Lời
bình:
À, tôi có để ý vụ này rồi, chưa quan tâm nhưng nay sẽ quan
tâm... Có 2 vấn đề:
1) Ta hay học Tàu (vd như Lão Trang Khổng Mạnh, cục đại, ế thức hị, v..v...), ok, kg vấn đề, nhưng làm như thế thì chưa chắc họ đã trọng ta, mà trên thực tế thì họ KHINH NGẦM ta (vì ta theo đuôi họ), có điều các bậc hủ nho xưa nay vì si mê 'Háng' quá mà hóa u mê, hay không biết hay không để ý đó thôi!
2) Ta hay học Tàu, nhưng họ không bao giờ học ta (cũng vì họ là nước lớn), thậm chí họ không cần tìm hiểu ta, mà chực tí là đem ta ra CHẾ NHẠO (vd như vụ này, hay vụ HDV du lịch Tàu ở Đà Nẵng...), các bậc hủ nho xưa nay không lấy thế làm nhục quốc thể (để thức tỉnh!), mà cho tới tận nay, 2018, vẫn tiếp tục ngựa đi đường cũ!
Tương tự cho Lờ-Tờ-Kờ-Mờ, qua cái này cho thấy chưa chắc cái đgl siêu học giả Tàu đã giỏi!
1) Ta hay học Tàu (vd như Lão Trang Khổng Mạnh, cục đại, ế thức hị, v..v...), ok, kg vấn đề, nhưng làm như thế thì chưa chắc họ đã trọng ta, mà trên thực tế thì họ KHINH NGẦM ta (vì ta theo đuôi họ), có điều các bậc hủ nho xưa nay vì si mê 'Háng' quá mà hóa u mê, hay không biết hay không để ý đó thôi!
2) Ta hay học Tàu, nhưng họ không bao giờ học ta (cũng vì họ là nước lớn), thậm chí họ không cần tìm hiểu ta, mà chực tí là đem ta ra CHẾ NHẠO (vd như vụ này, hay vụ HDV du lịch Tàu ở Đà Nẵng...), các bậc hủ nho xưa nay không lấy thế làm nhục quốc thể (để thức tỉnh!), mà cho tới tận nay, 2018, vẫn tiếp tục ngựa đi đường cũ!
Tương tự cho Lờ-Tờ-Kờ-Mờ, qua cái này cho thấy chưa chắc cái đgl siêu học giả Tàu đã giỏi!
...Nhân tiện, những ví
dụ mà Thiếu Khanh đưa ra (HAM DEO CA, VO DE...) là có thật ở dân gian,
trong các chuyện kể về Alexandre De Rhodes..., và nay:
- Mỗi lần đọc ‘Database’
là tụi Tây nói là ‘DAI BAY’ và cười (vì họ biết tiếng Việt là ‘đái bậy’), thực
ra nó cũng phát âm tiếng Anh là ‘dai bay’ thiệt, nhưng có nghĩa là ‘cơ sở dữ liệu’...
- CAM DAI BAY, tụi Tây
hiểu là Vịnh Cam Dai (Bay = Vịnh), nhưng thực ra đây là biển ‘CẤM ĐÁI BẬY’...
- Có một người Anh là
Project Manager (Trưởng dư án) đang học tiếng Việt từ một cô giáo Việt, ở HN...
Ổng kể: Tôi ra nhà hàng, gọi bia: ‘CHO TÔI 2 LON’, cả nhà hàng đều cười, hỏi ra
mới biết họ cười vì tôi không phát âm chữ ‘LON’ được, mà phát âm là... ‘LO...ON’, tôi
về nhà nghỉ học tiếng Việt, không học nữa...
...Không
viết nhiều... Khi chữ Nôm của ta được Latinh hóa vào năm 1617*, tức là đã ‘THOÁT
TRUNG’ về mặt chữ viết, thì một bộ phận học giả Tàu (gọi là giới ‘học phiệt’) đã
tỏ ra tức giận (!, ha..ha..ha...) và chế nhạo chữ viết của ta toàn là ‘mũ và
giày’ (dấu trên và dưới một ký tự, ví dụ ‘ộ’). Nhưng ‘chữ Hán 54 nét dưới đây (Hình
1), do Tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành phát hiện, là tên gọi MỘT LOẠI MÌ SỢI ĐẶC SẢN CỦA
TỈNH PHÚC KIẾN, ha..ha..ha...
---------
---------
Dưới
đây xin giới thiệu ‘phần chính’ bài viết của Thiếu Khanh
SAO ÔNG QUÝ TIỄN LÂM LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM “RẤT
NỰC CƯỜI”?
- Chữ Quốc ngữ đội mũ mang giầy
Trong
một bài viết, “Sao lại nói chữ Quốc ngữ Việt Nam ‘rất nực cười’?” đăng trên
trang mạng Nghiên Cứu Quốc Tế, tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành dẫn lời một học giả rất
nổi tiếng của Trung quốc hiện đại là “Quý Tiễn Lâm (Ji Xian-lin, 1911-2009, Hình
2), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học
giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước
nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La tinh hóa,
đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười” (Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu,
đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê).
Ts
Nguyễn Hải Hoành nhận thấy cái ông “đại sư” “quốc bảo” của Tàu nói năng hồ đồ
và chứng tỏ chẳng biết gì cả về chữ quốc ngữ của người Việt. Dù vậy, hình tượng
“đội mũ mang giầy” mà Quý Tiễn Lâm gán cho chữ quốc ngữ của chúng ta, cũng ngộ
nghĩnh đó chớ. “Mũ” và “giầy” theo con mắt Quý Tiễn Lâm chính là các dấu phụ
nguyên âm (diacritical marks) và dấu giọng (accent marks) chúng ta “gắn” vào chữ
viết của mình.
Chuyện
là như vầy: Những ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam (xứ Đàng Trong), các giáo
sĩ truyền đạo Thiên Chúa Tây phương đã rất ngỡ ngàng khi tiếp xúc với tiếng nói
của người bản xứ: Lúc bấy giờ họ chưa có khái niệm gì về các ngôn ngữ Nam Á
(Austroasiatic languages) và họ nghe một thứ ngôn ngữ không những hoàn toàn xa
lạ với ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, mà còn không giống chút gì với các ngôn ngữ trong
hệ Ấn Âu quen thuộc của người phương Tây. Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes),
tác giả quyển từ điển “Dictionarium Annamiticum, lusitanum, et latinum,” thường
được gọi là “Từ điển Việt - Bồ - La” đã từng viết: “Riêng tôi xin thú nhận rằng,
khi vừa tới Đàng Trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới,
tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không
bao giờ có thể học được tiếng Việt”… “Linh mục Joseph Tissanier ở Đàng Ngoài từ
1658 - 1663 cũng ghi lại như sau: Tôi xin thú nhận rằng lúc đầu tiếng Việt làm
tôi phát sợ, vì thấy nó khác với các ngôn ngữ Âu châu quá, nên hầu như tôi thất
vọng trong việc học tiếng này”.
Giáo
sĩ Đắc Lộ kể mấy ví dụ về sự khó khăn phân biệt âm và thanhcủa
tiếng Việt trong tai người phương Tây. “Một hôm Linh mục bạn với Đắc Lộ muốn bảo
người giúp việc đi chợ mua cá. Khi người giúp việc ở chợ về bảo cho ông
hay là đã mua như ý Lm muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem đã mua loại cá nào,
thì ông bỡ ngỡ vì người đi chợ mua một thúng đầy cà. Lm biết ngay vì [ông]
đã đọc trại tiếng cá thành cà, nên ông xin lỗi người giúp việc. Một Lm khác bảo
người nhà đi chém tre, đoàn trẻ em [người Việt] trong nhà Lm nghe vậy sợ
quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát âm lầm là chém trẻ, nên làm cho
đoàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm trở về nhà với
Linh mục”.
Những
ký hiệu ghi âm tiếng nói của người Việt để phân biệt ca, cá, và cà,
phân biệt tre và trẻ, cũng như phân biệt ham và hầm, vợ
đẻ và vỡ đê… chính là cái mà ông “Quốc học đại sư” Quý Tiễn Lâm của
Tàu gọi là tiếng Việt “đầu đội mũ, chân đi giầy!”.
-
Đội mũ mang giầy: chuyện không đơn giản.
Cái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề… rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phụ âm kép như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm) cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”?” (Hình 3).
Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan”. Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì”. Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.
Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm người Việt Nam đã hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho mình.
Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh - không dấu, Phù khứ thanh - dấu sắc, Phù thượng thanh - dấu ngã, Trầm bình thanh - dấu huyền, Trầm thượng thanh - dấu hỏi, và Trầm nhập thanh - dấu nặng), nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng TQ (chỉ có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt!
Mặt khác, một chữ tiếng Việt dài nhất, chữ “nghiêng” chỉ gồm 7 ký tự, trong khi một chữ Hán thường có đến hàng chục nét “vẽ” rất rối rắm, khó học, khó nhớ. Ví dụ chữ “Hối” trong (Hối đoái - 匯兌 ) có 13 nét; chữ “Tê” 虀 (một món dưa chua) có 23 nét; chữ “Thô” 麤 (thô sơ) có 33 nét. Một chữ có âm đọc là [piang], là tên gọi 1 loại mỳ sợi đặc sản của tỉnh Phúc Kiến, có đến… 54 nét! Đó là một trong những lý do khiến người TQ muốn La tinh hóa chữ viết của họ cho dễ học dễ viết. Chuyện không dễ chút nào. Vậy mà họ lại chê chữ quốc ngữ của người Việt “đội mũ mang giầy”!
Việt Nam là một trong số 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dùng hệ chữ viết La tinh, và là một trong số rất ít các quốc gia châu Á dùng loại chữ viết này. Với hệ thống chữ viết quốc gia bằng chữ cái La tinh, người ta có thể học một ngoại ngữ có tính phổ biến quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp… và tiếp xúc thẳng với mạng Internet rất thuận tiện mà không phải học thêm một hệ thống chữ viết nào khác.
Cái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề… rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phụ âm kép như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm) cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”?” (Hình 3).
Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan”. Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì”. Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.
Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm người Việt Nam đã hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho mình.
Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh - không dấu, Phù khứ thanh - dấu sắc, Phù thượng thanh - dấu ngã, Trầm bình thanh - dấu huyền, Trầm thượng thanh - dấu hỏi, và Trầm nhập thanh - dấu nặng), nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng TQ (chỉ có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt!
Mặt khác, một chữ tiếng Việt dài nhất, chữ “nghiêng” chỉ gồm 7 ký tự, trong khi một chữ Hán thường có đến hàng chục nét “vẽ” rất rối rắm, khó học, khó nhớ. Ví dụ chữ “Hối” trong (Hối đoái - 匯兌 ) có 13 nét; chữ “Tê” 虀 (một món dưa chua) có 23 nét; chữ “Thô” 麤 (thô sơ) có 33 nét. Một chữ có âm đọc là [piang], là tên gọi 1 loại mỳ sợi đặc sản của tỉnh Phúc Kiến, có đến… 54 nét! Đó là một trong những lý do khiến người TQ muốn La tinh hóa chữ viết của họ cho dễ học dễ viết. Chuyện không dễ chút nào. Vậy mà họ lại chê chữ quốc ngữ của người Việt “đội mũ mang giầy”!
Việt Nam là một trong số 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dùng hệ chữ viết La tinh, và là một trong số rất ít các quốc gia châu Á dùng loại chữ viết này. Với hệ thống chữ viết quốc gia bằng chữ cái La tinh, người ta có thể học một ngoại ngữ có tính phổ biến quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp… và tiếp xúc thẳng với mạng Internet rất thuận tiện mà không phải học thêm một hệ thống chữ viết nào khác.
Người
Tàu với hơn 1,3 tỷ dân, cũng muốn dân họ có được sự thuận tiện đó để dễ thúc đẩy
sự phát triển của đất nước. Họ đã nhiều lần nỗ lực La tinh hóa chữ viết, nhưng
không thành công. Rốt cuộc người Tàu đã phải tuyên bố bỏ cuộc. Họ có thể dùng
chữ pinyin như một giải pháp phụ để phiên âm cho từng mặt chữ Hán, giúp người học/người
đọc đọc được từng chữ ô vuông đó chớ không thể dùng nó thay cho chữ Hán để viết
lách gì được, trong khi:
-
Người Việt đã hoàn toàn bỏ hẳn chữ Hán (Hình 4),
và phát triển chữ quốc ngữ hoàn chỉnh đến mức có thể diễn đạt mọi lãnh vực tri
thức - tư tưởng, văn học, và khoa học, mỹ thuật… một cách phong phú và chính
xác.
Việc các học giả TQ (nỗ lực La tinh hóa chữ viết không thành công, nhưng) chê bai chữ Quốc ngữ của người Việt gợi mình nhớ chuyện chùm nho còn xanh của con… cáo!... (Nguồn: Fb Phú Đoàn)
Việc các học giả TQ (nỗ lực La tinh hóa chữ viết không thành công, nhưng) chê bai chữ Quốc ngữ của người Việt gợi mình nhớ chuyện chùm nho còn xanh của con… cáo!... (Nguồn: Fb Phú Đoàn)
Xem
toàn văn bài viết của Thiếu Khanh tại:
https://phudoanlagi.blogspot.com/2018/03/chu-quoc-ngu-va-hoi-chung-nhay-cuu.html
***
Nhân tiện... Chuyện ‘Con cáo
và chùm nho’:
Cáo
rất thèm, nhưng chùm nho cao quá, với ‘tay’ hái hoài mà không được, quá bực bội,
nên nó mới biện hộ rằng: ‘Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho
này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa
chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao
cả’! (Hình 5). Ha..ha..ha...
Ý
nói là việc mà mình rất muốn làm nhưng làm không được, bèn biện hộ là việc đó không
đáng để làm!, hay với một ý tương tự, người Quảng có câu:
-
ĐÍT MÌNH LÔM NHÔM, LO DÒM ĐÍT HỌ.
Ai
dòm đít Việt?
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Chữ Nôm chính
là chữ Việt, trong đó âm ta và một phần âm Hán được phiên âm dưới dạng chữ tượng
hình - về hình thức là giống chữ Tàu..., có thể dễ hình dung như Tôn Ngộ Không
gọi ‘chư pô’ thì ta phiên âm Việt thành ‘sư phụ’ (xem phim Tây du ký), hay nay ta
hay viết ‘I love you’ thành ‘Ai lớp du’...
2.
Chữ Quốc ngữ là ‘Chữ Việt-Latin’ khai
sinh từ NĂM 1617 BỞI DE PINA, rồi tư vấn bởi một người Việt là ‘Rafael Rhodes’,
cuối cùng, được hoàn chỉnh bởi ALEXANDRE DE RHODES NĂM 1651... CHỮ QUỐC NGỮ CÓ
TÍNH PHÁP LÝ VÀ ĐƯỢC PHỔ BIẾN TOÀN QUỐC NĂM 1882... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1047-nuoc-chi-na-thu-gian.html
3.
Hồ Thích (1891 - 1962), nghe nói là nhà
triết học China cận hiện đại (!), triết lý của ông có thể tóm lược ‘xoay quanh
câu chuyện có nói đến ai đó bị ho lao đã nhổ một bãi đờm xuống đất, bãi đờm
khô, vi trùng bay vào mũi anh chàng nọ, làm anh chàng ấy bị lây bệnh ho lao mà
sau đó chết đi, trước khi chết, anh chàng đó đã thổi lên những tiếng sáo não
nùng tha thiết mà làm cho một cô gái rung cảm và nhờ đó sau này đã trở thành một
nữ sĩ tài hoa. Có ai thấy được sự liên hệ giữa bãi đờm, một chàng trai bị ho
lao và một nữ sĩ tài hoa! Câu chuyện lại dẫn đến chuyện có một người ném một
hòn đá xuống nước, nước chạm mặt hồ tạo những vòng tròn lan truyền và lan truyền
dần tác động đến các vật khác. Cái mà ta làm hôm nay, có thể tác động một phần
nhỏ đến thế giới mai sau’...
4.
Phê bình Quý Tiễn Lâm, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1046-chu-quoc-ngu-va-thoat-han-suu-tam.html
5. Siêu học
giả: gọi trịnh trọng kiểu Hán là Học giới Thái sơn bắc đẩu = Siêu sao trong giới
học thuật.
Hanh Hong (FB)
Trả lờiXóaHi..hi..hi..hi.. hay quá huynh ơi hi..hi..hi.. Chúc huynh ngày mới vui vẻ và hạnh phúc huynh nhé
2 ngày
Chiều nay lại có... 7 tô
XóaMần xem bóng đá tối nay đã đời, hehe
P/s: 10h tối nay đội tuyển VN đá với Jordan.
Mai Thư Hoàng (FB)
Trả lờiXóaTQ là 1 nước có nhiều thành tưu trên thế giới, MTH nghĩ cái nào họ hay thì công nhận cũng chả sao. Giá trị chung của nhân loại không nằm ở nước nào.
2 ngày
Tê Cu có em Tưởng Hân
XóaĐóng vai Mộc Uyển Thanh xinh mê hồn
Hay nè: Tưởng Hân (Rulu Jiang) người Duy Ngô Nhĩ, sinh ra ở Tân Cương, đến tuổi đi học thì theo cha mẹ mưu sinh ở tỉnh Hà Nam, TQ, đến 18 tuổi thì đóng vai người yêu pé pỏng của Đoàn Dự trong phim 'Thiên long bát bộ', hehe...
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=788722937986241&set=p.788722937986241&type=3
Phú Đoàn (FB)
Trả lờiXóaKhông có văn bản thay thế tự động nào.
LIKE LIKE LIKE LIKE LIKE...
2 ngày
Thank bạn Phú Đoàn nhé, nhờ bạn mà mình có dịp ôn lại vụ Quý Tiễn Lâm và Hồ Thích... miệt thị chữ Việt, hãy đợi đấy!, hehe...
XóaHồ Thái Hà (FB)
Trả lờiXóaChuyện con cáo & chùm nho được Lỗ tiên sinh cụ thể hóa bằng AQ rồi mà NGLB.
2 ngày
Chính xác anh, đó là AQ chính hiệu con nai vàng, hehe...
XóaThanh Hoang (FB)
Trả lờiXóaKhoái thiệt cái nhà bác Gom Lá Bàng ấy chứ.
Đọc bài của bác lúc nào cũng thấy tê tê vì sướng, mà cũng tê tê vì... nhức đầu.
Cám ơn cái chân tình vô cương của bác đã giúp những người ham đọc "lấy lại" những kiến thức tùm lum học kg hành lâu ngày nó như nền cát lún.
Chúc bác trẻ mãi để gom lá kiến thức bàng cho mọi người ham đọc tường tận hơn về cái mà mình có biết.
Thân ái nhé.
2 ngày
Uh, từ nhỏ, tôi thấy rất nhiều người 'nam mô a di đà... Tàu'...,
Xóanhờ chơi blog mấy năm gần đây tôi mới biết là nhiều 'vĩ nhân' cá Tràu chưa chắc đã... to, hehe...,
và đây là một điển hình trong vô số ví dụ ...
Thank anh!