Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

1085. ‘Lục mạch thần kiếm’ thua võ thuật Kinh Bắc (Thư giãn)

Viết cũng... mệt lắm, nhưng không viết thì tiếc.
Trong Hồi ký ngày 20/3/2018, tôi có viết ‘Không quan tâm lắm đến một trong những sư phụ ‘tâm lý học’ của thế kỷ 21 là Howard Gardner nói về các loại trí khôn, dường như ta rất bị cụk cặk về cái đgl khả năng ‘link’, là khả năng liên kết các sự vật lại với nhau...’, tất nhiên các bạn có thể không tin, nhưng tôi tin, hehe...
‘Link’ cái gì? Ta hay nói là nước Tàu, nhưng trên thực tế có cái nước nào đgl là ‘nước Tàu’ không?; Lão, Trang, Khổng, Mạnh là ‘Thiên hạ đệ nhất... cao thủ’ (# ‘Vạn thế sư biểu’), nhưng nhất cái gì?, nhất của ai?, và nhất đối với ai?; ‘Lục mạch thần kiếm’ là ‘Thiên hạ đệ nhất võ công’ gì gì đó, nó có đấu lại võ Việt Nam hay không?... Hãy xem dưới đây.

1
Trước tiên... Là một sinh viên chuyên về ‘Triết học Toán học và Vật lý’, hehe... (tất nhiên các bạn có thể cũng không tin, nhưng trong các bài viết tôi đã nhiều lần viết ‘nó’ rồi, hehe...), tôi cảm thấy dường như những Lão, Trang, Khổng, Mạnh và nhiều vị ‘thánh’ khác không vĩ đại như ta tưởng, mà họ ‘vĩ đại’ chủ yếu là do truyền thông (media), như các bạn cũng từng biết ‘truyền thông’ là lợi hại như thế nào rồi! (vd, ‘Cái gì không thật nói mãi sẽ được người ta tin là thật’, Goebbels, Bộ trưởng 4T của Đức quốc xã...), nhất là ‘truyền thông Tàu’ được tiếp tay bởi không ít tay hủ nho An Nam xưa nay...
Kết quả hình ảnh cho Khổng TửNhớ lại, hồi sinh viên, tôi có học về Toán học và sự nghiệp khoa học của Lebnitz (1646-1716, người đã sáng tạo ra ‘Phép tính tích phân’ (cùng với Newton) và ‘hệ nhị phân’*... Chuyện kể rằng, một ngày nọ, có một người bạn đem đến cho ông một số ‘sách’ của Khổng Tử (Hình 1)..., ông xem xong và bảo rằng nó không phải là triết học mà cũng chả có tư tưởng gì!, ý nói nó chỉ là một dạng ‘bách khoa thư - sưu tập/ghi chép và dẫn giải’ (như sách của Lê Quý Đôn vậy!)... Các nhà bác học ‘Tây’ họ nghĩ vậy đó!, còn ta thì cả ngàn năm cứ ‘nam mô a di đà... Khử Tổng’, méc mệt!
Nhân tiện, tại sao thời đó Lebniz lại đọc được sách của Khổng Tử?, một phần, chúng ta nên nhớ rằng nhà du hành người Ý là Marco Polo đã từng qua China làm quan cho Hốt Tất Liệt khoảng 20 năm, từ 1272-1292, ngoài ra, còn một số ‘Tây’ nữa làm dưới triều Minh, Thanh...
*
Tiếp... Dường như ta gọi là nước ‘Tàu’ - một cách gọi dân gian, theo thói quen truyền thống - là không đúng lắm! Bởi vì trước thời Tần, người ta gọi là các nước thời XUÂN THU, CHIẾN QUỐC, chứ không nói cụ thể là nước ‘Tàu’!, và đến đầu thời Tần vẫn còn ‘7 nước’ là TẦN, HÀN, TRIỆU, NGỤY, YÊN, SỞ VÀ TỀ... Lưu ý rằng, người ta ‘truyền thông’ rằng Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, nhưng sau Tần thì lập tức đã có HÁN, SỞ, rồi ‘tam quốc’ là NGỤY, THỤC, NGÔ...
Kết quả hình ảnh cho Bà TriệuCũng lưu ý rằng vào đầu tk 3SCN không phải là ‘tam quốc’ mà có đến ‘tứ quốc’!, vì lúc đó bên Trung Hoa ngoài Ngụy, Thục, Ngô, còn có một nước ‘thứ tư’ là GIAO CHÂU (AN NAM) ở phía Nam - mặc dù ít nhiều có bị đô hộ bởi nhà Đông Ngô nhưng do ‘không chịu thần phục’ nên không tham gia vào vụ ‘Tam quốc chí’ trong lịch sử, hãy đọc thêm tư liệu về vụ Xích Bích và cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu đánh quân Tôn Quyền... thì sẽ biết! (Hình 2)
Kết quả hình ảnh cho Vương quốc đại lý...Rồi bỏ qua vô số nước, chẳng hạn như TÙY, ĐƯỜNG, NGŨ ĐẠI THẬP QUỐC gì gì đó... Đến đầu tk 10, túc là thời... ‘Lục mạch thần kiếm’ và ‘Lăng ba vi bộ’, như sẽ kể chi tiết dưới đây, thì bên Trung Hoa gồm có 5 nước ‘có thế lực tương đương’ lần lượt từ nam ra bắc là ĐẠI LÝ, NAM TỐNG, KIM, TÂY HẠ và TÂY LIÊU (chưa tính THỔ PHỒN, Hình 7), trong đó xứ ĐẠI VIỆT cứ sống gần như là độc lập với ‘phương Bắc’..., chưa kể sau đó là (TỐNG), NGUYÊN, MINH, THANH, NHẬT, HẬU THANH gì gì đó:
- ‘Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao? Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh TQ chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng ‘thiên hoàng vạn tuế’ hay sao? Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu.’ (Vương Khả Nhi, học sinh lớp 10, TQ, tinhhoa-net)...
Thế thì gọi ‘thống nhất’ theo nghĩa nào?, và nước ‘Tàu’ là nước nào?

2
Kết quả hình ảnh cho lục mạch thần kiếmLỤC MẠCH THẦN KIẾM, nếu không nhầm, là do tổ sư ĐOÀN KÍNH CHÍ, một viên tướng của Đại Lý Đoàn Thị (Đoàn Hoàng Gia ở nước Đại Lý, thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay) sáng tạo ra vào khoảng trước hoặc sau năm 1010 (thời Tuyên túc đế Đoàn Tố Liêm)... Trong ‘Thiên long bát bộ’, Bảo định đế Đoàn Chính Minh, Văn an đế Đoàn Chính Thuần và Tuyên nhân đế Đoàn Chính Nghiêm (tức Đoàn Dự!) chính là cháu chắt chít đời thứ 7, 8 và 9 của Đoàn Kính Chí... Vào đầu nửa tk 11, tức là thời Lý Công Uẩn (trị vì 1009-1028), giữa Đại Lý và Đại Việt (hay Âu Lạc trước đó vào nửa cuối tk 3TCN, gồm nam Quảng Tây và bắc Việt Nam ngày nay) thường ở tư thế giao tranh... Lưu ý rằng Đoàn Dự ‘phần nào’ có ADN từ dân tộc Thái ở vùng miền núi Tây Bắc VN, nên quả là có chút chút ‘sơn thủy tương liên’, nhưng không có ‘văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan’ cái con-mother-nó gì đó như đang được ‘4T’ thời nay!... Năm 1014, khi thế lực Đại Lý còn mạnh, tướng Đoàn Kính Chí vâng mệnh Tuyên Túc Đế đem 20 vạn binh cùng với môn võ công... ‘Lục mạch thần kiếm’ (Hình 3)... sang xâm chiếm Đại Việt...
*
Nào ngờ bên Đại Việt có viên tướng là ‘Lý Dực Thánh’ (tức Dực Thánh Vương) ở đất Kinh Bắc* sở hữu môn võ công BĂNG SƠN THẦN ĐAO (hay Mộc Sơn Thần Đao, xem dưới)... Nói thêm, Dực Vương (và Võ Vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu) có thể là... tổ sư của trường phái võ thuật Kinh Bắc, mà có thể sau này được gọi là ‘võ phái cổ truyền Bình Định Gia’* có cách đây 200 năm, hay sau này còn đgl là ‘võ Việt Nam' (Vovinam) chính thức xuất hiện ở Hà Nội vào những năm 1930!, và dưới đây gọi là ‘Băng Sơn Thần Đao’... Nói có sách, mách có chứng:
Kết quả hình ảnh cho Phụng Hiểu lên núi, ném đao- Chuyện Băng Sơn Thần Đao: Nghe cái sự cổ kim chưa có bao giờ, nhưng vì công trạng của vị tướng Nam chinh, vua (Lý Thái Tổ) chuẩn lời. ‘Việt điện u linh tập’ chép: ‘Phụng Hiểu mới trèo lên chóp núi Băng Sơn, xách dao ném một cái, dao đi xa hơn 10 dặm, cắm vào địa phận làng Đa Mi’. Còn ‘Toàn thư’ cũng có đề cập tới chi tiết này: ‘Phụng Hiểu lên núi, ném đao xa hơn đến nghìn dặm, đao rơi xuống hương Đa Mi. Vua bèn lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném đao ấy. Vì vậy người châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném đao)’. Tương truyền, chỗ Phụng Hiểu đứng ném đao chính là khoảng đất bằng Mã Yên của núi Băng Sơn. Tài ném dao xuất chúng đó của ông hàng trăm năm sau còn được dân gian lưu truyền:
Quăng dao, múa kiếm lừng danh,
Sáu trăm năm lẻ, sử xanh còn truyền. (Hình 4)
Làng Bưng (làng Bùng), theo ‘Danh nhân văn hóa Hoằng Hóa’ nay là làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa. Xem ‘Đại Nam nhất thống chí’ thì ngọn núi Băng Sơn ‘có tên nữa là Mộc Sơn ở huyện Hoằng Hóa, có hai ngọn nổi vọt lên ở giữa đồng bằng, trong ấy một ngọn hai đầu cao vót mà quãng giữa bằng phẳng nên lại gọi là núi Mã Yên, tức chỗ ném đao của Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu đời Lý’...
https://baomoi.com/le-phung-hieu-vi-tuong-khai-sinh-ruong-nem-dao/c/22228737.epi
*
Kết quả hình ảnh cho dực thánh vương đánh Đại LýNăm 1014, tại HOA SƠN NHAI ĐẠO, tức tại Ngũ Hoa trại thuộc nội thành Côn Minh, tỉnh Vân Nam (cũng giáp với Tây Lương Nữ Quốc là quê hương của vợ... Tam Tạng), Đoàn Kính Chí đã thi triển Lục Mạch Thần Kiếm để đấu với Băng Sơn Thần Đao của Dực Thánh Vương... Không ngờ Dực Vương lại sở hữu nội công chí dương chính tông vô cũng mãnh liệt, liên miên bất tuyệt như triều dâng sóng vỗ - gần gần cỡ... tuyệt đại cao thủ Lê Phụng Hiểu*, nên công lực chí dương kiểu ngạnh công... tà ma ngoại đạo của họ Đoàn bức xô chịu không nổi, hơn nữa, chiêu thức của Băng Sơn Thần Đao lại biến hóa vô cùng so với Lục Mạch Thần Kiếm chỉ có loanh quanh mấy chiêu chỉ lực đánh đi đánh lại qua đầu ngón tay!, nên Đoàn Kính Chí buộc phải thoái bộ, dùng khinh công tuyệt thế ‘Lăng ba vi bộ’ bỏ chạy... Ảnh hưởng kình lực ‘đao khí’ của Dực Vương còn lan ra chung quanh ra mấy... dặm, làm cho sử sách ghi chép rằng ‘chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết’ (Việt sử lược, Hình 5)...
Năm 1015, tại châu BÌNH NGUYÊN, Dực Vương còn đem quân đánh Đại Lý ở Vị Xuyên, Hà Giang, một lần nữa, Băng Sơn Thần Đao lại đấu với Lục Mạch Thần Kiếm của Hà Án Tuấn - đại đệ tử của Đoàn Kính Chí (họ Hà là tướng Đại Việt, phản Lý, theo Đoàn), cao thủ này cũng bức xô chịu không nổi, nhưng chưa kịp sử dụng khinh công ‘Lăng ba vi bộ’ thì đã bị Dực Vương dùng một thế võ vật cổ truyền trong ‘Mộc Sơn công’ bắt sống (theo ‘Việt sử lược’)...
...Chưa kể hơn một thế kỷ sau, 2 vạn quân của Đoàn Hưng Trí (vua chính thức cuối cùng của Đại Lý) phối hợp với đại tướng Mông Cổ (của Hốt Tất Liệt) là Ngột Lương Hợp Đài xâm lược Đại Việt vào đầu năm 1258, và cả hai đều là bại tướng gián tiếp dưới tay Trần Hưng Đạo...
*
Lại nói thêm về Đoàn Dự, là một tín đồ của Phật giáo Mật tông (Acarya), và là con trai ‘độc’ của Trấn nam vương Đoàn Chính Thuần; sau khi cha mất, ‘Đoàn Dự’ lên nối ngôi là Tuyên Nhân Đế... Nhân tiện, Đoàn Chính Thuần tức Văn An Đế, một nhân vật có thật trong lịch sử, trị vì Đại Lý được 12 năm, từ 1096-1108, chứ không tự tử chết vì các tình nhân như Kim Dung hư cấu trong ‘Thiên long bát bộ’...; còn Đoàn Nam Đế sở hữu môn Nhất dương chỉ trong ‘Võ lâm ngũ bá’ của Kim Dung chính là Đoàn Trí Hưng, cháu nội của Đoàn Dự!, trị vì nước  Đại Lý được 28 năm, tức năm 1171-1199... Sau thời Nam Đế, truyền nhân của ‘Lục mạch thần kiếm’ ngày càng sa sút..., đến thời Hốt Tất Liệt - chính xác là vào năm 1253, do đấu không lại ‘Long Tượng Bát Nhã công’ của các đại cao thủ Mông Cổ (truyền nhân của Kim Luân Pháp Vương), Đại Lý chính thức bị tiêu diệt...; tuy nhiên các cao thủ hậu duệ vẫn còn chiến đấu lai rai đến vị hoàng đế cuối cùng là Đoàn Thế, và chấm dứt hẳn vào năm 1387...
Truyện cũng chỉ là truyện. Có lẽ Kim Dung vì có cảm tình với Đại Lý Đoàn Thị nên cho ‘Lục mạch thần kiếm’ là ‘Thiên hạ đệ nhất võ công’ của Tàu!, làm cho Nam Mộ Dung phải thua hoảng loạn xơ xác, Bắc Kiều Phong phải ‘thất kinh chàng chửa biết là làm sao’ (trong trận đại chiến ở Thiếu Lâm Tự vào cuối thời Tống-Liêu, diễn ra vào khoảng năm 1004 - trước khi Gia Luật Hồng Cơ bị Tiêu Phong ép phải ký Hòa ước Thiền Uyên với Tống Chân Tông Triệu Hằng)...

3
Tóm lại, có lẽ các giả sư Vịt vì lý do tế nhị nào đó mà quá ca tụng Tàu, nhưng họ lại... không rõ Tàu là gì trong cái đống hẩu lốn ‘Xuân Thu’, ‘Chiến Quốc’, rồi Tần, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở, Tề, rồi Ngụy, Thục, Ngô, rồi Đại Lý, Nam Tống, Kim, Tây Hạ, Tây Liêu, Thổ Phồn, rồi Tùy, Đường, Ngũ Đại Thập Quốc, rồi Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Nhật và ‘Hậu Thanh’ gì gì đó! Với cả đống vô thiên lủng như vầy thì nước nào là nước Tàu, hử?
Họ đã quá ca tụng những Lão, Trang, Khổng, Mạnh..., có thể hình dung qua những ‘Tử hạ thần công’ của Lão Tử, ‘Lăng ba vi bộ’ của Trang Tử, ‘Lục Mạch thần kiếm’ của Khổng Tử, ‘Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công’ của Mạnh Tử*... thi triển bởi các tay đại cao thủ ‘Tàu’ như Mã Viện, Lục Dận, rồi Lưu Hoằng Tháo, Đoàn Kính Chí, Tô Giám*, Hầu Nhân Bảo, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Toa Đô, rồi Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hữu*... đều là bại tướng dưới tay các đại cao thủ đến từ Kinh Bắc, Lam Sơn hay An Khê như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Dực Thánh Vương, Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Dã Tượng, Yết Kiêu, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ..., nói chung là các đại cao thủ ‘lạ’ lò mò sang xâm chiếm nước ta đều bị các đại cao thủ Việt ‘luộc’ đẹp hết!, hehe...
*
Cụ thể là, khi... tổ sư ‘Lục Mạch Thần Kiếm’ của bên Tàu là Đoàn Kính Chí mới vừa định mò qua biên giới Hà Giang thì bị ngay một trong tứ đại hộ giáo pháo vương của Đại Việt giáo là Dực Thánh Vương đánh cho chạy một đi không trở lại!...
Kết quả hình ảnh cho Lê Phụng HiểuCòn Lê Phụng Hiểu..., năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời, con là Khai Thiên Vương lên ngôi, tức Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương và Vũ Đức Vương không phục, gây bạo loạn... Lý Thái Tông sai Lê Phụng Hiểu thi triển... Băng Sơn Thần Đao, mới chiêu đầu đã chém đứt đầu Vũ Đức Vương, còn Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương thấy liệu bề đấu không lại, nên cũng... chuồn luôn (sau này được vua tha tội chết): Lê Phụng Hiểu trở thành ‘Thiên hạ vô địch thủ’ không những đối với Đại Việt, mà còn với Đại Lý và ‘Tàu’ (Hình 6)...
Các bạn thử hình dung xem, đó chỉ mới là Dực Thánh Vương ra tay, chứ nếu chính Giáo chủ ‘Đại Việt giáo’ là Lê Phụng Hiểu mà ra tay thì đến ông cô-sắc của ‘Lạ giáo’ cũng chỉ có nước là bỏ chạy... Ỉa Kứt Coq Kuần, đúng hôn?
Thế mà tại sao xưa nay nhiều tay ‘bự thiệt’ của ta lại phải ‘Nam mô a di đà... Tàu’? Tại vì họ muốn vậy! Tại sao họ muốn?, tại vì họ muốn!

Nam mô cái... cái... ccc!
Ccc là gì?, ccc là cái con két.
Két là gì?, két là một loài trym.

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Bình Định Gia là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam thuộc hệ phái võ Bình Định ra đời cách đây trên 200 năm, người sáng lập môn phái này là Trần Đại Chí. (baobacninh-com-vn) 
2.       Dực Thánh Vương, không rõ năm sinh năm mất, tham chính năm 1009, là em trai của vua Lý Công Uẩn (theo ‘Việt sử lược’). Bởi Lý Công Uẩn quê mẹ ở Bắc Ninh (quê cha ở Tràng An, Ninh Bình!), nên Dực Thánh Vương xuất thân ở Bắc Ninh... Là ‘Thành Hoàng’ của Việt Nam, nay Dực Thánh Vương được người dân thờ ở Đình An Bảo, Hải Phòng, và Đình Thông Tây Hội ở Gò Vấp, Sài Gòn...
3.       Hệ nhị phân là một hệ dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, thường là 0 và 1... Trong tk 17, nhà triết học và toán học người Đức là Leibniz đã ghi chép lại một cách trọn vẹn hệ thống nhị phân trong bài viết ‘Giải thích về toán thuật trong hệ nhị phân’... Do có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong các máy tính đương thời... (wiki) 
4.       Hứa Thế Hữu, Thượng tướng, Tổng chỉ huy quân đội TQ trong cuộc chiến xâm lược VN năm 1979... ‘Đây gọi là tác chiến kiểu gì? Là cuộc chiến dốt nát, là cuộc chiến ngu xuẩn, là cuộc chiến 'điên rồ', lính chết đầy ra đấy nhưng không ai dám kêu oan’ (tướng Trần Tích Liên, TQ)... Xem thêm: http://soha.vn/quoc-te/chien-tranh-bien-gioi-1979-tuong-tq-goi-tong-chi-huy-la-ten-dien-20160215100730502.htm
5.       ‘Kinh Bắc’ là nơi khai mở nền văn minh Đại Việt, gồm tỉnh Bắc Ninh, một phần đất của tỉnh Bắc Giang và huyện Đông Anh và Phường Long Biên, Hà Nội ngày nay... (vovworld-vn)
6.       Tô Giám: Thành Ung châu vững chắc, chính Vương An Thạch tin rằng quân Lý sẽ không phá nổi... Đánh phá hơn 40 ngày không hạ được, có tù binh bên Tống hiến kế với Lý Thường Kiệt dùng phép thổ công, tức là trèo qua bao đất vào thành... Ngày 1/3/1076, thành Ung thất thủ, họ Tô cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết... (wiki)
7.       ‘Tử hạ thần công’ ý nói thuật ‘trường sinh bất lão’ trong ‘Đạo đức kinh’ của Lão Tử, ‘Lăng ba vi bộ’ ý nói thuật ‘Đẩu chuyển tinh dời’ trong ‘Nam hoa kinh’ của Trang Tử, ‘Lục Mạch thần kiếm’ ý nói... ‘Quân tử kiếm’ của Khổng Tử, ‘Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công’ là công phu ‘cải lão hoàn đồng’ của Thiên Sơn Đồng Lão, ý nói câu ‘Nhân chi sơ tính bổn thiện’ của Mạnh Tử. 

5 nhận xét:

  1. Chuck Le (FB)
    Sau khi chiếm xong nước Đại Lý, tướng Mông Cổ là Hợp Lương Ngộp Lài bắt các tù binh Đại Lý theo đoàn viễn chinh Mông Cổ đi đánh Đại Việt, có phải không Nhà Nhà Gom Lá Bàng?
    6 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, tại hạ đang kiểm tra lại bài... Theo wiki thì ‘CÓ’:
      - Sau khi những biện pháp dụ dỗ và đe dọa đối với nhà Trần không thành công, Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Đài) quyết định tấn công Đại Việt vào tháng 1/1258. Quân của Uriyangqatai có ít nhất là hơn 3 vạn người, TRONG ĐÓ CÓ 2 VẠN QUÂN CỦA ĐẠI LÝ (Đoàn Hưng Trí) đi đường từ Vân Nam dọc theo sông Hồng vào Đại Việt.
      Ngày 17/1/1258, các lực lượng tiên phong của Uriyangqatai do Aju và Cacakdu chỉ huy đã đến Bình Lệ Nguyên và giao chiến với quân Đại Việt do đích thân vua Trần chỉ huy tại đây. Kế hoạch bắt sống bộ chỉ huy nhà Trần và đánh tan quân Đại Việt chỉ trong 1 trận của Uriyangqatai thất bại. Quân Uriyangqatai tiếp tục tấn công ồ ạt, khiến quân Đại Việt phải bỏ kinh đô Thăng Long. Thiếu lương thực, khí hậu bất lợi, sự kháng cự của quân Đại Việt đã khiến quân của Uriyangqatai gặp nhiều khó khăn. Chỉ 12 ngày sau trận giao chiến đầu tiên, tức ngày 29/1/1258, quân Đại Việt đã phản công, đánh bật quân của Uriyangqatai khỏi Thăng Long. Uriyangqatai quyết định rút quân về Vân Nam. Giữa đường bị lực lượng của Hà Bổng tập kích gây tổn thất nặng.
      Sau khi thoát về Vân Nam, Uriyangqatai được lệnh hội sư công Tống nhưng bị tước giải binh quyền không lâu sau đó. Quyền chỉ huy được giao lại cho con trai của Uriyangqatai là Aju...
      P/s: Uriyangqatai thường gọi là ‘Ngột Lương Hợp Đài’, là đại tướng của Hốt Tất Liệt, nổi tiếng xếp thứ ba của triều Nguyên, chắc từ nhỏ có chơi với nhóm ‘Quách Tĩnh + Đà Lôi + Sát Hợp Đài + Oa Khoát Đài + Hoa Tranh Công chúa’ ở Đại Mạc... Còn Đoàn Hưng Trí ở trên (khác với Đoàn Trí Hưng tức Nam Đế trong ‘Võ lâm ngũ bá’) là vị vua chính thức cuối cùng của (Hậu) Đại Lý, chỉ tại vị có 3 năm, từ 1251-1254...
      TM.

      Xóa
    2. Chuck Le Cám ơn bạn nhiều.

      Xóa
  2. Mai Vũ (FB)
    Anh mà "ra tay" thì khỏi phải chê rồi Nhà Gom Lá Bàng ạ. Nhưng Mai còn phải ngẫm kĩ thêm chút nữa nhé. Chúc anh thật nhiều sức khỏe và luôn... nhớ Mai. Hì hì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại ha có môn võ công 'Giáng gián thập bát chưởng', có nghĩa là gặp gián thì 'ra tay' giáng cho nó một chưởng, chứ không cần đến 18 chưởng, thì nó đã đi... buôn muối rồi, hehe...
      Thank Mai Vũ nghen!

      Xóa