Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

676. Nhớ Thái Thanh, nhớ ‘bảy lăm’

Gom nắng sáng nay, trời không nắng!
Gió lành lạnh thổi, muốn đi đâu
Thôi để chiều nay trời ấm lại
Ta phố vòng quanh, em biết sao!

Tôi đếm tình em trong tiếng xưa
Còn thoáng trong tôi một bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu

Dáng cong ai đó thiên thần gợi
Màu tím thiên thai trộn ráng trời
Thi nhân ngơ ngẩn hồn chao đảo
Chim tuốt trời mây, ai ngẩn ngơ!

Tháng tư chưa đến, mơ em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau.
--------- 
Ôi, ngủ không được…
Tôi cứ mãi trằn trọc, 30/4 mà, 1/5 mà, viết cái gì vui vui lên chứ!
1
Tôi đã từng là… cán bộ đoàn, thiệt đó: ‘Hồi ở TNXP, qua mấy cuộc biểu diễn văn nghệ, tôi có quen một cô gái tên là Hồng Nhạn, và sau này, mỗi lần thấy chim hồng nhạn là tôi lại nhớ đến cô ấy, mấy mươi năm sau, tôi có dịp quay lai ‘chiến trường’ xưa, Hồng Nhạn đã gọi một số nữ TNXP quen biết đến và chiêu đãi tôi món ‘kỳ đà bảy món’ ngon… nhất thế gian, hihi...’ (‘Những câu chuyện về không gian n chiều’, xem đường dẫn bên dưới’), vâng, tôi nhớ các bạn hồi TNXP của tôi lắm.

*
Tôi cũng đã từng là cán bộ nhà nước trong… mấy chục năm, thiệt đó: ‘Rồi một ngày nọ, 10 năm sau, thình lình ổng (xếp của tôi) gọi điện thoại cho mình, mình phải bay một chuyến bay đột xuất trên bầu trời Hà Nội - Điện Biên với đầy mây trắng, ổng ra đón và mình nhìn thấy trên nét mặt ổng biểu lộ sự mừng rỡ vô cùng, rõ ràng là ổng có nhớ mình nên trước khi chết ổng mới gọi... Một thời gian ngắn sau đó, mình nghe nói là ổng đã mặc một bộ đồ toàn màu trắng, những cây hương để trên bàn thờ ổng cũng bốc khói nghi ngút màu trắng, vợ con ổng và bà con phải đeo khăn tang màu trắng, chiếc xe tang màu trắng đưa ổng đến một cái nghĩa địa màu trắng... Rồi ở đó, ổng phải trình diện Diêm vương một tấm bằng cử nhân cũng màu… trắng’ (‘Giấc mơ màu trắng và ông cử nhân’, xem đường dẫn bên dưới), vâng, mình cũng không… quên ông ấy.
*
Tôi cũng có ít nhất là ba… người yêu bên Mỹ (cười):

Có một đêm tôi lại về với biển
Sóng rì rào lại nhớ chuyện khi xưa
Thon thon dáng, nàng đưa tay vĩnh biệt
Biển chúng mình, em miết biển Cali


Mấy cái mười năm, ơi em gái nhỏ
Sóng vô tình, mãi vỗ bến bên kia
Bến bên này, trăm năm đà sắp đến
Gọi vô thường, nhưng chẳng thấy em đâu… (‘Nhớ em gái trời Cali’)

Bây giờ, tôi… tôi… cũng sắp ra đi rồi, hỡi các nàng Bạch Lê, Quốc Hạnh, Yến Phạm, ‘anh ngu lắm, anh mãi nhớ đến các nàng’, không biết các nàng có còn nhớ ‘anh’ không?

…Tôi viết những điều như trên để làm gì nhỉ: Tôi không phân biệt chế độ/tôn giáo/dân tộc, tất cả quá khứ tôi đều trân trọng, tha thứ (nếu có), trong đó, tình yêu trong tôi không bao giờ mất đi.
2
Trong số những người phụ nữ khá… gần gũi trong thời đại của tôi, và theo khả năng hiểu biết của mình, thì tôi có nhiều ấn tượng về bà Trần Lệ Xuân, Thái Thanh, Yingluck Shinawatra, ngoài ra, tôi còn rung động với Bảo Thy, Hiền Thục, Minh Hằng, Đặng Thu Thảo, Thư Kỳ…, hihi…, nhưng danh ca Thái Thanh là người đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc ‘tình yêu âm nhạc’ nhất trong số những nghệ sĩ vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ này.
*
Tôi… làm quen với Thái Thanh vào khoảng năm 1966, khi tôi đánh đàn Mandoline bài ‘Chiều tà’ (Serenata, của Enrico Toselli) - một trong những bản nhạc đầu tiên trong đời (Cánh hồng Trung Hoa, Đường chiều (của Dương Minh Ninh), Chiều tà, Dạ khúc, Sầu…), với lời nhạc của Phạm Duy như sau:

Lắng trầm tiếng chiều ngân/Nhạc dặt dìu ái ân/Người ôi! Nhớ mãi cung đàn/Năm tháng phai tàn/Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng.
Đã quên hết sầu chưa/Lời này là tiếng xưa/Quỳ dâng dưới nắng phai mờ/Bên gối ơ thờ/Ôi tiếng tơ tình mong chờ.
Chiều êm êm đưa duyên về người/Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời/Người hỡi! Đến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên/Niềm mơ xưa là đó/Cho ta nâng niu lời ca/Chiều mơ không gian/Hờ hững cõi Thiên Đàng/Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ/Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà.
Nhạc chiều của chúng ta/Là câu ân ái muôn đời/Bóng đã xế rồi/Hãy nép trong lòng cõi đời/Tình Yêu mãi mãi...
https://www.youtube.com/watch?v=AJ3cAna98xM
*
Và tôi đã ghi lại ấn tượng như sau:
-Tiếng đàn thánh thót, mượt mà, tròn đều, nhè nhẹ rung lên, vang xa qua mấy dãy nhà, mấy ông chồng mắt thì tỉnh ngủ hẳn, nhìn lên trần nhà mơ về một cõi tình xa xăm nào đó trong quá khứ, mấy bà sồn sồn thức dậy, ‘suỵt, đừng làm ồn, để nghe’, cặp mắt của mấy bà mơ màng như đang rơi vào một cõi yêu đương ‘nghệ sĩ’ nào đó ai mà biết… (‘Dạ khúc - nỗi niềm của cậu bé’, xem đường dẫn bên dưới)
-Bài hát đã làm mình chết lịm, một tình yêu rạo rực, khao khát, bùng cháy hiển hiện trong tâm trí mình, nhưng than ôi, nàng ở đâu rồi, nàng có nghe ông hát tặng nàng không, sao suốt đời nàng không ghé lại 'thăm' ông ấy, nghe ông hát một lần, dù chỉ 5 phút thôi, rồi ông mãn nguyện nhắm mắt, cái quan tài bằng gỗ nhỏ sẽ đưa ông ra một vùng đất đỏ, ở đấy ông sẽ cô đơn vĩnh viễn với những cơn mưa dầm mùa đông ngày đêm hầu như không dứt, ở đấy loài giun dế sẽ tấu lên khúc nhạc đại ngàn để an ủi ông trong lòng đất, ở đấy những cơn gió hoang dã khủng khiếp sẽ thổi qua linh hồn ông, ở đấy từng đàn chim két vẫn thường bay ngang qua nhỏ lệ trên nấm mồ của ông, ở đấy ông có thể nhìn xuống sườn dốc nối liền với cái hồ dài như bất tận, nhẹ nhàng và lãng mạn đưa linh hồn ông rong ruổi cõi vô cùng… (‘Bản nhạc ‘chiều tà’ - ông ấy đã chết’, xem đường dẫn bên dưới).
*
Cả đời, tôi đã… chết vì ‘chiều tà’, mà tôi thường mang ‘Thái Thanh’ theo… Trong một đêm hội diễn văn nghệ của các trường đại học ở Sài Gòn, tôi… buồn buồn lên biểu diễn đánh đàn bản ‘Chiều tà’, không ngờ sáng hôm sau lại nghe thông báo là được giải nhất: ‘sau đó cháu có rất nhiều bạn gái, nhưng lúc đó cháu ngu quá, cháu đã bỏ qua biết bao nhiêu mối tình’, vâng, đó cũng là một trong số những kỷ niệm đẹp trong thời sinh viên của tôi.
Và cuối cùng là: ‘Cháu đã mang quả tim ‘chiều tà’ đó đi khắp Việt Nam, có nhiều lúc dừng lại, cháu chợt kinh hoàng, đời là ‘bóng câu qua cửa sổ’, có nhiều khả năng cháu sẽ không thực hiện được di chúc của bác, vì cháu cũng không may mắn có một ‘bóng hồng’ như lòng mình mơ ước ghé 'thăm', có lẽ cháu phải mang bản nhạc ‘chiều tà’ này sang... thế giới bên kia, bác ạ’.
3
Hồi nhỏ, tôi đã nghe chuyện Bá Nha và Tử Kỳ: Ngày xưa Bá Nha đánh đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, y tưởng tượng trong tiếng đàn của Bá Nha có núi cao chập chùng, có đại dương sóng vỗ mênh mông, ... Sau này, Tử Kỳ chết, Bá Nha không tìm được tri âm nên y đã đập vỡ cây đàn và không đánh đàn nữa: ‘Tử Kỳ di hận thân tiên khứ, Bá Nha suất cầm tạ tri âm’ (‘Hoa cỏ mùa xuân’, xem đường dẫn bên dưới).
*
Lớn lên, nghe bản nhạc ‘Dòng sông xanh’ (The Blue Danube) của Johann Strauss, tôi thấy trước mắt hiện lên cả một dòng sông phẳng lặng, trắng xóa, mênh mông, với những đám lục bình trôi dạt hòa theo tiếng sóng chập chùng vỗ nhẹ vào bờ:
Chiều đông cánh hạc, ô!, kiều diễm
Tím nhẹ dòng sông, sương khói mềm
Uyên ương đôi lứa, từng canh, nhớ!
Giấc mộng nhòa đêm, ướt nhạc tình


'Anh muốn đưa em đến một miền'
Lục bình sóng vỗ, gió man miên
Hương thơm bên cạnh tràn theo gió
Ai tỉnh ai mê rớt giọt thiền.  ('Cánh hạc chiều đông')

*
Vâng, ‘anh về giữa một giòng sông trắng, là áo sương mù hay áo em?’ (Nguyên Sa/Ngô Thụy Miên), trong đó có mấy cô thanh nữ đang ngồi giặc áo bên sông, mà đã làm nức lòng thi sĩ - sau những chuyến phiêu bạt giang hồ, với tấm thân đầy những vết thương đời thường, với trái tim đầy những vết sẹo đau thương, với đôi cánh chim mòn mỏi, với ước mong được trở về bến xưa để mơ màng trước khi ra đi vào một thế giới mơ hồ: anh muốn cùng trôi chảy và hòa nhập với dòng sông, và do đó, anh bất tử!:

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh/Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp/Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến/Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ/Quay về miền đời lúc mơ huyền.
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu/Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai/Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui/Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi/Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi/Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ/Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa/Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Sông về sông dào dạt ý/Hát tang bồng theo tầu mà đi/Ai giang hồ sau ngàn hải lý/Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ/Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời/Ôi, mắt em xanh như đêm dài, đời người quên kiếp mai/Sông về, sông cười ròn tiếng/Yêu mối tình bên bờ Thành Vienne/Đôi giang hồ quay về bờ bến/Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng.
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về/Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè/Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về/Nước sông miên man trôi đi/Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề/Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì/Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề/Nước sông miên man trôi đi...
-https://www.youtube.com/watch?v=4gC8kS6XvU4
-https://www.youtube.com/watch?v=UaTXKKI03Kk
4
Luôn có trong hành trang của mình với cây đàn và chiếc kèn Harmonica, ngoài việc biểu diễn đánh đàn bản nhạc nói trên, tôi đã mang chiếc kèn Harmonica đi khắp nhân thế để thổi bài ‘Chiều tà’, ‘Dòng sông xanh’ (cùng với những bản ‘tình ca bất tử’ hay các ca khúc đương đại khác), và với các bài hát này, tôi đã được các ‘cô thanh nữ’ bày tỏ tình yêu, ôi, nhớ thay, nhớ vô cùng nàng Yên Ngọc nhí nhảnh như con chim chích chòe của tôi (‘Kỷ niệm An Giang’, xem đường dẫn bên dưới) - nàng làm cho tôi muốn cẩn trọng nhắc với các bạn đọc là: phụ nữ cũng có một quả tim cảm nhận triết học và âm nhạc ‘tám lạng và nửa cân’ với nam giới…
*
Các bài tình ca bất tử đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác: một sự kết hợp của một con thú-người với đầy đủ các dục thú, với một khát vọng 'tình yêu bất tử’ vô bờ bến:
-Hôm nay hắn bỗng nhiên có nhiều rung cảm. Nhìn thấy bầu trời Ban Mê, thấy những núi đồi chập chùng với màu xanh của ao hồ sông nước, thấy những rừng cao su ẩn hiện đó đây, thấy những ô cà phê ngăn nắp có nhiều hàng cây tràm chạy song song với hoa vàng nở rộ, hắn lắng nghe chính mình bỗng thấy quả tim rung động từng hồi nhè nhẹ, một tí xúc cảm ươn ướt nơi khóe mắt, một cái cảm giác hạnh phúc mơ hồ mà hắn không thể nào mô tả nổi: hắn sắp về đến Ban Mê Thuột!... Ôi, Ban Mê có gì mà hắn yêu đến vậy. Có phải Ban Mê là nơi có ‘con thú hoang lang thang trong rừng vắng’ mà con người khi bước đi trên những đồi núi chập chùng bất tận thấy được tự do không bờ bến. Có phải Ban Mê là nơi ‘có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên’ mà làm cho tình yêu nối liền từ ‘kiếp’ này sang kiếp nọ. Có phải những người yêu nhau thì phải về Ban Mê Thuột mới thấy được tình yêu thực thụ! (‘Chuyến bay về Ban Mê Thuột’, xem đường dẫn bên dưới).
*
Và tại sao đầu bài, tôi nhắc đến cụm từ ‘nhớ bảy lăm’ (trước 1975) là hàm ý gì nhỉ? Số là sau khi lập gia đình - sau ‘bảy lăm’, tôi không còn có nhiều cơ hội để được đọc sách, hay… ‘sờ’ vào cây đàn nữa, vì âm nhạc/văn/thơ/triết… ‘hầu như’ không còn nhiều giá trị trong cái thời buổi ‘duy tiền’ hiện nay!, và có nhiều lúc, tôi phải... ứa lệ, đúng hôn các bạn?

Vâng, mỗi lần tôi buồn, tôi mở Thái Thanh, tôi cảm thấy yêu đời và muốn sống thêm tí nữa. Và một lần nữa, Nhà-uống-cà-phê-học-thời-2015 xin trân trọng cám ơn người - Thái Thanh.

P/S: Sau khi viết xong bài này, đã cuối chiều, tôi đi lang thang ra một quán nước mía để hóng gió mát, và tôi thấy từ xa, rất xa, một vì sao nhấp nháy - mà tôi vĩnh viễn không bao giờ vươn tới được, và tôi bị rơi một cái 'bịch' xuống đất và bắt buộc phải trở về với cái thực-tại-đang-là, híc.. híc...

(HẾT)
---------
A. Chú thích:
  1. Lịch sử bài hát ‘Dòng sông xanh’: Ai yêu nhạc cổ điển đều không thể không biết bài Danube xanh. Bài hát này có tên tiếng Đức là An der schönen blauen Donau, có nghĩa là "Dòng sông Đa-nuyp trong xanh và xinh đẹp", được Johann Strauss II sáng tác năm 1866. Như vậy bài hát có tuổi đời xấp xỉ 150 năm, giai điệu thật (là) cổ xưa nhưng cũng thật đẹp tuyệt vời. Hàng năm cứ mỗi lần đón chào năm mới, hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên khắp thế giới đều háo hức chờ đợi dàn nhạc giao hưởng “Wiener Philharmoniker” của Áo trình diễn buổi hoà nhạc truyền thống “New Year Concert” chào mừng năm mới với bản nhạc kết thúc luôn luôn là bản Waltz “The Blue Danube” của Johann Strauss II. Dù ở quốc gia nào, bài hát này vẫn được người nghe vẫn đón nhận nồng nhiệt, vẫn thấy bài hát thật là hiện đại. Cho đến nay chưa có giai điệu nào về dòng sông Đa-nuyp chinh phục người nghe toàn thế giới đến thế. Tiêu đề phổ biến của bài hát này bằng tiếng Anh là The Blue Danube, nghĩa là Sông Danube xanh. Bài hát này xuất phát từ một mối tình trớ trêu mà tuyệt đẹp của chính tác giả. "Khi sáng tác bài này, Johann Strauss đã có vợ. Vợ ông giành cho nhạc sĩ thiên tài một tình yêu vô bờ, tận tuỵ, đằm thắm và bao dung để ông tập trung cho âm nhạc. Một ngày bà phát hiện ông chồng bay bổng như đi trên mây. Qua tìm hiểu, bà biết, ông đang lạc vào tình yêu mới với một cô gái trẻ trung xinh đẹp từ xa tới… Một buổi sáng, bà tìm đến khách sạn, gõ cửa phòng cô nhân tình của chồng. Cô gái trẻ sững sờ, tưởng được lao vào vòng tay cuồng si của chàng, thay vào đó là lại là vợ chàng xuất hiện. Cô những tưởng sẽ phải đối phó với cơn cuồng phong ghen tuông, quật nát không khí nôn nao... Nhưng không một lời ca thán, người vợ nói lời cám ơn cô gái đã làm cho chồng mình hạnh phúc. Bà dặn cô hãy chú ý đến bệnh phổi của ông, nhắc ông mặc thêm áo ấm mỗi khi trời tối. Cô chưa hết bàng hoàng thì bà đã tạm biệt, đóng cửa rồi đi. Cô đã khóc, vì yêu, vì xót, và vì những điều gì hơn thế nữa... Chợt cô tỉnh ra, chạy ra cửa để nhìn theo bà. Đúng lúc đó bà ra đến cửa khách sạn, mọi cố gắng để "cao thượng" cạn kiệt, toàn bộ nỗi đau của người vợ tận tuỵ đè lên trái tim bà ... Bà lảo đảo ngã quỵ... Không cần suy nghĩ nhiều hơn, cô gái thu xếp va li để ra đi. Cô đã hiểu cô không thể làm tổn thương thêm một người phụ nữ cao thượng đến vậy. Khi người nhạc sĩ đến khách sạn gặp người yêu, gặp vợ đang ngất xỉu liền lo lắng đưa bà vợ đi bệnh viện. Khi người vợ tỉnh lại, câu đầu tiên bà nói với chồng là xin lỗi ông vì đã tự tìm gặp cô gái ... Người nhạc sĩ vội chạy ngay đến khách sạn, nhưng nàng đã ra đi. Ông đuổi theo ra đến cảng, thì vừa lúc con tàu rúc còi rời bến... Strauss đứng như trời trồng, đau khổ tột cùng, nhưng ông thấy mình hạnh phúc vô biên vì ông đã được hai người phụ nữ xứng đáng yêu, cả hai đều cao thượng, và đều biết hy sinh. Và trên bến sông, tâm hồn ông tuôn trào thành một giai điệu ngây ngất của tình yêu, bản Danube xanh sau này được nhiều người coi là vua của các bản nhạc Valse”… The Blue Danube không chỉ làm cho người nghe mê đắm mà cũng còn là một tác phẩm được ngay cả những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới khâm phục… Cho đến nay, lời bài hát này của Phạm Duy vẫn được các ca sĩ VN yêu thích và sử dụng phổ biến. Xem: https://www.facebook.com/notes/nguyen-hoang-anh/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-b%C3%A0i-danube-xanh/10152504854898254
  2. Một nhận xét về Thái Thanh: Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là "đất nước" VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, đến tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!). Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm (tất cả với ý thức duy nhất - và cũng cao nhất: sao cho mỗi "âm", mỗi "chữ" được "phóng thích" chuẩn xác, sắc cạnh, mãnh liệt, và biểu cảm nhất có thể); điều đó tác động cả đến đôi mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt của người hát nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ... của bà. Có vẻ cách "phát âm"/"cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ. (19/7/2012, không rõ tác giả), xem: https://www.youtube.com/watch?v=4gC8kS6XvU4
B. Khác:
  1. Bản nhạc ‘chiều tà’ - ông ấy đã chết, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/ban-nhac-chieu-ta-ong-ay-chet.html
  2. ‘Chuyến bay về Ban Mê Thuột’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/67-chuyen-bay-ve-ban-me-thuot.html
  3. ‘Dạ khúc - nỗi niềm của cậu bé’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/da-khuc-noi-niem-cua-cau-be.html
  4. ‘Giấc mơ màu trắng và ông cử nhân’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/264-giac-mo-mau-trang-va-ong-cu-nhan.html
  5. ‘Hoa cỏ mùa xuân’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/10/81-hoa-co-mua-xuan.html
  6. ‘Kỷ niệm An Giang’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/09/56-ky-niem-giang-va-giac-mo-trong-oi.html
  7. ‘Những câu chuyện về không gian n chiều’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/496-nhung-cau-chuyen-ve-khong-gian-n.html
  8. Phạm Duy: Xin cám ơn ông, ông đã bất tử vì ít nhất là những lời dịch (các bài hát) quá tuyệt vời của ông, (chúng) tôi không bao giờ… quên ông! (NGLB)

18 nhận xét:

  1. Em sang thăm anh cùng chia sẻ nỗi nhớ Thái Thanh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB đang mê say nghe... nhạc, và trả lời bên BTV,
      cám ơn bạn PH nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  2. kieuthien [Blogger] Email 01.05.15@17:25
    Ha ... Ha...
    Có người sợ được hoan hô
    Cuối ngày vội đổ một bồ việc ra
    Ngày nghỉ lễ chớ sa đà
    Để cho bạn đọc đến nhà buồn tênh...

    Chúc mừng bác có sản phẩm dù vi phạm Luật Lao động !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luật Lao động quốc tế không có điều lệ quy định là 'không được viết về âm nhạc và... bóng hồng' vào ngày 1/5 nghen, bạn KT à, hihi...
      Cám ơn tem vàng của bạn, sau đau khổ sẽ có chút hạnh phúc bạn à, vì 'cái đẹp cứu thế giới', mà trong đó, âm nhạc làm chúng ta thoát khỏi cái... chết trong gang tấc. TM.

      Xóa
  3. ĐomĐóm [Blogger] Email 01.05.15@17:44
    "Tôi… làm quen với Thái Thanh vào khoảng năm 1966" (NGLB).
    Lúc đó Đóm còn chưa sinh ra nên ko biết bản Chiều tà. Nhưng lên 5-6 tuổi có biết bản Ngày xưa Hoàng thị rất nổi tiếng lúc bấy giờ (3 tuổi đã mê âm nhạc). Rất ngưỡng mộ nữ danh ca này. Ngoài các ca khúc của Phạm Duy, cô ấy hát ca khúc Nửa hồn thương đau của Phạm Đình Chương, Buồn tàn thu của Văn Cao...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, lời bình của Đóm và anh Sáu làm LB 'cừ' rồi nè, nói chung là Thái Thanh hát bài nào cũng có khả năng đưa con người lơ lửng giữa cõi sống-chết, nên tên tuổi của bà không thể thiếu trong 'Từ điển danh nhân VN'!
      Còn bài 'Chiều tà', 'Dòng sông xanh', 'Dạ khúc', 'Sầu' (Chopin), 'Chủ nhật buồn'... có giá trị quốc tế của nó, vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Phạm Duy xếp chúng vào số 'những bản tình ca bất tử' của nhân loại.
      TM

      Xóa
    2. ĐomĐóm [Blogger] Email 01.05.15@22:04

      Đóm thích video này hơn
      https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=EHFJWCCsWWQ

      Xóa
    3. Ui, LB xem thấy ông nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc này... toát mồ hôi 'nuôn', hihi..., quả thật 'Dòng sông xanh' xứng đáng là một trong những bản nhạc top-ten của thế giới!, và do đó, cả... nhân loại quý chuộng nó không phải là ngẫu nhiên. TM.

      Xóa
  4. saumietvuon [Blogger] Email 01.05.15@19:22
    Mình thì thích Bà Thái Thanh hát bài Tuổi Đá Buồn hơn đó anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình có trả lời cho bạn Đóm bên trên rồi nhé: không phải ngẫu nhiên mà Phạm Duy xếp chúng vào số 'những bản tình ca bất tử' của nhân loại.
      Cám ơn bạn Sáu, tối vui nhé.

      Xóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 01.05.15@22:12
    VTR nói về ca sĩ Thái Thanh nhé, lúc đầu, đúng như LB viết trong bài, VTR ko chịu nỗi âm vực cao nhức nhối như vậy, dạo đó, những bản nhạc Pháp lời Việt mà Thanh Lan hát dễ vào lòng người hơn
    Dần dần, nghe được,rồi ghiền, bài "Tìm em trong động hoa vàng" nghe TT hát thì khỏi chê.
    Nhưng sau 75, tình cờ nghe được bài hát này, cũng do TT hát, quên tên rồi LB ơi, nhưng VTR nhớ từng câu chữ và giọng TT vang khắc khoải:
    "Đêm buồn về, con chim lên tiếng hót
    Ta ngậm ngùi, thấy lòng nhớ xót xa
    Đêm buồn về, hồn ta như đi lạc
    Vào cõi đời nào, chỉ mình em với ta

    Đêm buồn về, ta tương tư tiếng hát
    Như giọt buồn, ta thường nhớ đến em
    Đêm buồn về, hồn bao la sa mạc
    Và đêm buồn về, chỉ mình ta với ta"

    LB nè, VTR gõ theo trí nhớ đó, sợ dài, phiền mắt LB nên ngừng, nhưng bài hát này ít ai biết, chỉ 1 TT hát thôi, ko có người thứ 2, LB biết tên bài hát này ko?
    Đêm rồi, chào LB, VTR dìa, chúc ngủ ngon nha, còn VTR "đêm buồn về, hồn bao la sa mạc...", hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là bài 'Đêm buồn' của Hoàng Thi Thơ, Thái Thanh thể hiện tại:
      https://www.youtube.com/watch?v=PrflpcKIDvo
      VTR nghe và ngủ ngon nhé!

      Xóa
  6. Yến nhỏ thăm GS cũng là LB Caca và đọc bài viết " Nhớ Thái Thanh, nhớ ‘bảy lăm " với nhiều cung bậc cảm xúc !!Hihi thấy GS có nhắc tên Yến Phạm nữa kìa hí hí. Yến nhỏ xin chia sẻ dí GS Caca nổi nhớ tiếng hát Cô TT nhen ! Đêm GS Caca say giấc nồng ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội ơi, không ngờ 3 người được LB nhắc đến thì đã có 1 người vẫn còn nhớ tới huynh, đời quả thật là... 'huyền diệu', muội biết như thế là huynh... hạnh phúc rùi.
      P/s: À, trang chủ của muội (hay của Mực Tím) 'nặng' lắm, mà mỗi lần huynh vào thì bị đứng máy (không biết sao mấy người khác lại vào được!), nên huynh chỉ vào thăm muội được ở bên G+ thôi, thông cảm nghen.

      Xóa
  7. Hồi nhỏ ở ngoài Bắc , tầm năm1970 có mấy chú bộ đội từ trong Nam ra an dưỡng gần nhà có cho tôi một cái radio nhỏ . Đêm đêm lén mở nghe đài Sài Gòn , từ đó mới biết những giọng ca Lệ Thu , Thanh Thuý , Thái Thanh , Khánh Ly v v v. Bà Già tôi rất thích nghe Thái Thanh , mỗi khi T T hát phải gọi cho Bà nghe , cũng bởi Bà biết T T khi còn ở ngoài Hà Nội , và T T còn có một bà chi tên Thái Hằng ( Lấy Phạm Duy ) hát cũng rất hay ( Bà già tôi sinh 1932 cùng trang lứa với mấy Bả )
    Nghe Thái Thanh hát phải nghe đêm khuya thanh vắng , mở nho nhỏ sẽ cảm nhận được tiếng hát như từ trên trời rơi xuống , rất là phê . Sau này chưa có một giọng hát nào cho tôi được cảm giác như vậy
    Trước đến giờ vẫn thích nghe bản nhạc " The Blue Danube " không biết xuất xứ của bài hát , nay được LB dẫn giải nghe rất thú vị ( Cảm ơn LB ) . Ngài Johann Strauss vì cuộc tình ngoài luồng với một cô gái trẻ , mà làm được bản nhạc bất hủ . Muốn hỏi LB , bây giờ cho một em xinh đẹp , nhỏ nhắn cỡ Siu Blak yêu LB , thì liệu LB có làm được bài thơ bất hủ nào không?
    P/s Trả lời câu hỏi của LB , tôi là Bắc kỳ hai nút ( Sau 1975 ) để phân biệt với Bắc kỳ chín nút ( 1954 ) nhưng sắp mất gốc rồi , vì mấy đứa con tôi sinh ở trong Nam , cách ăn uống sinh hoạt , và tiếng nói của chúng 100% là người Nam rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1-"Muốn hỏi LB, bây giờ cho một em xinh đẹp, nhỏ nhắn cỡ Siu Black yêu LB, thì liệu LB có làm được bài thơ bất hủ nào không?"
      Trả lời: Dạ, nếu 'Siu Black nhỏ nhắn' yêu tiểu đệ thì đệ không... làm thơ được, đại ca à, hihi..., nói như thế có nghĩa là nếu muốn bày tỏ tình cảm với Siu Black (nếu có) thì thiếu gì cách, không nhất thiết phải là... thơ đâu.

      2-Mình cũng có cái may (trong bài trên) là: không ngờ khi viết bài này, bỗng nhiên một nàng bên Mỹ (Yến Phạm) liền xuất hiện - mình không biết là trên đời này có 'thần thông' không nữa!

      3-Hôm nay mình có 3 việc 'lớn' phải làm: việc thứ nhất thì phải chờ đến... thứ Tư tuần sau, việc thứ hai thì đến sáng mai mới xong, việc thứ ba đã xong rồi, nên giờ mình mới ngồi vào máy, mình không 'nười' đâu, hihi...

      4-À, mình nghe nói là ở ngoài Bắc trước 1975, người ta vẫn 'nén' nghe nhạc miền Nam đó (như mẹ của bạn...), đó là một tín hiệu đáng mừng!

      *Mình có cách trả lời... thiền như thế, đôi khi bạn thông cảm nhé, thank bạn, chúc chiều vui.

      Xóa
  8. hiiiiiiiiiii mưa chưa nghe thái thanh ca( hặc nghe nhưng k nhớ vì ngày trước mưa hay nghe bằng băng catset).. nhưng lại hay nhắc đến tên ca sĩ này trong một bài hát mưa rất thích:
    vừa chiều hôm qua tôi với anh đi dạo phố, hai đứa cầm tay ấu yếm như đôi tình nhân.... phòng trà nghỉ chân nghe thái thanh ca biệt ly....
    lâu rùi mới vào mạng đc nè... mưa ghé thăm anh ...tuần mới chúc a vui nhé NGLB hiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, đó là bài 'Giọt buồn không tên' của nhạc sĩ Anh Bằng (tức Tô Giang)...
      Lâu ngày quá LB không về... Ea Kao, hihi...
      Cám ơn Tiểu nữ, tuần mới vui nghen.

      Xóa