như lãnh tụ’, nay ăn sướng hơn, ở sướng hơn, nên nói chuyện phải hơn... lãnh tụ chứ!, hahaha...
Tóm lại, đừng có bảo ‘Cục cứt nào cũng có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ’ rồi nghểnh mặt lên trời tưởng mình là... triết gia, vì dĩ nhiên là cục cứt nào cũng có 2 đầu, mà không lẽ 2 đầu lại to... bằng nhau!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Dewey (1859-1952) là triết gia Mỹ nổi tiếng, thuộc trường phái ‘Thực dụng’, tên tuổi của ông có được đưa vào giáo trình dạy Anh Văn TOEFL...
2. ‘Đã là người thì phải có ân oán, mà đã có ân oán thì tất sẽ có giang hồ....’ là câu nói của Nhậm Ngã Hành gặp Lệnh Hồ Xung sau khi thoát khỏi ngục ở dưới đáy Tây Hồ, Hàng Châu..., lời thoại này nằm trong phim ‘Tiếu ngạo giang hồ Lý Liên Kiệt’, trong đó có một bài hát mà người đẹp Lâm Thanh Hà hát rất hay, xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=guvGGQwK1KI
3. Lebnitz (1646-1716) là nhà toán học vĩ đại, danh trấn giang hồ từ tk17 đến nay và mãi mãi, cái tên mà ta đã quen thuộc trong khi học Tích phân Newton-Lebnitz...
4. Thế chế gia: tạm hiểu là người thiết lập nền móng cho chế độ phong kiến chẳng hạn...
5. Tiêu dao gia: Mốt số trong chúng ta đã nghe khá quen thuộc với cụm từ ‘Tiêu Dao nhị tiên’ tức Dương Tiêu và Phạm Dao trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’, từ ‘tiêu dao’ có lẽ phản ánh (khá) đúng tính cách của Trang Tử!, không nhất thiết phải là đạo sĩ...
6. Trần Chân là đệ tử kiệt xuất của Hoắc Nguyên Giáp, xuất hiện vào trước và sau những năm 1900... Trong tất cả các phim từ 'Trụ Vương' đến ‘ông Bây Giờ’ thì dường như 'Trần Chân' được đóng phim NHIỀU... NHẤT (cỡ 100 phim dài ngắn, vd như 'Tinh Võ Môn'...) và hình như người Tàu cũng vị nể Trần Chân... nhất!, có lẽ vì tính cách cũng như sự ra đời vào thời đại rất độc đáo của anh - phi chế độ, sâu sắc, dũng cảm ngầm, quyết đoán và có vẻ nửa thật nửa ảo...
7. Van Gogh... quỳ lạy ông trời: Khi họa sĩ Van Gogh (1853-1890, người Hà Lan) còn sống thì tranh của ông (vẽ 10 năm, 2.100 bức)... bán với giá rẻ mạt mà hầu như... đéo có ai thèm mua!, nên ông không thành công trong thương trường cộng với hội chứng rối loạn tâm thần làm ông trở thành ‘họa sĩ của đau khổ’ và chết trẻ (tự tử khi 37t). Nhưng sau khi ông chết thì nhiều bức tranh của ông có thể được bán với giá cả chục hay cả trăm triệu đô!, vd như bức tranh ‘Portrait du Dr. Gachet’ (Chân dung Bác sĩ Gachet) của ông nay có giá là 130 triệu đô...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét