Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Văn hóa và... triết học Trung Quốc (Nhật ký)

LTS: Trong khi đi… thăm TQ (5 ngày, về hôm Trung thu), tôi đã viết một loạt 3 bài, …nay xem trong blogspot thì 23 tấm hình chụp tại TQ - bỗng mất hết! (trừ 4 tấm hình sưu tầm), may quá là vẫn còn lưu lại 13 tấm, nay đăng lại kẻo mất!... Bài ‘tổng hợp’ này lấy chung chủ đề là ‘Văn hóa và... triết học Trung Quốc’, trong đó ‘văn hóa’ thì dĩ nhiên rồi, còn ‘triết học’ là tôi để ý thử người dân có còn xì xào ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ hay ‘Triết học hại điện’ gì gì đó không?, nhưng rất tiếc là ‘không’!... Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
---------

TÔI TRỞ LẠI… THĂM TÊ CU SAU 15 NĂM...

PHẦN 1: Tôi đi kiểm tra... Trung Quốc

Mưa rầm đen kín càn khôn
Có con cá đợi Biển Đông mỏi mòn
Thế gian nào biết mất còn
Thôi, ta yêu chỗ con con - cõi này

Từ Sài Gòn bay đi Bắc Kinh HẾT 6 TIẾNG, các chuyến tour thường bay sáng sớm (để kịp đi tham quan buổi chiều), tức nếu bạn bay vào lúc 5g sáng sớm ở SG thì 11g sáng sẽ đến Bắc Kinh. 
Vận tốc của máy bay Airbus chẳng hạn, thường là 800km/h, trừ lên xuống (chậm) nên vận tốc trung bình là 600km/h, dễ suy ra KHOẢNG CÁCH SÀI GÒN-BẮC KINH KHOẢNG 3600-3800km (tương đương khoảng cách đến Seoul, Hàn Quốc*, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, hay Tokyo, Nhật Bản, có thể xem 4 thủ đô này là cùng ‘vĩ độ’), càng dễ suy ra khoảng cách Hà Nội-Bắc Kinh.
Sài Gòn nói riêng hay Việt Nam nói chung, CÁCH TRUNG QUỐC 1G hay ‘một múi giờ’, tức nếu ở VN là 11g sáng thì ở Bắc Kinh là 12g trưa (còn ở Seoul Hàn Quốc thì ‘trễ’ hơn, cách ta hai ‘múi giờ’, nên là 1g chiều).
Vào mùa thu, khí hậu ở Bắc Kinh khá mát mẻ, nay, ban ngày có nhiệt độ là 20 độ C...
*
Kết quả hình ảnh cho khói bụi ở bắc kinhCó một cái đúng trên mạng, đó là BẮC KINH BỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RẤT NẶNG: 'bên này ô nhiễm lắm đi đâu cũng bụi mù trời' (trích Sổ tay ghi chép, Hình nền), nó không phải là ‘fog city’ - thành phố sương mù như London, mà là ‘dust city’ - thành phố bụi!...
KHÁCH SẠN (ba sao) ở Bắc Kinh giống như các khách sạn ở VN, vì khách sạn nào cũng như khách sạn nào!, đối với các tour du lịch thì khách có thể ở chung 3-4 người một phòng.
Từ khách sạn nhìn ra, đường phố Bắc Kinh 'vào đêm' trông giống như đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội hay Nguyễn Huệ, Sài Gòn, đường khá vắng (so với VN) vì CHỦ YẾU LÀ Ô-TÔ/XE CA chứ hầu như không có xe máy; đại khái cũng như ở quê Đoàn Dự, Vân Nam...
*
'Bên này người ta KHÔNG CHO DÙNG FACEBOOK' (trích Sổ tay ghi chép), tuy nhiên, nếu du khách mua sim lạ - một loại 'sim đặc biệt' thì có thể truy cập facebook, chứ không hẳn là tuyệt đối 'cấm', tức là ta có thể dùng 'video call' (một loại tương đương webcam hay skype...) gọi về VN nói chuyện thoải mái. 
Nay, 1 đồng TQ (tệ) = 3.500 đồng VN, trong khi vào năm 2000, 1 tệ = 2.000 đ... Cho nên, muốn truy cập facebook thì khách phải mua một cái sim giá 700k (tức 200 'tệ', đắt hơn bên Sin - có 300k) tên là TRUEMOVE với toàn tiếng Anh...
*
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, mọi người đang ăn, bàn, món ăn và trong nhàĂN UỐNG ở TQ (Hình 1) có thể nói là khá khác, nếu không muốn nói là rất khác với VN.
Tương tự như ở Chợ Lớn, Sài Gòn, hay bên Singapore, người Tàu ăn bày biện đơn giản, không cầu kỳ, kiểu cách. Họ thường ăn bằng nĩa, chủ yếu là ăn đồ xào, dùng dầu và đường nhiều: 'Món nào cũng toàn dầu..., không có nước mắm..., nó nấu toàn xì dầu với dầu ăn thôi..., canh thì nó hỗn độn và đục đục chứ nước không ‘trong’ như bên mình' (trích Sổ tay ghi chép), tức không có canh 'thuần' rau muống, bù ngót, rau đay, bầu, bí đao... như bên ta...
Ngoài ra, ở bên đó quan sát thấy nhà hàng nào, khách nào cũng uống bia loại 500ml với nhãn hiệu là Yanjina...
Nói chung, trừ trường hợp người Việt đi tour thì do đăng ký trước nên có cơm trắng, ớt trái, đũa..., thì có thể hình dung cơm Tàu thường là ‘cơm xào’ - giống như cơm chiên Dương Châu, canh Tàu là canh thập cẩm - gần gần như kiểu canh chua cá lóc hay bún mắm miền Tây, hay món cà ri - nhưng không được bài bản như cà ri đám cưới ở VN...
*
Du khách thường được ở không xa Quảng trường Thiên An Môn lắm... 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trờiThường đầu tiên là đi thăm BIỆT PHỦ HÒA THÂN (Hòa đại nhân*, Hình 2) - một trong những ‘Thiên hạ đệ nhất tham quan' trong lịch sử Trung Hoa... Có thế nói là thời đoạn 1790-1799 là thời giàu cực đỉnh của Hòa Thân: 'khu kho chứa của cải của ổng gồm 3-4 gian, gian dài nhất khoảng 50, 60m' (trích Sổ tay ghi chép)... 
'Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung (Tể tướng Lưu Gù), Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ' - tư liệu trên mạng hay wikipedia là không đúng lắm!, bởi sự thật là Hòa Thân 'chấp hành' lệnh của vua Gia Khánh, phải tự thắt cổ mà chết (một trong 2 hình phạt của hoàng đế Tàu, một là uống thuốc độc, hai là thắt cổ chết bằng dải lụa). 
Nay, 'chữ này nằm sâu trong hang... do ổng xây dựng để cất..., nhờ chữ phúc này mà sau này gia đình Hoà Thân thoát chết..., ông chỉ phải tự treo cổ' (trích Sổ tay ghi chép), bởi bên Tàu thời phong kiến có lệnh 'tru di tam tộc', thậm chí là 'tru di cửu tộc'!... 
Không có văn bản thay thế tự động nào.Lý do: Được đồn đại là một 'bê-đê' của Càn Long!, thuở sinh thời, Hòa Thân có được Càn Long tặng một chữ 'phúc' (Hình 3). Bảng chữ 'phúc' này hiện nay được bảo tồn, được lồng kính nên nếu nhìn từ xa thì không rõ lắm...
*
TIẾNG TÀU rất khó nhớ, và mặc dù có đi chung với vài người Việt gốc Tàu, nhưng 'nghe miết mà chẳng nhớ nổi’!
Đại khái ở Tê Cu, người ta nói:
- TUA LA MA = XIN CHÀO
- SANG HAO = CHÀO BUỔI SÁNG
v..v...
*
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiênBổ sung… Bắc Kinh được quy hoạch tốt (!) vì ‘Bên này các khu (block) được sắp xếp theo phong thuỷ, phân ra các vành đai nên toàn định vị bằng Đông vành đai 1, Bắc vành đai 3...’, và các căn nhà gần như là sống dưới bóng cây ‘bạch dương’ (tiếng Anh: poplar, abele) - ‘là cây phổ biến nhất ở bên này’ (trích Sổ tay ghi chép, Hình 4), chắc là cây phi lao, dương liễu ở VN!, cũng như có đầy ở Nga, Ba Lan: ‘Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, đường bạch dương sương trắng nắng tràn' (Tố Hữu!)... 
Dân số Bắc Kinh khoảng 21 triệu người (nhiều hơn dân số ĐBSCL, 20 triệu, và ít hơn ds Seoul, 24,5 triệu). Mở rộng thêm tí là, DÂN SỐ TRUNG QUỐC CHIẾM 17% ds thế giới, Ấn Độ cũng vậy, hai nước này chiếm 1/3 ds thế giới...
‘WEBO là một trong những trang web phổ biến nhất ở Trung Quốc, với trên 30% người dùng’, như ta dùng fb, youtube thì họ dùng WeChat và Laiwang…’Từ năm 1997, họ bắt đầu kiểm duyệt Internet với chiến dịch được Wired gọi là ‘Phòng Hỏa Trường Thành - THE GREAT FIREWALL’- một cách chơi chữ từ Vạn Lý Trường Thành - The Great Wall. (news.zing.vn)
***
Khi tôi đang MƠ bay sang TQ thì ở bên ấy họ đang chuẩn bị Đại hội Đ. gì đó (ngày 18/10!), căng thẳng Trung-Ấn tạm thời lắng xuống, ‘TQ (dịu giọng) kêu gọi Ấn khép lại quá khứ mâu thuẫn’, trong khi cách đây nửa tháng, ‘Ấn Độ (đã) phát triển tăng tác chiến ở độ cao 3000m để đối phó với TQ’ - bằng cách cải tiến xe tăng đang xài thành tăng hạng nhẹ T72, T90 ‘phẩy’ gì gì đó (vnexpress.net)… 
Đồng thời, ở Trung Nam Hải, ngoại trưởng Mỹ Tillerson đang bắt tay Luyện Đại Đại… Qua ông Tillerson, ông Trump có gởi quà cho tôi và trân trọng mời tôi đến đó để uống Tràm Trảm Mã gì đó (với ông Luyện và Tillerson) nhưng tôi bận đi thăm Vạn lý trường thành - Great Wall rồi, điều quan trọng hơn là:
- Tôi không thik ‘chủ nghĩa quà cáp’, không thik uống trà Tàu, mà chỉ thik uống ‘Cà phê hoàng đế Ban Mê’* trong khi cùng nhâm nhi với trà Bắc Thái, hehe

XIN HẸN NGÀY MAI KỂ TIẾP… 
---------
Chú dẫn:
1.       Đi tour Hàn Quốc: Xứ Hàn cách ta 2 múi giờ (lệch về phía biển), nên cứ lấy giờ ta cộng thêm 2 là ra giờ Hàn; nó cách ta khoảng 3400km, nên từ Đà Nẵng có thể bay đến Seoul (sân bay Incheon, đồng thời cũng là một nơi quá cảnh để bay sang Mỹ) hết khoảng 3,5 - 4,5g, tùy theo điều kiện thời tiết tốt hay xấu (và nói chung khoảng cách từ ta đến Bắc Kinh, Seoul, Bình Nhưỡng (cách Seoul 50km)… là khá như nhau, vì chúng gần như cùng nằm trên một tuyến nằm ngang), có nhiệt độ biến thiên từ âm 6 độ đến 6 độ C (có lúc âm 12 độ) vào mùa đông với nhiều nơi tuyết rơi như bông trên đầu người và nước trên nhiều dòng sông có thể bị đóng băng… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/02/897-bat-canh-he-nguoi-tinh-im-lang.html
2.       Hòa đại nhân: ‘Hòa đại nhân’ hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’ ( = nịnh). Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’ (theo ttvnol.com). Vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/324-nhan-oc-truyen-ky-hieu-lam-te-tuong.html
3.       Cà phê hoàng đế, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/1005-ca-phe-hoang-e-thu-gian.html
---------

PHẦN 2: Vạn Lý Trường Thành ‘phẩy’

Đi Tê Cu thấy... Tê Cu
Đi Vạn Lý thấy mịt mù Bỗng Điên
Đi Xứ Rùa thấy tiên huyền
Đi trăm họ thấy một miền Tím sương

Tôi mới viết bài ‘Tôi đi kiểm tra Trung Quốc - 1’, trong đó chủ yếu là để tự học, và vì đến nay tôi đã thấy được nhiều CÁI MỚI - nó rất khác với cái cảm nhận khá ‘xám’ và mù mờ về TQ do báo đài hay trên mạng đã tác động vào bộ óc cả tin của con người…, kể cả vụ Khổng-Tử-viện-bảo-tàng và Khổng-Tử-chế-bởi-VN!… 
Không thể ‘chém gió’ mãi về TQ, nên tôi phải phục binh mất 15 năm để ‘kiểm tra’ lại cái được gọi là nước Trung Quốc (nước Trung Nước!), bởi năm 2003 tôi có ghé xứ đó một lần rồi. Tương tự, tôi phải phục binh 20 năm để ‘kiểm tra’ lại Singapore, nơi mà năm 1997 tôi đã tạt qua và bị gọi là ‘Mr. Law’ - từ mà mấy sư phụ Tàu hay Ấn đã gọi để nhắc tôi đeo ‘seat bell’ khi đi phượt xuyên Malaysia-Singapore…
*
Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiênVâng, ‘Lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi’ (Goethe), chính cái lý thuyết màu xám này mà không ít người Vịt cứ tưởng Vạn Lý Trường Thành (Hình 5) là công của tên đại ma đầu Đông Phương bất bại… Tần Thủy Hoàng!, nhưng: 
1) Do ta đọc từ Háng-Vịt nên có cảm giác nghĩa của nó là một cái gì ‘ghê gớm’ lắm!, thực ra, ‘Vạn Lý Trường Thành’ có nghĩa gốc đơn giản là ‘BỨC TƯỜNG DÀI’, hay tiếng Anh gọi là ‘Bức tường lớn’ (‘The Great Wall’, thậm chí còn bị mạng Wired gọi là ‘The Great Firewal = Bế Quan Trường Thành’, ha..ha..ha…): ‘Trong tiếng Trung Hoa, dãy tường thành này được gọi là ‘Cháng chéng’, có nghĩa là ‘Bức tường dài’ (còn đời sau thêm chữ Vạn Lý không có nghĩa là vạn dặm, mà nghĩa là ‘rất dài’)... Thuật ngữ này có thể được tìm thấy trong sách sử (thế kỷ thứ 1 TCN), ghi nhận những bức tường được xây dựng thời Chiến Quốc*' (wiki).
2) Nó được XÂY DỰNG TỪ TK5 TCN, chứ không phải từ thời Tần Thủy Hoàng: ‘Bức tường thành nổi tiếng của Trung Hoa liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk và Mãn Châu…’ (wiki).
3) ‘Bức tường lớn’ mà nay ta có thể leo lên mần một cú ‘dancing’ hay thường xem trên mạng, thực chất là Bức-tường-nhà-Minh, còn Bức-tường-Tần-Thủy-Hoàng (thì lại) xa hơn về phía Bắc, và đã bị hủy hết rồi: ‘Phần tường thành do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220TCN và 200TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Hoa xây dưới thời nhà Minh. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Hoa, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích…’ (wiki).
4) Tần Thủy Hoàng xây thêm bức tường này chủ yếu không phải là để bảo vệ Trung Hoa, mà để bảo vệ chế độ của y, nếu không muốn nói là để BẢO VỆ CHIẾC GHẾ QUYỀN LỰC của y: ‘Lý do để Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu sấm: ‘Vong Tần giả, Hồ dã’ (Tần mất là do Hồ). Họ Tần tưởng chữ ‘Hồ’ là chỉ giặc Hồ phương Bắc…’ (mà thực ra Tần bị mất nước là do Thái tử Hồ Hợi tức Tần Nhị Thế) (wiki).
…Cũng nên nói thêm là hoàn toàn khác với ‘Bức tường dài’:
- ‘Bức tường Lạng Sơn’ là để chống sự xâm lược-bành trướng của giặc Đại Hán phương Bắc, từ thời Ngô Quyền, hay Lê Hoàn-Thái hậu Dương Vân Nga đến nay, tức là từ năm 938 đến nay…, và do đó con cháu ta ngày nay mới có cơ hội ngồi ở đây mà chống giặc lạ, bảo vệ… Biển Đông!
*
Vâng, không thể cứ mãi ‘chém gió’ về Tê Cu, vì thời nay là thời của ‘thế giới phẳng’ hay thời ‘4.0’, chả lẽ ta không thể trực tiếp, hay gián tiếp cảm nhận về nó - bằng cách bỏ chút thời gian ra để ‘kiểm tra’ thử ‘Vạn Lý Trường Thành’ tạm là như thế nào? 
Hãy leo lên đoạn đèo Khánh Dương nối huyện M’Drak (Daklak) và Ninh Hòa (Khánh Hòa), đoạn đèo Ngoạn Mục nối Cà Ná (Phan Rang) và Đà Lạt, hay đoạn đèo Khánh Lê (Omega/Hòn Giao!) nối Khánh Vĩnh (Nha Trang) và Lang Biang (Đà Lạt), đoạn đèo An Khê nối Gia Lai và Bình Định, đoạn đèo qua đỉnh Fansipan* nối Lào Cai và Lai Châu, đoạn đèo qua đỉnh Pha-đin nối Điện Biên và Sơn La…, ngắm từ ‘độ cao’ trải dài xuống những vùng đồi núi mênh mông, ta sẽ ‘gián tiếp’ có cảm nhận về Vạn Lý Trường Thành… Và dưới đây là một đoạn cảm nhận của tôi khi leo lên ‘đèo Sapa’ (trích Nhật ký ngày 23/2/2015*):
Khói buồn len lỏi giọt cà nâu
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!
*
Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình
Tại sao tôi lại không nhắc đến ‘đèo Ngang’, ‘đèo Hải Vân’, ‘đèo Cù Mông’, ‘đèo Đại Lãnh’, ‘đèo Rù Rì’… vì nó nhìn ra biển, không phải là cảnh quan của Vạn Lý Trường Thành!
*
Kết quả hình ảnh cho cậu bé karateNếu không nhầm, trên một đoạn Vạn Lý Trường Thành bắc qua vách núi (Hình 6), còn có một dãy nhà cổ - của trường phái hậu duệ của phái Võ Đang, có nghiên cứu thêm về công phu ‘Xà quyền thôi miên’…, trên đỉnh có một cái ‘giếng Thần’!, mà uống vào sẽ giúp tăng tiến nội lực cực nhanh, cụ thể là làm cho nội lực tăng lên gấp bội!... Hãy xem phim ‘Cậu bé Karate - The Karate Kid’ thì biết:
http://www.phimmoi.net/phim/cau-be-karate-1933/xem-phim.html
Xin nói thêm là phim này, cũng như bản nhạc ‘Cánh hồng Trung Quốc’*, phần nào là để đề cao sự kết hợp Đông Tây (East Meets West), mà có kể về một bộ phận ‘trẻ trâu’ người Tàu và tay sư phụ của chúng rất ‘TROLL’ (dìm hàng, ghen tị, ném đá) một cách rất tiểu nhân; tuy nhiên, sau khi bị đại bại bởi ‘nỗ lực có khoa học của 'phương Tây’, họ đã chuyển sang ‘tinh thần thượng võ’ (fair play) bằng thái độ rất ‘tâm phục khẩu phục’ đối với kẻ chiến thắng… Nhưng sự thật thì khác: Cái âm mưu làm ‘Bú chả Bỗng Điên’ đã chỉ ra một tâm thế rất là ‘thế lực thịch đù’ với phần còn lại của thế giới của họ!
*
Tôi là một kẻ quái chiêu (cười), một phần là vì tôi rất giữ lời hứa…, và quan trọng hơn, vì tôi có nói với một ‘tiểu sư muội mèo’ rằng (tất cả những câu chuyện ngắn dưới dây đều có… thực):
- Cách huynh hay viết (là)… huynh hay 'chế', nó không thẳng, mà đầy sần sùi, không giống ai đâu, huynh không thích lý luận, vì lý luận trông thô thiển lắm... 
Rồi:
- Từ 75 đến giờ, huynh chấm được 4 ‘soái muội’* (cười): AN, NN, PTH và Diễm Thuyên.
AN, NN, PTH và Diễm Thuyên là ai?
1. AN… ảo, tôi không biết!, nhưng tôi hay gọi nàng là ‘Anu’: 
- ‘AN (NN, PTH) là những chiếc 'mô tô', viết có đường rộng trong tương lai, trong khi mấy chiếc ‘xe buýt’ (ý nói mấy tay gạo cội trên mạng) thì đang chết máy dần… Huynh dần hiểu được cách viết (nội lực viết) của AN, NN và PTH’, tôi viết về nàng rất ngắn, vì đang nói thì nàng nói ‘trớ’ - một từ tiếng Quảng có nghĩa là ‘đánh trống lãng’, hehe
2. Về NN và PTH, Anu có khen thành… thơ:
- Sắc sảo không ai vượt Phạm Thị Hoài
Dễ thương khó ai vượt Nancy
Nancy được tôi gọi là ‘NN’, nàng có đọc bài của tôi và nói là ‘Em thấy hay và vui’ (chả biết có phải vậy không nữa!). Còn tôi?, tôi nói nàng ‘là người được huynh bảo vệ, tại vì cổ là tiểu sư muội... mèo’, nhưng ‘toàn thấy cổ khoe chó chứ đã khoe mèo hồi nào đâu’, AN nói, ha..ha..ha…
3. Về Diễm Thuyên thì tôi có nói:
- thuyen diem (vào fb gõ thì ra) làm trăm bài thơ thì huynh chấm cả... trăm (huynh không quan tâm nội dung lắm), lý do là cổ vô tình nối Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và 'không Hán-Việt' - dùng toàn từ bình thường nhưng bỗng 'mới xuất thần', mà chính cổ cũng không hề hay biết...; vừa rồi trang VĂN HỌC UNESCO (Nguyễn Thành…) chấm thơ cổ là hay nhất, và, nếu không nhầm, mọi người đều đồng ý (nhưng huynh đã đồng ý lâu rồi!)...
*
Một chuyện có liên quan tới bài viết về ‘ý’… Tôi đã viết ở trên, nhưng mang xuống đây:
- Lưu ý rằng cái nàng ‘Thúy Kiều’ mà Nguyễn Du 'ấy ấy' cũng chỉ là ‘nàng chém gió’ thôi, bởi lẽ chả ai biết cái ‘tòa thiên nhiên Tàu’ thơm như múi mít đó là thơm cỡ nào!, và bởi lẽ (nhất là nay) không thể lấy một cái ‘mùi Tàu’ mang về nhà mà phả ‘mùi Việt’ vào đó như thổi bong bóng vậy!... Hãy bớt ca tụng Nguyễn Du, hãy cứ trân trọng tài năng ‘phù thủy thuần Việt’ của ổng, nhưng hãy tiễn đưa cái thứ tư-tưởng-mượn-xác-Tàu của ổng vào viện bảo tàng! 
Sao vậy? Vì tôi đã có một… truyền nhân (cười):
Kết quả hình ảnh cho Cung LêMỘT CÂU HỎI RẤT HAY CỦA MỘT SINH VIÊN

Người Việt Nam tại sao lại cứ phải thần tượng Lý Tiểu Long?
Tại sao lại phải đi thần tượng một tài năng Trung Quốc, trong khi nước mình có một nhân vật từng giành chức Vô địch Thế giới Võ tự do vào năm 2012, cùng vô số những chiến tích làm võ sĩ thế giới phải khiếp sợ ((Hình 7).
Với thành tích của anh, về võ thuật không ai dám khẳng định nếu đánh tay đôi anh sẽ thua Lý Tiểu Long. Cũng không ai dám bảo anh sẽ hơn Lý Tiểu Long, nhưng tại sao lại không thần tượng và ca ngợi chính người Việt Nam mình?
https://www.youtube.com/watch?v=xWAKJ95Nzec
Ha..ha..ha…
***
Và chuyện này của cậu sinh viên cũng lý giải được ‘vụ Vạn Lý Trường Thành’:
Kết quả hình ảnh cho Chiến tranh biên giới 17/2/1979, Lạng Sơn- Tại sao ta không ca tụng ‘Bức tường Lạng Sơn’ (Hình 8)?
- Tại sao ta không làm thơ thuần Việt về ‘Nàng Kiều Việt Nam’ là Cô Ba Trà*?
- Tại sao ta không ca tụng những… kỳ nhân Việt ‘tương đương Cung Lê’?
…Viết đến đây, bỗng tôi nghe Bản tin trưa VTV1 ‘có mấy ngàn phụ nữ Việt sang lao động bên Hàn rồi tìm cách ở lại bất hợp pháp bên ấy luôn’, một câu hỏi nữa là ‘tại sao họ chọn không thiên đường Vịt, Tê Cu, hay của ‘người Tên Lửa’, chả lẽ ‘địa ngục giãy chết’ lại hấp dẫn hơn ‘thiên đường’?, phải chăng là do ‘cognitve dissonance - bất hòa về nhận thức’! (Tuan Nguyen, fb):
- Ai không biết thì ‘về rừng U Minh mà ở’, ha..ha…
Và tại sao tôi thường ái mộ ‘nữ’ chứ không phải ‘nam’, tại vì tôi là người Việt nên theo đạo… ‘thờ Mẫu’, hehe… Nên, không phải ‘Vạn Lý Trường Thành’ hay 'Thập Tam Lăng'*, tôi quý mấy ‘tiểu sư muội mèo’ và ‘tiểu sư muội… chó’ của tôi lắm, hehe

XIN HẸN NGÀY MAI KỂ TIẾP…
---------
Chú dẫn:
1.       Bản nhạc ‘Cánh hồng Trung Quốc’, LV Phạm Duy, xem clip tại: https://www.youtube.com/watch?v=0wkJFJHRz4I
2.       Cô Ba Trà - Nàng Kiều Việt Nam, xem thêm ‘Công tử Bạc Liêu và ‘Đóa phù dung khát gió’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/250-cong-tu-bac-lieu-va-oa-phu-dung.html
3.       Đường lên đỉnh Fansipan (Nhật ký ngày 23/2/2015), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/02/646-bai-tho-ton-het-90000-chuyen-tet.html
4.       ‘Soái muội’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/1004-soai-muoi-hahaha-thu-gian.html
5.       Thập Tam Lăng: Nhà Minh do Chu Nguyên Chương lập năm 1368, sau khi triều đại Nguyên Mông sụp đổ. Nhà Minh tồn tại cho đến năm 1644 với tổng cộng 16 vị hoàng đế cai trị. Lăng mộ của 13 trong số 16 vị hoàng đế này nằm trong một quần thể cách thủ đô Bắc Kinh không xa và được gọi chung là Thập Tam Lăng… (khoahoc.tv)
6.       Thời Chiến Quốc: Thời này có kể trong ‘Đông Chu liệt quốc’, kéo dài 259 năm, ‘là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu (722 - 481TCN), dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256TCN, 34 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. (wiki)
7.       Vạn Lý Trường Thành có năm giai đoạn xây dựng ‘chính’: 1) thế kỷ thứ 1TCN (nhà Hán), 2) 208TCN (nhà Tần), 3) thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy), 4) 1138 - 1198 (thời Nam Tống), và 5) 1368 - 1640, từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh. (wiki)
---------

PHẦN 3: Văn hóa và... triết học Trung Quốc


Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
https://www.youtube.com/watch?v=PYowjXo5lZw
Tôi… tôi… sắp lên máy bay Airbus để về Việt Nam rồi, không kịp chung đón Trung Thu với các cháu TQ… Chú nói về ‘Trung Quốc’ là nói về ‘Trung Quốc-Biển Đông’, chứ không nói về ‘Trung Hoa-các cháu’ - mà sẽ sản sinh ra những Lỗ Tấn, Kim Dung, Cổ Long… cho chú đọc, những ‘soái muội’ Thư Kỳ, Phạm Băng Băng, Trần Kiều Ân… cho chú thường ngày xem phim!... Tạm biệt ‘Trung Quốc’, tạm biệt các cháu yêu!
---
Mỗi bài tôi viết một phách, mà tôi có trả lời cho nàng Asian Girl là ‘chú viết theo dòng suy nghĩ đang chảy mà, có cố tình 'triết lý hóa' đâu!’... 
‘Ở Bắc Kinh cũng khá văn minh, không có lộn xộn, chắc tại trình độ văn hoá người ta cao… Rất tốt là không có nhà xập xệ hay nhà dân, cháu không thấy bất cứ cái nhà dân nào… Chỉ có cao ốc và chung cư, hàng quán bán vô tổ chức cũng không có, khu nào ra khu đó… Gần như toàn bộ Bắc Kinh không có sông ngòi kênh rạch, nước (uống, sinh hoạt) hình như phải vận chuyển từ nơi khác đến… Thành phố được quy hoạch theo ngũ hành âm dương gì đó nhìn lạ lắm…, trục đối xứng của tp được gọi là long mạch, có dạng một hình chữ nhật…’, một cậu sinh viên rành kiến trúc tâm sự… Đồng thời, với câu hỏi ‘Có gì 'xấu' mà cháu ghi nhận không?’, cậu sinh viên này trả lời:
- Có ah chú, cũng giống như Việt Nam mình thôi. ‘Ô nhiễm môi trường’, ‘kẹt xe’, 'bầy đàn', 'kiểm duyệt', 'bỗng điên'..., đi đâu cũng đề phòng móc túi, lừa đảo, chặt chém giá’…
*
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trờiTrong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, giày và ngoài trờiKhi đi thăm TQ, tôi lại có ấn tượng nhất là 2 tấm hình ‘gái TQ trên phố’ và 'nam TQ đang nhậu' (Hình 9, 10), mà tôi đã bình là: ‘Hình của các ẻm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi thời @ đây!, mới chụp nóng hổi bên Tê Cu đây!, mại dzô, mại dô!’… Năm 2012-13 gì đó, tôi có qua Vân Nam thăm quê hương của Đoàn Dự, mà vốn là tín đồ của đạo… ‘thờ Mẫu’, nên tôi liếc ghê lắm! (cười), nhưng liếc sái cổ chả thấy em nào ẹp, trí nhớ về ‘ẻm’ của tôi ghê lắm, nếu có thì tôi không thể nào quên!... Con gái TQ 2/3 mặc váy, 1/3 mặc đồ tíc-kê - như ta…, mà mấy tháng trước có đi Dubai, rồi Hàn Quốc, theo tôi, con gái Việt rất đẹp, con gái Hàn Quốc đẹp hơn - rất trắng, và hầu như đều ăn mặc theo mốt diễn viên điện ảnh rất đồng bộ, còn mấy bà cùng đoàn lại cho là con gái Ả Rập đẹp… nhất thế giới!... 15 năm sau, lại qua TQ kiểm tra, quả nhiên đúng là vậy:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời- ‘…Xe đạp để đầy đường phố, bên này người ta để xe cho dân lấy đi, một lượt đi 5 ngàn 10 ngàn gì đó, xe đạp thường thôi chú (Hình 11)… Có mấy người đẹp mà cháu không kịp chụp, mấy bạn này thì tạm tạm thôi. Nhìn chung, con gái Trung Quốc ít người đẹp lắm, thỉnh thoảng mới thấy thôi’, trích message của cậu sinh viên.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây và ngoài trờiNgoài ra, tôi còn bắt gặp 2 ông chồng hai lúa của... Tây Thi đang ngồi nhậu giữa trời, ‘hình ảnh duy nhất bừa bãi giữa Bắc Kinh, mang rượu ra công viên ngồi nhậu’ (Hình 12), trích nhật ký... Dưới đây, tôi lần lượt tổng hợp cái nhìn ẩn dụ về ‘Trung Quốc’. ‘Ẩn dụ’ là gì?, là nhìn có ‘link’ (liên kết) và so sánh các nguồn thông tin sao cho khá khách quan...
*
Người Tàu hoàn toàn không biết tiếng Việt, còn người Việt thì hoàn toàn không biết tiếng Tàu...
Lưu ý rằng tôi chỉ nhận định trong phạm vi ‘chuyến thăm’ mà thôi… Tuy Bắc Kinh là trung tâm văn hóa của Trung Hoa đại lục, nhưng qua mấy ngày ở đấy, tôi không hỏi được người dân cái gì cả!, may lắm là còn nhớ được 2 câu tiếng Tàu là: Tua ma la = xin chào, và Sang hao = chào buổi sáng, còn ai hỏi biết gì nữa thì tôi xin bó tay chấm com!… Ngoài ra, ‘hầu như’ người Tàu, cũng như người Hàn hay người Ả Rập, đều không biết tiếng Anh, nên nếu người trong đoàn không biết tiếng Tàu mà ‘giao tiếp’ với người Tàu thì cũng phải nhìn nhau như những ‘Kẻ xa lạ’ (Stranger - tên một tác phẩm của Albert Camus):
- ‘Cháu chẳng nghe nói gì đến chính trị (!). Chắc hỏi họ nới nói thôi, mà có biết tiếng Trung đâu mà nói hả chú. Bên này không ai biết tiếng Anh hết. Người Trung Quốc không quan tâm đến tiếng Anh’, trích message của một sinh viên trong đoàn.
Tôi nhớ là người Tàu-Malay hay Tàu-Sin biết tiếng Anh khá tốt, cụ thể là trên taxi hay nơi công cộng thì có thể trao đổi với họ vài câu chuyện đời thường…, và theo một tư liệu mà tôi đã đọc thì người Việt phát âm và viết tiếng Anh (có ngữ pháp) chuẩn nhất thế giới!, dĩ nhiên là tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai, hay là sinh ngữ chính.
Ôi, ‘sơn thủy tương liên’ cái gì?, ‘bạn… vàng’ cái gì? mà ngôn ngữ của hai dân tộc lại hoàn toàn khác nhau, như kẻ ở trái đất, người trên sao Hỏa vậy!, híc..híc... Nên, hãy đấm vỡ mồm bọn nói ‘dân Việt chính là dân Tàu’, ‘họ Việt có tổ tiên bên Tàu’, ‘nhạc Việt có nguồn gốc từ bên Tàu’, v..v…, trong đó, ‘đấm vỡ mồm bọn’ là từ dùng của bạn Quyên Nguyễn - đăng trên facebook, xem đường dẫn bên dưới…
*
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bầu trời và ngoài trờiNgười Tàu không có đả động gì đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh cả! (Hình 13)...
Thực ra thì cũng có, đó là anh hướng dẫn viên người Việt Nam, ha..ha..ha… Té ra là cả thế giới Bắc Kinh, đi mỏi cả giò, chỉ thấy toàn lăng tẩm/đền đài: của các hoàng đế, hoàng hậu xưa, như ‘Vạn Lý Trường Thành’, ‘Thập Tam Lăng’, ‘Điện Thái Hòa’, ‘Con tỳ hiêu’, 'Khu vườn Càn Long tặng Từ Hi nhân dịp sinh nhật 60 tuổi của ổng’; và của ‘Người cầm lái vĩ đại’ và có liên quan, như ‘Công viên Bắc Hải’, rồi ‘Lăng Mao Trạch Đông’, ‘Quảng trường Thiên An Môn’ và… ‘Hậu Môn’, ha..ha..ha… Lưu ý rằng ‘Điện Thái Hòa’, cũng như ‘Điện Càn Chính’ thời Nguyễn, không phải là của… Từ Hi, mà là ‘điện của vua, trong Tử Cấm Thành (còn Trung Nam Hải nằm ở ngoài và về phía tây Tử Cấm Thành, thuộc 'Hoàng Thành', wiki), là phòng họp của vua, họp với các quan, là nơi lên triều…’, trích nhật ký.
Mà, không thấy dẫn đi tham quan cái thành quả khoa học-kỹ thuật vĩ đại nào của nhân loại cả!... Thôi, câu hỏi ở đây là: 
- ‘Thập Tam Lăng’ có gì khác?, 
- ‘Con tỳ hiêu’ là con gì?, 
- ‘Hậu Môn’ là cái gì?, 
- ‘Mao Trạch Đông’ như thế nào?, và quan trọng nhất là,
- ‘Ai đả động đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh’?
*
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, sân bóng rổ và trong nhà‘Thập Tam Lăng’ có gì khác? ‘Con tỳ hiêu’ là con gì?
Khác với các Kim Tự Tháp hay các lăng tẩm ở Huế - mà người ta xây nổi lên trên trời, ‘Thập Tam Lăng’ ở thủ đô Bắc Kinh lại được người xưa chôn sâu dưới đất:
- ‘Nó sâu đến 20m so với mặt đất. Từ mặt đất đi xuống 4, 5 tầng lầu mới vào được lăng… Hầm mộ của vua nhà Minh, xây vào thời nhà Minh… Giữa là quan tài vua, 2 bên là 2 hoàng hậu… Các hòm nhỏ là châu báu… Ghế vua ngồi… Bia mộ vua…’ (Hình 14), trích nhật ký… Vì tôi có nói đến ‘Thập Tam Lăng’ trong phần 1* rồi,
nên, dưới đây chỉ nói về ‘con tỳ hiêu’… Trước tiên, ‘Ngọc phỉ thúy’ là từ khá quen thuộc mà ta thường xem trong các phim lịch sử, dã sử hay kiếm hiệp, đó là các món đồ rất đắt tiền, bằng ngọc quý của các đại gia (nhất là ‘Ngọc bích họ Hòa’* hay ‘Ngọc tỉ truyền quốc’ thời Tần Thủy Hoàng!), nhưng ở đây là ‘con tỳ hiêu’… Ở Trung Hoa:
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhà Người ta rất chuộng đá phỉ thuý, là đá loại tốt khoảng vài chục triệu (miếng to bằng ngón chân!) để làm đồ trang sức, làm ‘tỳ hiêu’ (nghĩa là ‘báng bổ’)… Gọi là ‘Ông tỳ hiêu' hoặc ‘con tỳ hiêu’ (to bằng con mèo lớn hay con chó choai choai, trông khá giống con kỳ lân!, Hình 15), 4 chân có cánh tượng trưng cho may mắn… Mọi người trong đoàn đều sờ vào tai, râu, chân và mông để mong tiền tài… Vào đó người ta nói là linh thiêng không cho chụp hình…’, trích nhật ký.
Và lâu lâu cũng sử dụng tư liệu tí cho thêm phần lý thú:
- Tỳ Hưu là bùa hộ mệnh thu hút kim tiền và giữ tài lộc số 1 dành cho người làm ăn kinh doanh. Để chọn được Tỳ Hưu hút tài lộc mạnh nhất, trước hết, bạn cần tránh tối đa những quy luật cấm kị gây hậu quả mất mát tài sản tiền bạc nếu không may phạm phải… Tỳ Hưu từ xa xưa đã trở thành bùa hộ mệnh của những thương nhân, người buôn, người làm ăn mong muốn hộ mạng về:.. ho đến tận bây giờ, Tỳ Hưu vẫn là linh thú đứng đầu về tác dụng thu hút tài lộc, giúp mọi người an tâm chí thú làm ăn. Là một trong những loài thần thú, con thứ 9 của Rồng, ông được tập hợp những điểm đẹp nhất của các loài vật khác: Đầu Tỳ Hưu như đầu rồng, có sừng, mình sư tử, có cánh, rất dữ tợn, chuyên ăn tiền nhưng đặc biệt không thoát ra vì không có hậu môn. Do đặc điểm riêng biệt lạ kỳ này mà trong phong thủy, Tỳ Hưu đã trở thành một trong những linh thú mạnh nhất chuyên hút tiền tài về. Dù có ăn bao nhiêu tài lộc đi chăng nữa cũng sẽ không thoát ra nên còn có tác dụng giúp giữ tiền thật kỹ cho gia chủ… Bên cạnh tác dụng hộ mạng cho gia chủ, Tỳ Hưu có những quy luật phong thủy cấm kị tự nhiên mà ai được ông phò hộ cũng phải biết.
Chính là không được đục lỗ hậu môn của Tỳ Hưu, vì Tỳ Hưu bị đục lỗ sẽ gây tai họa mất lộc, thất thoát mất mát tiền bạc. Nếu kinh doanh thì làm mãi không lên, thậm chí, nặng hơn còn có nguy cơ phá sản… Thế nhưng mà hiện nay, tình trạng bán Tỳ Hưu bị đục lỗ gây thất thoát tiền bạc đang được buôn bán tràn lan ngoài thị trường. Thường là những Tỳ Hưu có xuất xứ từ TQ nhập về cộng thêm không có kiến thức phong thủy chuyên môn mà những ông Tỳ Hưu nguy hiểm như vậy bị đưa đến tay rất nhiều người làm ăn kinh doanh mỗi ngày… (liugems.co)
Té ra người trong đoàn không biết tiếng Tàu, lại gặp phải anh hướng dẫn viên người miền Bắc, nên cả ngày cứ gọi ‘con tỳ hưu’ là ‘con tỳ hiêu’ (!), ha..ha..ha…
*
‘Hậu Môn’ là cái gì?, ‘Mao Trạch Đông’ như thế nào?, và ‘Ai đả động đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh’?
Quảng trường Thiên An Môn mà ta thường nghe đồn đại với ‘vụ thảm sát sinh viên chấn động thế giới 1989’…, nó có tới mấy cái ‘Môn’ lận (Hình 13):
- ‘Cái toà nhà cao là 1 trong 2 cái Môn chứ không phải Thiên An Môn nhé… Thiên An Môn là 1 trong 6 (hình như là 6) cái Môn của Tử Cấm Thành (và Trung Nam Hải nằm trong này)…, Môn cuối cùng là HẬU MÔN’, trích nhật ký.
Ha..ha..ha…
Còn ông Mao tôi cũng không nói nhiều, người dân đã makeong, anh hướng dẫn viên đã mekeong, anh sinh viên đã makeong, thì tôi cũng makeong luôn:
- ‘Cháu chẳng nghe (dám) nói gì đến chính trị, chắc hỏi họ nới nói thôi, mà có biết tiếng Trung đâu mà nói chú… Ông hướng dẫn viên cũng không hiểu biết nhiều lắm, nói người ta vẫn coi trọng ông Mao, còn mấy ông về sau thì phát triển tiếp (làm theo) thôi…’, cậu sinh viên tâm sự.
Và cũng như bên Hàn Quốc hay bên Singapore, hầu như không có người Tàu nào ‘ở đây’ đả động đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh hết, trừ mấy anh hướng dẫn viên NGƯỜI VIỆT NAM! Vậy dân nào suốt ngày, suốt đời, suốt cả ngàn năm nay cứ nói ‘Khổng Tử nói rằng’, ‘Lão Tử nói rằng’, ‘Trang Tử nói rằng’…, ai có thể đã từng hô hào ‘Thoát Hán’ hay ‘Thoát Trung’ gì đó… mà lại đi quảng cáo không công cho... Háng triều? 
I don’t know là tôi không biết!...

*
Cuối cùng… 
‘Uh, (cũng như VN), TQ có nhiều cảnh đẹp như Thiên đường, dễ kiểm tra trong phim 'The Karate Kid', 'Tây du ký' hay mới đây là phim 'Đông Phương bất bại' (Trần Kiều Ân)..., nhưng cái đẹp ở đây là cái 'ĐẸP', mà đối với tôi là 'kỷ cương' (rất 'NGHIÊM'), đễ hiểu như: không có 'vụ mất 400 triệu ở khách sạn' (văn hóa phong bì), phá rừng, trộm cướp liên miên... (mấy vụ này họ 'khử' liền!), hay 'phóng nhanh vượt ẩu', lấn chiếm lòng lề đường..., mặc dù vụ 'ô nhiễm môi trường', 'văn hóa lớn tiếng' (dễ 'kênh xì-bo', xả rác...), 'cấm một số tư duy', 'tương đương Bỗng Điên'... cũng rất 'nghiêm', nhưng là... nghiêm trọng, hehe… Tạm vậy nhen, tks!’, là câu tôi trả lời cho một nường tên là Mỹ Nhân, hehe
Ngoài ra, Bắc Kinh, tiếng Anh là ‘Beijing’, cho nên nếu bạn nói là ‘Bắc Kinh’ thì đối với người Việt đã là hơi khó hiểu rồi - khi phải nghĩ ‘Bắc’ là gì?, và ‘Kinh’ là gì?, chịu!; còn cả thế giới này, trừ bạn, hoàn toàn không hiểu ‘Bắc Kinh’ là gì!, đó là sự hạn chế của tiếng Hán-Việt!
Kết quả hình ảnh cho Con tỳ hưu…Và được hỏi, dân Tê Cu nói họ ứ sợ mấy con bắt chước như ‘con Phọt Ma Ra’, ‘con Hot Girl xứ Thanh’, ‘con thuốc ung thư giả’, ‘con tiến sĩ siêu tốc’, ‘con Biệt Phủ’, thậm chí là ‘con đỉnh cao trí tệ’ hay ‘con cầm lái vĩ đại’, 'con Người tên lửa'!, vậy họ sợ nhất con gì? (Hình 16):
- ‘Con tỳ hiêu’.

Ha..ha..ha… 
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiênAgain, tạm biệt ‘Trung Quốc’!

--------- 
Chú dẫn:
1.       ĐẤM VỠ MÕM BỌN PHÊ BÌNH (Quyên Nguyễn), xem thêm: https://www.facebook.com/uongtrieu77/posts/1917528505239019
2.       Ngọc tỷ Tần - Hán: Sử ký (Chiến quốc sách/Sử ký Tư Mã Thiên…) cũng ghi chép tiếp, sau khi Tần tiêu diệt Triệu, Hòa thị bích vào tay vua Tần. Sau khi Tần thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cho đẽo Hòa thị bích thành ngọc ấn truyền quốc, có khắc 8 chữ Triện ‘Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương’ (Nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi) do chính Thừa tướng Lý Tư viết. Từ đó, Hòa thị bích trở thành Ngọc tỷ truyền quốc, tượng trưng cho hoàng quyền tối thượng và vương triều chính thống… (wiki)
3.       Tôi đi kiểm tra… Trung Quốc - 1, xem tại: https://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1007-toi-i-kiem-tra-trung-quoc-1-ghi.html
4.       Tôi đi kiểm tra… Trung Quốc - 2, xem tại: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1008-van-ly-truong-thanh-phay-toi-i.html
5.       Trung Nam Hải ‘không nằm trong Tử Cấm Thành, mà hoàn toàn nằm ngoài…, vì là nơi tại vị của ông Tập… và các đời chủ tịch trước của Trung Hoa Dân Quốc. Người ta không ở trong này vì chỉ coi thời kì phong kiến là quá khứ, không bao giờ muốn quay trở lại mà nó sẽ chỉ là lịch sử (!), thậm chí cả đời ông Mao chưa bao giờ bước chân vào Tử Cấm Thành’, theo hdv du lịch.

(HẾT)

5 nhận xét:

  1. Vi Muadong (FB)
    Chúc mừng huynh có chuyến đi thật vui và thú vị nhé...
    22 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh đi... rồi về kể lại mừ, hehe... Thank muội, tối CN vui!

      Xóa
  2. Lưu một lời bình... hay:
    HÌNH VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH NHÌN TỪ XA
    Tôi chuẩn bị viết 'NGÀY 4 THĂM... TQ' (ngày 1 thăm 'Biệt phủ Hòa Thân'; ngày 2 và 3 thăm 'Vạn Lý Trường Thành và Thập Tam Lăng' - viết dồn lại thành một bài); trong chuỗi bài viết, hầu như tôi kg nhắc tên cá nhân của các fbker vì trọng tâm bài viết là 'ĐI THĂM... TQ'!
    Note: Hình chụp khi... đứng trên ban-công của 'một dãy nhà cổ của trường phái hậu duệ của phái Võ Đang - có nghiên cứu thêm về công phu ‘Xà quyền thôi miên’!, cảnh này có trong 'phim ‘Cậu bé Karate - The Karate Kid’ (đã nói trong bài này)... TM.
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=742661995925669&set=p.742661995925669&type=3

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 09:22 3 tháng 10, 2017
      Mynhan Ha (FB)
      Em có xem phim này. Cảnh núi Võ Đang đẹp mê hồn. Còn TQ thì đã đi du lịch 10 ngày cách đây 10 năm... đi nhiều tp đẹp nổi tiếng TQ.

      Xóa
    2. Uh, (cũng như VN), TQ có nhiều cảnh đẹp như Thiên đường, dễ kiểm tra trong phim 'The Karate Kid', 'Tây du ký' hay mới đây là phim 'Đông Phương bất bại' (Trần Kiều Ân)...,
      nhưng cái đẹp ở đây là cái 'ĐẸP', mà đối với tôi là 'kỷ cương' (rất 'NGHIÊM'), đễ hiểu như: không có 'vụ mất 400 triệu ở khách sạn' (văn hóa phong bì), phá rừng, trộm cướp liên miên... (mấy vụ này họ 'khử liền!), hay 'phóng nhanh vượt ẩu', lấn chiếm lòng lề đường...,
      mặc dù vụ 'ô nhiễm môi trường', 'văn hóa lớn tiếng' (dễ 'kênh xì-bo', xả rác...), 'cấm một số tư duy', 'tương đương Bỗng Điên'... cũng rất 'nghiêm', nhưng là... nghiêm trọng, hehe
      Tạm vậy nhen, tks!

      Xóa