Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

1047. Nước Chi Na… (Thư giãn)

NẾU KHÔNG DÁM ĐỐI DIỆN VỚI CÁI TIỂU NGÃ THÌ SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐƯỢC CÁI ĐẠI NGÃ!

---------


Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước

Phải đem ra tính trước dân ta

Sách các nước, sách Chi Na

Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường  


1

Trên là một bài thơ trong lời kêu gọi của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục* vào năm 1907. Đầu thế kỷ 20, nhóm các nhà hoạt động này ở Việt Nam  đã có ‘tiến bộ’ khi gọi Trung Hoa là ‘nước Chi Na’ - rất phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử! (bởi từ ‘Tần’ tiếng bính âm Hán ngữ là ‘Qin’ hay ‘Chin’, nên trong các ngôn ngữ Tây phương là ‘China’, wiki), chứ không gọi là ‘nước Trung Quốc’ - mà làm cho Thị Nở luôn thắc mắc không hiểu là:

- Tại sao lại có cái vụ ‘nước Trung nước’, tại sao nước này lại nằm ở chính giữa, chính giữa cái gì?, và cái gì ở chính giữa?

Ông… nội của Chí Phèo cũng không trả lời được!, híc..híc… Nguyên ngày xưa, bên Trung Hoa có dùng 2 từ để phân biệt địa danh nước là ‘Tây Vực’ và Trung Thổ’, chả biết là có từ thời nào! Chắc không phải là từ tk 10TCN - khi xuất hiện ‘Con đường Hương liệu’ hay ‘Con đường lạc đà’ (Incense Road, Camel Road) của người Ả Rập (mà đến thời Maco Polo, giữa tk 13, mới hơi hơi bắt đầu cái được gọi là ‘Con đường tơ lụa’* - Silk Road); cũng không chắc là vào thời Hán Vũ Đế, tk 2TCN - khi một số thương gia Hồi giáo bắt đầu chính thức tiếp cận Trung Hoa để đổi vàng lấy lụa. Khá chắc là vào thời Đường Minh Hoàng vào tk8 -  khi ‘liên quân Hồi giáo’ (An Lộc Sơn, năm 756) tấn công nhà Đường; nhưng ‘chắc nhất’ là vào thời Tống-Kim!, khi hình thành các môn phái với các từ/cụm từ như: phái Thiếu Lâm/Thiếu Lâm Tây Vực, Minh giáo/Minh giáo Ba Tư, Côn Luân Tây Vực… (xem Kim Dung)...

Tây Vực thì rõ rồi! Còn Trung Thổ (hay Trung Nguyên)!, ở đây chữ ‘trung’ không có nghĩa là chính giữa, mà là nơi tập trung hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa… (kinh đô của một nước); như Đường Tăng khi đi thỉnh kinh gặp vua hay dân nước khác thì thường nói ‘Bần tăng từ Đông thổ Đại Đường đến’, có nghĩa là ‘nước Đại Đường’ ở phía đông so với Tây Vực, hay như trước 75 ta hay nói ‘Sài Gòn là trung tâm văn hóa của miền Nam’ không có nghĩa là Sài Gòn ở chính giữa miền Nam…

*

Truyền thuyết của dân tộc Chi Na cổ đại đã chỉ ra điều đó.

Kết quả hình ảnh cho Truyền thuyết Phục Hy - Nũ OaNguyên thủy tổ của người Tàu xưa hoá thân từ loài RẮN (đầu người mình rắn - Hình 1); ‘Văn hóa rắn có trước văn hóa rồng’!, theo Bs Nguyễn Xuân Quang, wordpress.com)… ‘Thinh không trời đất nứt sinh ta. Hoa Quả non tiên thiệt cửa nhà’ (Tây du ký), ông Phục Hi và bà Nữ Oa là con rắn do thụ khí âm dương của trời đất ở dãy núi Côn Lôn - giáp Tây Tạng - mà sinh ra (ở đây mới chính là nơi có Ngũ Hành Sơn, chứ không phải là ở Đà Nẵng - như một tay lãnh đạo nào đó ở Đà Nẵng nói liều!). Họ là anh em ruột…, rồi do ‘nam nữ cọ cọ rất thân’ mà lấy nhau, chả biết bà Nữ Oa có ‘thất kinh nàng chửa biết là làm sao’ hay không!, nhưng bà thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nên sinh con bằng cách… một hôm thấy dòng sông Hoàng Hà in bóng mình, bà mới lấy đất sét ráng nặn nên hình người cho giống mình, rồi hà hơi vào đó thành ra con người thực thụ. Rồi để cho chúng có khả năng sinh sản, bà mới nặn thêm hai bộ phận sinh dục rất vừa nhau, rồi thổi dương khí vào tạo nên người đàn ông, âm khí tạo nên người đàn bà… Bà lại lấy bùn dưới sông vải ra bốn phía cho chúng sinh ra ở khắp nơi, từ đó có dân tộc Chi Na ngày nay.

Kết quả hình ảnh cho Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu CơCòn thủy tổ người Việt thì hoàn toàn khác, có nguồn gốc từ loài RỒNG (đầu rồng mình người) giao phối với tiên (Hình 2)… Tại 'nền văn minh lúa nước' - vùng chạy dài từ Hà Giang/Lạng Sơn đến hết dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), nàng tiên được sinh ra từ nguyên khí của núi rừng, còn nàng tiên được sinh ra từ nguyên khí của sông biển, họ không có bà con gì hết (rất khoa học!). Chàng đi lang thang gặp tiên, rồi do ái lực âm-dương của trời đất, họ lấy nhau và đẻ ra rất nhều con (100 đứa!), sau vì một lý do tế nhị nào đó mà hai người chia tay nhau, chia đôi gia sản - đàn con (vụ ly dị đầu tiên ở VN!), nàng dẫn đàn con lên núi, hình thành các dân tộc Việt miền núi ngày nay - gọi là ‘người Thượng’, còn chàng dẫn con ra vùng biển sinh cơ lập nghiệp, hình thành các dân tộc vùng đồng bằng, sau này gọi là ‘người Kinh’ (có lẽ là từ thời nhà Nguyễn!), từ đó có dân tộc tộc Việt (‘Việt’ không phải là cái búa theo nghĩa Hán, mà có thể là từ thổ ngữ ‘Vịt’, ‘Lạc’ (chim Lạc) hay ‘Nác’ - nước!...).

Hai truyền thuyết (hay huyền sử) này chứng tỏ rằng:

1. Dân tộc Việt (rồng) và dân tộc Tàu (rắn) hoàn toàn không có cùng nòi giống! (mặc dù sau này có hòa huyết một ít với người Hán (từ 111 TCN - 938), và sau nữa là với dân tộc ‘Phạm’ (Lâm Ấp từ Quảng Bình đến đèo Hải Vân), người Chăm (từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận), Ede, M’Nong, Gia Rai… (ở Tây Nguyên), Khmer, Chăm… (ở ĐBSCL)…

2. Người Việt cổ đại thờ Mẫu (đạo ‘Thờ Mẫu’), hoàn toàn khác với người Tàu cổ đại chủ yếu là thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế (Xiển giáo)…

3. Không có cái gì được gọi là ‘Bách Việt’ hết! (‘bách’ trong từ ‘bách bệnh’, ‘bách biến’, ‘bách gia chư tử’, ‘bách hoa’, ‘bách hóa tổng hợp’, ‘bách khoa’, ‘bách thảo’, ‘bách tính’… có nghĩa là ‘mọi thứ’, từ ‘Bách Việt’ chỉ được ‘chế’ ra trong Sử Tàu từ thời nhà Tần (trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’, năm 239 TCN) để chỉ các dân tộc được gọi ‘man di mọi rợ’ sống lân cận biên giới nhà Tần (chỉ đến Quảng Tây) như A Cốt Đả, Cao Ly, ‘Duy Ngô Nhĩ’ (Tân Cương), Đông La, Hề, Hồi Hột, Hung Nô, Kim, Liêu, Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Hạ, Tây Tạng, Thổ Phồn… mà nay đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trừ Mông Cổ - Ngoại Mông).  

Nhân tiện, trong các tác phẩm dã sử, kiếm hiệp, tiên hiệp, thậm chí trong văn học, điện ảnh  nổi tiếng của Tàu như ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Phong thần diễn nghĩa’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’, ‘Thủy hử’, ‘Thuyết Đường’, phim ‘Bao Thanh Thiên’, ‘Khang Hi vi hành’, ‘kể cả toàn bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung và Cổ Long…, tìm sái cố cũng chả thấy chút bóng dáng của Việt Nam, điều này phần nào chứng tỏ ‘thế giới tâm linh’ của người Việt và người Tàu là 2 đường thẳng song song!, v..v...

2

Quay lại chuyện về từ ‘Chi Na’ xuất phát từ sự kiện lịch sử ‘chữ Quốc ngữ’ - một sáng tạo vĩ đại của người ‘Việt’…

1.       Năm 1617, bản thảo ‘chữ Việt-Latin’ còn thô sơ đầu tiên ra đời bởi giáo sĩ De Pina, nhưng ‘chưa có dấu’ và là ‘từ dính’: ‘Giáo sĩ De Pina đến Đàng Trong năm 1617 và là nhà truyền giáo đạo Công giáo đầu tiên nói thông thạo tiếng Việt để giảng đạo trực tiếp bằng ngôn ngữ này. Ông hằng chỉ trích các giáo sĩ đương thời đã không nắm vững được ngôn ngữ địa phương để đạt được mục tiêu rao giảng Phúc Âm. Ông được cho là người đã giúp dạy Alexandre De Rhodes học tiếng Việt, góp phần tạo ra chữ Quốc ngữ cho việc truyền giáo’…

2.       Năm 1626, chữ Việt tiến bộ hơn, là ‘từ rời’ và bắt đầu có dấu, nhờ sự hỗ trợ của một cậu bé* 13t , người Việt: ‘Để có thể truyền tải hết tiếng Việt vào chữ viết thì phải có cách chép dấu… Cha Đắc Lộ nói rằng nhờ một cậu bé 13 tuổi (sau này được đặt tên Thánh là Rafael Rhodes) mà ông mới hiểu được hệ thống thanh điệu, lên xuống giọng của người Việt (cơ sở quan trọng để đặt ra các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Cha Đắc Lộ viết: ‘Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ’…

3.       Đến năm 1637, thư của cha Amaral đã có nhiều chữ Quốc ngữ khá sát với bây giờ hơn khi ông dùng chính xác nhiều từ như đức, thầy, Nghệ An, Đàng Ngoài..., là người soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La; (và) không thể bỏ qua Linh mục Barbosa người Bồ Đào Nha, cuối tháng 4/1636, Barbosa đến Đàng Ngoài, nhưng rồi ông trở về Áo Môn vào tháng 5/1642, vì lý do sức khỏe. Cha Barbosa đã soạn thảo cuốn tự điển Bồ-Việt…

4.       Năm 1651, ‘chính 2 cuốn tự điển Việt-Bồ-La của cha Amaral và cuốn tự điển Bồ-Việt của cha Barbosa đã đặt nền móng để ‘Cuốn công trình Tự điển Việt-Bồ-La’ của Alexandre de Rohdes ra đời’…

5.       Năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp… ‘Kể từ 1/1/1882, tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng ‘chữ Quốc ngữ’; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ Quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...’ (Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Lafont năm 1878)… Cuối thế kỉ 19, các trí thức Nam Kì như cụ Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Tống, Trương Minh Kí, Nguyễn Trọng Quản... là những người đi đầu trong chủ trương truyền bá chữ Quốc ngữ và phát triển tiếng Việt…

6.       Năm 1907, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng đã dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ, coi chữ Quốc ngữ là phương tiện khai hoá quốc dân…, và do đó có câu thơ lục bát ‘Sách các nước, sách CHI NA’ ở trên… Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ… Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định năm 1918 chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế... (motthegioi.vn).

Kết quả hình ảnh cho Sách các nước, sách Chi Na, Đông Kinh Nghĩa ThụcNhư vậy, chỉ cần nhớ những sự kiện chính là:

- ‘Chữ Việt-Latin’ khai sinh từ NĂM 1617 BỞI DE PINA, rồi tư vấn bởi một người Việt là ‘Rafael Rhodes’, cuối cùng, được hoàn chỉnh bởi ALEXANDRE DE RHODES NĂM 1651... CHỮ QUỐC NGỮ CÓ TÍNH PHÁP LÝ VÀ ĐƯỢC PHỔ BIẾN TOÀN QUỐC NĂM 1882 (Hình 3)  …

*

Nhân tiện xin giới thiệu một số ‘chữ Quốc ngữ’ xưa…, ‘từ dính’ và ‘từ rời’ như: Annam -> An Nam, Ungue -> Un Gue, Quamguya -> Quamg Nguya (ông Nghè, Quảng Nghĩa tức Quảng Ngãi), rồi từ có dấu và khá giống với ngày nay (1626-1651) như: Kẻ Chợ (chỉ Thăng Long), yêu nhău = yêu nhau, hụyen = huyện, bà đạu = bà đạo,  đàng ngoằy = đàng ngoài), nhũộn = nhuận)… Và nhân tiện trích một câu chuyện cho vui  - nội dung do Alexandre de Rhodes kể:

 

SỰ NGUY HIỂM CỦA TIẾNG VIỆT KHÔNG CÓ DẤU

Để người ngoại quốc thấy rõ hơn sự nguy hiểm trong khi phát thanh sai tiếng Việt, cha Đắc Lộ thuật lại hai câu chuyện sau đây: Một hôm Linh mục bạn với Đắc Lộ muốn bảo người giúp việc đi chợ mua CÁ. Khi người giúp việc ở chợ về, bảo cho ông hay là đã mua như ý Linh mục muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem loại cá nào, thì ông ngỡ ngàng vì người đi chợ lại mua một thúng đầy CÀ. Linh mục biết ngay là vì đã đọc trại tiếng cá thành cà, nên ông xin lỗi người giúp việc. Một Linh mục khác bảo người nhà đi CHÉM TRE. Đoàn trẻ em trong nhà Linh mục nghe thế sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát thanh lầm là CHÉM TRẺ, nên làm cho đàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm và trở về nhà với Linh mục (motthegioi.vn)…


3

Quay lại ‘vụ Chí Phèo’ tí…

Nhất là vào đầu thế kỷ trước, 'chữ Quốc ngữ' được sự tham gia cải thiện và phổ biến dần dần của Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của, Phạm Quỳnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Trương Minh Kí, Trương Vĩnh Ký, Trương Vĩnh Tống, Vương Hồng Sển, các nhóm Gia Định Báo, Đông Kinh Nghĩa Thục, ‘Nhạc tiền chiến’, ‘Thi nhân tiền chiến’, Tự lực văn đoàn…; cụ thể là nhóm văn-thi nhân tiền chiến*, trong đó, chưa kể ‘thơ tiền chiến’, có các các cuốn ‘Anh phải sống’, ‘Chí Phèo’, ‘Chị Dậu’, ‘Dế mèn phiêu lưu ký’, 'Gió lạnh đầu mùa', ‘Hồn bướm mơ tiên’, 'Sài Gòn tả pí lù’, 'Vang bóng một thời', ‘Vàng và máu’, ‘Xuân tóc đỏ’… đỉnh đỉnh đại danh mà hầu như ai cũng biết, và trong đó có lẽ nổi bật nhất là cuốn ‘Chí Phèo của Nam Cao’, một áng văn có tính ‘lịch sử-văn hóa’ và sử dụng ‘chữ Quốc ngữ’ đến mức tuyệt đỉnh không cần chỉnh!, mà thiết nghĩ rằng:

- Không cần ông Pùi Hìn, pà Đòn Hung và pọn ‘bọt bia’ tỏ ra làm khôn mà sửa lại là ‘Cí Fèo Kủa Nam Kao’, ha..ha..ha…

*

Về truyện ‘Chí Phèo’, sau góp ý của anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh Trường ĐH Newcastle (Australia), tưởng đâu là ‘các nhà giả học’ sẽ có tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp với thời  đại, tưởng đâu là họ sẽ vỡ tầm nhìn mà sửa đổi…, nào ngờ tuần này tôi lại ‘gom’ được của cái được gọi là Thạc sĩ Ngữ văn, câu:

- Điểm cần nhấn mạnh nhất, tôi cho rằng, đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn Nam Cao qua tác phẩm Chí Phèo thể hiện được sự thấu hiểu nỗi khổ đau tột cùng của người nông dân TRONG XÃ HỘI CŨ, họ không chỉ nghèo đói phải làm thuê làm mướn, không chỉ phải sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, mà đặc biệt họ có thể bị tước mất quyền làm người, quyền được sống lương thiện... (‘Đề xuất một hướng giảng dạy ‘Chí Phèo’ trong trường phổ thông’*, Bích Hà)…

*
Kết quả hình ảnh cho lấy tay che mặt trờiNói như cô thì ‘trong xã hội mới của cô’ không có nỗi khổ đau tột cùng’!, ‘không còn nghèo đói phải làm thuê làm mướn’!, ‘không phải phải sưu cao thuế nặng’!, ‘không phải phải bán vợ đợ con’!, ‘không thể bị tước mất quyền làm người’!…, tóm lại là không có những ‘Chí Phèo’ hay ‘Thân phận nàng Kiều’ nữa!, vì họ đã ‘có quyền được sống lương thiện’!, lý sự hơn là bởi vì họ là ‘những chủ thể tương lai tự tin, tự chủ, độc lập và sáng tạo’!

Nếu ‘cô’ đổ tội mọi thứ tha hóa của ‘xã hội cũ’ lên đầu những Bá Kiến xưa, thì những ông mắc bệnh ‘tâm thần tham nhũng’*, những Đại đế '2Đ', Đại đế 'Phứng Rà', hay Đại đế Biệt Phủ/Phủ Chúa (Hình 4) - nay đổ đi đâu?, đổ ra biển cho… cá măm măm à!

Nếu cái xã hội mới không có Chí Phèo, Thúy Kiều..., mà chỉ toàn là người lương thiện thì cần quái gì phải học ‘Chí Phèo’ hay ‘Truyện Kiều’ để hiểu được ‘giá trị nhân đạo của tác phẩm’: chả lẽ những người ở thiên đường phải học cái giá trị nhân bản từ cái địa ngục trong quá khứ hay sao!

Nếu trong ‘xã hội mới của cô’ không có ‘quỷ dữ’, không có ‘tội ác’, không có cái ‘đám quần chúng không biết gì’, thì chắc là chỉ có ở… đảo Đầu Lâu mới có!... Không biết tình hình như thế nào chứ mới đây, ông Bùi Hoàng Tám, trang Dân Trí, có bài ‘Viện tham nhũng tâm thần’ để chữa bệnh ‘tâm thần tham nhũng’?* (ý nói mấy ông/bà tham nhũng khi chuẩn bị bị đưa ra trước vành móng ngựa thì hầu hết đều báo là… ‘bỗng nhiên tôi bị bệnh tâm thần’!)..., nên cô đã tự huyễn hoặc ‘too much’ (thái quá)!

*

Nhưng rất tiếc là Einstein sống dậy cũng phải lắc đầu quầy quậy, bởi thiên tài như ông cũng không thể đếm được là có bao nhiêu Chí Phèo - những Đại đế Biệt Phủ hay Phủ Chúa đang mọc ra nhan nhãn, làm cho Thượng đế phải thấy tủi thân mà khóc rưng rức, nhiều đến nỗi mà ông hoa mắt và định vị vào hê trục tọa độ không-thời-gian ở chỗ… ‘con số 8 nằm ngang’!, híc..híc…

Cô vẫn lải nhải hoài cái ní nuận ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi’ như pọn hủ nho đã từng nói từ… mấy ngàn năm trước ấy, tức cái gì sai cũng đổ tội hết cho cái ‘tàn dư từ thời… Đinh Bộ Lĩnh’ để lại!, chứ thời này làm gì mà có như thế! Thế thì cô sẽ dạy cho ai?, và ai thèm học?, để xứ của các cháu có thể trở thành ‘con rồng thế giới’!, bởi cô đang tự mâu thuẫn với chính mình, đang ‘đánh tráo khái niệm’ đang đề ra một cái phi-logic, hay đang phản lại ‘Tam đoạn luận Aristot’:

- ‘To err is human - Nhân vô thập toàn’, đã là con người thì phải có sai lầm, anh A là con người, vậy thì anh A phải có sai lầm’!, nên cô... cô..., chính cô đang hại 'Chí Phèo'!

 

***

Và… Nếu không dám đối diện với cái tiểu ngã thì sẽ không bao giờ đạt được cái đại ngã!

Tiểu ngã và đại ngã là gì? ‘Là cái ‘Tôi’ lớn và cái ‘Tôi’ nhỏ … Nếu chú trọng quá về thể xác (vật chất) thì linh hồn (tinh thần) phải chìm đắm, đó là sự tự nhiên thôi, nhưng có thể nói: Tiểu ngã là mầm non của tội lỗi. Trên đời ai cũng quan tâm và xem bản ngã to hơn cả; hễ một khi chạm đến tiểu ngã, thì thạnh nộ sân si. Người tu phải bỏ tiểu ngã, nếu kềm giữ tiểu ngã, nó sẽ ngự trị cả linh hồn vì tiểu ngã là đầu mối của sự khai thác những tội lỗi, quên tất cả đường thiện toàn chơn toàn mỹ’ (antruong.free.fr)…

Kết quả hình ảnh cho lấy tay che mặt trờiRộng hơn là sống trong mê muội (tiểu ngã), do: 1) cả tin vào quá khứ, kinh sách, sử sách Tàu, các ‘tượng đài’, cái được gọi là ‘vĩ đại’, ‘vĩ nhân’…; 2) bị tuyên truyền/huyễn hoặc hay tự huyễn hoặc; 3) bảo thủ, muốn độc quyền về chân lý, áp chế kẻ ‘chiếu dưới’ (con cháu, lớp trẻ, người nghèo/không có địa vị xã hội, hay ‘bọn quần chúng không biết gì’…); thậm chí, 4) định lấy tay che lấp mặt trời (Hình 5): cố tình bóp méo sự thật, đánh lừa người khác và chính mình, v..v…, nên dù sự thật, chân lý hay xu thế tiến hóa của tự nhiên-xã hội (đại ngã) có đến ngay trước mắt cũng không bao giờ chịu… chấp nhận!


…Trong khi tay A Cu bên Chi Na nhảy cỡn lên hạnh phúc chưa từng có, bởi nghe không ít người đã và đang chém gió rằng trong xã hội xxx nào đó toàn là ‘người tử tế’, toàn là không có ‘quỷ dữ’, toàn là không có ‘tội ác’, toàn là không có ‘đám quần chúng không biết gì’, nói chung là nó hoàn toàn không có bị… ‘cụk cặk’ gì hết trơn!, nên hắn ‘không thể kiềm hãm cái sự sung sướng đó lại’!, ha..ha..ha…, thì con Kong đang thầm nhủ rằng ‘Chả lẽ con Kong cái này đang thầm yêu trộm nhớ ta!’, nên nó mới selfie lên cho cô, nhắn cho một message:

- Văn Kong ca ca xin trân trọng kính mời tiểu sư muội Bích Kong đến đảo Đầu Lâu ngự lãm một chuyến - nó cách đây có… 65 triệu năm à!, nên đẹp như Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động ở bên Chi Na ấy…, rồi huynh sẽ mời muội ‘một hai ba, dzô’, rồi ‘ngộ ái nị pặc pặc’ nghen!

(HẾT)

---------

Chú dẫn:
1.       Chữ Quốc ngữ buổi đầu: Người Nhật chê, người Việt nhận (Anh Tú): http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/chu-quoc-ngu-buoi-dau-nguoi-nhat-che-nguoi-viet-nhan-76811.html
2.       ‘Con đường tơ lụa’ nhìn từ Ả Rập: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/05/939-con-uong-to-lua-nhin-tu-rap-ke.html
3.       Để chữ Quốc ngữ có thanh điệu, cần ghi công một cậu bé (Anh Tú): http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/de-chu-quoc-ngu-co-thanh-dieu-can-ghi-cong-mot-cau-be-76971.html
4.       Đề xuất một hướng giảng dạy ‘Chí Phèo’ trong trường phổ thông (Trần Thị Bích Hà): http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/de-xuat-mot-huong-giang-day-chi-pheo-trong-truong-pho-thong-418050.html
5.       Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3/1907, là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội VN vào đầu tk 20… Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung… (wiki)
6.       Gia Định Báo: Trong cuốn ‘Sài Gòn năm xưa’, tác giả Vương Hồng Sển cho rằng 01/04/1865 là ngày ra số báo đầu tiên… Trong cuốn ‘Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam’, Hồng Chương viết: ‘Gia Định Báo xuất bản ở Gia Định ngày 15/04/1865 do một người Pháp là Ernest Potteau chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành’… Đề cập đến năm đình bản của Gia Định Báo, Lê Nguyễn cho rằng: ‘Trên thực tế, vào ngày 21/09/1909, Thống đốc nam Kỳ Gourbeil mới ban hành nghị định ấn định là tờ Gia Định Báo đình bản hẳn kể từ ngày 01/01/1910… (leminhquoc.vn)
7.       Hành trình chữ Quốc ngữ khai tử chữ Hán trên đất Việt (Anh Tú): http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/hanh-trinh-chu-quoc-ngu-khai-tu-chu-han-tren-dat-viet-77456.html
8.       Nên đưa tác phẩm ‘Chí Phèo’ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11? (Nguyễn Sóng Hiền): http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/nen-dua-tac-pham-chi-pheo-ra-khoi-chuong-trinh-ngu-van-11-412525.html
9.       Tiền chiến là một khái niệm trong tiếng Việt được dùng để chỉ những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam cho tới 1945, khi xảy ra chiến tranh Việt-Pháp… (wiki)
10.    Thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ vẫn tiến bộ hơn huyền sử của TQ: http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/thuyet-lac-long-quan-au-co-van-tien-bo-hon-huyen-su-cua-trung-quoc-78127.html
11.    ‘Viện tham nhũng tâm thần’ để chữa bệnh ‘tâm thần tham nhũng’? (Bùi Hoàng Tám): http://dantri.com.vn/blog/vien-tham-nhung-tam-than-de-chua-benh-tam-than-tham-nhung-2017121706301279.htm

13 nhận xét:

  1. Phi Bi (FB)
    Lối bỏ dấu xưa thấy cũng ngộ ngộ :)
    hụyen (hụ ... y ... en) = huyện
    nhũộn (nhũ ... ộn) = nhuận

    Cám ơn anh NGLB, thì ra chữ Việt đã được bào gọt rất kỹ để được như ngày nay.
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, tiếng Việt thô sơ vui lắm...
      -Đầu tk 20 (và nay) thì tuyệt!:
      Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
      Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
      Giã nhà đeo bức chiến bào
      Thét roi cầu Vị ào ào gió thu
      -Còn vào năm 1617 (đến vài mươi năm sau đó):
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=744038502454685&set=p.744038502454685&type=3

      Xóa
  2. Phạm Thế Thuý (FB)
    Kim cổ đông tây... tỉ mỉ ghê NGLB ạ!
    Đúng là từ những cái dấu... mà nên nghĩa nên tình Việt ta đó hihi...
    Đọc bài, tui lại nhớ một thời có cái tên: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIA LÂM đc bọn trẻ tếu thành: "NHÀ MÀY CÓ KHỈ GIÀ LẮM" !
    10 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NHÀ MÀY CÓ KHỈ GIÀ LẮM nghe... vui hơn NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIA LÂM, hehe... Thank nhen!

      Xóa
  3. MỘT COMMENT HAY, HỢP VỚI BÀI VIẾT:

    COMMENT NHÂN XEM MỘT BÀI VIẾT VỀ TÂM ...
    -----------------------------------------------------
    Đã ngộ được Tâm tròn méo ra sao đâu mà bàn! Mạnh ai nấy hiểu theo độ nông sâu rộng hẹp của chính sức mình, rồi tư nghị cái điều không hình thù để đo đạc đong đếm được, gọi là Tâm.
    Tác giả vì thế, đã chỉ hiểu Tâm là lòng lành, là thiện, là đức độ. Nếu có thiện tâm, hẳn phải có ác tâm chứ. Sao chỉ hiểu Tâm có 1/2 thế? Có 1/2 sự thật nào, mà đúng với chính nó được đâu? Câu "nhân chi sơ tánh bản thiện'' của Mạnh tử cũng là 1/2, nên Tuân tử mới quan niệm ngược lại 1/2 đối lập. Vì 1/2, nên cả 2 ông Tàu này đều sai. Vay lời sai để lập luận thì làm sao phát ngôn cho đúng? Mọi hiện tượng ác đầy dẫy trên đời như những hoa trái đắng, chúng trổ trên cái gốc (bản) nào, mà bảo con người sơ sinh đều bản thiện? Ai cũng bản thiện như nhau, thì logic là nhân loại đều từ 1 gốc đó mà toàn thiện rồi mới hợp lý chứ? Tự đâu có cái nhánh ác vô căn vô bản nhảy vô ký sinh chùm gởi, tháp ghép trên gốc thiện để cây đời mang cả 2 thứ trái vậy? Không lẽ thiện có gốc mà ác lại không có gốc? Vậy chúng ở đâu mà có vậy, làm gì có chuyện hữu quả vô nhân?
    Tâm, người biết không dám bàn, mà người dám bàn lại vì không biết. Á thánh như Mạnh Tử mà chỉ bàn được có nửa chữ Tâm (tánh) thôi đó!
    Nguồn: LV Chiêm Mỹ Sơn.

    Trả lờiXóa
  4. Phạm Vân (FB)
    Cảm ơn ĐCa cho em hiểu thêm nhiều nhiều lắm
    Hôm qua lúc 18:42

    Trả lờiXóa
  5. Trả lời
    1. Thank đại hiệp, tại hạ đang viết bài mới, Noel bên í vv nhé!

      Xóa
  6. Bùi Trường (FB)
    Một bài rất nhiều tư liệu. Cám ơn
    10 giờ

    Trả lờiXóa
  7. Phạm Hiền (FB)
    Nhân danh một người trg đám quần chúng khg biết gì. Tui viết: Quá Hay
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh...,
      chiều nay tôi ngẫu nhiên được xem 2 trận đá bóng của tuyển VN (U19 với Thái, và U21 với Nhật), tuy hòa, nhưng có một điều rất đáng ngạc nhiên là cả 2 đội VN đều THI ĐẤU LẬP CẬP ĐỂ THUA VÀO PHÚT CUỐI!!!, kết quả là Thái và Nhật đều vươn lên trên VN! (trong bảng xếp hạng),
      tôi thấy người mình có một thứ tâm lý gì đó rất là... tệ hại mà dần dần tôi sẽ... tìm hiểu...

      Xóa