Tiểu Quy và Lão Quy
‘Tôi’, Lão Quy và Tiểu Quy là ai nhỉ?
1
Có hai ‘tôi’, đó là: 1) tôi trong mơ: để có thể bay đến thiên đường, địa ngục, ngồi chơi nơi ‘giao giới’, và mặc sức thăng hoa như Tề Thiên Đại Thánh vậy, 2) tôi ngoài đời: chỉ đảm nhận được chức mọn là… ‘Giáo chủ ma giáo’ mà chỉ có sơ sơ 4 em hơi bị… xấu là Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Tiểu Siêu và Triệu Minh, chỉ được phục vụ bởi 2 kẻ bất tài vô dụng là… Tây phương và Đông phương giáo chủ, hihi...
Còn Lão Quy chỉ là một nhân vật có biết tí 'triết', nhưng thích đi chém gió hơn, lại bị vướng phải cái ‘hệ-vô-hình-4000-năm’, nên cả đời Lão chưa bao giờ ‘dám’ nghĩ là mình có thể đánh bại ‘Khổng Tử’ (chỉ là ‘nhân vật đại diện’), mà nếu tôi nói là ‘dám’, mặc dù cầu viện tới cả Tề Thiên Đại Thánh, thì vẫn bị vài blogger ném đá như thường, vì ‘mầy dám nói động tới Khổng Tử, hử?’:
-Ôi, sao người Việt lại đi dìm hàng người Việt mãi thế, huhu…
Chính vì thế mà Tiểu Quy xuất hiện. Chàng vốn là một vị thần ‘vô danh’, suốt đời sống ở ‘giao giới’ - một nơi ‘sắc sắc không không’ mà không thuộc quyền lực của Thượng đế, cũng không thuộc quyền lực của Diêm vương, và là nơi mà lâu lâu chàng có thể gặp Thượng đế, Đại ma vương, và đủ các loại thần thánh, yêu quái, ma quỷ, kể cả con người… đến đây để chém gió. Hơn nữa, vì còn trẻ và vì không phải là loại 'con rùa rúc đầu', nên chàng có thể đảm nhận một vị trí ‘triết học’ nào đó cho trần thế, thậm chí có thể đả ‘Khổng Tử’, nếu cần, mà không thể có ai ném đá chàng cả, vì ngay cả Thượng đế mà muốn tìm ra chàng thì cũng rất khó.
2
Sau khi làm mấy hớp rượu A Ma Công từ cái ‘ly khổng lồ’ của xứ Sài Gòn!, Lão Quy liền thấy một luồng… dương khí bốc lên hừng hực, và Lão nghĩ thầm là ‘nếu ta mà có Tây Thi hay Marylin Monroe thì ta sẽ rủ nàng vào khách sạn để… xem tivi’ (Lão chỉ được cái nói phét!), nhưng nghĩ là chưa trả lời xong câu hỏi về ‘triết Việt’ vô cùng khó của tôi, nên Lão bèn gọi:
-Tiểu Quy, lại đây ta bảo! (Dạ) Mi nói cho tau nghe thử triết ở VN đi đến đâu rồi?
-Dạ, cháu nghe nói là ông Bùi Giáng làm mấy bài thơ cũng rất hay, mà khi ổng hứng lên thì viết rất triết lý, nhưng có lúc cụt hứng thì viết tùm lum à, chả có ‘hệ’ gì cả.
Ông Phạm Công Thiện thì viết như một cái lẫu-thập-cẩm-cao-cấp, nhưng quy cho cùng thì ổng cũng xách cổ mấy ‘vĩ nhân’ ném xuống ao cho cá tra ăn hết, mà chỉ còn lại có một món nước lèo chua chát trong cái lẫu - đó chính là ổng.
Ông Trịnh Công Sơn viết được hơn 600 bài hát, bao gồm gần hết mọi triết lý Việt, rất Việt, nhìn từ mọi khía cạnh, nhưng ổng chỉ vô tư mô tả ‘thực’ vậy thôi, chứ không có ‘hệ’, ôi, giá mà cháu ở trần gian nhỉ, thì từ các mô tả của ổng, cháu có thể xử lý thành một phần của ‘triết Việt’ rồi (!)
Khoảng 7 năm trước, ông Nguyễn Văn Trung (tác giả cuốn ‘Nhận định’) có về Việt Nam, cháu có hỏi ổng là ‘thế giới có triết học gì mới không?’, ‘không có gì mới, mà chỉ có các triết lý cụ thể thôi’, cháu thấy oải quá, vì thiết nghĩ là triết học thay đổi theo từng chu kỳ là 40 năm!, ông à.
Còn cái ông Trần Đức Thảo thì cháu và ‘ả gà mái’ không cho là triết gia (xem đường dẫn bên dưới), còn ông Bùi Văn Nam Sơn thì lại càng không phải, (cháu không muốn nói dài bằng cách nhắc đến các ông Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Vũ Mạnh Thác…), cháu… xin lỗi ạ.
…Nhưng cháu đang bị xốc ông à! (Sao vậy?) Có cái ông Đ. gì đó hình như ‘bị té giếng’ hay sao ấy, mà bỗng dưng tự xưng ‘là triết gia vô đối, là triết gia số một châu Á, và là triết gia thứ ba hoàn vũ’, cháu chả hiểu 2 ông còn lại là 2 ông quỷ nào mà ghê vậy!...
3
-Thôi, ngươi nó sơ qua như vậy là ta hiểu rồi. Thế còn triết ở bên Tàu như thế nào?
-Dạ, cháu ái mộ các ông Lão, Trang, Khổng, Trương Tam Phong, Khang Hi, Kim Dung và Lý Tiểu Long… lắm ạ.
Lão, Trang thì ông biết ‘nhừ’ rồi, cháu không nói nữa. Cháu cũng không nói dài dòng về Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Mặc Tử, Bao Hắc Tử, hay Lã Bất Vi, Lý Tư, Kỷ Hiểu Lam… ông nhé. (Ừ)
Ông biết không, Trương Tam Phong ngó thế mà đại lão luyện đó, khái niệm ‘Thái cực’ của ổng có thể một phần làm nền tảng cho ‘triết Đông’ đó.
Ông ‘Khang Hi vi hành’ đã xây dựng được cái ‘củ khoai lang nướng (tức là dân) là ngon nhất thế gian’ và ‘làm dân khó hơn là làm hoàng đế’ đó.
Ông Kim Dung là sự hội nhập của Thiền-Phật-Thượng đế, mà có thể một phần làm cứu cánh cho nhân loại đó.
Lý Tiểu Long với ‘Triệt quyền đạo’ đã chỉ ra ‘thế giới này là của chúng mình’, nên dứt khoát là nó không dành riêng cho ‘Tập đoàn Đại Hán’ ạ…
Nhưng cái bọn Hậu-Khổng-Tử thì càng ngày càng... hư đốn ông à.
-Sao?
-Vì cháu học ở trường, nghe nói là Khổng Tử đưa ra mấy cái thuyết ‘quân, sư, phụ’, ‘tam cương, ngũ thường’, với ‘quân xử thần tử, thần bất tử bất trung’, ‘phu tử tùng tử’… gì gì đó, tưởng đâu là ‘lễ’, là hay, nào ngờ kết quả ngược lại là làm cho dân Tàu càng bước vào cảnh nồi da xáo thịt trong gần 2500 năm (VN cũng bị hệ lụy!), mà không giải quyết gì được cho nỗi ‘sầu nhân thế’ của lão bá tánh. Vì thế, đến thời nhà Đường, Đường Thái Tông (thế kỷ thứ 8) cử Tam Tạng đi ‘du học’ bên Tây Trúc (Thiên trúc), rồi về nước để ‘đưa Phật giáo lên làm quốc giáo’; rồi thời Tống Nhân Tông (thế kỷ thứ 11), rồi thời Chu Nguyên Chương, Khang Hi, Càn Long…, các thế lực Phật giáo cũng ngự trị mạnh ở Trung Hoa (xem các chú dẫn bên dưới)…
Và có một điều vô cùng quái dị là mấy cái thứ Lão-Trang-Khổng-Mạnh sau này sẽ kết tụ thành một tên ‘Đông Phương bất bại’ trên Biển Đông (mà người ta gọi là con ‘Thủy quái’) vô cùng lợi hại nhưng cũng cực kỳ biến thái, mà chỉ có kết hợp nhiều thế lực quốc tế mới giải quyết nổi…
Nhưng thôi, cháu không nói nữa.
4
Lão Quy nghe nói bây giờ người Việt toàn là gửi con cháu sang bên Mỹ học không à; và vừa rồi, trong Chương trình Vietnam Idol 2015, Lão chợt ‘phát minh’ ra rằng các cháu hát hầu hết là nhạc Tây, chỉ có vài bài hát Việt rất ‘thời trang’, nhưng không có bất cứ một bản nhạc Tàu nào cả!, nên tận dụng cơ hội này, Lão bèn hỏi về thái độ ‘triết’ của Tiểu Quy đối với Tàu:
-Thế hệ trẻ các ngươi có gì bất mãn thì cứ nói, chứ tí nữa ta đi rồi là không quay trở lại đây nữa đó nhé!
-À, tí nữa cháu quên, Khổng Tử còn đưa ra khái niệm ‘quân tử và tiểu nhân’ nữa ạ, ngờ đâu sau đó, các ‘ngụy quân tử’ xuất hiện ngày càng nhiều. À, cháu nghe người dân ai cũng gọi Hòa Thân là ‘đại nhân’, còn họ tự gọi mình là ‘thảo dân’ (phim ‘Tể tướng Lưu gù’), nên nếu không nhầm, thì Khổng Tử xem giới quan lại và sĩ phu là quân tử, còn xem giới ‘hai lúa’ và ‘phụ nữ’ là tiểu nhân… (xem chú giải bên dưới)
-Sao? Cái Lão Quy Khổng Tử, thực ra cũng có thể là đồng nghiệp của ta, mà dám xem mấy tên tham nhũng như Hòa Thân là quân tử, trong khi đó lại xem những kẻ làm vườn như ta và mấy cô ‘ô-xin’ của ta… là tiểu nhân à!
-Dạ, cái đó ông về Sơn Đông mà hỏi ổng, chứ bọn cháu thì đã ‘vĩnh biệt Khổng Tử’ khá lâu rồi (xem đường dẫn bên dưới), cháu còn biết là sau năm 1949, ổng bị Lão Mao dập cho một trận tơi bời hoa lá (xem chú dẫn bên dưới). Nhưng có một điều kỳ lạ là…
-Sao?
-Bọn họ lại bành trướng cái ‘Viện Khổng Tử’ sang VN ạ…
Nghe tới đây, đáng lẽ định làm hòa với Lão, Trang và Kim Dung để kiếm tí ‘triết’, nhưng Lão Quy ức quá không nói nên lời, và cố gắng lắm Lão mới lập bập được hai tiếng:
-Thôi… thôi…
(xem tiếp giải pháp của Lão Quy, phần 4)
---------
Chú giải:
- Đường Thái Tông (và Phật giáo): tức Đường Minh Hoàng (685-762), tên là Lý Long Cơ. Ông là hoàng đế thứ 6, làm vua được 44 năm, lâu nhất trong số các vua thời nhà Đường… Ông đã đưa đất nước đến một trong những thời kỳ cực thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa và là thời kỳ vàng son của lịch sử thế giới. Kế tục sự nghiệp của các đời vua trước, ông tập trung vào việc phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, ngoại giao, chỉnh đốn bộ máy quan lại trong triều, trọng dụng hiền tài… mà ta được biết như: ‘trao đổi hàng hóa trong toàn bộ khu vực châu Á dọc theo ‘Con đường tơ Lụa’ nổi tiếng (Route de la soie)’, giao lưu với Ả Rập, La Mã, Ba Tư, Ấn Độ…, phát triển Phật giáo, có nhiều nhân tài nổi tiếng như nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, nhà nghiên cứu Tam Tạng, 'thừa tướng' kiêm nhà sử học Ngụy Trưng…, còn cho quân xâm chiếm bán đảo Triều Tiên, củng cố nền thống trị ở An Nam (Việt Nam)… Sự cực thịnh đó đã khiến Đường Thái Tông sa vào hưởng lạc bằng một lối sống trụy lạc và xa hoa tột đỉnh. Ông còn là người rất ‘mê gái’, có 59 người con (30 trai và 29 gái), năm 57 tuổi, ông gặp và say mê Dương Quý Phi mà bỏ bê việc triều chính, nội bộ triều đình lủng củng, đại loạn An Lộc Sơn xảy ra…. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/uong-thai-ton-giang-san-oi-my-nhan.html
- Giáo chủ ma giáo, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/156-giao-chu-ma-giao.html
- Khổng Tử cho phụ nữ là tiểu nhân: Ông nói: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận)… Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân khiến ông cảm thán như vậy có thể có hai nguyên nhân: Một là ông gặp phải trắc trở trong quá trình yêu đương, hai là, sau khi kết hôn, cuộc sống của ông không được mỹ mãn như mong đợi và hai lý do này không hề loại trừ nhau. Việc ông gặp trắc trở trong chuyện tình duyên thì không có sử liệu nào khẳng định chắc chắn được. Tuy nhiên, nếu như chuyện đó có thật thì có lẽ nó liên quan nhiều tới ngoại hình của ông. Theo mô tả của sử sách thì Khổng Tử vốn không phải là một người có ngoại hình khá, nếu như không muốn nói là “dưới mức trung bình”. Hầu hết các tài liệu đều mô tả ông là có “dị tướng”: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở). Mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh. Với một tướng mạo như vậy, ông khó mà lấy được cảm tình từ các cô gái. Vì thế, trong quá trình yêu đương, ông có bị từ chối hay cười nhạo cũng là chuyện khó tránh. Điều này rất có thể tạo nên một sự ám ảnh không tốt trong ông đối với phụ nữ. Nếu như chuyện rắc rối trong tình duyên chưa thể chắc chắn thì chuyện cuộc sống hôn nhân của ông không mỹ mãn là chuyện hoàn toàn có thực. Trong cuộc đời của Khổng Tử chỉ lấy một người vợ là Nguyên Quan thị. Cũng khó có thể biết rằng, bà yêu ông ở điểm nào, song việc quyết định kết hôn với ông cũng có thể xem là bà quyết tâm gắn bó với ông. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông và bà đã ly hôn… Chu Hy người thời Tống chú giải… rằng: “Mẹ của Bá Ngư mất sau khi đã ly hôn”. Bá Ngư chính là con do bà sinh cho ông. Vì vậy, chắc chắn rằng ông đã ly hôn. Vào thời ông, ly hôn người ta gọi là “xuất thê”... Do Khổng Tử quanh năm đi xa, vợ chồng không có thời gian gần gũi, quan tâm tới nhau, Nguyên Quan thị ắt không khỏi có những lúc cảm thấy khổ tâm, tủi phận, một người phụ nữ dù đảm đang tới đâu, trong hoàn cảnh ấy cũng không khỏi phàn nàn, thậm chí là oán trách. Lúc đó, ông cả đời du thuyết nhưng không được trọng dụng, chỉ đành phải về quê mở lớp dạy học, trong lòng cũng sẵn phẫn uất. Vì thế, chuyện vợ chồng ông mâu thuẫn là điều khó mà tránh được. Câu “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã…” có lẽ là tâm trạng bộc phát của Khổng Tử... (Đại Nam, phunutoday.vn).
- San bằng mộ Khổng Tử: ‘… Sinh viên sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng, Ngô Thừa Ân… cũng bị đập phá’, xem thêm: http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/luoc-thuat-cuon-mao-trach-ong-ngan-nam.html
- Tống Nhân Tông và Bao Thanh Thiên, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/484-bao-thanh-thien-va-su-hung-vong-suy.html
- Trần Đức Thảo không phải là triết gia: Năm ngoái, do tò mò khi bên ‘lề trái’ cho rằng ông Trần Đức Thảo khi còn học triết bên Pháp - học giỏi hơn và có uy tín hơn ông J.P. Sartre!, là một triết gia (!), thậm chí nói là ‘Trần Đĩnh không ăn thua gì so với Trần Đức Thảo’ (!)…, tôi mới gối đầu giường cuốn ‘Những lời trăng trối’ mà đọc đi đọc lại, nhưng sau đó, chán quá, vì: ‘Chả thấy có cái gì sâu sắc lắm để đọc, hơn nữa, nhóm biên tập ghi lại tâm sự/phát biểu của Trần Đức Thảo lại viết theo chiều hướng chính trị/nói xấu chế độ (không hẳn là sai), nhưng việc này làm giảm đi ‘tầm’ của ông - nếu là một triết gia…, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/663-viet-nam-khong-co-triet-gia-phan-1.html
- ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’: Loài người nay chả còn tha thiết gì cái lý thuyết 'quân-sư-phụ' của ngươi nữa. Ngày nay, dân ngang với hoàng đế, chẳng hạn vừa rồi có 1 anh 'hai lúa' kiện ông Obama, và anh ta thắng kiện; ngoài ra, người ta còn xem 'khách hàng là thượng đế', tức là xem dân là 'vạn tuế' đó. Còn ở xứ X nọ, thầy quyết định trò, nhưng đọc báo hàng ngày nghe nói trò đánh thầy hoài à; còn ở phương Tây người ta coi trò là thầy, thầy phải lắng nghe và học hỏi ở trò, nhưng hầu như không có chuyện 'trò đánh thầy' đó, ngươi biết chưa? (dạ chưa). Còn trong lịch sử, ở mọi nơi, cha mẹ vẫn là sự tôn trọng vĩnh hằng đối với các thế hệ con cháu, đặc biệt ở bên Tây, mối quan hệ cha-con được xem là bình đẳng, mà cha thường tâm sự và gọi con là 'anh bạn' đó. Tóm lại, nay nếu có vị hoàng đế nào mà lên mặt 'ông chủ' đối với dân, thì sẽ bị dân chửi đến... 3 họ đó., xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html
Ái Nữ [Blogger] Email 07.05.15@23:15
Trả lờiXóaRùa mà cũng thích bay bổng gớm!
Uh, lần đầu tiên Tiểu quỷ Vô Kỵ không bị Diệt Tuyệt lão ni 'dìm hàng',
Xóacám ơn yêu nữ Triệu Minh nhé, hehe..
Ái Nữ [Blogger] Email 08.05.15@08:39
XóaNhững câu "dìm hàng" thì chắc chắn là Lá Bàng đã xóa sạch mất rồi.
Ngài phán rằng: 'Ngươi hãy dìm hàng trong khi ngủ, và khi ngủ dậy là hãy nghĩ về Hành trình phương Nam vĩ đại', thiệt đó.
XóaVĩ khúc hạ... thơm thơm làm tôi mộng
Trả lờiXóaNhớ trời gần, không nhớ, nhớ trời xa
Sao em tím, mặt cười, thu hút lạ
Tím lan truyền, tôi vất vả… ngày đêm!
(Lưu bình SMV)
Thị xã thế này... chít anh thôi
XóaSao em vô cớ để môi mềm
Dáng êm êm ấy anh vào mộng
Nay vắng em rồi, mây trắng trôi..
Thơ, vàng nắng gọi, tím đi xa
XóaĐỉnh núi mây bay, mắt bỗng nhòa
Sấm chớp giăng ngang, đời bỗng giật
Cho tí xanh trời, cho chút hoa!
(Lưu bình Hoài Phố)
Đọc hết cả ba bài mới dám comment , thích nhất là đoạn ví von về sữa , cười chết được , đúng là thuyết tương đối ... Tưởng LB cho ăn rùa bảy món chứ ai dè nỏ phải . Lão Quy cũng ở trong nhóm tứ linh của Việt Nam đó . LB gặp được Ngài là quá phước đó nghen . Nhắc đến rùa lại nhớ đến hai câu chuyện
Trả lờiXóa1- Bà Jude Ryder ở Anh Quốc có một con rùa bị chuột cắn nát hai chân trước . Sau lhi chữa chạy hết 1000 bảng , con trai bả anh Sinclair Jones sáng chế và gắn hai bánh xe vào hai chân trước , thế là cô Rùa lại tung tăng dạo chơi trong vườn . Nước ngoài họ giải quyết vấn đề đơn giản và nhẹ nhàng là vậy
2- Còn tại Hà Nội , Cụ Rùa Hồ Gươm bị bệnh , biết bao nhiêu hội thảo , hàng trăm nhà khoa học , nhà rùa học , báo chí vào cuộc rầm rộ , mất bao nhiêu là thời gian và giấy mực , lại còn có ý kiến lấy vợ cho Cụ nữa . Hỏi LB tại sao lại như vậy ?
Con người sinh ra ai cũng có một cái " Tôi , của riêng mình . Ba bài viết của LB muốn nhắc nhở tới mọi người rằng " Đừng đem cái tôi quá lớn của mình mà lấn át cái tôi của người khác , cần tôn trọng lẫn nhau " . Cũng như bây giờ nhân bản vô tính thành 50 LB thì tôi cũng chỉ thích mỗi LB này thôi
Tôi cũng không ưa gì KT. Cũng vì cái thuyết kỳ quái của ổng như một tấm lưới trùm lên đầu dân mình , không có lối ra , biết khi nào mà thoát được ?
Nằm mơ mà viết hay vậy , thì tôi mong LB cứ mơ thật nhiều nghen
Trời, xa bạn mấy ngày mà tưởng như mấy năm, tưởng bạn bị ốm hay đi nước ngoài rồi chứ, nhớ quá, hihi..., biết làm sao liên lạc được!
Xóa"Tôi cũng không ưa gì Khổng Tử. Cũng vì cái thuyết kỳ quái của ổng như một tấm lưới trùm lên đầu dân mình, không có lối ra, biết khi nào mà thoát được?"
Cám ơn nhận định cùng tư tưởng của bạn,
mình thì gọi Khổng thuyết là 'cổ lỗ sĩ',
và không phải là mình không ưa ổng,
mà không ưa cái cách mà người ta 'sùng bái' ổng quá mức,
như là một kẻ... nô lệ không lý trí.
Một lần nữa, cám ơn bạn, nice weekend!
Facebook
XóaLê Phạm thích bình luận này.
Facebook
Trả lờiXóaLê Phạm, Hoài Phố, Chiều Thu, Chiều Tím, Minh Châu, Dung Tran, Hoàng Anh, Minh Tâm Lý và Lý Thiên Đằng... thích (bài) này.