Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

695. Văn hóa ‘sùng Trung’! (Cái gì là triết? - Phần 3)



Tôi do dự khi chọn đề bài là ‘Triết lý vụn và tư tưởng lớn’ hay ‘Văn hóa sùng Trung’ (theo nghĩa rộng), nhưng cái đầu nghe hơi có vẻ ‘đụng hàng’, còn cái sau lại có mùi ‘Tàu’, nhưng nghĩ lại thì cũng không sao.
Và tôi chỉ kể lại và nhận định các vấn đề dưới đây với tư cách là một quan sát viên, còn chấp nhận hay không là quyền ở các bạn, và vì là quan sát viên, nên tôi cũng không tranh luận đúng/sai.
*
Tôi không biết bắt đầu từ chuyện nào (lưu ý rằng tôi nghe 100 chuyện, mới chọn lọc và kể lại có 1 chuyện (= 1%) có liên quan đến tư tưởng, nên đừng cho chê là tôi nói lang bang không có mục tiêu đó nghen).
Tối hôm kia, gần 11g khuya, sau khi đi nhậu với một nhóm ‘già’, về đến ngã ba gần nhà, tôi lại gặp một nhóm ‘trẻ’ mới vừa nhậu xong, vào nhà thì gặp một nhóm ‘trung niên’ đã nhậu xong và đã đi ngủ… Tôi bỗng dấy lên trong lòng một cảm giác gì đó nôn nao khó chịu mà không thể nào tả nổi, và ngồi thừ người ra trên ghế sa-lông đến cả 30 phút:
-Cả nước nhậu!

Tôi biết trong 3 cuộc nhậu này thì có đến trên 300 chủ đề lớn nhỏ được nêu lên, từ Nguyễn Du cho đến Bùi Giáng/Nguyên Ngọc, từ Trần Hưng Đạo cho đến Võ Nguyên Giáp, từ Lê Qúy Đôn cho đến Nguyễn Hiến Lê/Ngô Bảo Châu, từ Triệu Đà cho đến Tổng thống X, từ Trụ vương cho đến Lão Tập, từ Phật cho tới Chúa/Thượng đế, từ con virus đến cái bệnh viện, từ cục đất đến Sao Hỏa, từ lát xoài cho đến cái… vũ trụ! Tôi nhận thấy 3 điều sau:
1. Dường như không có ai hiểu bất cứ câu chuyện nào cho tới nơi tới chốn, họ nói cho đã mồm, rồi ngày mai quên ngay, rồi đến cuộc nhậu khác, họ lại nói chuyện khác, hay chỉ hát ‘có một bài ca, ca hoài, không bao giờ quên’, chứ không bỏ cả đời ra nghiên cứu một sự việc cho tường tận!
2. Nói cho đã, chửi cho đã, thậm chí có thể đánh nhau, giết nhau, mà (hầu như) không… viết ra để xem công chúng phản ứng như thế nào, và thế là suốt đời cứ tin là mình ‘đúng’. Vì thế mà bọn Tây có nói là ‘đa số người Việt kém về kỹ năng viết (writing), đặc biệt là kỹ năng viết báo cáo (reporting)!
Ai đó mà biện hộ rằng ‘tôi chỉ biết nói chứ không biết viết’, thì điều này chỉ là ngụy biện. Lưu ý rằng, trước hay sau 1975, người ta đều dạy cho các cháu lớp 3 có thể viết (đơn giản) được 1-2 trang, còn các cháu lớp 8-9 đều phải biết viết văn ‘bình luận, nghị luận, chứng minh…' thì mới được lên lớp 10.
3. Các câu chuyện ‘thường’ chứa ít nhiều sát khí: muốn chém, muốn giết, muốn bỏ tù, muốn đì, muốn dìm hàng, muốn ăn hiếp (người nhỏ tuổi hơn), muốn ăn tươi nuốt sống… ai đó (mà là người Việt của mình mới đau chứ!). Hình như đa số ta đã dành 99% cuộc đời để ‘chiến đấu’ với người Việt của ta!
Mấy cái này (và nhiều cái khác) được ông Joel Brinkley cho là có ‘tính hung hăng’ (nhưng ông bị cộng đồng Việt công kích nặng, vì cho rằng ông viết có tính miệt thị dân tộc, xem chú dẫn bên dưới). Nhưng dưới một góc độ khác, tôi cứ giả định rằng, nếu cái ông X/bà Y nói trên mà lên làm hoàng đế thì sao, thì ông/bà sẽ giết hơn 50% người Việt à! Cũng có lẽ vì thế mà Phật, Chúa, Socrat, Platon, Aristote, Khổng, Lão, Trang, Gandhi, Krishnamurti, Newton, Einstein… không dám sinh ra ở nước ta!
*
Quay trở lại chuyện văn hóa ‘sùng Trung’.
Trong bài trước (Phần 2), tôi có nói rằng ‘Thời đại Hùng Vương’ là không rõ ràng (2622 năm mà chỉ có 18 vị vua!), mà các sử gia dựng nên, có phải là vì lòng tự hào dân tộc quá đáng chăng! Nên nhớ rằng không quan trọng 4000 năm lịch sử mà làm ‘làng nhàng’, nhưng quan trọng là dưới 400 năm lịch sử mà làm Đông Tây nghiêng mình! (như Mỹ chẳng hạn).
Tôi cũng có nói rằng ông cha ta đã ‘đánh Tàu nơi cửa sau, nhưng lại mời tư tưởng Tàu vào cửa trước’: Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó. Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông (wikipedia), lưu ý rằng chuyện này chỉ có cho đến thời… Bảo Đại thôi nghen, hihi…
Có lẽ đã đến lúc thế hệ trẻ phải nghiêm túc nhìn lại lịch sử từ đầu tới cuối, không phải vì mấy chữ vua hay hoàng đế mà cho họ là tiến bộ, không phải vì họ là các chính trị gia/nhà khởi nghĩa/nhà nổi loạn mà cho là có công dựng nước - mà quên đi vô số lĩnh vực dựng nước khác, không phải là vì các sử gia phong kiến nên ‘bênh’ phong kiến, vì các sử gia bồi bút nên ‘bút bồi’, không phải vì cái nền văn hóa Tàu đồ sộ nhưng nay đang dở dở ương ương kia…, mà:
-Lịch sử là do chính mỗi người dân chúng ta tạo dựng nên.
*
Xin hạ thấp dần độ cao.
1. Hôm trước, có một bạn trong Blog Tiếng Việt, có kể lại một cuộc nói chuyện giữa cha và ông hàng xóm (đeo kính), tôi mới phát hiện ra, rất buồn cười, là:
-Trong các câu nói của các cha/ông ta, thời 1960-1970, có một phần ba là tiếng Việt, một phần ba là tiếng Tàu (Hán Việt) và một phần ba là tiếng Tây.
(sau này có chêm tí ‘tiếng Mỹ’ hoặc ‘tiếng Nga’), HA.. HA.. HA…
2. Chiều hôm qua, tôi có nghe ‘lão quy’ kể ba mẩu chuyện như sau.
a. Ổng gọi điện cho một lão quy X khác (hệ Pháp), ông B bắt máy, sau vài ba câu ngoại giao kiểu ‘cộng đồng’, ông X nói:
-Tôi hân hạnh được nói chuyện với ai đây?
(= À qui ai-je h’onneur?). HA.. HA.. HA…
b. Ổng đến sân bay Nội Bài, nhiều năm về trước, gặp thầy cũ (hệ Liên Xô/Tây, là Hiệu trưởng của một trường đại học ở VN), ổng chào:
-Chào thầy.
Ông hiệu trưởng liền lập tức đứng lên, hơi nghiêm, hơi khom mình một cách lịch sự, và trịnh trọng nói:
-Thưa ông, ông cần gì?
(= Dear Sir, what can I do for you?), sau này ổng kể chuyện này lại cho tụi Tây, họ cười: HA.. HA.. HA…
c. Ổng thường gặp Ngô Bảo Châu (với bà Hoàng Xuân Sính, ông Hoàng Tụy…), ổng nói là:
-Giải Fields là cái quái gì, có 15.000 đô thôi, trong khi giải Nobel được 1 triệu đô, còn thằng Châu (xin lỗi) được ai đó tung hê nên tự cao, coi những người khác là ‘dốt’ (!)
Tôi muốn giải thích với các bạn đọc rằng, có phần nào đó ổng đã nói sai. Thực ra là ông Nobel, theo một số nguồn tin không chính thức, thì vợ hay người tình của ông có bỏ theo một nhà toán học, nên trong giải Nobel, không có môn toán! (hoặc giả là vì thời đó, toán học không có ảnh hưởng mạnh như các khoa học khác!). Sau đó, các nhà bác học mới bàn bạc trong một thời gian dài, rồi bổ sung môn Toán vào, nhưng để giữ đúng tinh thần di chúc của ông Nobel, họ mới đặt cho giải này một cái tên riêng là ‘Giải Fields’, và do đó, nó chỉ có tiền thưởng là 15.000 đô, nhưng thực ra ‘Giải Fields’, về mặt nào đó, có thể có giá trị hơn ‘Giải Nobel’… Có thể bạn Ngô Bảo Châu - người đầu tiên đạt giải ‘Nobel’ của VN (Tàu chỉ có Mạc Ngôn), vì vô tình mà vươn mình như ‘Phù Đổng’ mà làm ảnh hưởng đến nhiều ‘cây cao bóng cả’ ở VN, vì thế, bạn nên cẩn thận, đặc biệt là nếu bạn có tự cao, nếu có thôi, thì cũng xin nên stop lại, vì giải Nobel ở bên Mỹ là ‘chuyện thường ngày ở huyện’, mà mấy người Mỹ ở quận, nghe tin vậy, họ chỉ nói ‘really!’ (= thế à!), rồi tiếp tục đi làm.
*
Chắc mấy chuyện trên, có một số người biết nên có thể mất… hứng, nên tôi xin kể một câu chuyện mà hiếm người biết nghen. Câu chuyện như sau:
Tráng sĩ Lê Liêm đang trên đường đi sang Lào để chiêu binh mãi mã chống quân Minh, đến một dòng sông, ghé vào một quán rượu bên đường, chàng ngâm:
Ta là trai thời loạn
Buông vai cày từ độ gió khơi vơi
Rời hàng tre thân yêu xanh biếc
Dửng dưng rũ gấm lụa đời

Áo bào hoa chừ bụi đời phiêu bạt
Thép mài trăng chừ lạnh ngắt hồn trai
Rồi chàng buộc ngựa vào gốc cây, ngâm tiếp:
Buông cương dừng mãi đời mây gió
Ngựa tía rung bờm hí bóng ai
Rồi cô bán quán bước ra, ôi, đẹp mơ màng!:
Nàng là cô bán quán
Ngăm ngăm lên màu áo vải
Tóc dài buông xỏa đôi vai
Khi nàng bưng rượu đến gần, chàng vội nói:
Xin bước giùm nhè nhẹ
Nương tử ơi, ta đang uống máu người
Khoái say ném bát vang cười
Nghiêng nghe vỡ cái sầu đời mà say…
Rồi chàng ném vỡ bát rượu xuống đất, rút thanh kiếm ra mà khắc thơ lên tường:
Thuở ấy lên đường có một thân
Đường sang Hời đôi nẻo phân vân
Người mơ Tây Tử xô hung Trụ
Ta mộng Kinh Kha diệt bạo Tần
Rồi, giã biệt nàng, chàng đau lòng lên yên ngựa, tiếp tục ‘chí làm trai’:
Nghìn sau ai có một lần
Qua đây dừng bước phong trần đọc thơ
Cười rằng có kẻ ngẩn ngơ
Ngồi trên mình ngựa còn mơ về nàng

Thiếu bao đưa đón, lòng không thiếu
Chỉ thiếu một người đi tiễn chân.
*
Phải công nhận là thơ của Hoàng Công Khanh có hay, hay đến nổi tôi vội lấy giấy ra chép lia lịa, và nếu có thể thì… học thuộc lòng luôn, hihi... Hai câu 'Khoái say ném bát vang cười. Nghiêng nghe vỡ cái sầu đời mà say' có hàm chứa chất triết lý, tôi rất hy vọng là nhà thơ không bị ảnh hưởng bởi hai câu ‘Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm’ của Lý Bạch, rất hy vọng vậy.
Cả hai câu 'Người mơ Tây Tử xô hung Trụ. Ta mộng Kinh Kha diệt bạo Tần', ý nói rằng kẻ liễu yếu đào tơ như Đắc Kỷ mà cũng gián tiếp diệt được Trụ, há đấng nam nhi như ta lại không thể làm Kinh Kha mà diệt được bọn giặc Minh xâm lược bạo tàn sao! (tạm hiểu theo giải thích của người kể).
Nhưng đến đây lại có vấn đề rất ‘nghịch lý’, đó là một người Việt Nam muốn đánh đuổi bọn Tàu xâm lược, mà lại phải học tư tưởng Tàu để đánh Tàu????? Không lẽ trong mấy ngàn năm nay, cả mấy chục triệu dân Việt, lại không để lại một ấn tượng ‘tự hào Việt’ nào đó trong lòng các tráng-sĩ-thời-@?
Hỡi tiền bối Hoàng Công Khanh, tiền bối Nguyễn Du, tiền bối Nguyễn Bính: cái tay ‘ngu trung’ Kinh Kha đang cùng Thái tử Đan rủ nhau giết ‘cái đẹp cứu thế giới’, thế mà nó lại chém gió là nó ‘đi giết bạo chúa để… cứu cái đẹp’, biết thế nào mà lần, huhu...
*
Quay lại chuyện ông Nguyễn Du, đúng, tôi thừa nhận Nguyễn Du là ‘đại tài tử’ trong số các tài tử Việt xưa nay, thơ của ông, như ‘Xè xè nắm đất bên đàng. Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh’, đã làm ‘tiếng Việt’ được trong sáng hơn, bình dân hơn, phổ biến hơn trong giới bình dân hay học giả xưa nay, mà ‘vô tình’ là một bản tuyên chiến với các thứ ‘hủ Nho Hán-Nôm’, chúng tôi kính trọng và… thông cảm, chúng tôi hiểu thế nào là sự tôn trọng 'thầy', nhưng chúng tôi tôn trọng chân lý hơn!

Và, thưa các cụ, chúng tôi thiết nghĩ chúng tôi muốn biết là:
Ai sẽ đưa người Việt lên vũ trụ?
Ai sẽ đưa nước Việt lên sánh vai với Hàn Quốc, Nhật Bản?
Ai sẽ ‘Fields hóa’ nền Toán học lý thuyết của VN?
Ai sẽ ‘Nobel hóa’ nền Văn học/Khoa học VN?
Ai sẽ ‘Oscar hóa’ nền Điện ảnh VN?
Ai sẽ ‘Obama hóa’ sự bình đẳng giữa phó thường dân và hoàng đế ở VN?
Ai sẽ ‘World Cup hóa’ nền bóng đá VN?…,
mà chúng tôi không cần phải biết Thái tử Đan, Kinh Kha, Thúy Kiều, Hoạn Thư, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Từ Hải… gì gì đó ở bên Tàu, vì ông có biết không: Thái tử Đan đang âm mưu làm bá chủ Biển Đông, Kinh Kha đang cầm trủy thủ đi hoạnh họe ở xứ rùa, Từ Hải đang đưa cái ‘giàn khoan 981’ vào hải phận Việt Nam, Kim Trọng đang đưa ông Khổng-Tử-viện-bảo-tàng vào nội địa VN…, và nay Tú Bà đang đưa cuốn phim ‘Đạo mộ bút ký’ vào đầu óc của thế hệ trẻ VN đó!

Cuối cùng, các cụ có biết không, ‘gà ta luôn luôn ngon hơn gà công nghiệp’:
-Thế mà các cụ cứ bắt chúng cháu phải ăn gà Tây hay gà Tàu hoài, các cụ làm cho chúng cháu bối rối quá, huhu…

(HẾT)
--------
Chú giải:
A. Bản kịch thơ ‘Bến nước Ngũ Bồ’ nói trên.
  1. ‘Bến nước Ngũ Bồ’: Vào khoảng 1954-1956!, ở Nhà hát lớn TP Hà Nội!, có diễn một vở kịnh thơ tên là ‘Bến nước Ngũ Bồ’, nói về ‘Tráng sĩ Lê Liêm’ (tác giả: nhà thơ Hoàng Công Khanh, diễn viên: Văn Phú)..., với các giải thích của người kể (Lão Quy ở trên) như sau: 1) Hời: tức là Lào’. 2) Hung Trụ: ý nói Trụ vương. 3) Ném bát: có thể hình dung như hình ảnh của Tiêu Phong (Thiên Long bát bộ) hay Võ Tòng (Thủy hử), thường uống rượu bằng bát lớn, rồi đập bể bát. 4) Tây Tử: ý nói Đắc Kỷ. 5) Thép mài trăng: có thể hình dung như hình ảnh Đặng Dung (! - 1414) mài gươm dưới ánh trăng, để rèn chí chống quân Minh.
  2. Lê Liêm tráng sĩ: Lấy bối cảnh là mùa xuân năm Mậu Tuất, trên bến Ngũ Bồ giang, con sông phân chia ranh giới Chiêm-Việt, tác giả Hoàng Công Khanh viết nên câu chuyện cảm động về lòng yêu nước bên cạnh mối tình trong sáng của đôi trai tài, gái sắc. Ngày nọ, tráng sĩ Lê Liêm hào hoa, dũng cảm đến bến Ngũ Bồ, tìm cách vượt sông sang Chiêm thành quy tụ anh hùng yêu nước bị lưu lạc về giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm. Giữa lúc bị quân giặc truy đuổi, Lê Liêm được cô con gái ông lái đò già mách chỗ nương náu. Mối tình của họ được nhen nhóm từ lần đầu gặp gỡ, trải bao khó khăn, cô gái hứa đợi người yêu trở về. Nhưng không ngờ, mũi tên oan nghiệt của kẻ thù đã đâm trúng người lái đò già yêu nước, khiến ông không thể thực hiện ước mong đưa tráng sĩ vượt sông... Câu chuyện này không có thật trong lịch sử mà được xây dựng nhờ trí tưởng tượng của nhà văn… Xem thêm: http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/hoang-quynh-mai-tai-xuat-voi-ben-nuoc-ngu-bo-250485.htm
  3. Lời bình hiện nay đối với vở cải lương ‘Bến nước Ngũ Bồ’: diễn lại trên HTV, năm 2011, Lê Liên - Hoàng Quốc Thanh bị ‘đá’: Vở diễn dài 4 x 25 = 100 phút, tiết tấu quá chậm, chỉ xem 2 video clips thấy quá dàn trải. Đang cảnh chốn nhui trốn nhủi mà có những đoạn diễn như là đang tham gia hội nghị, vô cùng khí thế, còn mang gươm rút ra rút vào... nói năng như người có nhiều quyền hành… Không biết tác giả truyện này nghĩ sao mà cho tráng sĩ, anh hùng trên đường bôn tẩu mà chạy ngựa hồng (dễ bị phát hiện), ngựa hồng có phổ biến hay không hay rất hiếm trên thế giới hay ở Việt Nam không? Cảnh Lê Liêm vừa đánh giặc vừa ca, rồi sau đó thoát khỏi dòng vây của giặc như là một trò chơi cùa con nít. Cải lương làm cho người ta chán cũng là một phần lý do nhỏ này. (Lời bình của 'Tantan121’, ngày 3/4/2011, clvn.vn/forum)
B. Khác
  1. Giải Nobel: Nobel (1833-1896) là một nhà hóa học, nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel... Không có giải Nobel cho toán học. Lời đồn đại cho rằng Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - được cho là người tình, vợ hay vợ chưa cưới - đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng. Không hề có bằng chứng lịch sử ủng hộ lời đồn này và Nobel không bao giờ kết hôn. Cũng có giả thuyết cho rằng việc không có giải Nobel cho toán học bởi toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hoá học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khoẻ con người như y học và văn học. (wikipedia)
  1. Sự nguy hiểm của phim ‘Đạo mộ bút ký’: Cuốn sách “Đạo mộ bút ký” và bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách, với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở đây... Vì thế, cũng như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận Wechat với một cái kích chuột xác nhận mà không để ý tới điều khoản “đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”. “Sự thật” ở đây là tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền TQ…, xem thêm: http://nguyenhuuhop.blogspot.com/2015/05/ao-mo-but-ky-sach-luoc-tai-tao-hinh.html
  2. ‘Tính hung hăng’ của người Việt!: Joel Brinkley là giáo sư hiện giảng dạy báo chí tại Đại học Stanford (Mỹ). Joel Brinkley đã từng tâm sự là y có đến Việt Nam 4-5 lần gì gì đó, lần gần đây nhất là chuyến tour ‘ba-lô’ 10 ngày (cuối 2012 và đầu 2013) và phần đông là tiếp xúc các ‘hai lúa’ mà y cũng không nhớ rõ là bao nhiêu người, y nói: ‘Tôi đi từ TP.HCM ra Hà Nội trong chuyến du lịch vào tháng trước và đã nói chuyện với nhiều người, phần lớn là dân thường. Tôi không đếm số người tôi đã gặp gỡ’ (theo vietnam.net)… Về nước, vào cuối tháng 1/2013, y đã viết một bài nghiên cứu! là ‘Dù ngày càng thịnh vượng, thú ẩm thực ở VN vẫn khác thường’ (Despite increasing prosperity, Vietnam’s appetites remain unique) mà nói rằng vìngười Việt Nam ăn nhiều thịt nên có tính hung hăng!, y còn xem 17 lần mà dân ta tự vệ chống các cuộc xâm lược từ phương Bắc (và những lần va chạm với các nước láng giềng khác) như là các minh họa cho tính hung hăng đó!!!. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/joel-brinkley-la-ke-qua-hung-hang.html

21 nhận xét:

  1. Sớm mai mở cửa đã thấy chùa
    Rừng chiều lay động, nắng say sưa
    Đường vô xóm nhỏ, nàng không đến
    Hoa hờn, cỏ giận, lá không ưa
    *
    Tường xưa chim chóc nô đùa gió
    Róc rách hồ reo, cá lượn lờ
    Rùa mơ không động, ai ngờ động
    Một tiếng chuông ngân, nắng đã mờ

    Nhà tôi ở trước cổng chùa, chung quanh có trồng một số cây rừng. Vì nhà ở cuối đường, hơi xa phố, nên ít ai đến thăm, kể cả bóng hồng. Mùa này nắng dữ, và vì nắng quá, nên cây lan và các cây cảnh khác nằm ủ rũ, chờ mưa đến. Có một bức tường khá hoang phế, mà hay có những đàn chim sà cánh xuống đùa vô tư. Trong nhà có một cái hồ nhỏ - mà mấy chú cá hay lượn lờ, chờ cho ăn. Còn chú rùa đá - thường thích sống nơi hang hốc kín đáo - thì chui ra đàng sau mấy chậu hoa để tránh nắng... Và khi khách thập phương đã ra về, thì chiều cũng hết, và các cuộc… nhậu lại đến.

    (Lưu bình chunhac, saumietvuon)

    Trả lờiXóa
  2. kieuthien [Blogger] 30.05.15@21:39
    "Cuối cùng, các cụ có biết không, ‘gà ta luôn luôn ngon hơn gà công nghiệp’:

    -Thế mà các cụ cứ bắt chúng cháu phải ăn gà Tây hay gà Tàu hoài, các cụ làm cho chúng cháu bối rối quá, huhu…"

    Cái kết này nặng quá, lắng sâu ghê, bác nhỉ !
    Đúng là kết của triết gia !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., mình muốn tự chủ, có thể tiếp thu của người ta, nhưng hãy là của mình, ta đã bị 'bóng đè' cả ngàn năm rồi:
      -đã già ngàn tuổi rồi,
      hãy đâm chồi mới và trẻ lại, nếu tự mỗi người không sáng tạo, thì đừng có hy vọng gì nữa, híc...
      Cám ơn bạn, chúc tối vui.

      Xóa
    2. kieuthien [Bạn đọc] Email 30.05.15@22:18
      Chà chà... Câu này nghe có vẻ Tự tin đấy, bác ạ !

      Xóa
    3. Ôi, rất nhiều người già có khát vọng như vậy, có đúng nhưng không luôn đúng, nhưng mình tiếp thu ý kiến đúng của mấy cụ. TM.

      Xóa
  3. nguyentheduyen [Blogger] Email 30.05.15@22:18
    Và, thưa các cụ, chúng tôi thiết nghĩ chúng tôi muốn biết là:

    Ai sẽ đưa người Việt lên vũ trụ?
    Ai sẽ đưa nước Việt lên sánh vai với Hàn Quốc, Nhật Bản?
    Ai sẽ ‘Fields hóa’ nền Toán học lý thuyết của VN?
    Ai sẽ ‘Nobel hóa’ nên Văn học/Khoa học VN?
    Ai sẽ ‘Oscar hóa’ nền Điện ảnh VN?
    Ai sẽ ‘Obama hóa’ sự bình đẳng giữa phó thường dân và hoàng đế ở VN?
    Ai sẽ ‘World Cup hóa’ nền bóng đá VN?…,

    mà chúng tôi không cần phải biết Thái tử Đan, Kinh Kha, Thúy Kiều, Hoạn Thư, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Từ Hải… GÌ GÌ ĐÓ Ở BÊN TÀU

    Có đúng không nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu nghĩ kỹ thì có đúng đó bạn à, cái này khó giải thích ghê nhỉ,
      à, có rồi, mình mới ngước nhìn lên ti-vi, trên kênh SCTV tổng hợp, thấy đang chiếu phim Tàu là 'Võ Tòng - anh hùng Lương Sơn Bạc',
      ôi, thời đại Biển Đông này mà học... Võ Tòng thì chỉ có... xxx.
      Cám ơn bạn, chúc tối vui.

      Xóa
  4. Chỉ là ảo nhưng Huynh Muội thân tình thăm viếng nhau
    Thôi thì cứ sống hết lòng Ca Ca nhé
    GT muội chúc Ca Ca vui khỏe bình an ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, còn có chuyện đi thăm nhau ảo nữa sao...
      Vậy huynh mời muội uống cà phê và trà Bắc... ảo nhé, hihi...
      Ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  5. Người Hà Nội [Bạn đọc] 31.05.15@05:23
    Muốn thôi sùng Trung, thì lên đường Tây Du Ký.
    Ps. Chuyện ngoài lề về Joel Brinkley viết về "Tính hung hăng" của người Việt!. Sau khi đăng bài viết đó cuối tháng 1/2013, Joel Brinkley gặp phải phản đối dữ dội của người đọc. Trước ngày 09-02-2013 ông ta đã xin lỗi: nếu cơ hội muốn thay "hung hãn" bằng "mạnh mẽ". Trong lời xin lỗi ông ấy còn khen dân Việt "Do ăn nhiều thịt hơn hàng xóm, nên mạnh mẽ hơn. Chứ không như Lào và Căm Pu Chia, ở đó 50% trẻ con Lào, 40% trẻ con Căm Pu Chia còi cọc và không được thông minh lắm". Mặc dù ông ấy đã thành khẩn xin lỗi, nhưng đáng tiếc do không chịu khó Gu-Gờ trên mạng, nên đồng bào Việt trong nước chửi ông ta tơi bời, dọa hành hung, đòi lấy mạng, muốn tè lên ông ta…(có thể xem một ví dụ ở đây). Vô hình chung các bác ấy quên lời dạy của cha ông "đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ chạy lại".
    -----------------

    Nguồn: Joel Brinkley xin lỗi vì nói Việt Nam hung hãn ở đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Muốn thôi sùng Trung, thì lên đường Tây Du Ký.': Bạn nói 1 câu mà mình phải suy nghĩ một tí mới hiểu đấy: hay!
      Ông Joel Brinkley nói phần nào có lý, nếu nhìn ở góc độ khác, chứ dùng việc ăn thịt nhiều - để chứng minh 'tính hung hăng' là không đúng, vì không ăn thịt nhiều chưa chắc là không hung hăng.
      Cám ơn bạn nhé, bài này không nói về ổng đâu, mà ý nói là hãy thay đổi tư duy triệt để. TM.

      Xóa
  6. Mọi dân tộc nào cũng có lịch sử vừa bi thương và hào hùng . Mọi quốc gia nào trong quá trình dựng nước và giữ nước đều có nhiều mất mát và lai tạp nhiều thứ . Với nước Việt thì bị mất nhiều hơn được . Một ngàn năm đô hộ của Tàu , riêng sự đồng nhất về chủng tộc đã bị gần như là đồng hoá . Ai có thể khẳng định trong dòng máu của người Việt có bao nhiêu % là Tàu ? Vì thế sự xâm lấn về văn hoá không có gì là lạ .
    Điều quan trọng là người Việt có đủ trí dũng để thoát ra hay không ? Hay là tự ru ngủ , tự an ủi hoặc trút cho thế hệ mai sau ?
    Chỉ có một số những người xưa cũ , còn bảo thủ , còn lớp trẻ bây giờ cũng rất cầu tiến , chúng cũng tự đứng được trên đôi chân của mình, rất bản lĩnh
    Đừng có tự ti bản thân như vậy chứ . Không ai đánh thuế ước mơ , vậy sao ta không dám mơ làm được những điều như những dân tộc khác đã làm đươc , cứ mơ đi .
    Lịch sử có nhiều cái thăng trầm của nó . Điều muốn nói ở đây là những nhà nghiên cứu phải có tâm , trung thực khách quan , đừng để cảm xúc hay một sự tôn sùng nào đó , lồng vào sự kiện sẽ làm méo mó vấn đề đi . Hãy trả lại lịch sử những gì mà bản thân mà nó vốn có

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Điều quan trọng là người Việt có đủ trí dũng để thoát ra hay không? Hay là tự ru ngủ, tự an ủi hoặc trút cho thế hệ mai sau?
      Chỉ có một số những người xưa cũ, còn bảo thủ, còn lớp trẻ bây giờ cũng rất cầu tiến, chúng cũng tự đứng được trên đôi chân của mình, rất bản lĩnh.
      Đừng có tự ti bản thân như vậy chứ. Không ai đánh thuế ước mơ, vậy sao ta không dám mơ làm được những điều như những dân tộc khác đã làm đươc, cứ mơ đi .": Uh, không có ai đánh thuế ước mơ, tuyệt!
      Ước gì ai cũng 'Let the past be the past' - hãy để quá khứ thuộc về quá khứ - thì mọi chuyện đã thay đổi mạnh rồi, nhưng nếu những kẻ-nghiện-quá-khứ nhiều như quân... Nguyên, thì làm sao mà một con chim én có thể làm nên mùa xuân được.
      Ôi!
      Cám ơn bạn Salam, chiều vui nhé.

      Xóa
  7. ( Nói cho đã , chửi cho đã , thậm chí có thể đánh nhau, giết nhau mà " hầu như " không ...viết ra để xem công chúng trả lời như thế nào . Và thế là suốt đời cứ tin là mình " đúng " NGLB )
    Câu trả lời của Salam cho LB đây :
    Khi nhà nghiên cứu Thái doãn Hiếu đăng bài viết ( Những phù thuỷ của Văn Nô ) , nói về hai cuốn nhật ký đã gây um sùm trên mạng . Đây là câu trả lòi của ông Hiếu .
    Trích :
    Thưa Quý Ông Quý Bà -- một bộ phận ưu tú nhất của dân Quảng Nam hay cãi chày cãi cối
    Vì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng ( khách hàng ) tôi đã chỉ cho các vị món hàng trên tay mình là hàng giả . Thay vì xem xét thật giả ra sao thì các vị lại nông nổi gom đá hè nhau ném tới tấp vào ân nhân của mình . Tôi bị Quý Ông Quý Bà ném đá như thời trung cổ suốt năm ngày đêm liền không ngớt . Chỉ đến khi một cư dân mạng " Văn nghệ và cuộc sống " tên Võ Sơn hạ câu :
    ( Nếu chịu khó đọc bản gốc của hai tập nhật ký thì chắc chắn sẽ thấy những gì ông TDH viết là chính xác 100% , không sai tẹo nào )
    Thế là tịt mít , im như thóc . Các Quý Ông Quý Bà mặt như quả bóng xì hơi , thẹn thùng tản mác mỗi người một nơi . Hệt đám bèo bọt . Thật đáng thương cho một loại người mọi rỡ , ngu trung cuồng tín biết một mà không biết mười
    ( Thái doãn Hiếu )
    LB nghĩ sao khi người viết phản biện lại phải chịu bất hạnh như vậy ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, cái 'văn hóa ném đá' này (và vụ hôi bia ở Biên Hòa, vụ công viên nước Hồ Tây, v..v...) được nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Sơn gọi là 'hành vi bầy đàn', theo mình nghĩ thì ngoài việc ăn mặc veston ra, bên trong mỗi ta (đa số) vẫn còn ngấm ngầm một loại văn hóa có đẳng cấp rất thấp, ngang với thời... Thập nhị sứ quân, cho nên việc giáo dục là số một ở ta, nếu không thì việc mơ tưởng đến chuyện 'hơn người ta' - chỉ có thể là chuyện mơ tưởng viễn vông!
      TM.

      Xóa
  8. vomtroirieng [Blogger] Email 31.05.15@10:14
    Lại phải com từng phần...
    -phần viết về nhậu theo lứa tuổi, suy ra, lứa tuổi trung niên là "nhậu ngoan" vì nhậu sớm, ngủ sớm.
    -Cái việc "nói cho đã" có thể gán cho tráng sĩ Lê Liêm được đó đại hiệp, đọc phần này, sao thấy toàn là tráng sĩ chiếm diễn đàn ko hà, ko hề thấy cô bán quán nói được lời nào - "dù chỉ 1 lời ko đáng chi", hi..., tráng sĩ còn đòi đập vỡ tùm lum, rồi "khí khái "lên ngựa":
    "Thiếu bao đưa đón, lòng không thiếu
    Chỉ thiếu một người đi tiễn chân.",
    nhưng tráng sĩ lại quên mình... thiếu tiền rượu, hi... đọc mấy lần luôn có thấy chàng ném nén bạc cái bịch xuông bàn đâu nà.
    -Phần cuối bài với tuyên ngôn "Ai sẽ..." cần nhắc đại hiệp nè, nếu đại hiệp sống ở miền Nam từ trước 75, có lẽ đã thấy ta vượt xa Đại Hàn cùng vài nước châu Á rồi mà, còn người Việt vào vũ trụ cũng có rồi mà, tui có nhớ lầm ko ta?
    Chủ nhật ngọt ngào... (hi... ăn cắp bản quyền)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., khoái nhất là cái đoạn Tráng sĩ Lê Liêm... xù tiền rượu, PN tinh ý ghê, bái phục!
      Uh, nghe nhiều người, chẳng hạn anh HRG, nói là trước 75, ta hơn Hàn Quốc, kể cả Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines..., ôi!
      Còn cái vụ lên vũ trụ là... đi ké (Phạm Tuân đi theo Gorbatko, năm 1980, theo Chương trình Intercosmos của LX), chứ vài trăm năm nữa, chưa chắc ta đã lên được vũ trụ.
      Còn 'Chủ Nhật ngọt ngào' là bản quyền của ai zậy ta, hehe...

      Xóa
  9. saumietvuon [Blogger] Email 31.05.15@11:12
    SANG NGHE MẤY BÁC TRANH LUẬN MÀ EM PHÊ HƠN ĐỌC TRIẾT... HEEEE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, bạn Sáu 'phái' tranh luận à, uh, nếu tranh luận về quan điểm, đừng quá 'chấp', thì cũng zui zui... Cám ơn bạn, chiều vui nhé.

      Xóa
  10. tran-sinh [Blogger] Email 31.05.15@18:45
    Sang thăm đáp lễ, đọc thấy: " Không ai đánh thuế ước mơ". Theo lô gíc ấy mình chia sẻ cùng bạn:
    KHÁT VỌNG
    Không đi lên trên trời
    Không chui dưới lòng đất
    Ta muốn kéo đất lên
    Và lôi trời xanh xuống

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, trên cả... tuyệt vời, quả là chí khí... ngất trời, xin chúc mừng!
      Cám ơn anh đã ghé nhà, chúc tối an vui.

      Xóa