Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

1087. Chuyện Newton và ‘Nối vòng tay lớn’ (Thư giãn)

Ngày xưa, vào tk 3TCN, nhà bác học Archimede ‘sáng tạo’ ra số π!... Đến thời Newton, tức đầu tk 18, nghe kể rằng khi nhân loại mới tìm ra được có 4 số đuôi, thì Newton tìm được tới... 14 số!, nhưng có lần ổng nói với bạn bè rằng:
- Trong đời người, cái mà tôi xấu hổ nhất là chuyện này. (!)
Ha..ha..ha..., ổng nói khiêm tốn một cách.... khéo léo, bởi cả ‘7 tỉ người’ chỉ tìm được có... 4 con số, mà riêng một mình Newton thì tìm được đến... 14 con số, thế mà ổng lại cảm thấy vô cùng xấu hổ!... Còn chuyện ở xứ An Nam?

1
Thời đó, ở An Nam người ta đang gầm gừ giành nhau chiếc ‘GHẾ’ (Trịnh Nguyễn phân tranh!, 1558-1777), và những nhà ‘xxx đến thế là cùng’ mãi đắm chìm trong ‘Đạo khả đạo phi thường đạo’, ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, ‘Nhân chi sơ tính bổn thiện’, ‘Nhân chi sơ tính bổn ác’, ‘Đào hoa y cựu tiếu đông phong’..., rồi ‘Trí thức không bằng cục cứt’ hay ‘Công thức 4-16 toàn vuốt’ cái cmn gì đó... Chuyện này kéo dài đến 2018 (thậm chí đến 3018 vẫn còn cong đít ngâm cứu!), rồi lên ‘phây’ NATO (chém gió), mà có thể TROLL nhau, thậm chí lên mặt đạo đức, làm như ta đây là hiểu biết... nhứt, mà bị anh HRG cho là ‘nhứt cư’ tức là nhứt nơi... cư ngụ, ha.. ha.. ha...
Kết quả hình ảnh cho bắt cô giáo quỳMới đây, cũng với cái tâm lý ‘nhứt cư’ này, ở Bến Lức có tay ‘Giả Luật đại sư phụ’ thi triển tuyệt kỹ ‘Thú Tính tử hạ thần công’ của Nhạc Mất Quần (Hình 1), nên dân làng Vũ Đại có câu vè rằng:
- Tây Vực có lão Tây Độc, sở hữu hai độc, độc tâm can, độc thế Cáp mô công - chổng mông lên trời, là Âu Dương Phong
- Miền Tây có thằng Tây Độc, sở hữu hai độc, độc tâm địa, độc chiêu Luộc sư giả - dọa cô giáo quỳ, là Âu Dương Thuận. (Ha..ha..ha...)

Nói chung là cho đến nay, dân ‘nam mô’ vẫn chưa xác định được ‘hiểu biết’ là cái gì!, mà hễ cứ ai động đến Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Hàn, Tuân... thì đăng đàn chửi thí mạng, và cho đó là ‘sự hiểu biết’!:
- ‘Mịa nó!, nhân chi sơ ‘ác’ hay ‘thiện’ cái gì đó thì kechano!, cứ làm như mấy nhà não học, thần kinh học, tâm lý học, sư phạm học ở phương Tây như Pavlov, Freud, Dale Carnegie, Dewey, Montessori, Howard Gardner*... không biết cái qué gì là tính chất của cái ‘con’ trong cái người, ha.. ha.. ha...’, Chí Phèo mới đi nhậu về liền mần cho một bãi...
*
Kết quả hình ảnh cho Xue Chun ZheThời nay, chưa kể đến các thương lái ‘lạ’ (!), chả hiểu có cái bọn nào đang cho mình là ‘thứ nhì thới dế’ và sẽ soán ‘ngôi vương’ của anh... Trump, nhưng lại mần như sau, trích Hồi ký ngày 2/3/2018*:
- Đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người TQ làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam. Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người TQ sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền VN khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch, còn có đoạn video ghi cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa VN... Hướng dẫn viên người TQ nói với khách của họ rằng người VN rất ghét TQ nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói... Trong quá trình thuyết minh cho khách, hướng dẫn viên ngoại quốc còn ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của TQ... Một hướng dẫn viên khi đưa khách tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) đã nói với khách: ‘14 thế kỷ trước, Việt Nam thuộc bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam độc lập rồi tự thành lập quốc gia, nhưng vẫn phụ thuộc và phải triều cống cho TQ’... (Xue Chun Zhe, Hình 2). 
https://news.zing.vn/da-nang-se-xu-nghiem-hdv-trung-quoc-xuyen-tac-su-viet-post661675.html
‘Quả rất xứng đáng là... cường cuốc văn hóa đứng đầu thới dế!’, Thị Nở nhận xét...
*
...Và tiếp... Đến nay, nhân loại (nhờ hỗ trợ bởi công nghệ vi tính) đã tìm được 13,3 tỉ số đứng đàng sau số ‘3’ (từ tháng 10/2014), và đã có một thanh niên đọc được 20.000 con số sau số 3,14 (Dương Anh Vũ*), lưu ý rằng đây là số ‘vô tỉ’, đuôi nó thuộc ‘dãy số thập phân vô hạn không tuần hoàn’ nên vô cùng khó nhớ!, như 3,1415926535897...,... Và lưu ý rằng mặc dù có bán kính hay đường kính chính xác như thế nào đi chăng nữa, thì nhân loại vẫn không thể tính hoàn hảo được chu vi và diện tích của cái ‘đường tròn thượng đế’, bởi số π còn được gọi là số ‘siêu việt’!...

2
Cùng quãng thời gian với những stranger (kẻ ‘lạ’) nói trên, và cũng cùng địa phương... Có mấy chàng/nàng Hải quân Mỹ ghé Đà Nẵng, chả biết mấy ảnh có mần cái đgl ‘tâm lý chiến’ hay ‘công tác dân vận’ gì gì đó không!, hehe..., nhưng nhìn phong cách họ hát thì quả là những ‘cao thủ’ xuất thân từ một nền văn hóa hơn ‘ai đó’ mấy trăm năm, nếu không muốn nói là cả ngàn năm!...
*
HELLO VIETNAM... Bài hát này đã được hàng triệu người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đón nhận và cùng rung cảm với tiếng hát trong vút như nỗi nhớ và tình yêu chất chứa trong hồn nhạc. Xin chào Việt Nam, Xin chào Việt Nam, rồi tôi sẽ lại có Người trong tôi như định phận của mọi con người máu đỏ, da vàng với hai chữ Việt Nam vẫn còn níu chặt trong tim. Một bài hát Pháp đã làm cho hàng triệu con tim Việt Nam trên toàn thế giới bồi hồi cảm xúc. Điều gì đã làm cho nhạc sĩ Marc Lavoine có được khả năng truyền đạt cảm xúc này đối với những con người và một đất nước có thể là hoàn toàn xa lạ đối với anh?
Là một chàng trai trưởng thành ở một vùng biển của nước Pháp xa xôi, điều gì đã tạo thành cảm xúc để anh viết ra một ca khúc làm rung động lòng người đến thế? Tôi đã tìm hiểu thông qua mạng Interrnet và đã tìm được câu trả lời có thể chấp nhận được. Đây là một ca khúc mà anh muốn bày tỏ về nỗi nhớ quê hương và niềm hy vọng, Marc đã gặp Quỳnh Anh và bài Bonjour Việt Nam được viết dành cho Quỳnh Anh. Bài hát này đã thực sự bay xa dù chưa chính thức được phát hành, đã được hàng triệu người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đón nhận và cùng rung cảm với tiếng hát trong vút như nỗi nhớ và tình yêu chất chứa trong hồn nhạc...
Bài hát này, Bonjour Việt Nam, và cô ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã làm tôi rung động đến tận tim gan, máu huyết của mình. Bài hát đó, giọng hát này đã buộc tôi phải ngồi xuống và bằng con tim mình dịch những lời chất chứa tình quê hương này ra lời Việt vì mong muốn cho mọi người Việt Nam đều được nghe bài hát xúc động đến nao lòng này bằng chính thứ ngôn ngữ yêu thương của mọi con người Việt Nam trên toàn thế giới... (‘Tâm sự của người dịch lời bài hát ‘Bonjour Việt Nam’ ra tiếng Việt’, vietbao.vn)
https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s
https://www.youtube.com/watch?v=0cbYZ5e_inY
...Nàng Evinly Kershan hơi bị... đô con, hát bài ‘Hello Vietnam’ và ‘Nối vòng tay lớn’... Lưu ý là bài ‘Hello Vietnam’ (Xin chào Việt Nam) - của nhạc sĩ Pháp Marc Lavoine - hát rất khó, mà chỉ có những người khá có... thiên tư âm nhạc như Phạm Quỳnh Anh, Thùy Chi, Hyorin, Kyo York hay Jmiko (Violon), chưa kể Ai Phuong (hát và đánh Piano), Bảo Anh, Tóc Tiên, Võ Hạ Trâm... mới thể hiện ‘có hồn’ được, nhất là Phạm Quỳnh Anh với khát vọng hướng về quê mẹ Việt là trân trọng lịch sử ngàn năm Việt (gần 1,8 triệu lượt view)... Còn Evinly Kershan, nghe thì biết nàng không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, mà chỉ là người hát... phong trào, nhưng có cái ‘tâm’ và lòng nhiệt tình là rất đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=j8k_U6wxvV8
Hoan hô sự cố gắng của... đại... sư muội Evinly Kershan!
*
NỐI VÒNG TAY LỚN... Khoảng 1974, nhạc sĩ Miên Đức Thắng, rồi ca sĩ Khánh Ly có ghé Ban Mê Thuột và hát bài ‘Nối vòng tay lớn’..., rồi Trịnh hát vào năm 1975 gì gì đó (thiết nghĩ không nên trách chàng, vì năm 75 chấm dứt chiến tranh chết chóc và chia hai đất nước, nhiều người rất... mừng!)... Hát trong ‘rừng’ thuộc vùng ngoại ô, cho nhóm ‘Du ca’ hay ‘Hướng đạo’, Miên Đức Thắng da hơi ngăm đen, trông khá nhỏ con, nhưng với cây đàn guitar thùng trong tay, anh có giọng khá tenor, rất ấm, ngân dài, rất phù hợp cho các loại nhạc ‘phản chiến’, đặc biệt là của Trịnh và Phạm... Hát trên sân khấu trường Trung học Tổng hợp Ban Mê Thuột, được ‘phối khí’ bởi tay trùm guitar điện Quang Dũng, mặc áo thun trắng, quần jean có dây đeo đến vai, lúc đó Khánh Ly còn trẻ (mới có 29 tuổi), trông dáng cũng... được, hehe... Còn rất sau 75, đạt giải nhất Sao Mai 2006, cũng với giọng ‘rock’ khá ‘tenor’, Anh Khoa đã cố gắng hết sức thể hiện bài ‘Nối vòng tay lớn’, nhưng thiết nghĩ không đạt lắm, vì nó là loại nhạc ‘Fox’ có tính sôi động, truyền cảm và nhất là tính ‘thông điệp’!...
Cũng khá buồn cười khi Evinly Kershan hát chữ ‘nắm’ thành ‘noám’ và ‘gấm’ thành ‘goám’, bởi nàng cố uốn giọng và bởi vì nàng không phải là người Việt, nhưng thái độ biểu diễn rất ‘đạt’... Sở dĩ nữ thủy thủ này hát đạt... nhất kể từ thời Miên Đức Thắng đến nay!, không phải bởi trình độ ‘nghệ thuật’, mà bởi, trong ‘ngữ cảnh’ này, nàng và ban nhạc Hạm đội 7’ đã thỏa 2 tính trên: ‘sôi động’, ‘truyền cảm’, nhất là:
Kết quả hình ảnh cho Thủy thủ Mỹ hát bài cái trống cơm- Cái thực ‘tâm’ muốn nối vòng tay lớn với người Việt! (Hình 3)
https://www.youtube.com/watch?v=qpn8IJWRLOk
Tại hạ cho 9 điểm!

3
CÁI TRỐNG CƠM... Sự tích:
- Chuyện kể rằng, xưa có một nho sinh rất nghèo, thi mãi không đỗ đành phải đi xin ăn. Ngày ngày, khi chàng đi ngang nhà một phú hộ thì có một cô bé người ở chờ sẵn đem cho cơm trắng, canh ngon. Suốt năm trời đều đặn như thế, chàng nho sinh vô cùng cảm động nhưng không khỏi ngượng ngùng.
Một hôm, chàng tỏ lời cảm ơn cô bé, từ giã xin không nhận của cho nữa để sang làng khác kiếm ăn. Cô bé bảo việc làm của cô là vâng theo lời dạy của cô Hai, con gái của phú hộ, muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn cô chủ. Chàng cảm động, yêu cầu xin gặp mặt cô chủ để tỏ lời cám ơn và từ giã. Gặp cô chủ - nàng rất xinh đẹp, chàng cúi đầu thi lễ thì nàng khoát tay: Chàng không phải cảm ơn đâu. Tôi giúp vì biết chàng lỡ vận và cảm thương người trong bước đường cùng mới ra nông nỗi, không lẽ làm trai mà chịu nhụt chí như vậy mãi sao?
Đoạn, nàng trao cho chàng một cái bọc bằng giấy, nói tiếp: Tôi xin tặng một số bạc và một cây thoa vàng để chàng tìm cách lập nghiệp. Bao giờ thành đạt, chàng về quê, lúc ấy...
Nàng thả lửng lời nói, quày quả bỏ đi. Chàng nhìn theo, vô cùng cảm động.
Theo lời nàng, chàng quyết tạo lấy một sự nghiệp, nhưng nghĩ mãi không ra. Đường công hầu danh tướng không có duyên phận thì phải chuyển sang một nghề gì đó, miễn đừng làm điều gì phi nghĩa. Suy nghĩ đắn đo, cuối cùng chàng chọn âm nhạc - một nghề được xếp trong 6 nghề ngày đó (lục nghệ gồm: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số).
3 năm sau, chàng thành tài và đứng ra lập một ban nhạc, nóng lòng quay lại chốn xưa mong gặp mặt ân nhân. Khi vừa đến đầu ngõ thì hay tin người xưa đã qua đời vì bạo bệnh, gia đình nàng đang làm đám táng cho nàng. Vô cùng đau đớn, chàng muốn để tang cho nàng, muốn khóc kể với nàng một niềm riêng giấu kín bấy lâu, nhưng với một tâm thế sao cho đừng ai hay biết.
Chàng bèn xin phú hộ cho chàng được đưa phường nhạc của mình đến để tiễn đưa hương linh người đã khuất. Được thuận ý, chàng sáng tạo một cái trống nhỏ dài, hai mặt trống có đính hai nắm cơm nhỏ để nhắc lại kỷ niệm ngày xưa giữa chàng và nàng. Sợi dây vải màu trắng treo trống lên cổ là mảnh khăn tang chàng khóc thương nàng.
Lúc đưa nàng về nơi yên nghỉ cuối cùng, chàng quàng sợi dây vải lên cổ, để trống nằm ngang trước bụng, mười ngón tay lúc nhặt lúc khoan vỗ trên mặt trống, chừng như có tiếng khóc bi ai, thảm thiết: 'Tình tang, tang tình! Tình tang, tang tình!...'.
Không ai biết đó là tiếng than kể bi ai, kín đáo của chàng đối với người con gái có một tâm hồn cao thượng mà mình đã để bụng yêu thương. Không ai hay đó là tiếng lòng nức nở của một nghệ sĩ trước sự tan vỡ mối tình đầu, mượn tiếng ‘trống cơm’ để giải bày nỗi niềm sâu kín. (baodanang.vn)
*
Kết quả hình ảnh cho Thủy thủ Mỹ hát bài cái trống cơm‘Ban nhạc Hạm đội 7’ còn có một chàng... không biết tên!, chỉ biết anh là người gốc Việt, hát bài ‘Cái trống cơm’ (và ‘Bèo dạt mây trôi’!)... Bài này nghe nói là do Phạm Duy phổ nhạc (hoặc ghi chép/chỉnh sửa lại!, trên mạng không nói rõ), bởi ông là... thiên tài về nhiều thể loại nhạc, kể cả ‘dân ca’...
Để hát được bài này, ắt chàng phải có sự chuẩn bị trước rất kỹ, có sự huấn luyện của một ‘Bồ Đề tổ sư’ âm nhạc nào đó!, nhưng chắc chàng là một tay ‘rock’ hay ‘hip hop’ chuyên nghiệp!, bởi chàng biểu diễn quá chuyên nghiệp!, quá gây ‘bão’!....
Đặc biệt là chàng biết hát ‘Một bầy tang tình CON XÍT’* chứ không phải ‘con nít’, nhất là chàng uốn giọng chữ ‘MẤY’, ‘MẤY’, ‘MẤY’ và nhún nhảy rất phù hợp với nhạc phối khí, cùng với cả tràng ‘ha.. ha.. ha..., hey.. hey.. hey...’: Quá ‘rock’, quá sôi động, quá... xúc động, quá tuyệt vời, bài hát này có sức lan tỏa khắp... thế giới!... Hát hay như... John Lennon! Quả xứng là vô địch... U23 Châu Á, he.. he... (Hình 4)
https://www.youtube.com/watch?v=e4Sqhol6Ty8
Tại hạ cho 10 điểm!

*** 

Kết quả hình ảnh cho Ban nhạc hạm đội 7 hát tại Đà NẵngLại nghĩ về ‘những bài hát trên có sức lan tỏa khắp... thế giới’, quá... chính xác!, bởi nó đã chinh phục được trái tim của hàng triệu triệu khán giả Việt, cụ thể là các clip/hình ảnh giao lưu đã được lai-chim khắp VN và các cộng đồng Việt ở hải ngoại!: Ban nhạc Hạm đội 7 đã thành công lớn, rất lớn... (Hình 5)
Không xơ múi gì đến cái đgl ‘Thứ tư nghỉnh cu’, ‘Lãng-Trao, Khảnh-Mộng’ gì gì đó, các thủy thủ này đã kết nối được Newton với cái xứ mà có cái sợi dây rút kinh nghiệm dài hơn con số... π!

...Tôi định viết chữ ‘h...ết’ rồi đăng bài... Bỗng con Kong ở đảo Đầu Lâu hiện ra cười khèn khẹt và rú lên:
- Nhân noại người ta đang nghĩ ra ‘hàng tỉ con số đàng sau con số pi’, thì ở đâu đó có kẻ đang nghĩ ra ‘cách bắt cô giáo quỳ’, đúng nà hắn đang sống vào thời 0.4!
Ta... ta... muốn ‘kết nghĩa Vườn Đào’ với anh chàng... 'Newton' này quá!

H...ết.
------------
Chú dẫn:
1.       ‘Binh pháp Tôn Tử’ (The Art of War)... dạy rằng bạn không nên sử dụng sức mạnh quân sự để tiêu diệt kẻ thù mà chuốc lấy thiệt hại lớn, hãy sử dụng nó như một thủ pháp thông minh để khiến đối phương phải làm điều bạn muốn... Theo Luttwak (chuyên gia nghiên cứu TQ và là nhà chiến lược quân sự ở Washington), mấu chốt nằm ở chỗ, dù có sức mạnh vượt trội nhưng đừng tỏ ra cái gì mình cũng ‘đứng trên đầu’ người khác... Hạn chế của Binh pháp Tôn Tử là nó khiến lãnh đạo TQ có cảm giác hết sức sai lầm, rằng họ luôn là bề trên của các nước láng giềng... (soha.vn)
2.       Chữ π: Người đầu tiên dùng ký hiệu chữ số Hy Lạp trong hình học là ông William Oughtred (1575-1660). Để chỉ chu vi, tiếng Anh là ‘periphery’, ông dùng chữ Hy Lạp là π... (khoahoc.tv)
3.       Con xít trong ‘Một bầy tang tình con xít', ở đây là loài chim xít, ở miền Nam gọi chim trích cồ (Quảng Nam gọi là chất mồ/chào mào), có nơi gọi là trích xanh, công nước hay công đất… (vtc-vn)
4.       Hồi ký ngày 2/3/2018: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/03/1082-noi-gi-voi-hdv-du-lich-tau-thu-gian.html
5.       Lịch sử ‘cái trống cơm’ (rice drum): Từ thế kỷ 10, trống cơm đã xuất hiện ở Việt Nam (đời nhà Lý). Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nếp xoa vào hai mặt trống để định âm, tục gọi là cho ‘ấm tiếng’ hài hòa do đó trống này gọi là trống cơm. Theo ‘An Nam chí lược’ của Lê Tắc soạn vào tk 13 thì trống cơm nguyên là nhạc khí của Chiêm Thành, khi dùng thì lấy cơm nghiền ra bôi vào, tiếng trong mà rõ. Trống đó sau du nhập Việt Nam... (wiki)
6.       Người nhớ số π dài nhất thế giới: Nói đến chàng trai có khả năng nhớ 20.000 số pi sau số 3,14 thì không mấy ai còn xa lạ; đó chính là Dương Anh Vũ (năm nay 30 tuổi) người Ninh Thuận... Được biết, Vũ có thể nhớ được hơn 300.000 bảng thống kê các loại về hóa học, chính trị, lịch sử, kinh tế, địa lý... nội dung tương đương với 500.000 trang giấy A4, có thể vẽ lại bản đồ thế giới bằng trí nhớ... Vũ đã trở thành người nước ngoài duy nhất được vinh danh về trí nhớ trong sách kỷ lục của Thái Lan... (kenh14-vn)
7.       Pavlov, Freud, Dale Carnegie, Dewey, Montessori, Howard Gardner: Pavlop là nhà thần kinh học người Nga (1849-1936); Freud là nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới (1856-1939); Dale Carnegie là học giả/nhà diễn thuyết, tác giả cuốn ‘Đắc nhân tâm’ và ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’ (1888-1955); Dewey là triết gia, nhà giáo dục, cũng là một trong những tổ sư của ‘Chủ nghĩa thực dụng’ (1859-1952); Montessori, nữ, là nhà giáo dục học nổi tiếng thế giới (1870-1952); Howard Gardner là nhà tâm lý học, chuyên nghiên cứu về cơ chế của bộ óc, rất nổi tiếng với cuốn ‘Frames of mind’ (sinh 1943).
8.       Sao không dùng Shenzhen thay Thâm Quyến?, xem thêm: https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/y-kien-cua-toi/sao-khong-dung-shenzhen-thay-tham-quyen-changzhou-thay-thuong-chau-3720654.html
9.       Tàu Thiên Cung: Trạm không gian của TQ có thể mang chất độc sắp chạm vào Trái Đất: Thiên Cung 1 ra mắt vào năm 2011 và được mô tả là một ‘biểu tượng chính trị mạnh mẽ’ của TQ... TQ thừa nhận họ đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1 vào năm 2016 và nói rằng họ sẽ không thể thực hiện việc tái kiểm soát được... Họ cũng cảnh báo rằng trạm không gian có thể mang một chất độc và có tính ăn mòn mạnh gọi là Hydrazine... (dantri.com.vn)

10 nhận xét:

  1. Lưu đoạn cắt bớt:
    ...Nhớ lại, cách đây mấy năm, tôi có nhậu với một chuyên gia Tàu, hỏi anh ta có biết Tôn Tử* không, anh ta ngơ ngác, tôi phải giải thích cả... buổi thì anh ta mới ồ lên: ‘Té ra ông ta là đồng hương của tôi, ở Sơn Đông, gọi là Sun Tzu’; anh còn nói cái gì ở VN gọi là ‘Tôn’ thì tiếng Tàu là ‘Xung’, và rất ngạc nhiên khi biết trên thế giới có nơi lại gọi là ‘Tôn Tử’ như vậy!... Thông dịch viên Thị Nở ngồi gần đó bỗng chen vào: Anh ta là người Tàu, người Việt nói tên của một người Tàu nổi tiếng nhất Tàu mà anh ta không hiểu!, thế mà có người nói người Việt vốn là người... Tàu, làm muội cười thúi cả cái đờ-ít...
    Nói vậy để làm gì? Vì lưu ý rằng, sắp tới người ta có thay đổi cách thể hiện tiếng Việt - hoàn toàn khác với vụ ’Cụk Cặk’!, đó là trừ những từ dùng quá quen thuộc như là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Kim Dung, Trung Hoa, Bắc Kinh..., thì Shenzhen sẽ thay Thâm Quyến, Changzhou thay Thường Châu, China thay Trung Quốc!, Jack Ma thay Mã Đằng..., bởi vì khi ra nước ngoài hay gặp người nước ngoài, nếu ta nói: I know Mr. Mã Đằng... (tôi biết ông Jack Ma) thì... bố người nước ngoài cũng không hiểu!... Hay bảo là Mr. Đỗ Nam Trung (Donald Trump) thì... ông nội người Mỹ cũng không biết!...
    Ngày nay, để hòa nhập với quốc tế, thiết nghĩ tất cả mọi thứ nên tiến đến chuẩn quốc tế ‘ISO’, như đi nước ngoài, giao lưu với thế giới thì hầu như ta phải dùng tiếng Anh, dùng Airbus hay Boeing, dùng USD..., chứ không thể dùng tiếng Tung Của, tàu bay ‘Thiên Cung’ (sắp... rớt)*, hay xài cái Tệ nhân dân!... Tóm lại, dễ hiểu, ngày nay ta phải dùng cụm từ U23 (VN), tức là ‘Under 23 years old’, chứ không phải ‘Hạ nhị thập tam niên’ cái cmn gì đó!... Dễ hiểu hơn, phải đọc π theo phiên âm quốc tế là pi, chứ không phải là ‘bi’ - làm người ta tưởng ý anh khoe là anh đang có... ‘một cây hai’!...
    Nên, tại hạ ủng hộ đề xuất này!

    Trả lờiXóa
  2. Mai Thư Hoàng (FB)
    Anh LB có cái đường link nghe các bạn Mỹ ca không ạ. MTH nghe anh nhắc mà thích.
    3 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có link cho ngay trong stt rồi mà:
      https://www.youtube.com/watch?v=qpn8IJWRLOk
      Và:
      https://www.youtube.com/watch?v=e4Sqhol6Ty8

      Xóa
    2. MTH nghe thêm bài này, được cộng đồng Việt trong và ngoài nước đánh giá là hay... nhất:
      https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s

      Xóa
  3. Hat Cat Diệu Sinh (FB)
    Viết ngăn ngắn cho Lão bà bà còn đọc, còn tiêu hoá. làm ơn.
    3 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diệt Tuyệt sư thái lão bà bà là cao thủ... Phật học, tại hạ đâu dám múa may, hehe... Đề tài này bắt đầu bằng chuyện con số 'pi', làm tại hạ nghĩ là 'ủa, người ta đầu tư cả đời vào khoa học, sao (một số) ta lại nghĩ đến việc 'bắt cô giáo quỳ'!, và do đó 'nối vòng tay lớn Đông-Tây' trở thành trọng tâm của bài viết này, nên nó... dài, hehe

      Xóa
    2. Hat Cat Diệu Sinh Mình thấy ĐẠI LOẠN RỒI
      Biết bao nhiêu lại đau RUỘT bấy nhiêu...

      Xóa
  4. Lê Thoại Đan Vy (B)
    Da lao ba ba noi chuan day a hahaha cu di ngang nha La May hong dam dung chan kkkkk
    3 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hỡi em trên đường cái quan
      Dừng chân ghé lại anh mang... 'kê phà',
      hehe, thanh Mây!

      Xóa
    2. Mây nghe bài này là... đủ rồi, hehe:
      https://www.youtube.com/watch?v=0cbYZ5e_inY

      Xóa