Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

1045. …Bị đồng hóa rất sâu sắc! (Thư giãn)

Tôi mới ‘gom’ được một câu và hơi bị khoái, rất khoái:
- Đúng là người Việt không có triết học của riêng mình. Không chỉ triết học mà các môn khoa học hàn lâm khác như toán... cũng không được chú ý lắm. Người ta tự hào vì không bị đồng hóa sau hàng ngàn năm đô hộ ‘nhưng thực ra đã bị đồng hóa rất sâu sắc’ khi mà lịch sử đô hộ đã kinh qua những triều đại rực rỡ nhất của Trung Hoa như Đường, Hán...; ảnh hưởng mạnh mẽ về tính bắt chước và thực dụng có lẽ bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa đầy chiến loạn trong đó triết học chỉ như vũ khí trị quốc bình thiên hạ. (Lời bình của Khoa Anh*, fb Nguyễn Minh Chí).
Kết quả hình ảnh cho lịch sử chống giặc phương bắcXin bắt đầu bằng chuyện: 1) Nạp năng lượng, đến 2) Vết nhơ trong lịch sử Mỹ và một trong 25 cuốn sách làm thay đổi thế giới, 3) Lịch sử Việt Nam! và những người cùng khổ…

1
Nạp năng lượng trước cái đã… Thời Tống Huy Tông (tk12), có tay Tống Giang* - làm Áp ty, một chức thư ký trong huyện - được thiên hạ phong là Cập thời vũ Tống Công Minh. ‘Công minh’ là gì?, không cần Háng-Vịt dài dòng, ‘cập thời vũ’ là mưa cứu hạn, có nghĩa là nếu có ai đó bị ‘hạn’ mà gặp được Tống Giang thì sẽ được cứu giúp, nên người đời rất ngưỡng mộ và gọi ông là ‘Công Minh’… Và bởi nghe Tống Giang là một tay đại hào hiệp, sẵn sàng giúp bạn - dù mới quen - không tiếc xu nào, thậm chí sẵn sàng bán nhà để giúp…, nên một anh thầy giáo mới đem lòng ái mộ, bèn quyết tâm sống và làm như Tống Giang!
Lúc đó là thời bao cấp không có gì để ăn (năm 1985-1990, mỗi tháng giáo viên được công đoàn bán bổ sung cho nửa kí thịt heo và một kí cá), mẹ anh thấy vậy bèn cho anh 2 con vịt con; anh đem nuôi ở cái ao cá của nhà trường (lưu ý là thời đó chưa có trộm cắp, chả bì với thời nay - ‘một mét vuông có 36 thằng ăn trộm’, một câu thành ngữ ở Hải Phòng)… Mấy tháng sau, hai chú vịt đã lớn cỡ 1 kí, lại có anh ‘vợ tương lai’ đến thăm, anh bèn trổ ‘tinh thần Tống Giang’ - bằng cách bắt vịt vô làm thịt, nhưng làm thịt vịt cực khó, nội việc nhổ lông con cho sạch cũng mất cả tiếng!… Đang lo thì thằng bạn đi đâu mới về, miệng phì phèo điếu thuốc cuốn (một loại thuốc lá Điện Bàn, Quảng Nam) to như điếu xì gà của Phi-đen ở Cu Ba, vất chiếc xe đạp xuống cái ‘rầm’, rồi xắn tay áo lao vào giúp… Nhoáng sau, nồi cháo vịt bưng lên, hành lá thì nhổ trộm ở ‘miếng đất 5%’ của một cô giáo trồng bên cạnh, rượu thì thằng ‘Phi-đen’ đem sang, thuốc lá ‘Lao động’ thì sẵn có…, ‘Tống Giang’ ngồi chén thù chén tạc với thằng bạn, nhất là với ông anh vợ tương lai, vui ra phết!
Còn một con nữa… Số là nó bơi (kiếm cá ăn) ở gần một cái hố xí, nên tiện thể nó cũng bặt bặt ‘cựt’ luôn, mà anh không biết!... Anh lại trổ tiếp cái ‘tinh thần Tống Giang’ bằng cách làm con vịt thứ hai... Thấy thằng bạn đi đâu về sớm, đang lúi húi làm ‘cà phê con’ trong vườn ươm, anh bằng qua đánh động rằng hôm nay sẽ làm thịt vịt mời hắn, nào ngờ hắn cứ ngậm điếu ‘Phi-đen’ và lặng ngắt không nói tiếng nào!... Không nản lòng, anh vào bếp lúi húi làm thịt vịt, mất cả 3 tiếng đồng hồ đến 12h30 mới bưng ra, hú thằng bạn, nó nhào vào đớp ngay, đớp no nê xong, nó quay đít lại, rẹt rẹt bỏ ra ngoài vườn ươm, không hề tỏ một ý tí xíu gì là ‘cám ơn’ cả!... Ghê hơn là khi anh gặm cái cổ vịt, nó có vị đắng, anh mới biết là ‘cựt người’ còn dính trong đó, nhưng không dám nói ra…
Kể từ đó, anh thầy giáo quên cmn cái vụ muốn làm Tống Giang kia đi… 30 năm sau, anh ngộ ra rằng:
- Mọi thứ ta phải là ta, phải tự cải thiện cái tốt, cái sở trường mà ta có, chớ nên bắt chước dân cá Tràu mà có ngày ăn nhằm phải cái… ‘cụk cựk’!, ha..ha..ha…

2
Đi sâu vào chuyện những người cùng khổ…
Có một sách mà được ‘Báo điện tử Business Insider*’ xem là một trong 25 cuốn làm thay đổi thế giới (thay đổi không hẳn luôn là ‘tốt’), đó là cuốn:
Kết quả hình ảnh cho BURY MY HEART AT WOUNDED KNEE- BURY MY HEART AT WOUNDED KNEE (Hãy chôn trái tim tôi trên trận địa Wounded Knee, của Dee Alexander Brown, Hình 2)
Trailer (7’42’’, tiếng Anh): https://www.youtube.com/watch?v=_r_32ZRIP4E
Nhạc phim: https://www.youtube.com/watch?v=mFqbyvgAkPY&list=PL5gN8qTR8OjsoseHayOeR29GXJZbQfrkk&index=3
Phim này mới vừa chiếu trên kênh MAX chiều 12/12/2017, rất tiếc là trên mạng chỉ tìm được bản ‘trailer’ và nhạc phim, mà không tìm được nguyên cuốn phim, híc…
Theo phim, vào năm 1890, một phụ nữ người da trắng là giáo viên thuộc tầng lớp ‘quý tộc’ đã đem lòng yêu một anh chàng da đỏ - dân ‘nước Lakota’ (thuộc bộ lạc lớn Sioux) - đang học bác sĩ, sau đó đi theo và luôn bên cạnh chàng này… Chứng kiến được cảnh tàn sát thảm khốc người da đỏ, thao thức hàng đêm, nàng đã viết nên tuyệt tác vô cùng cảm động này.
*
Nói chung là trên thế giới này không có người nào được gọi là người Mỹ (Mỹ, Hoa Kỳ là tiếng… Tàu, trong lúc người ta là ‘American’; cũng như chỉ có người Tần, hay ‘Chin-ese’, chứ không có người Trung Quốc nào cả!), mà nếu có thì chỉ có người da đỏ mới là ‘người Mỹ chính hiệu’ - người Mỹ bản xứ (Native Americans), trong quá khứ thường được gọi là Indian, rồi Redskin:
https://www.youtube.com/watch?v=BUTUQ7_TFW4&list=PL5gN8qTR8OjsoseHayOeR29GXJZbQfrkk&index=4
Cái mà được gọi là ‘người Mỹ’* (Á Mỹ Lý Giá Châu là cách gọi của người Tàu cho từ ‘America’, thật là không thể hiểu nổi!) thật ra là một tổ hợp ‘nhiều dân di cư’ (nên gọi là ‘Hợp Chúng Quốc, chúng = nhiều) từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Ý, Nam Phi, Nam Mỹ, kể cả Trung Hoa  (làm thuê)… đến xâm chiếm ‘xứ da đỏ’ từ trước và sau năm 1600, trong đó đông nhất là người Anh, nên ngôn ngữ chính của Mỹ là tiếng Anh (English)…
*
Từ năm 1634-1890, do sự tàn sát lẫn nhau (giữa các bộ lạc), chủ yếu là người da trắng (chính quyền thuộc địa) đã tiến hành ‘cướp đất’ của họ và đã có hàng triệu người da đỏ bị diệt (!, dân số từ 8 triệu vào năm 1492, đến thời điểm này chỉ còn có khoảng 250.000 người!), riêng từ 1850-1890 đã có vài chục ngàn người da đỏ bị chết, trong đó, cuộc tàn sát cả ngàn người da đỏ tại ‘trận địa Wounded Knee’ - mà nay được công bố khá tường tận - được xem là một ‘vết nhơ’ trong lịch sử Mỹ!
Do ‘lệnh’ của những người ‘Cha lớn’ (tên gọi Tổng thống Mỹ của người da đỏ) từ ‘tiền-Washington’, đến Lincoln, Harrison… mà người da đỏ đã bị đẩy lùi dần về phía Tây, từ bờ sông Tallapoosa - bang Alabama ngày nay (1813), đến Wisconsin (1832), California (1840), rồi Idaho/Minesota (1863), Arizona (1871) - chủ yếu bởi việc thi công ‘Đường sắt liên lục địa 1866-1869’…; cho đến trận Wounded Knee (bang South Dakota) tại vùng đất ‘Black Hills linh thiêng’: ‘Vào ngày 29/12/1890, quân đội Mỹ bao vây lán trại Sioux tại thung lũng Knee Wounded, tàn sát Trưởng làng Bàn Chân To và 300 tù nhân chiến tranh, sử dụng loại vũ khí bắn hàng loạt mới loại mà bắn ra đạn nổ gọi là súng Hotchkiss (của) Đoàn quân thứ 7… Trận tàn sát Wounded Knee được coi như là kết cục của các cuộc chiến tranh người da đỏ’... Và nay, theo cuộc tiến hóa của cái được gọi là lịch sử…, người da đỏ đã thành một bộ phận của người dân Mỹ…, và đang cùng tham gia… đóng phim HBO:
https://www.ted.com/talks/aaron_huey/transcript?language=vi#t-77738

Cùng với ‘Wounded Knee’ và lớn hơn nó, ‘Thế chiến thứ 2’, ‘Chiến tranh Hậu-Sa hoàng’, ‘Chiến tranh Trung Đông’, ‘Chiến tranh Jerusalem’*, ‘Chiến tranh Hậu Thanh’ cộng với ‘tệ sùng bái cá nhân’, ‘Thuận chi giả xương, nghịch chi giả bất tử tắc vong’*, rồi ‘phát triển nóng’ và ‘giấc mơ lạ’ gì gì đó (chưa kể ‘chiến tranh với Cậu bé tên lửa Un-hỏi’!)… là những cuộc tàn sát hay tự tàn sát đẫm máu… nhất trong lịch sử nhân loại, sự đẫm máu này - làm hại những người cùng khổ - sẽ không phai tàn qua năm tháng: Lịch sử sẽ còn ghi nhận, mãi mãi!

3
Phải chăng lịch sử Trung Hoa đâu chỉ đơn giản là những… Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Hậu Thanh… gì gì đó, mà còn là các cuộc chiến tranh Tống-Liêu, Tống-Kim, Tống-Nguyên, Nguyên-Minh, Minh-Thanh, Mãn-Hán (xem Kim Dung...), Thanh-Nghĩa hòa đoàn, Thanh-Nhật, Tưởng-Mao… đã làm mấy trăm triệu người hay cả… tỉ người chết!
Phải chăng lịch sử Việt Nam đâu chỉ đơn giản là những Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Trịnh-Nguyễn, Nguyễn, hậu Nguyễn…, mà còn là những cuộc ‘nội chiến’, nhất là chiến tranh ‘Việt-Tàu’ xưa nay… đã làm cả trăm triệu lão bá tánh vô tội sống trong cảnh đói khổ, lầm than, chết chóc!
Kết quả hình ảnh cho những người khốn khổPhải chăng trong ‘25 cuốn làm thay đổi lịch sử thế giới’ với mấy cái tên quen quen như ‘Bàn về tự do’ (John Stuart Mill), ‘Binh pháp Tôn Tử’, ‘Cộng hòa’ (Platon), ‘Đạo đức kinh’, ‘Kinh Coran’, ‘Kinh Dịch’, ‘Luận Ngữ’, ‘Nguồn gốc muôn loài’ (Darwin), Ngũ Thư (Năm cuốn kinh của Thánh Moses), ‘Quyền con người’ (Thomas Paine), ‘Thánh Kinh’ (vua James), ‘Từ điển tiếng Anh’ (Samuel Johnson), ‘Truyện ngụ ngôn Aesop’…, xem đi xem lại mỏi cả mắt, thì CHẢ CÓ TÊN VIỆT NÀO!, híc…, anh Tê Cu cũng có nhưng xưa rích xưa rang rồi!
Ngoài ra, những ‘Tây du ký’, ‘Thủy hử’, ‘Thiên long bát bộ/Ỷ thiên đồ long ký’, ‘Những người khốn khổ’ (Hình 3), ‘Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris’, ‘Anh em nhà Karamazov/Lũ người quỷ ám’, ‘Ngư ông và biển cả’, ‘Đoạn đầu đài’, 'Trăm năm cô đơn', những ‘Truyện Kiều’, ‘Chí Phèo’, ‘thơ Hồ Xuân Hương’, ‘thơ Bùi Giáng’, ‘nhạc Trịnh’…, sở dĩ chúng bất tử là vì chúng hướng về những người cùng khổ!
Kết quả hình ảnh cho Trump nói về Hai Bà TrưngPhải chăng tiếng Việt mà nay ta ngồi chém gió trong 10-15’ - là một sự tổ hợp của ít nhất là 20 thứ tiếng: Anh, Ấn (Sanskrit/Pali), Bồ Đào Nha, Chàm, Indo, Lào, Malay, Miên / Khmer / Campuchia, Miến, Mỹ, Pháp, Tàu, Thái, Nôm (tiếng ‘ta’)… và của các dân tộc trong nước như Bahnar, Ede, Gia Rai, Hmong, M’Nong, Mường, Nùng, Rhade, Thái… mà từ ải ‘Bắc’ Quan đến mũi Cà Mau cùng hiểu, còn người Tàu thì DELL hiểu!, nên lấy ‘Tàu’ ở đâu ra!
*
Nhà báo Tàu là Bạch Vân Di viết: ‘…Khi xuất cảnh từ sân bay Cam Ranh Nha Trang đã nhìn thấy cảnh thế này: một nhân viên công tác Việt Nam lớn tiếng quát mắng du khách TQ đang xếp hàng chờ kiểm tra an ninh, bất cứ ai dừng lại hoặc có chi tiết sơ suất nào đó đều bị nhân viên này nghiêm giọng quở trách. Phóng viên ‘Thời báo Hoàn cầu’* cũng chẳng gặp may. Khi theo thói quen ở nhiều nước, phóng viên giơ tay lấy chiếc rổ đựng giày, nhân viên kia cũng thô bạo đánh vào tay phóng viên và dùng một thứ tiếng nghe không rõ là tiếng VN hoặc tiếng TQ ngọng nghịu quát to bảo phóng viên trực tiếp đặt giày lên băng chuyền’, và anh ta có kết luận rằng: ‘Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán từng một thời có danh hiệu đẹp là ‘Trung Hoa nhỏ’..., và ở thời nay… có ấm ức nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [TQ]’:
- Ha..ha..ha..., ‘Trung Hoa nhỏa’!, ngươi đang nói đùa hay nói giỡn đây!!!
Phải chăng người Việt bản xứ đã sống từ 8000-10.000 năm trên mảnh đất hình chữ S này, chứ không có ‘nguồn gốc Tê Cu’ nào cả: Người ta đã, đang và sẽ còn thực hiện âm mưu ‘đánh tráo khái niệm’!!!

Vì thế… Phải chăng, để bớt bị đồng hóa, ta nên bớt ca tụng những ‘Thứ tư nghỉnh cu’, Lão-Trang-Khổng-Mạnh, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, ông ‘Văn Miếu-Vĩnh Phúc’, ‘Quan Công-Sóc Trăng’, ‘Mr. Đặng’, ‘Jack Quỷ’ hay ‘Bú chả Bỗng Điên’...; mà nên ca tụng những Bà Trưng (Hình 4), Bà Triệu, Dương Vân Nga, Hồ Xuân Hương, Huyền Trân, Lý Thường Kiệt, Ngọc Hân, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Ỷ Lan…, những hào kiệt mà Nguyễn Trãi nói rằng ở ‘Nam quốc’ thời nào cũng có!
Phải chăng, để không còn bị… đồng hóa nữa, sứ mệnh của người cầm bút (người tiến bộ nói chung) là không phải viết cho những ông ‘bự thiệt’ như Đại đế biệt phủ/Phủ Chúa, ông BÓT, '4T', ‘thái thú’ hay ông ‘lạ’!, không phải cho những soái ca/soái muội Nhã Kỳ, Ngọc Trinh, Tùng Dương, Mr. Đàm, Thanh Lam, Sơn Tùng hay Chi Pu… gì gì đó!, không phải để thành những ông ‘Cụk Cặk’ hay bà ‘Đám quần chúng không biết gì’, mà ta sống và viết là vì ‘lòng tự trọng Việt Nam’, cụ thể là cho những người cùng khổ!

***
Cuối cùng... Bởi người Do Thái luôn ôm giấc mơ 'Ngày mai trở về Jerusalem' mà sau gần 4000 năm lưu vong (từ 1800TCN!), họ đã quay trở lại và thành lập nhà nước (1948)…, còn giấc mơ của ta là mơ về một nước Việt Nam thoát khỏi sự… đồng hóa, mà dù ở xứ này hay xứ xa - vẫn cùng nhau hát bài ‘Hello Vietnam’ (Hình 5):
- https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s
- https://www.youtube.com/watch?v=0cbYZ5e_inY
One day I'll touch your soil/One day I'll finally know your soul/One day I'll come to you/To say hello... Vietnam!
Một ngày kia tôi sẽ chạm lên đất của các bạn
Một ngày kia tôi sẽ biết được về linh hồn của tôi
Một ngày kia tôi sẽ đến nơi ấy
Để nói lời chào Việt Nam!
Kết quả hình ảnh cho to say hello Viet Nam, xin chào việt namVà phải chăng, bất chấp mọi áp lực đồng hóa xỉn màu, nơi nào có tình yêu đối với con người, đặc biệt là những người cùng khổ, nơi đó sẽ nảy nở một thế giới sống - tự do và vô cùng sinh động!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.       Business Insider là một tờ báo điện tử về doanh nghiệp, người nổi tiếng và các tin tức công nghệ thông tin Mỹ khởi đầu vào tháng 2 năm 2009... (wiki)
2.       ‘Chiến tranh Jerusalem’: Kinh Thánh, Cựu Ước và kinh Koran cho rằng nguồn gốc của người Ả Rập và người Do Thái đều xuất phát từ một người là tổ phụ Abraham. Ông được xem là người khai phá vùng đất Canaan (kéo dài từ Địa Trung Hải đến sông Jordan ngày nay) khoảng 2000 năm TCN… Jerusalem trong tiếng Semite cổ có nghĩa là ‘Thành Phố của Hòa Bình’. Nhưng trong suốt quá trình lịch sử tồn tại, Jerusalem đã chứng kiến biết bao cuộc xung đột đẫm máu nhằm tranh giành nó. Thành phố này có một vị trí rất quan trọng trong đức tin của 3 tôn giáo lớn trong khu vực là Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo… Người Israel và người Palestine ngày nay dưới sự hậu thuẫn của thế giới Hồi Giáo cùng các nước Ả Rập vẫn liên tục xung đột để tranh giành Jerusalem. Năm 1947 LHQ đề xuất trao 56,47% lãnh thổ Palestine thành lập nhà nước Do Thái và 43,53% để thành lập nhà nước Ả Rập, còn Jerusalem nằm dưới sự quản lý của LHQ .. Cuộc giao tranh đẫm máu này sẽ còn tiếp diễn khi Palestine luôn đưa “yêu sách Jerusalem” vào vấn đề thành lập quốc gia Palestine. Trong khi Israel sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ “thánh địa” của mình. (nghiencuuquocte.org)
3.       Hello Vietnam: Nguyên là một bài hát tiếng Pháp, sáng tác bởi Marc Lavoine, và biểu diễn đầu tiên bởi ca sĩ người Bỉ gốc Việt Phạm Quỳnh Anh… Sau khi ra đời, bài hát đã gây tiếng vang lớn đặc biệt là trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Từ cuối năm 2005, dù ca khúc chưa được phát hành chính thức nhưng đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện Internet, như một thông điệp về tình yêu Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Có người đã dịch ra tiếng Việt, trích đoạn: Nói tôi nghe tên nước tôi khó đọc/Quẩn quanh tôi khi mở mắt chào đời/Kể tôi nghe cố hương đầy dĩ vãng/Mắt sầu tôi xao xuyến suốt một thời... Theo lời Quỳnh Anh: ‘Bonjour Vietnam là nhạc phẩm đầu tay và chiếm chỗ đứng quan trọng trong tim tôi. Bài hát này viết về tôi và những tâm tình của tôi. Bài hát nói về quê hương nguồn cội mà tôi chưa hề có dịp về thăm…’ (wiki).
4.       ‘25 cuốn sách làm thay đổi tiến trình lịch sử’, xem thêm: http://bookaholic.vn/25-cuon-sach-lam-thay-doi-tien-trinh-lich-su.html
5.       Lời bình của Khoa Anh, xem tại: https://www.facebook.com/matdoi2806/posts/650959855293084
6.       Tại sao gọi là MỸ? Cả hai tên gọi ‘Mỹ’ và ‘Hoa Kỳ’ đều bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Trung Quốc. Hiện nay tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ được dịch sang tiếng TQ là ‘Mỹ Lợi Kiên hợp chúng quốc ‘, gọi tắt là Mỹ quốc, trong đó ‘Mỹ Lợi Kiên’ là phiên âm tiếng Trung của từ tiếng Anh "America". Trong bản tiếng Trung của ‘Điều ước Vọng Hạ’ được Mỹ và TQ ký kết năm 1844, nước Mỹ được gọi là ‘Á Mỹ Lý Giá châu đại hợp chúng quốc’. ‘Hợp chúng quốc’ mang ý là quốc gia do nhiều tiểu bang liên hợp lại mà thành (The United States), ‘chúng’ (眾) ở đây có nghĩa là ‘nhiều’, nhưng hay bị gọi thành ‘Hợp chủng quốc’ vì nhiều người cho nó mang nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành. Tuy nhiên cách gọi này không chính xác, bản thân trong tên tiếng Anh đầy đủ của Hoa Kỳ là ‘The United States of America’ cũng không có từ nào đề cập đến chủng tộc… Trước đây người TQ từng gọi quốc kỳ của nước Mỹ là ‘Hoa kỳ’ (cờ hoa) và gọi nước Mỹ là Hoa kỳ quốc, nghĩa là nước Cờ hoa… (wiki)
7.       Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu-ghét của VN với TQ: http://nghiencuuquocte.org/2017/12/04/tinh-cam-yeu-ghet-cua-vn-voi-tq/
8.       Thuận chi giả xương, nghịch chi giả bất tử tắc vong: Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết.
9.       Tống Giang được đề cập tới trong Tống sử vào năm 1122 thời Tống Huy Tông với chi tiết là Tri châu Trương Thúc Dạ đem quân đánh Lương Sơn. Tống Giang trúng kế, viên tướng tài ba của Tống Giang là Lư Tuấn Nghĩa bị Trương Thúc Dạ bắt. Tống Giang lui vào cố thủ không ra. Trương Thúc Dạ vừa đánh vừa chiêu hàng. Tống Giang chấp nhận quy hàng và làm Sở Châu an phủ sứ cho triều đình. Không có gì giống như được đề cập trong Thủy hử. (wiki)

12 nhận xét:

  1. Dung Tran (FB)
    Tuyệt vời ! Bút lực của NGLB rất... thâm hậu! Ngưỡng mộ !
    15 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cái phim Wounded Knee đó dài... 3 tiếng đồng hồ, thấy hấp dẫn quá nên theo luôn, nhưng phim Tây - tên Tây, địa danh, thành ngữ, bối cảnh... Tây khó nhớ lắm, nên phải viết dưới dạng tư liệu (có lẽ tốt hơn!), và sau đó viết sao nữa cũng khó không kém, híc... Thank bạn!

      Xóa
  2. Phạm Vân (FB)
    Tứ tây sang đông chỗ nào ĐCa cũng có mặt em xin bái phục ĐCa
    14 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vài dòng về sử Tàu, ta, Mỹ thì không khó lắm (cười)... Sử ta hay nói 'Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn' thiết nghĩ rằng rất... thiếu, bởi Ngô (Ngô Quyền) là số một - khai sinh ra VN, Nguyễn (chúa Nguyễn, thời Trịnh-Nguyễn) có công rất lớn, chưa kể Nguyễn Huệ (Tây Sơn) rất uy hùng, v..v... Thank bạn!

      Xóa
  3. NGUYỄN MINH CHÍ (FB)·13 THÁNG 12 2017

    Chúng ta có đã và đang bị đồng hóa một cách sâu sắc?

    Lâu lắm rồi chưa thực sự viết bài nào, nhưng nhân bài Bị Đồng Hóa Rất Sâu Sắc của bác (Bác – bậc chú bác, không phải Bác theo cách gọi ngang hàng của người miền bắc) Nhà Gom Lá Bàng nên tôi viết một bài về mối tương quan giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc.
    Câu hỏi đặt ra là văn hóa VN chúng ta có phải bị TQ đồng hóa hay không? Có khá nhiều quan điểm cho rằng có bị nhưng chúng ta không bị hòa tan mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Nhưng tôi rất muốn hỏi là “vậy bản sắc riêng của VN là gì?”. Bằng hiểu biết của mình, tôi rất khó trả lời cho câu hỏi ấy, vì nếu có chăng thì ta sẽ tìm được nó trong vô số câu ca dao tục ngữ của VN. CHỉ có điều thứ mà mà ta tìm thấy lại mang một thứ nội dung có tính chung chung như tình yêu thương, đoàn kết, kiên trì, nhẫn nhục v.v.. Rất khó để xác định một thứ nào đó mang tính đặc trưng riêng biệt như cái cách mà ta nhìn vào các dân tộc khác, chẳng hạn người Anh thực dụng, người Pháp lãng mạn, người Đức có tinh thần thép, người Do Thái trí tuệ, người Nhật chăm chỉ, người “Trung Đông” hiếu chiến. Tất cả những đặc tính của các dân tộc đó thể hiện sâu sắc trong mọi mặt cuộc sống của họ.
    Tất nhiên đặc trưng của người Việt cũng có, nhưng đáng buồn là sự nổi trội lại thuộc về mặt tiêu cực nhiều hơn, đó là khôn lõi, ham cái lợi trước mắt, bắt chước, tầm nhìn ngắn, thích an phận, ngây thơ, cả tin, hiếu chiến. Tất cả những thứ đó bắt nguồn từ một lịch sử thường xuyên bị gãy đổ, sự gãy đổ khiến mọi thứ thuộc về các giá trị tinh thần phải bắt đầu lại từ đầu và chết yểu khi chưa đạt đến sự trưởng thành của nó. Giống như một đứa bé chưa đủ trí tuệ buột phải tồn tại trong xã hội này, để tự vệ nó phải hiếu chiến và đoàn kết, để có sự tôn trọng nó phải tập làm người lớn bằng cách bắt chước, để no bụng nó phải khôn lõi và đạt được cái lợi trước mắt, vì trí tuệ không đủ nên khi an ổn thì nó sinh ra an phận và lười biếng. Trong những đặc điểm trên thì tính cách của nó đi theo xu hướng nào? Đó là tính cách của kẻ mà nó thấy “lớn” nhất trong những người xung quanh, là “anh cả” TQ. Tiếc thay, bởi vì bản thân vị “anh cả” này chịu ảnh hưởng của lịch sử chính “ảnh” nên mang trong mình những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm. Thế là “người em” VN học toàn những thứ bệnh hoạn từ đó.
    Cách đây vài năm (4-5 năm) tôi có viết 2 bài về VN và TQ, nay nhắc lại vài ý và sẽ thêm vài ý về TQ. Ta thấy nền văn hóa TQ chỉ thật sự rực rỡ ở thời kỳ Chiến Quốc và trước đó, còn sau đó thì các giá trị văn hóa – triết học - tinh thần – tâm linh đều bị biến thành vũ khí để phục vụ chính trị của chế độ phong kiến tập quyền. Quá trình này làm méo mó hầu hết các giá trị rực rỡ trước đó của họ. Bởi lịch sử chiến loạn trong thời chiến quốc, mọi nguồn tinh lực đều đổ dồn vào việc làm sao để chiến thắng đối phương chứ không phải phát triển hơn nữa những thứ đang có. Sự thất bại đồng nghĩa với cái chết, chết về thân xác, về cả tinh thần khi bị đồng hóa. Để mau tiêu hóa kẻ thù, việc tiêu diệt thẳng tay đối thủ bằng bạo lực (tru di cữu tộc, đồ thành, đồ sát tù binh – Bạch Khởi đồ sát 40 vạn quân Triệu trong cuộc chiến Trường Bình), tiêu diệt văn hóa bằng cách giết sạch giới trí thức hoặc đốt sạch sách vở. Quá trình từ hàng trăm nước nhỏ thống nhất thành một nước lớn trải qua mấy trăm năm nên nó trở thành một thứ bản năng của người TQ. Thứ bản năng đó vẫn diễn ra suốt 2000 năm sau Tần Thủy Hoàng cho đến bây giờ, và thứ bản năng đó lại bị đứa bé VN học hỏi cũng trong chiều dài lịch sử ấy. Vậy còn thứ văn hóa tinh túy của thời tiền Tần thì sao? chúng vẫn tồn tại song hành trong dân gian của TQ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      Khi nói về văn hóa, luôn có sự song hành giữa thứ văn hóa bản địa tồn tại từ xa xưa và thứ văn hóa chủ lưu của giới cầm quyền. Điều này có thể nhìn thấy qua lối cư xữ của người Trung Quốc, người HongKong và người Đài Loan. Bởi TQ là một quốc gia chuyên chế nên thứ văn hóa chủ lưu vẫn là những gì tôi phân tích ở trên, nhưng HongKong và Đài Loan có chút khác biệt. Hong Kong tự nó mang nền văn hóa TQ nhưng bởi bị Anh đô hộ 100 năm nên thứ văn hóa chủ lưu là từ chính quyền đô hộ, thế nên ta thấy người HK sống thực tế và thực dụng hơn TQ và ĐL. Còn người ĐL bởi tách ra khỏi TQ nên đang trở về những giá trị văn hóa dân gian ban đầu của họ (tiền Tần), tuy nhiên khi nhìn vào đời sống tâm linh, ta thấy nhiều sự méo mó trong ấy, sự méo mó tạo ra tính ủy mị trong đời sống tình cảm cũng như tinh thần.
      Còn về VN? Như đã nói, suốt mấy ngàn năm nay, VN luôn bị dẫn dắt bởi thứ văn hóa chủ lưu xuất phát từ TQ thông qua nhà cầm quyền. Nên chúng ta cũng có tru di tam tộc, cũng có giết trí thức, cũng có đốt sách. Đó là những thứ bệnh hoạn một cách ngu muội. Khi nói về sự đồng hóa, tôi đang nói đến những thứ bệnh hoạn đó, việc phủ nhận chúng, phủ nhận rằng mình bị đồng hóa là một việc làm vừa trốn tránh sự thật lại vừa có hại cho việc loại bỏ chúng khỏi dân tộc VN. Nhìn nhận để loại bỏ chứ không phải nhìn nhận để xem mình là nó.
      Có rất nhiều học giả tìm cách phủ định sự đồng hóa đó và nêu ra quan điểm là trong ta vẫn tồn tại nhiều nền văn hóa khác. Nhưng câu hỏi đặt ra là những nền văn hóa khác ấy có đủ lớn và đủ mạnh để có thể trở thành một đối trọng với nền văn hóa TQ mà VN đang bị đồng hóa? Nêu ra chúng là một chuyện, nhưng việc chúng đủ lực hay không lại là một chuyện. Lại nói, tại sao người ta lại có một phản ứng gay gắt với việc bị đồng hóa? Nếu những gì bị đồng hóa mang lại sự siêu việt cho chính chúng ta. Nước Mỹ có bị quốc gia nào đồng hóa không? Có! Nó bị đồng hóa bởi tinh hoa của toàn thế giới. Tôi ước gì VN bị tính thực dụng nhưng tầm nhìn xa của Anh đồng hóa, sự lãng mạn của người Pháp, tinh thần thép của Đức, trí tuệ của Do Thái, tính cần cù của Nhật… và nhiều tinh túy nữa của thật nhiều dân tộc khác đồng hóa. Nó cũng giống như tôi muốn linh hồn tôi đồng hóa với Chúa Jesus hay Thượng Đế (Đức Chúa Trời). Vậy không phải đồng hóa đều là xấu, cái tốt xấu nằm ở chỗ ta nên để điều gì đồng hóa và điều gì không!
      19h52’

      Xóa
    2. À, bài viết của Chí rất hay: khen!, mình sẽ chép vào blogspot để lưu làm kỷ niệm hoặc trích dẫn khi cần...
      P/s: À, lưu ý về lỗi chính tả tí, khi bắt đầu viết mình cũng bị vậy, phải rèn 5 năm mà vẫn còn bị, híc...
      Tks!

      Xóa
  4. @ Dung Tran, Lan Nguyen Huu...: À, mình ở VN mà viết về Mỹ có khi sai - mình mới đi phượt đến ngang sa mạc Safari - Ả Rập - thôi, phát hiện gì thì báo mình với!, tks!

    Trả lờiXóa
  5. MỘT BÀI VIẾT HAY!
    Kyo York - Đừng để tiếng Việt khóc thành «Tiếq Việt»

    Nếu “Tiếq Việt” được chấp nhận thì hàng ngàn, thậm chí hàng triệu bạn tuổi teen Việt đã trở thành “PGS.TS” từ nhiều năm trước, và có thể họ giỏi hơn ở “công trình nghiên cứu này” bằng phiên bản Teencode cực siêu ngắn nhưng cũng cực kỳ “hại não”.
    Cách đây vài năm khi tôi mới bắt đầu học tiếng Việt, nhận được một tin nhắn của một bạn khán giả nhỏ tuổi nhắn rằng: “Ak Kyo ọ*, seo ak gjoj tjeg vjt wa’ zay, thek ank cok đọc dk ch4 vj3t tắk & ch4 teencode cux e hog?”
    - Tôi chỉ lặng lẽ nhắn lại: “Chào em, những điều em nhắn lúc đầu anh tưởng em là một người đến từ hành tinh nào, anh phải mất thời gian dài mới đọc được. Nhưng anh xin được tôn trọng tiếng Việt, anh không nghĩ thứ ngôn ngữ em đang nhắn cho anh là thuần Việt.”

    Người ta thường nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” nhưng chính có lẽ vì sự “phong ba” đó mà tiếng Việt vô cùng độc đáo, biết bao từ ngữ ý nghĩa, trong ca dao tục ngữ, trong các tác phẩm văn thơ âm nhạc, luôn cuốn hút…
    Cho đến khi buổi sáng đẹp trời thức dậy, tôi hơi choáng váng với vị giáo sư đã “dành cả tuổi thanh xuân” cho công trình nghiên cứu để “cải cách” tiếng Việt của mình.
    Ngài cho rằng mọi người “ném đá” ngài là những kẻ “thậm chí có thể được đánh giá là thiếu giáo dục, vô văn hóa và kém nhận thức vì nếu có nhận thức họ sẽ hành xử một cách khác. Nếu họ có học thức, chân thành và văn minh thì có thể đến gặp tôi rồi cùng nhau trao đổi.” (theo báo Tiền Phong ra ngày 28/11/2017).
    Nhưng cũng mong ngài hiểu được sự hoang mang ở họ? Nếu họ vô giáo dục thì họ chẳng quan tâm đến chữ nghĩa để làm gì? Tôi nghĩ thế!

    Tôi càng choáng váng hơn khi ngài cho rằng cải cách để người nước ngoài học tiếng Việt dễ hơn?
    Giời ạ! Làm gì có chuyện dễ hơn được? Tôi đây là người nước ngoài 100%, mà thử áp dụng bản chữ cái của PGS, phải loay hoay cả ngày chưa xong cho một đoạn văn bản và đọc chúng còn lộn lên lộn xuống, thì thử hỏi biết bao nhọc nhằn của những gì liên quan đến Tiếng Việt sẽ diễn ra thế nào? Tài liệu Lịch sử sẽ ra sao? Tài liệu của thế giới về Việt Nam thế nào? Pháp luật nữa, chúng sẽ lẫn lộn với ngôn ngữ mới này phải chăng? Cả ngành giáo dục, thầy cô, học sinh, sinh viên, công nhân viên, luật sư, truyền hình, nghệ sĩ… phải tham gia lớp học mới vì cú “hit” rất sốt này?
    Việc cải cách Tiếng Việt lúc này, chẳng khác nào như việc “đào xới” tung một con đường đang quá đẹp đẽ, thuận lợi biết bao nhiêu năm qua, “để rào chắn, gây kẹt xe”, bắt mọi người phải sang ngã đường khác. Thưa ngài, chắc chắn nó ảnh hưởng xấu thêm đời sống của người dân trong khi chúng đang vận hành tốt đẹp ạ? Khi nào bản chữ cái Tiếng Việt chúng “hỏng (hư)” khiến người ta không thể dùng để giao tiếp với nhau, thì công trình của Ngài là điều khiến người dân rơi nước mắt thay vì “ném đá”!
    Thực tế, Chúng ta cần nghiên cứu những điều cần thiết khác để giúp ích cho người dân, ví dụ như việc "Đám quần chúng" (theo cách gọi của một tiến sĩ ủng hộ ngài) trong đó có nông dân Việt chỉ học lớp 7 thôi đã chế robot: Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp hàng xin mua. Hoặc có nhiều anh nông dân đã sáng chế ra nhiều phương tiện phục vụ nông nghiệp, đời sống người dân và gia đình… được nhiều nước phát triển xin mua lại bản quyền, tôi nghĩ những nghiên cứu sáng tạo này thật đáng “xưng danh” ạ! Tôi lại nghĩ thế!

    Đành rằng yêu mến tiếng Việt, muốn tiếng Việt phát triển. Nhưng với điều của ngài nghiên cứu, rằng “sự phức tạp” của một ngôn ngữ mà chúng đã trải qua bao thăng trầm để tồn tại được như hôm nay trong niềm tự hào của dân tộc, cần phải thay đổi, chẳng khác nào “phủ nhận” tất cả niềm tự hào, kiêu hãnh của rất nhiều nhiều thế hệ đã ca ngợi về ngôn ngữ thuần Việt này? Mà tôi được biết rằng người Việt ghét lai căng, kiểu nửa Tây nửa Ta, nửa Tàu nửa Việt có mấy ai ưng? Trừ khi… Tôi lại nghĩ vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      Đành rằng tiết kiệm, rút gọn là tốt, nhưng rút quá gọn trở thành vô nghĩa. Đôi khi cái gì ngắn quá cũng chẳng tốt, hoặc tiết kiệm quá mức thì luôn để lại những hậu quả trầm trọng đó ngài ạ.
      Ví dụ: Cha sẽ gọi thành gì? Viết thế nào? Chưa kể việc viết sai chính tả của thứ ngôn ngữ mới này còn nguy hiểm “chết” người hơn. Ví dụ một buổi tối đẹp trời nào đó cô người yêu mới quen nhắn tin "thả thính": "Em muốn rú to lên, em nắm chặt anh đi khắp thế gian" - bằng ngôn ngữ đổi mới của ngài: "Em muốn zú to lên, Em nắm cặt an' đi xắp wế zan" (bản dịch chính thức từ app tiếq Việt).

      Mặc dù công trình của ngài được một số chuyên gia ủng hộ. Nhưng không ít vị giáo sư chuyên môn lên tiếng không đồng tình, và nhận định nó được sửa đổi dựa trên tiếng nói văn hóa của người Hà Nội - cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn. Nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt (như dùng z để thay cho cả d, gi, r; dùng c thay cho ch, tr; dùng s thay cho cả s và x) chắc chắn sẽ không được cả nước tán thành là đúng rồi ạ vì nước Việt phải có ba miền BẮC - TRUNG - NAM!
      Thế đấy là vô số lý do ngài ạ! Thực tình tôi chẳng giỏi tiếng Việt để “đối chất” cùng ngài, nhưng tôi có thể thấy được sự khó khăn vô vàn khi chúng bị thay đổi thế nào bằng tâm hồn của một người nước ngoài yêu Tiếng Việt.

      Tôi không ủng hộ những ai chửi ngài, vì ngài lớn tuổi và cần được tôn trọng.
      Hoặc họ nói PGS.TS cả đời nghiên cứu không ai biết đến tên tuổi chỉ cần gây sốc“scandal” là cả nước nhớ tên, tôi thấy hơi quá với ngài. Bởi “scandal” gây sốc hay ngã rẽ dư luận chẳng lẽ bây giờ độc hại và dễ lây nhiễm đến thế sao? Không thể nào!
      Tôi nghĩ ngài cần được tôn trọng, cũng giống như tiếng Việt cần được tôn trọng vậy.
      Xin mượn lời bài hát của nhạc sĩ Đức Trí để khép lại:
      "Tiếng Việt còn trong mọi người, người Việt còn thì còn nước non
      Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau."
      Xin vui lòng cân nhắc khi đọc bài viết không xuyên tạc mà chia sẻ, không chỉ trích mà thắc mắc và giãi bày.

      FB KYO YORK 30.11.2017
      https://www.facebook.com/kyoyorkvn/posts/917914191707777

      Xóa
    2. Phạm Vân (FB)
      Cả đời ông pts ấy chưa đủ gạch đá xây nhà đấy ĐC ơi!
      14 giờ

      Xóa
    3. Chời, giờ này vẫn còn chưa đủ sao!, vậy phải tích lũy... đá thêm nhiều năm nữa, hehe... Tks!

      Xóa