Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

1046. Chữ quốc ngữ và ‘Thoát Hán’ (Sưu tầm và lời bình)

SỞ DĨ CÁI XẤU HOÀNH HÀNH CHỦ YẾU LÀ BỞI VÌ NGƯỜI TỐT KHÔNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHỐNG LẠI NÓ!
---------
Kết quả hình ảnh cho Chữ Quốc ngữ
Mặc dù chưa liệt kê các sáng tạo của người Việt, chẳng hạn như ‘Trận Bạch Đằng’ (‘Binh thư yếu lược’), ‘Truyện Kiều’ (thơ), ‘thơ Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng’, ‘Chí Phèo’, ‘nhạc Trịnh’, ‘Bổ đề Lie’* (Ngô Bảo Châu)… - không có cái gì là thua Tàu cả!, nhưng tôi cho rằng ‘Chữ Quốc ngữ’ là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của ‘người Việt’, bằng chứng là nó được đánh giá là ‘một trong 25 ngôn ngữ có tính sáng tạo nhất trên thế giới’! (Hình nền). 
Nhân tiện, tôi rất khó đánh giá cái gì là ‘nhất’!, vì nếu nhất thì phải nhất so với cái gì?, trong phạm vi nào?…, nếu không, ta sẽ bị rơi vào việc ‘bỏ quên logic’ hay ‘đánh tráo khái niệm’… Vì thế, khi tôi chọn một bài viết để giới thiệu cho bạn đọc, có nghĩa là nó chỉ ‘hay’ ở bài này, trong trường hợp này, chứ tổng thể các bài viết của một ‘cây bút’ thì tôi không thể đọc hết được… Tóm lại, tôi chỉ đánh giá cao một người viết nếu: 1) người đó thống nhất một ‘ý niệm’ từ đầu đến cuối, hoặc tiệm cận cái ‘đúng’ vào giai đoạn cuối, quan trọng nhất là ‘lòng tự trọng Việt’; 2) không lải nhải quá về Lão-Trang-Khổng-Mạnh hay các bậc giáo chủ cách đây mấy… ngàn năm, tôi không phục - vì thời nào có ‘thế giới quan’ nấy, nói nôm na là thời này nếu cần viết thư… tán gái thì bạn chỉ cần ‘inbox’ chứ không cần phải dùng bồ câu đưa thư đến tận nhà như ngày xưa!...; 3) một tác phẩm (viết…) có thể có các tính logic như ‘lịch sử’, ‘văn hóa’, ‘xã hội’, ‘tiến hóa/mới’…; sở dĩ ‘Chí Phèo’ bất tử vì tính ‘lịch sử’ và ‘tính ‘văn hóa’ nổi trội của nó, còn đề xuất của ôn Pùi Hìn (và nói hùa theo của pà Đòn Hưng) mặc dù lạ thì có lạ tí tí, nhưng chả có gì mới!, thiệt!, tại ta không để ý thôi, chứ đề xuất như kiểu ông này thì xưa nay có đến cả… vạn người!, và sở dĩ (trong trường hợp này) người ta ‘không nghe’ vì nó không có tính ‘tiến hóa’, thậm chí có thể là… thoái hóa!... 

*
Kết quả hình ảnh cho ngữ hệ nam á
Dưới đây là bài viết của Nguyễn Hải Hoành*, được tôi đánh giá là RẤT HAY, nếu không phải tôi thì ít nhất nó cũng đã được đăng tải trên các trang web như ‘Nghiên cứu quốc tế’, ‘Worldpress’, ‘Hải ngoại phiếm đàm’, trên ‘Tạp chí Văn hóa Nghệ An’ và nhiều tạp chí/trang web cá nhân khác…  Điểm chủ yếu là: 1) ‘Đa số’ học giả Tàu xưa nay, do ‘vô minh’ hay ‘chủ quan’, mà CHẢ HIỂU GÌ NHIỀU VỀ NỀN VĂN HÓA VN hết!; 2) Tiếng Việt có nguồn gốc cơ bản là Nam Á (‘ngữ hệ Nam Á’), mặc dù dưới ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ (hay sau đó) có trộn lẫn một ít tiếng Hán, nhưng KHÔNG CƠ BẢN!; 3) Những người sáng tạo ra ‘Chữ Quốc ngữ’, trong đó có người Việt, đều là NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẦU ÓC BÁC HỌC hoặc là nhà ngôn ngữ học cự phách!; 4) Việc sáng tạo ra ‘Chữ Quốc ngữ’ làm cho những nhà nho Tàu có ‘đầu óc Đại Hán’ rất thất vọng và ghen tị (xem dưới), nhưng ngược lại, đối với lịch sử Việt Nam là một niềm hy vọng to lớn - dân tộc ta sẽ vĩnh viễn KHÔNG BỊ ĐỒNG HÓA!; 5) Trong một cuốn sách có tính kinh điển - ‘Thi nhân tiền chiến’, Hoài Thanh Hoài Chân chỉ chọn những bài thơ viết bằng chữ Quốc ngữ (hoặc từ tiếng Nôm) mà KHỒNG CHỌN BÀI ‘THƠ CHỮ HÁN’ NÀO!...

*
Không thể đăng dài (các bạn có thể đọc toàn bài ở đường dẫn bên dưới), nên tôi chỉ trích ra '7 đoạn' mà tôi cho rằng quan trọng dưới ‘cặp mắt thời 4.0’ - kèm theo lời bình ngắn của tôi bằng CHỮ IN:
Kết quả hình ảnh cho ngữ hệ nam á
SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VN ‘RẤT NỰC CƯỜI’?

1.       Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu…: HA..HA..HA…, ĐÚNG LÀ ‘TƯ TƯỞNG ĐẠI HÁN’!
2.       Các ý kiến nói trên của Quý Tiễn Lâm được đông đảo dân TQ sôi nổi bình luận theo cả hai hướng ủng hộ và phản đối. Đáng tiếc là họ lại không nói gì về lời nhận xét chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”. Có thể vì câu đó khó hiểu, hoặc vì người TQ không biết về ngôn ngữ Việt Nam nên ngại bình phẩm lời của một đại gia họ sùng bái hết mực… 100 năm trước, đại học giả có ảnh hưởng nhiều tới Quý Tiễn Lâm là Hồ Thích (1891-1962) từng nói: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan. VN từng dùng chữ Hán lâu dài và phát minh ra chữ Nôm của mình, về sau chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp mà triệt để Latin hóa chữ viết, vì thế mà có thứ chữ “Tứ bất tượng” (bốn thứ chẳng giống chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latin). Ở đây ‘Tứ bất tượng’ còn có nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì. Có lẽ họ Hồ và họ Quý nhận xét như vậy về chữ Quốc ngữ là do họ chưa hiểu vì sao chữ Quốc ngữ phải có thêm các dấu vào phía trên, dưới các chữ cái: HA..HA..HA…, HỌ CÓ HIỂU CÁI CMN GÌ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐÂU!
3.       Tiếng Việt có 6 thanh điệu, vì thế chữ Quốc ngữ phải có 5 dấu giọng thể hiện các thanh điệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngoài ra còn có dấu thể hiện âm đọc của các chữ ă, â, đ, ô, ơ, ư… Nhờ những sáng tạo tuyệt vời đó, chữ Quốc ngữ ghi được 100% ngữ âm tiếng Việt, thực hiện được yêu cầu nghĩ và nói thế nào thì có thể viết đúng như thế; viết thế nào thì có thể đọc, nói đúng như thế. Đây là một yêu cầu rất cao về tính chính xác của ngôn ngữ, không phải tất cả các loại chữ viết trên thế giới đều có thể đạt được…: ĐÚNG, TIẾNG TA LÀ MỘT THỨ TIẾNG TƯỢNG-THANH-TRỰC-QUAN (‘CHỮ GHI ÂM’) ĐỘC ĐÁO NHẤT TRÊN THẾ GIỚI, NÊN NHIỀU 'NHÀ ĐA NGÔN NGỮ’, VD, NGƯỜI ANH GEORGE MILLO* CÓ KHEN TIẾNG VIỆT LÀ CỰC KÌ LOGIC - QUÁ ĐÚNG RỒI!
4.       Đáng phê phán hơn nữa là nhiều người TQ do sùng bái cụ Quý nên đã đồng ý với quan điểm ấy và a dua nhau phát biểu những nhận thức sai lệch về VN và tiếng Việt. Chẳng hạn có người TQ nói chữ Quốc ngữ Việt Nam là phương ngữ Quảng Đông (còn gọi là phương ngữ Việt粤方言) được Latin hóa, VN bỏ chữ Hán là một sai lầm lịch sử, hoặc nói VN sau 1945 mới bỏ chữ Hán và chữ Nôm, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chính trị muốn độc lập “thoát Hán”. Vừa qua nhân dịp một vài học giả VN kiến nghị cho trẻ em ta học thêm chữ Hán, trên truyền thông TQ xuất hiện những bài viết với đầu đề đại để như “Việt Nam hối tiếc vì bỏ chữ Hán”…: HA..HA..HA…, LẠI CHẢ BIẾT CÁI CMN GÌ VỀ VIỆT NAM HẾT!... DUNG.TUONG-BO.COM… HỐI TIẾC CÁI… CMN!
5.       Người TQ có các nhận thức nói trên là do họ hiểu sai về nguồn gốc dân tộc ta và về tiếng Việt. Nước ta thời cổ không có chữ viết để chép sử, phải mượn dùng chữ Hán hai nghìn năm, trong đó hơn nghìn năm từng là quận huyện của TQ, cho nên chính người VN cũng dễ tin theo quan điểm của các sách sử TQ viết về nguồn gốc dân tộc ta. Nhiều người TQ hiện nay vẫn nghĩ rằng người VN thời cổ thuộc tộc Lạc Việt, một trong các bộ tộc ở phía Nam sông Trường Giang mà họ gọi vơ đũa cả nắm là Bách Việt (Hình 2)… Thực ra  dân tộc Việt Nam khác hẳn các tộc Bách Việt về chủng tộc, về văn hóa và nhất là về ngôn ngữ. Các thành tựu khảo cổ gần đây càng khẳng định ưu thế của giả thuyết cho rằng dân tộc Việt Nam thời cổ là cư dân bản địa (như người Mường) chứ không phải là dân Bách Việt di cư xuống miền Nam, như quan niệm của người TQ…: CÂU ‘DÂN TỘC VIỆT NAM KHÁC HẲN CÁC DÂN TỘC BÁCH VIỆT VỀ CHỦNG TỘC’ LÀ MỘT TRONG NHỮNG KẾT LUẬN CÓ TÍNH KHÁI QUÁT CAO NHẤT, HAY NHẤT VÀ CÓ Ý NGHĨA NHẤT TRONG BÀI VIẾT NÀY: NGƯỠNG MỘ! LƯU Ý RẰNG CÁI ‘VỤ BÁCH VIỆT’ LÀ DO SỬ TÀU ĐẺ RA, CHỨ KHÔNG CÓ BÁCH VIỆT CÁI CMN GÌ HẾT!
6.       Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong “Ngữ hệ Nam Á” (Hình 3), khác hẳn ngữ hệ Hán-Tạng, và tuyệt đối không phải là một phương ngữ của tiếng Hán, thể hiện rõ nhất ở chỗ có nhiều âm tiết hơn và khác hẳn về ngữ pháp; bởi vậy chữ Hán không thể nào ghi được tiếng Việt. Cho dù đã dùng chữ Hán hai nghìn năm nhưng nước ta vẫn không bị Hán hóa như phong kiến TQ mong muốn, và không thể có một nền văn học tiếng Việt, chỉ có một nền văn học chữ Hán nghèo nàn (các học giả Đặng Thai Mai, Hoài Thanh… không xếp vào loại văn học dân tộc ta). Chữ Hán chỉ được tầng lớp quan chức và trí thức VN dùng trong công việc hành chính, giao tiếp với TQ, ghi chép sự việc, làm văn thơ theo kiểu văn thơ TQ…, và đọc bằng âm Hán-Việt. Để xây dựng một nền văn hóa dân tộc, tổ tiên ta đã tự sáng tạo ra chữ Nôm, và cuối cùng chấp nhận dùng chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ châu Âu làm ra. Cả hai thứ chữ này đều ghi âm được tiếng Việt nhưng chữ Quốc ngữ hoàn thiện hơn. Quá trình người VN bỏ chữ Hán chữ Nôm, chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ là một quá trình tự nhiên, tự nguyện, chủ yếu vì chữ Quốc ngữ ghi được 100% tiếng Việt và dễ học, dễ nhớ, dễ viết, dễ dùng, hơn hẳn các loại chữ tổ tiên ta đã biết. Quá trình chuyển đổi chữ viết này rất thuận lợi, nhanh chóng thành công trên cả nước, tuy mới đầu có gặp sự phản đối yếu ớt từ một số ít nhà Nho cổ hủ. Tất nhiên sự ủng hộ của chính quyền cai trị cũng góp phần thúc đẩy quá trình đó. Trong thời gian ngắn, nước ta xuất hiện một nền văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí tiếng Việt và phát triển rầm rộ chưa từng thấy. Nói Việt Nam thất bại trong cải cách chữ viết là hoàn toàn sai lầm: CHỮ QUỐC NGỮ RA ĐỜI LÀ TẤT YẾU CỦA SỰ TIẾN HÓA CỦA LỊCH SỬ-TỰ NHIÊN, MỘT DÂN TỘC ĐỘC LẬP THÌ HIỂN NHIÊN, KHÔNG SỚM THÌ MUỘN, SẼ CÓ NGÔN NGỮ VIẾT ĐỘC LẬP!
7.       Rõ ràng, các giáo sĩ tham gia làm chữ Quốc ngữ như Antonio Barbosa, Gasparo d’Amiral, Alexandre de Rhodes, Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Pigneau de Béhaine… không chỉ giàu nhiệt tình tạo chữ ghi âm tiếng Việt mà còn có kiến thức cao siêu về ngôn ngữ học, nhờ thế tuy ít người và làm việc phân tán nhưng họ đã hoàn thành một sáng tạo vĩ đại trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới: lần đầu tiên dùng chữ cái Latin làm ra một loại chữ ghi âm thành công tiếng nói của một dân tộc châu Á, tạo ra cho người Việt Nam một hệ thống chữ viết hoàn toàn mới, Latin hóa, ghi âm chính xác 100% tiếng Việt. Đây là món quà vô giá dân tộc ta nhận được từ nền văn minh Ki Tô giáo trong quá trình giao tiếp văn hóa Đông Tây. Trên thế giới không có loại chữ viết nào tuyệt đối hoàn hảo; chữ Quốc ngữ cũng vậy. Dù sao nó thích hợp nhất với tiếng Việt. Do được Latin hóa nên việc mã hóa chữ Quốc ngữ để đưa tiếng Việt vào máy tính trở nên rất thuận tiện, không mất hàng chục năm nghiên cứu như việc mã hóa chữ Hán. Trong các dân tộc từng dùng chữ Hán, duy nhất Việt Nam nhờ có chữ Quốc ngữ mà đã hoàn toàn “Thoát Hán” về ngôn ngữ, “thoát” một cách nhanh gọn, không chút dính dấp tới chữ Hán… Có thể thấy chữ Quốc ngữ thực sự là một sáng tạo phi phàm, một thành tựu lao động trí tuệ xuất sắc của các nhà truyền giáo đạo Ki Tô người châu Âu… khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ không biết rằng họ đã làm được một cống hiến vĩ đại cho dân tộc VN… Tiếp đó, công lao hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ và truyền bá phổ cập chữ Quốc ngữ thuộc về các nhà sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, các học giả Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh…, cùng hàng triệu người tham gia phong trào Truyền bá Quốc ngữ và Bình dân học vụ… Học giả Phạm Quỳnh ca ngợi Chữ Quốc ngữ là công cụ giải phóng trí tuệ của người VN. Đúng thế, chữ Quốc ngữ mở ra không gian vô tận cho tư duy của người Việt, bất kỳ ý nghĩ nào cũng có thể ghi lại bằng chữ - điều này trước đây chưa bao giờ thực hiện được. Chữ Quốc ngữ dễ học, dễ nhớ, dễ đọc dễ viết; nhờ thế chỉ trong một thời gian ngắn nước ta đã xóa được nạn mù chữ, nâng cao vượt bậc trình độ hiểu biết của dân chúng. Kho tàng tiếng Việt giàu có hơn bao giờ hết, có thể diễn dịch mọi thành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn… Với khoảng gần 90 triệu người dùng, chữ Quốc ngữ trở thành ngôn ngữ viết top 25 thế giới… Các thành tựu của chữ Quốc ngữ rất to lớn, trên đây chỉ có thể lướt qua vài điểm. Hãy tưởng tượng nếu ngày nay nước ta vẫn dùng chữ Hán, chữ Nôm thì nền văn minh Việt Nam sẽ lạc hậu thảm thương như thế nào. Chữ Hán không ghi âm được tiếng Việt, chữ Nôm ghi âm được tiếng Việt nhưng khó gấp nhiều lần chữ Hán, phải biết chữ Hán mới học được chữ Nôm. Với hai loại chữ vuông đó sao có thể truyền bá được các giá trị văn hóa tư tưởng hiện đại, các khái niệm khoa học kỹ thuật… và xây dựng ngành văn hóa giáo dục, văn học, báo chí, truyền thanh truyền hình, xuất bản… với quy mô như ngày nay? Rõ ràng chữ Quốc ngữ là di sản phi vật thể lớn nhất, giá trị nhất chúng ta nhận được từ tổ tiên mình - những người góp phần không nhỏ giúp các nhà truyền giáo châu Âu làm ra chữ Quốc ngữ và sau đó đồng tâm nhất trí chấp nhận dùng thứ chữ này (Hình 4):
 Kết quả hình ảnh cho Xin chào Việt nam
RẤT ĐỒNG Ý VỚI CỤM TỪ ‘SÁNG TẠO VĨ ĐẠI’ MÀ TÁC GIẢ DÙNG!
‘CHỮ QUỐC NGỮ TRỞ THÀNH NGÔN NGỮ VIẾT TOP-25 THẾ GIỚI!
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÁC HẲN CÁC DÂN TỘC BÁCH VIỆT VỀ CHỦNG TỘC, VĂN HÓA VÀ NHẤT LÀ NGÔN NGỮ. 

---------
Chú dẫn:
1.       Bài viết… chấn động của Nguyễn Hải Hoành: http://nghiencuuquocte.org/2017/12/11/sao-lai-noi-chu-quoc-ngu-vn-rat-nuc-cuoi/
2.       Bài viết của ‘nhà đa ngôn ngữ’ - Giáo viên người Anh George Millo: https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-tieng-anh/tieng-viet-trong-mat-mot-nguoi-anh-3375591.html,
3.       Bổ đề Lie: Bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie… “Bổ đề cơ bản” - một điểm mấu chốt trong “Chương trình Langland” được ước tính sẽ đòi hỏi công sức của nhiều thế hệ các nhà toán học mới có thể hoàn thành. Nhưng thật bất ngờ, GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh được nó sau chỉ 15 năm nghiên cứu… Đỉnh điểm là đầu năm 2008, GS Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình “chỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không phục vụ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học đầu đàn phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó! ‘Đây là một kỳ tích vĩ đại của nền toán học thế giới’… (dantri.com.vn)
4.       Người nước ngoài khen tiếng Việt cực kỳ LOGIC!: https://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/997-nguoi-nuoc-ngoai-khen-tieng-viet.html
5.       Ngữ hệ Nam Á: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được chia làm 5 ngữ hệ chính: ngữ hệ Nam Á (29 ngôn ngữ), ngữ hệ Hán - Tạng ( 9 ngôn ngữ), ngữ hệ Thái (9 ngôn ngữ), ngữ hệ Hmông - Dao ( 3 ngôn ngữ), và cuối cùng là ngữ hệ Nam Đảo ( 5 ngôn ngữ) với 5 dân tộc: Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai, Churu... Xem thêm: http://tailieu.vn/doc/ngu-he-nam-dao-102333.html 

9 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Chào bạn... mới (cười), mình có trả lời chung bên dưới, tks!

      Xóa
  2. ÔNG ‘RUN’:
    - ANH THÁI CÒN RUN, HUỐNG GÌ ÔNG ‘LẠ’
    Đánh giá về thế hệ trẻ - các cầu thủ VN trên đấu trường quốc tế (bóng đá...), HLV Lê Thụy Hải có các từ/cụm từ:

    I) Về… đức tính của cầu thủ Việt:
    1. KHÔNG TỈNH TÁO, CUỐNG LÊN, VỘI VÀNG ĐẾN HOẢNG LOẠN: Hoảng loạn trước người Thái: Nhiều cầu thủ U23 Việt Nam, đặc biệt là các hậu vệ, thể hiện run sợ trước ‘kình địch’. Họ không biết mình đứng ở đâu, có đối phương bên cạnh không, phòng ngự hay tấn công… Ở tình huống dẫn đến bàn thua, cả thủ môn và hai hậu vệ hoàn toàn có thể chủ động được, nhưng lại xử lý vội vàng, vội vàng đến hoảng loạn. “Vì sao (các hậu vệ) lại cuống lên như thế, và vì sao không tỉnh táo…?”.
    2. NỖI ÁM ẢNH SỢ HÃI, SỰ NON NỚT, NON KÉM KHÔNG VƯỢT QUA NỖI ÁM ẢNH: Dù có chiến thắng nhưng nhiều cầu thủ vẫn chưa thể vượt qua nỗi ám ảnh sợ hãi khi đối đầu với đối thủ… Hậu vệ Việt Nam thể hiện sự non kém không vượt qua nỗi ám ảnh... Do cầu thủ của ta hoảng loạn nên họ không biết lúc nào cần phòng ngự khu vực, lúc nào cần áp sát, lúc nào cần đâm lên. Họ chơi quyết tâm nhưng không tỉnh táo..., trong những pha không chiến đưa bóng vào chân đối thủ, thay vì đứng lại quan sát, che chắn, thì lại chạy về giữ khung thành. Đó là sự khác biệt, thể hiện tâm lý nặng nề của các cầu thủ áo đỏ.
    3) RUN: Cầu thủ Việt Nam vẫn run khi gặp ‘kình địch’…
    4) TÂM LÝ QUÁ KÉM, NẶNG NỀ, RUN SỢ: Cầu thủ Việt Nam vẫn bị tâm lý nặng nề khi đối đầu với ‘kình địch’…; nhiều mặt yếu kém của Việt Nam, trong đó đáng nói nhất là tâm lý.

    II) Trong lúc đánh giá người Thái, ông dùng các từ:
    1. CHỮNG CHẠC: “Thái Lan (dù) thua, nhưng họ chơi (vẫn) chững chạc.
    2. RẤT KHOAN THAI: Họ không cần phải di chuyển nhanh mà rất khoan thai, tình huống nào không lên được thì họ chuyền về để tổ chức lại...

    https://baomoi.com/ong-hai-lo-cau-thu-viet.../c/24311632.epi

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng, các giáo sĩ tham gia làm chữ Quốc ngữ như Antonio Barbosa, Gasparo d’Amiral, Alexandre de Rhodes, Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Pigneau de Béhaine… không chỉ giàu nhiệt tình tạo chữ ghi âm tiếng Việt mà còn có kiến thức cao siêu về ngôn ngữ học, nhờ thế tuy ít người và làm việc phân tán nhưng họ đã hoàn thành một sáng tạo vĩ đại trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới: lần đầu tiên dùng chữ cái Latin làm ra một loại chữ ghi âm thành công tiếng nói của một dân tộc châu Á, tạo ra cho người Việt Nam một hệ thống chữ viết hoàn toàn mới, Latin hóa, ghi âm chính xác 100% tiếng Việt. Đây là món quà vô giá dân tộc ta nhận được từ nền văn minh Ki Tô giáo trong quá trình giao tiếp văn hóa Đông Tây. Trên thế giới không có loại chữ viết nào tuyệt đối hoàn hảo; chữ Quốc ngữ cũng vậy. Dù sao nó thích hợp nhất với tiếng Việt. Do được Latin hóa nên việc mã hóa chữ Quốc ngữ để đưa tiếng Việt vào máy tính trở nên rất thuận tiện, không mất hàng chục năm nghiên cứu như việc mã hóa chữ Hán. Trong các dân tộc từng dùng chữ Hán, duy nhất Việt Nam nhờ có chữ Quốc ngữ mà đã hoàn toàn “Thoát Hán” về ngôn ngữ, “thoát” một cách nhanh gọn, không chút dính dấp tới chữ Hán… Có thể thấy chữ Quốc ngữ thực sự là một sáng tạo phi phàm, một thành tựu lao động trí tuệ xuất sắc của các nhà truyền giáo đạo Ki Tô người châu Âu… khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ không biết rằng họ đã làm được một cống hiến vĩ đại cho dân tộc VN…

    Muội thấy chuẩn quá huynh à...

    Trả lờiXóa
  4. 'Trong các dân tộc từng dùng chữ Hán, duy nhất Việt Nam nhờ có chữ Quốc ngữ mà đã hoàn toàn “Thoát Hán” về ngôn ngữ, “thoát” một cách nhanh gọn, không chút dính dấp tới chữ Hán…': Nguyễn Hải Hoành nhận xét qúa...tuyệt!, nhỉ!
    Thank muội.

    Trả lờiXóa